Bệnh Yêu Edit / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Chuyện ‘Yêu’ Của Người Bị Bệnh Tim Mạch

Nhiều người quan niệm chuyện ‘yêu’ đồng nghĩa với chuyện “ấy”. Thật sự ‘yêu’ rộng hơn nhiều, nói đến việc biểu lộ tình cảm bằng nhiều cách, thông qua một ánh mắt, cái nắm tay, cái ôm siết hay nụ hôn…, và dĩ nhiên là cả chuyện “ấy”. Dù có bệnh tim mạch, bạn và người bạn đời đừng ngại thể hiện cảm xúc bằng những cử chỉ quan tâm, chăm sóc, âu yếm… Những hoạt động này không đòi hỏi nhiều năng lượng, không ảnh hưởng đến tim mạch, nhưng là “liều thuốc cho trái tim” hữu hiệu, giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ nên tốt cho sức khỏe.

Còn chuyện “ấy”, hãy tiến hành khi cảm thấy tự tin, sẵn sàng và không quá bận tâm về bệnh tật. Chuyện “ấy” cũng là một hoạt động gắng sức, tiêu tốn nhiều năng lượng. Với người bệnh tim mạch, tùy theo độ nặng của bệnh mà có thể chịu được mức độ gắng sức khác nhau.

Ngưng lại nếu có triệu chứng

Không ai có thể kiểm soát những phản ứng của cơ thể lúc làm chuyện “ấy”. Khi đó biểu hiện tim mạch ở người bình thường lẫn người mắc bệnh không khác gì nhau: nhịp thở, nhịp tim và huyết áp tăng lên; đến lúc “cao trào” nhịp tim có thể lên đến 140-160 lần/phút, xong chuyện mọi thông số trở về mức trước đó. Vì vậy các biểu hiện như tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, da trở nên nóng, ẩm là bình thường. Triệu chứng đáng quan tâm là bạn cảm thấy đau thắt ngực, mệt nhiều, khó thở…

Đây là những triệu chứng cho thấy tim đang bị quá tải trước lượng hoạt động quá sức. Khi đó bạn cần ngưng lại, nghỉ ngơi, uống thuốc nếu đã có ý kiến của bác sĩ cho những trường hợp như thế này. Nếu triệu chứng không giảm, bạn cần gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Thuốc tim mạch và chuyện “ấy”

Một số loại thuốc tim mạch, nhất là thuốc hạ áp, có thể ảnh hưởng tới chất lượng của chuyện “ấy”. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra với một số ít người. Ngoài ra, uống thuốc theo toa điều trị sẽ giúp ổn định sức khỏe. Vì thế không nên tự ý ngừng thuốc. Bạn đừng xấu hổ mà hãy trao đổi với bác sĩ về những vấn đề gặp phải khi quan hệ, để tìm ra nguyên nhân gây trục trặc và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

Với “thần dược” Viagra, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng. Trong một số trường hợp, Viagra không được sử dụng. Chẳng hạn, nếu đang dùng thuốc nitrate, uống thêm Viagra có thể gây tụt huyết áp nhiều, nguy hiểm đến tính mạng. Viagra cũng là thuốc có nguy cơ đối với người bị huyết áp thấp, thiếu máu vành cấp, suy tim sung huyết, đang điều trị với nhiều thuốc hạ áp…

Một số biện pháp an toàn

Nên làm chuyện “ấy” vào thời điểm cả hai đều cảm thấy thoải mái về tinh thần. Thời điểm tốt nhất thường là vào buổi sáng, sau một đêm được nghỉ ngơi. Cần chọn địa điểm mát mẻ, thoải mái. Tránh làm chuyện “ấy” sau bữa ăn, nên chờ 1-3 giờ để thức ăn tiêu hóa (tim không phải làm việc quá sức để cùng lúc cung cấp máu cho hệ tiêu hóa và chuyện “ấy”). Không uống rượu trước khi “lâm trận”. Tránh dùng các chất có tính kích thích như cà phê, thức ăn vị chua, cay… Tránh những tư thế phức tạp, mất sức, tránh tư thế tạo áp lực lên thành ngực gây khó thở, ép tim. Cần chuẩn bị sẵn thuốc theo lời dặn dò của bác sĩ.

