Bệnh Yêu Epub / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Chuyện ‘Yêu’ Của Người Bị Bệnh Tim Mạch

Nhiều người quan niệm chuyện ‘yêu’ đồng nghĩa với chuyện “ấy”. Thật sự ‘yêu’ rộng hơn nhiều, nói đến việc biểu lộ tình cảm bằng nhiều cách, thông qua một ánh mắt, cái nắm tay, cái ôm siết hay nụ hôn…, và dĩ nhiên là cả chuyện “ấy”. Dù có bệnh tim mạch, bạn và người bạn đời đừng ngại thể hiện cảm xúc bằng những cử chỉ quan tâm, chăm sóc, âu yếm… Những hoạt động này không đòi hỏi nhiều năng lượng, không ảnh hưởng đến tim mạch, nhưng là “liều thuốc cho trái tim” hữu hiệu, giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ nên tốt cho sức khỏe.

Còn chuyện “ấy”, hãy tiến hành khi cảm thấy tự tin, sẵn sàng và không quá bận tâm về bệnh tật. Chuyện “ấy” cũng là một hoạt động gắng sức, tiêu tốn nhiều năng lượng. Với người bệnh tim mạch, tùy theo độ nặng của bệnh mà có thể chịu được mức độ gắng sức khác nhau.

Ngưng lại nếu có triệu chứng

Không ai có thể kiểm soát những phản ứng của cơ thể lúc làm chuyện “ấy”. Khi đó biểu hiện tim mạch ở người bình thường lẫn người mắc bệnh không khác gì nhau: nhịp thở, nhịp tim và huyết áp tăng lên; đến lúc “cao trào” nhịp tim có thể lên đến 140-160 lần/phút, xong chuyện mọi thông số trở về mức trước đó. Vì vậy các biểu hiện như tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, da trở nên nóng, ẩm là bình thường. Triệu chứng đáng quan tâm là bạn cảm thấy đau thắt ngực, mệt nhiều, khó thở…

Đây là những triệu chứng cho thấy tim đang bị quá tải trước lượng hoạt động quá sức. Khi đó bạn cần ngưng lại, nghỉ ngơi, uống thuốc nếu đã có ý kiến của bác sĩ cho những trường hợp như thế này. Nếu triệu chứng không giảm, bạn cần gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Thuốc tim mạch và chuyện “ấy”

Một số loại thuốc tim mạch, nhất là thuốc hạ áp, có thể ảnh hưởng tới chất lượng của chuyện “ấy”. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra với một số ít người. Ngoài ra, uống thuốc theo toa điều trị sẽ giúp ổn định sức khỏe. Vì thế không nên tự ý ngừng thuốc. Bạn đừng xấu hổ mà hãy trao đổi với bác sĩ về những vấn đề gặp phải khi quan hệ, để tìm ra nguyên nhân gây trục trặc và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

Với “thần dược” Viagra, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng. Trong một số trường hợp, Viagra không được sử dụng. Chẳng hạn, nếu đang dùng thuốc nitrate, uống thêm Viagra có thể gây tụt huyết áp nhiều, nguy hiểm đến tính mạng. Viagra cũng là thuốc có nguy cơ đối với người bị huyết áp thấp, thiếu máu vành cấp, suy tim sung huyết, đang điều trị với nhiều thuốc hạ áp…

Một số biện pháp an toàn

Nên làm chuyện “ấy” vào thời điểm cả hai đều cảm thấy thoải mái về tinh thần. Thời điểm tốt nhất thường là vào buổi sáng, sau một đêm được nghỉ ngơi. Cần chọn địa điểm mát mẻ, thoải mái. Tránh làm chuyện “ấy” sau bữa ăn, nên chờ 1-3 giờ để thức ăn tiêu hóa (tim không phải làm việc quá sức để cùng lúc cung cấp máu cho hệ tiêu hóa và chuyện “ấy”). Không uống rượu trước khi “lâm trận”. Tránh dùng các chất có tính kích thích như cà phê, thức ăn vị chua, cay… Tránh những tư thế phức tạp, mất sức, tránh tư thế tạo áp lực lên thành ngực gây khó thở, ép tim. Cần chuẩn bị sẵn thuốc theo lời dặn dò của bác sĩ.

Nhiều người nghĩ rằng làm chuyện “ấy” khi có bệnh tim mạch sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay tử vong. Thật sự tỉ lệ này rất thấp, các nghiên cứu cho thấy ít hơn 1% số người bị nhồi máu cơ tim khi làm chuyện “ấy”. Không có lý do gì bắt người bệnh tim mạch kiêng khem nếu họ cảm thấy có thể và sẵn sàng. Họ chỉ cần biết điều tiết chuyện ‘yêu’ cho phù hợp với tình hình sức khỏe của mình, tránh gây quá tải cho tim thì việc này sẽ giúp hồi phục sức khỏe, tinh thần thoải mái.