Nhiều người nghĩ rằng làm chuyện “ấy” khi có bệnh tim mạch sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay tử vong. Thật sự tỉ lệ này rất thấp, các nghiên cứu cho thấy ít hơn 1% số người bị nhồi máu cơ tim khi làm chuyện “ấy”. Không có lý do gì bắt người bệnh tim mạch kiêng khem nếu họ cảm thấy có thể và sẵn sàng. Họ chỉ cần biết điều tiết chuyện ‘yêu’ cho phù hợp với tình hình sức khỏe của mình, tránh gây quá tải cho tim thì việc này sẽ giúp hồi phục sức khỏe, tinh thần thoải mái.

Với người suy tim độ I-II làm chuyện “ấy” chừng mực sẽ có lợi, người suy tim độ III cần hạn chế hơn, người suy tim độ IV nên kiêng hẳn. Người bệnh cao huyết áp có chỉ số huyết áp quá cao cần điều trị ổn định rồi mới “lâm trận” để tránh tai biến. Với người vừa bị nhồi máu cơ tim, thông thường có thể làm chuyện “ấy” sau sáu tuần, với người vừa được phẫu thuật tim thường là sau 2-4 tuần.

BS CKI NGÔ BẢO KHOA

Sự Nguy Hiểm Của Hội Chứng “Ám Ảnh Tình Yêu” Hay Còn Gọi Là “Cuồng Yêu”

1. Căn bệnh bắt nguồn từ mối tình bi thảm

Tên Adele ở đây không phải là ca sĩ Adele, mà là Adele Hugo – con gái ruột của nhà văn nổi tiếng người Pháp – Victor Hugo. Xinh đẹp, tài giỏi và quyến rũ, thế nhưng Adele Hugo lại có một cuộc đời bi thảm đúng như câu “hồng nhan bạc phận”. Năm 16 tuổi, Adele yêu Auguste Vacquerie nhưng trong thời gian chờ đủ tuổi để kết hôn, cô lại ấp ủ một hình bóng khác – thiếu tá Albert Andrew Pinson. Chẳng ai ngờ đâu, mối tình đó lại là nguồn cơn của mọi sự bất hạnh.

Albert Andrew Pinson là một quân nhân khá lớn tuổi nhưng lại đẹp trai và thu hút phụ nữ. Cặp đôi từng yêu nhau say đắm, thậm chí Pinson đã từng cầu hôn Adele và cô đã từ chối vì kiêu kỳ. Tuy nhiên, những ngăn cấm từ gia đình Adele cũng như lệnh thuyên chuyển công tác quân sự đã khiến tình cảm của Pinson phai nhạt dần. Trong khi đó, Adele chưa khi nào hết yêu Pinson, để rồi sự si mê trở thành một nỗi ám ảnh không lối thoát.

Tình yêu cuồng si thôi thúc Adele đi tìm Pinson, theo đuổi anh đến mọi chân trời góc biển. Cô viết thư hàng ngày cho anh, cố làm mọi cách để liên lạc và gặp gỡ. Nhưng Pinson chỉ hồi đáp và gặp cô một lần duy nhất, sau đó thì tảng lờ đi. Adele còn thông báo với mọi người rằng cô và anh đã làm đám cưới và sống hạnh phúc dẫu rằng Pinson chẳng còn quan tâm đến cô.

Thời gian dần trôi qua, Adele trở nên hoàn toàn điên loạn. Cô ngày ngày ra phố trong bộ trang phục rách rưới để tìm kiếm người mình yêu, bất chấp sự cười cợt và thương hại của người đời. Sau khi được một người phụ nữ tốt bụng đưa về nước Pháp để gặp cha thì Adele lúc này đã mất nhận thức, cô không nhận ra bất kì ai, kể cả cha ruột. Và cuối cùng, cuộc đời của con gái ruột đại văn hào kết thúc trong nhà thương điên.

“Cuồng yêu” là chứng bệnh nguy hiểm

Bộ Y Tế Yêu Cầu Tăng Cường Phòng, Chống Bệnh Whitmore

(Tieudung.vn) – Sau mưa lũ, các tỉnh miền Trung ghi nhận số ca mắc bệnh Whitemore ngày càng gia tăng. Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai công tác phòng, chống bệnh Whitmore.

Cụ thể, từ đầu tháng 10 đến nay, các tỉnh miền Trung ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore) do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Khu vực này vừa trải qua các cơn mưa lũ kéo dài khiến vệ sinh môi trường tại các vùng dân cư bị ô nhiễm. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận gần 30 bệnh nhân Whitmore trong 1,5 tháng qua, trong khi 9 tháng đầu năm chỉ có 11 ca. Đây cũng là căn bệnh khiến vị chủ tịch của một xã tỉnh Quảng Bình tử vong khi cứu hộ người dân trong bão lũ.

Phó giáo sư Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, ngày 19/10 cho biết từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân Whitmore. Riêng từ đầu tháng 11 đến nay có 6 bệnh nhân trong đó ba người đã ra viện.

Một bệnh nhân Whitmore điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới.

“3 trường hợp mắc bệnh Whitmore còn lại đang điều trị, đến từ Sơn La, Nghệ An và Hà Tĩnh. Các bệnh nhân này đều trên 50 tuổi và có tiền sử bị đái tháo đường, sưng đau khớp gối, nhiễm trùng nặng. Do có biểu hiện lâm sàng đa dạng, Whitmore rất dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác khiến việc điều trị không hiệu quả’, Phó giáo sư Đỗ Duy Cường cho biết.

Để chủ động phòng, chống bệnh Whitmore, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, gửi công văn tới lãnh đạo 9 tỉnh, thành ở miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) chủ động có phương án đối phó.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh bệnh Whitmore, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp mắc và xử lý điều trị trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh Whitmore. Tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế mức thấp nhất các trường hợp tử vong.

Bộ cũng yêu cầu các Sở Y tế phải chỉ đạo các đơn vị y tế tổ chức điều tra, phân tích về dịch tễ các trường hợp mắc bệnh, phân tích nguy cơ và các biện pháp phòng chống bệnh, đồng thời, phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc và các biện pháp phòng chống bệnh Whitmore để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh; đưa các trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị, đặc biệt chú ý đối với các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925 tại Thành phố Hồ Chí Minh sau đó xuất hiện rải rác ở một số địa phương và gần đây được ghi nhận gia tăng tại một số địa phương.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch…

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh whitmore. Để chủ động phòng bệnh whitmore, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp như bảo đảm vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không bảo đảm vệ sinh, làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín, uống chín, khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phá t hiện và điều trị kịp thời.

Bé Yêu Khỏe Mạnh: Sốt Virus Ở Trẻ Sơ Sinh

Trẻ sơ sinh vào mùa hè rất hay mắc bệnh sốt virus, nhận biết bằng việc trẻ bị sốt cao đến 39 40 độ C kèm với ho, chảy nước mũi, rối loạn tiêu hóa, phát ban… Phòng tránh sốt virus ở trẻ sơ sinh là một vấn đề rất cần thiết mà bố mẹ cần phải tìm hiểu, nắm rõ để bảo vệ bé yêu khỏi căn bệnh này.