Với người suy tim độ I-II làm chuyện “ấy” chừng mực sẽ có lợi, người suy tim độ III cần hạn chế hơn, người suy tim độ IV nên kiêng hẳn. Người bệnh cao huyết áp có chỉ số huyết áp quá cao cần điều trị ổn định rồi mới “lâm trận” để tránh tai biến. Với người vừa bị nhồi máu cơ tim, thông thường có thể làm chuyện “ấy” sau sáu tuần, với người vừa được phẫu thuật tim thường là sau 2-4 tuần.

BS CKI NGÔ BẢO KHOA

Sự Nguy Hiểm Của Hội Chứng “Ám Ảnh Tình Yêu” Hay Còn Gọi Là “Cuồng Yêu”

1. Căn bệnh bắt nguồn từ mối tình bi thảm

Tên Adele ở đây không phải là ca sĩ Adele, mà là Adele Hugo – con gái ruột của nhà văn nổi tiếng người Pháp – Victor Hugo. Xinh đẹp, tài giỏi và quyến rũ, thế nhưng Adele Hugo lại có một cuộc đời bi thảm đúng như câu “hồng nhan bạc phận”. Năm 16 tuổi, Adele yêu Auguste Vacquerie nhưng trong thời gian chờ đủ tuổi để kết hôn, cô lại ấp ủ một hình bóng khác – thiếu tá Albert Andrew Pinson. Chẳng ai ngờ đâu, mối tình đó lại là nguồn cơn của mọi sự bất hạnh.

Albert Andrew Pinson là một quân nhân khá lớn tuổi nhưng lại đẹp trai và thu hút phụ nữ. Cặp đôi từng yêu nhau say đắm, thậm chí Pinson đã từng cầu hôn Adele và cô đã từ chối vì kiêu kỳ. Tuy nhiên, những ngăn cấm từ gia đình Adele cũng như lệnh thuyên chuyển công tác quân sự đã khiến tình cảm của Pinson phai nhạt dần. Trong khi đó, Adele chưa khi nào hết yêu Pinson, để rồi sự si mê trở thành một nỗi ám ảnh không lối thoát.

Tình yêu cuồng si thôi thúc Adele đi tìm Pinson, theo đuổi anh đến mọi chân trời góc biển. Cô viết thư hàng ngày cho anh, cố làm mọi cách để liên lạc và gặp gỡ. Nhưng Pinson chỉ hồi đáp và gặp cô một lần duy nhất, sau đó thì tảng lờ đi. Adele còn thông báo với mọi người rằng cô và anh đã làm đám cưới và sống hạnh phúc dẫu rằng Pinson chẳng còn quan tâm đến cô.

Thời gian dần trôi qua, Adele trở nên hoàn toàn điên loạn. Cô ngày ngày ra phố trong bộ trang phục rách rưới để tìm kiếm người mình yêu, bất chấp sự cười cợt và thương hại của người đời. Sau khi được một người phụ nữ tốt bụng đưa về nước Pháp để gặp cha thì Adele lúc này đã mất nhận thức, cô không nhận ra bất kì ai, kể cả cha ruột. Và cuối cùng, cuộc đời của con gái ruột đại văn hào kết thúc trong nhà thương điên.

“Cuồng yêu” là chứng bệnh nguy hiểm

Bộ Y Tế Yêu Cầu Tăng Cường Phòng, Chống Bệnh Whitmore

(Tieudung.vn) – Sau mưa lũ, các tỉnh miền Trung ghi nhận số ca mắc bệnh Whitemore ngày càng gia tăng. Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai công tác phòng, chống bệnh Whitmore.

Cụ thể, từ đầu tháng 10 đến nay, các tỉnh miền Trung ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore) do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Khu vực này vừa trải qua các cơn mưa lũ kéo dài khiến vệ sinh môi trường tại các vùng dân cư bị ô nhiễm. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận gần 30 bệnh nhân Whitmore trong 1,5 tháng qua, trong khi 9 tháng đầu năm chỉ có 11 ca. Đây cũng là căn bệnh khiến vị chủ tịch của một xã tỉnh Quảng Bình tử vong khi cứu hộ người dân trong bão lũ.

Phó giáo sư Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, ngày 19/10 cho biết từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân Whitmore. Riêng từ đầu tháng 11 đến nay có 6 bệnh nhân trong đó ba người đã ra viện.

Một bệnh nhân Whitmore điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới.

“3 trường hợp mắc bệnh Whitmore còn lại đang điều trị, đến từ Sơn La, Nghệ An và Hà Tĩnh. Các bệnh nhân này đều trên 50 tuổi và có tiền sử bị đái tháo đường, sưng đau khớp gối, nhiễm trùng nặng. Do có biểu hiện lâm sàng đa dạng, Whitmore rất dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác khiến việc điều trị không hiệu quả’, Phó giáo sư Đỗ Duy Cường cho biết.