Dấu hiệu bệnh sốt virus ở trẻ sơ sinh

Thông thường, trẻ sơ sinh khi bị sốt virus thường có các triệu chứng sau:

Sốt cao: Triệu chứng dễ nhận biết nhất của sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi ở trẻ sơ sinh là sốt cao 39 đến 40 độ C, đôi khi còn có thể lên tới 40 đến 41 độ C. Em bé trong cơn sốt sẽ có những biểu hiện mệt mỏi và ít phản ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường trên thị trường. Khi cơn sốt đã đi qua, trẻ sẽ tỉnh táo trở lại và hoạt động bình thường.

Cơ thể đau nhức: Ở những trẻ lớn hơn, bé sẽ thường kêu đau nhức người, nhất là ở phần cơ bắp, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị đau nhưng không thể nói cho mẹ biết được nên sẽ quấy khóc nhiều.

Đau đầu: Trong một số trường hợp, sốt virus ở trẻ sơ sinh có thể dẫn tới đau đầu nhưng bé vẫn trong trạng thái tỉnh táo.

Rối loạn tiêu hóa: Khi nguyên nhân gây sốt là virus ở đường tiêu hóa sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, dấu hiệu sẽ là trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra phân lỏng, không có máu hay chất nhầy. Tình trạng này có thể xuất hiện muộn hơn cơn sốt vài ngày.

Phát ban đỏ: Các nốt ban đỏ sẽ xuất hiện từ 2 đến 3 ngày sau sốt, khi này trẻ sẽ đỡ sốt hơn.

Các mẹ cần phải để ý thật kỹ bé yêu để có thể sớm phát hiện bệnh sốt virus ở trẻ sơ sinh.

Sốt virus ở trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào?

Những ngày mùa hè, số lượng bệnh nhi phải nhập viện do sốt virus thường tăng rất nhanh, tình trạng này là do trẻ nhỏ mà đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa có hệ miễn dịch hoàn thiện, khỏe mạnh nên rất dễ nhiễm bệnh. Trong những điều kiện bình thường, có nhiều virus ký sinh tồn tại trong đường hô hấp, hệ tiêu hóa,… của trẻ, chỉ chờ đợi có điều kiện thuận lợi là chúng sẽ phát triển rất nhanh, xâm nhập vào cơ thể khiến trẻ phát bệnh.

Những loại virus thường gây ra bệnh sốt virus ở trẻ sơ sinh gồm Myxo, Coxackie, Entero, virus sởi,… Các loại virus có thể lây lan rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác, đặc biệt những loại virus gây ra bệnh ở đường tiêu hóa có thể bùng phát lên thành dịch. Triệu chứng dễ thấy nhất của tình trạng cơ thể bị virus xâm nhập là sốt cao, vậy nên giới y học mới gọi tình trạng này là sốt virus.

Sốt virus ở trẻ sơ sinh thường sẽ có diễn biến rầm rộ với các triệu chứng kể trên sau đó sẽ giảm dần rồi mất đi sau 3-5 ngày, trẻ sẽ khỏe trở lại bình thường.

Điều trị sốt virus ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Hầu hết các trường hợp nhiễm sốt virus ở trẻ sơ sinh đều chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là áp dụng cách điều trị triệu chứng. Các biện pháp để xử lý bệnh sốt virus ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ áp dụng có thể kể đến:

Cặp nhiệt độ: Bố mẹ hãy đặt nhiệt kế vào nách hoặc hậu môn của bé. Nhiệt kế phải được giữ yên trong ít nhất 3 phút. Nhiệt độ cơ thể thực sự của trẻ khi này là con số ghi trên nhiệt kế cộng thêm từ 0,3 đến 0,4 độ C.

Áp dụng biện pháp hạ sốt cho trẻ theo 2 cách:

Sử dụng thuốc hạ sốt: Loại thuốc bố mẹ nên dùng là paracetamol với liều lượng 10mg/kg, cứ 6 giờ lại cho bé uống 1 lần.

Chườm cho em bé bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, cho trẻ mặc quần áo mỏng và nằm trong môi trường thoáng mát. Hãy cởi bỏ quần áo và bỏ bớt chăn trẻ nếu đang sốt cao.