Để chủ động phòng, chống bệnh Whitmore, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, gửi công văn tới lãnh đạo 9 tỉnh, thành ở miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) chủ động có phương án đối phó.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh bệnh Whitmore, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp mắc và xử lý điều trị trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh Whitmore. Tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế mức thấp nhất các trường hợp tử vong.

Bộ cũng yêu cầu các Sở Y tế phải chỉ đạo các đơn vị y tế tổ chức điều tra, phân tích về dịch tễ các trường hợp mắc bệnh, phân tích nguy cơ và các biện pháp phòng chống bệnh, đồng thời, phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc và các biện pháp phòng chống bệnh Whitmore để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh; đưa các trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị, đặc biệt chú ý đối với các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925 tại Thành phố Hồ Chí Minh sau đó xuất hiện rải rác ở một số địa phương và gần đây được ghi nhận gia tăng tại một số địa phương.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch…

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh whitmore. Để chủ động phòng bệnh whitmore, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp như bảo đảm vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không bảo đảm vệ sinh, làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín, uống chín, khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phá t hiện và điều trị kịp thời.

Cô Bé Bị Bệnh Máu Trắng Trong Cho Một Tình Yêu

Cùng khóc với Hiếu Hiền (ảnh: zing).

Xinh xắn, nhanh nhẹn, đôi khi lại nhõng nhẽo nhưng cô bé này lại thường xuyên vào các vai diễn nghèo khổ, bệnh tật với lý do khóc…nhanh hơn các diễn viên khác. Có lẽ đó là lí do và nhân vật Út Quyên của “Cho một tình yêu” đã làm không ít lần khán giả phải rơi nước mắt.

– Em đóng vai Út Quyên – một đứa bé bị bệnh máu trắng nên rất hay tủi lòng, buồn và khóc. Lúc đóng phim có một cảnh em phải ngồi trên đò còn cô Mỹ Tâm hát trên bờ. Bình thường em rất sợ đi đò, lúc ngồi lên nó bập bênh nên rất run và sợ, mặt tái mét. Nhưng nhờ có mấy cô chú trong đoàn làm phim động viên với lại cảnh bắt buộc phải diễn tốt nên em đã vượt qua được.

Em đến với vai diễn này thế nào?

– Do trước đây em đã tham gia bộ phim Cánh đồng bất tận của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình nên chú đã gọi em qua đóng luôn chứ không phải thử vai nữa.

Kỷ niệm nào của em với hai ca sĩ nổi tiếng Tuấn Hưng và Mỹ Tâm đáng nhớ nhất?

– Những cảnh em được đóng chung với chú Tuấn Hưng và cô Mỹ Tâm đều làm em nhớ mãi vì đây là lần đầu em được diễn chung với lại hai cô chú đều là ca sĩ nổi tiếng nữa. Đặc biệt trong phim này có vài cảnh em được cô Mỹ Tâm dạy hát. Hát với cô Mỹ Tâm thích lắm.

Cùng Tuấn Hưng trong phim (ảnh: Zing).

Mọi người rất quen gương mặt em trên các bộ phim truyền hình. Em đóng phim từ năm mấy tuổi?

– Em bắt đầu đóng phim từ năm 5 tuổi với vai bé My, con nhà báo Thúy Bình trong phim Nghề Báo. Vai diễn này cũng là vai diễn đầu tiên mà em phải diễn cảnh khóc. Trong phim có một cảnh em bị bắt cóc, sợ sệt và khóc rất nhiều, mọi người bảo phải khóc thật to, không được cũng phải cố gặng ra nước mắt. Thế nhưng cuối cùng em đã khóc thật vì khi diễn bị té rất đau.

Em đã tham gia bao nhiêu bộ phim?

– Em đã đóng được 24 phim rồi. Em rất có duyên với những vai nhà nghèo khổ, giản dị và đáng thương.

Đối với những bạn nhỏ tuổi đóng phim, chữ đọc chưa rành mà phải thuộc nhiều kịch bản. Em có bí quyết nào không?

– Em cũng không có bí quyết gì cả vì khi đọc kịch bản em vừa tưởng tượng vai diễn luôn. Thường khi đóng phim mẹ em đưa kịch bản cho xem trước giờ diễn nên vào là đóng luôn.

Chỉ đọc xong kịch bản là diễn luôn (ảnh: Zing).

Ba mẹ đã giúp em trong con đường nghệ thuật thế nào?

Ước mơ sau này của em là gì?

– Sau này em muốn trở thành nha sĩ. Nếu có thể em hy vọng mình vẫn hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Vừa là một nha sĩ giỏi cũng vừa là một diễn viên được khán giả yêu mến.