Lau người cho bé bằng khăn ấm: Dùng khăn mềm và sạch nhúng vào nước ấm lau người trẻ đều đặn cho tới khi thân nhiệt hạ xuống còn 37 độ C. Lưu ý: việc chườm nước lạnh sẽ làm trẻ sơ sinh sốt cao hơn do tình trạng co mạch ngoại vi.

Chống co giật: Bố mẹ nên áp dụng cách này với trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ. Lúc này, gia đình nên dùng thuốc hạ sốt cho bé đi kèm thuốc chống co giật theo chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt là cần thiết ở những trẻ có tiền sử bị co giật do sốt cao.

Bù nước và điện giải cho trẻ: Khi gặp tình trạng sốt virus ở trẻ sơ sinh, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn bình thường, đồng thời cho trẻ uống bù nước như Oresol theo chỉ dẫn. Trong trường hợp trẻ không uống được thì dùng bông sạch thấm nước này chấm vào môi và miệng trẻ liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thụ nước, phòng tránh trẻ sơ sinh bị thiếu nước và chất điện giải.

Vệ sinh cho trẻ sơ sinh: Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé, tắm cho bé bằng nước ấm trong phòng kín. Vệ sinh mắt, mũi trẻ sơ sinh bằng dung dịch natriclorid 0,9% để đề phòng bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Chế độ dinh dưỡng: Với những trẻ đang ăn dặm, bố mẹ hãy cho trẻ ăn đồ ăn loãng như cháo, súp, uống thêm nhiều nước lọc và nước hoa quả như cam, chanh,… Với những trẻ còn đang bú, thì lượng dinh dưỡng vào trẻ khi này đều thông qua chế độ dinh dưỡng của mẹ.

Gia đình cần đưa trẻ đi khám ngay thời điểm thấy trẻ có một trong các biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là 39 độ C mà không có phản ứng thuyên giảm khi uống thuốc hạ sốt, trẻ li bì, ngủ nhiều, co giật, đau đầu không dứt, nôn nhiều và liên tục, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Cách phòng tránh bệnh sốt virus ở trẻ sơ sinh

Tình trạng sốt virus ở trẻ sơ sinh diễn ra rất nhiều trong mùa nóng, bởi bé khi này đề kháng còn non nớt. Bố mẹ cần tìm hiểu kỹ và thực hành tốt những cách phòng tránh sốt virus ở trẻ sơ sinh.

Trên thực tế, việc phòng bệnh sốt virus cho trẻ không hề dễ dàng, do đó, bố mẹ cần phải thật kiên trì và nghiêm túc. Phương pháp được khuyên dùng nhiều nhất là thực hiện cách ly trẻ sơ sinh khỏi những trẻ khác bị mắc bệnh. Nếu trong nhà có người mắc bệnh thì cũng cần hạn chế tối đa tiếp xúc với trẻ.

Bên cạnh đó, cần tăng cường sức đề kháng của trẻ bằng cách cho trẻ uống đủ nước và cho ăn nhiều các thực phẩm giàu chất kẽm, vitamin C, vitamin A:

Những loại thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến: hàu, thịt nạc, gan heo, các loại cá, lòng đỏ trứng…

Những loại thực phẩm nhiều vitamin C gồm: cam, quýt, dâu tây, rau cần…

Những loại thực phẩm giàu vitamin A có: cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, rau ngót, đu đủ và các loại rau củ quả có màu đỏ khác…

Cùng với đó, bố mẹ cần để ý chế độ sinh hoạt của trẻ, cho trẻ vận động hợp lý, đảm bảo hài hòa giữa ngủ và nghỉ, giữ vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ những tác nhân gây bệnh từ chính tay trẻ. Mhome Kids chúc cả nhà và thiên thần của mình sẽ có một sức khỏe tuyệt vời nhất!

Tham khảo các bài biết cho mẹ và bé khác của Mhome Kids: