Bệnh Xương Khớp Nên Tập Gì / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Xương Khớp Nên Kiêng Ăn Gì?

Đau nhức xương khớp, bị bệnh xương khớp và mối lo ngại không biết nên ăn và kiêng ăn những gì? Đây không phải là mối quan tâm của riêng bạn mà còn là sự phân vân của tất cả những người bệnh xương khớp.

Có một số món ăn tốt cho bệnh xương khớp nhưng cũng cần kiêng ăn một số loại thứ phẩm sau:

Bệnh đau xương khớp kiêng ăn gì? Món đầu tiên có thể nghĩ ngay đến là hải sản. Bởi lẽ hải sản đông lạnh có tính hàn cao rất dễ gây đau dung cho người thoái hóa, thoát vị hay viêm khớp. Vì vậy với những người mắc bệnh lý nên tránh ăn những đồ ăn từ hải sản, nhất là hải sản đông lạnh.

Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh xương khớp kiêng ăn những loại hải sản nào. Cách tốt nhất vẫn nên đến bác sĩ để có những xét nghiệm và chẩn đoán chính xác về bệnh lý và loại hải sản nào không nên ăn với từng cơ địa.

Bệnh xương khớp kiêng ăn, uống: Rượu bia

Hầu như các bệnh lý đều khuyên tránh xa những nước uống có cồn: bia, rượu, các chất kích thích,.. bệnh xương khớp cũng không là ngoại lệ. Bởi lẽ, khi đưa các chất này vào cơ thể sẽ làm trầm trọng các bệnh về khớp và làm suy giảm đến hệ tiêu hóa, chức năng gan, tăng tỷ lệ mắc các bệnh ung thư.

Thực tế chứng minh cái gì dùng nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy cần hạn chế dùng quá nhiều thịt, nội tạng, nhất là từ những nguồn không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bởi trong nội tạng chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, kí sinh trùng,..Những tác nhân này sẽ làm trầm trọng bệnh lý với những người bị viêm khớp đang trong quá trình chữa bệnh.

Bệnh xương khớp nên kiêng ăn: Thịt gà

Thịt gà là một trong những thực phẩm ngon và nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên với những người mắc bệnh về khớp, viêm khớp, xương khớp cần tránh xa loại thực phẩm này. Trong thịt gà chứa rất nhiều kẽm vì thế nó sẽ phá vỡ cấu trúc sụn. Khi người bệnh xương khớp ăn vào sẽ làm cho vùng bị viêm khớp nghiêm trọng hơn.

Bệnh xương khớp nên kiêng ăn, uống: Cà phê, trà có chất cafein

Khắc tinh của những người bệnh xương khớp chính là cà phê và những loại trà có chất cafein trong đó. Bởi, với những người bệnh xương khớp, lượng cafein sẽ ăn mòn các khớp xương và khiến tình trạng bệnh lý của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy nên hạn chế, tốt nhất là tránh xa các loại đồ uống này.

Bệnh xương khớp nên kiêng ăn: Bột mì, nếp, bắp

Đặc biệt, người có bệnh xương khớp nên kiêng ăn những thực phẩm chứa nhiều tinh bột và protein: bột mỳ, bột nếp, bột bắp. Những loại bột này rất dễ gây dị ứng. Có thể nó là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho người khác, nhưng với những người bệnh xương khớp thì câu trả lời là không. Nó sẽ khiến cho vùng viêm khớp nặng càng thêm nặng.

Thực phẩm lên men như dưa cà muối chua

Để tạo nên những thực phẩm lên men, cần sử dụng khá nhiều gia vị muối ăn tinh luyện. Vì vậy điều này sẽ không tốt với những người bệnh xương khớp. Vậy thực phẩm len men như dưa cà, muối chua sẽ nằm trong danh sách người có bệnh xương khớp nên kiêng ăn. Khi thực phẩm lên men chưa đủ độ chín sẽ có hàm lượng Nitrit cao, điều này sẽ có nguy cơ gây hại cho sức khỏe hơn có lợi.

Người Mắc Bệnh Xương Khớp Nên Kiêng Kỵ Những Gì?

Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh xương khớp nên kiêng gì để hạn chế bệnh chuyển biến nặng hơn là vấn đề vô cùng quan trọng cần chú ý. Bài viết sau đây sẽ đưa ra cho bạn những thông tin cần thiết nhất.

1. Tổng quan về bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là tên gọi chung cho rất nhiều bệnh khác nhau như bệnh thấp khớp, bệnh thoái hóa khớp, loãng xương…vv. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng gọi giai đoạn 2012-2020 là “thập niên xương khớp” khi số người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Điều đáng ngại là bệnh đang có dấu hiệu trẻ hoá và gia tăng ở Việt Nam.

Việc điều trị bệnh này bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, ăn uống hợp lý và ổn định tinh thần. Nhằm tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần thực hiện tốt một số kiêng kỵ cần thiết khi mắc phải bệnh này.

2. Người mắc bệnh xương khớp nên kiêng gì?

Trong việc điều trị của những người mắc bệnh thuộc nhóm bệnh xương khớp thì việc điều chỉnh để có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là rất quan trọng.

2.1. Vận động quá nhiều

Tuyệt đối không vận động quá mức hoặc mang vác đồ nặng. Trên thực tế, rất nhiều người mắc bệnh xương khớp vẫn duy trì cường độ mạnh trong công việc và sinh hoạt.

Tuy nhiên, nếu người bệnh tiếp tục khuân vác đồ nặng hoặc vận động quá mức sẽ gây thêm các áp lực mạnh tới vùng xương khớp – vốn đã bị tổn thương. Điều này sẽ khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn và thậm chí còn dễ dẫn tới những thương tổn vĩnh viễn.

2.2. Thực phẩm có hại cho xương khớp

Trong viêm xương khớp thì dịch ứ, huyết trệ hầu hết ở khớp gây viêm, thoái hóa khớp hoặc các bệnh về khớp. Mặt khác, việc ăn uống hàng ngày sẽ tác dụng trực tiếp tới sự điều tiết, chất lượng của huyết dịch trong cơ thể.

Chính vì vậy, việc ứng dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và nhất là kiêng kỵ trong ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó, những người mắc các bệnh về xương khớp cần kiêng kỵ những thực phẩm sau:

Rượu bia và các chất kích thích: Có thể khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại thức ăn giàu photpho như phủ tạng, thịt đỏ.

Thực phẩm nhiều chất béo: Đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt,…

Thực phẩm nhiều đường và muối.

Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm được chế biễn sẵn: Khiến bệnh tình chuyển biến nặng.

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ, bơ, thức ăn chiên,… Vì lipid (mỡ) trong máu là chất xúc tác cho phản ứng viêm ở bao khớp.

3. Người mắc bệnh xương khớp nên làm gì?

Ngoài việc kiêng kỵ ra, người bệnh nên chú ý những việc cần làm để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh.

3.1. Vận động hợp lý

Theo y học cổ truyền, phong thấp là hậu quả của việc huyết không lưu thông tốt, các dịch bị ứ trệ. Chính vì vậy, việc vận động hợp lý để lưu thông khí huyết lại là điều rất cần thiết trong việc giúp bệnh phong thấp thuyên giảm.

Người bệnh nên thường xuyên vận động với những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với điều kiện sức khỏe như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, thể dục dưỡng sinh,… sẽ giúp các khớp xương khoẻ mạnh và dẻo dai hơn.

3.2. Chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh các thực phẩm cần kiêng kỵ, bệnh nhân xương khớp nên bổ sung cho mình những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ như sau:

Ăn nhiều rau xanh, trái cây.

Bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 như: cá Hồi, cá trích,…

Ăn nhiều trứng.

Uống các loại trà xanh.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Ngoài ra, người mắc bệnh xương khớp, nhất là gút nên ăn thêm các loại đậu, giá đỗ vì các thực phẩm này giàu khoáng chất, chứa ít purin – là nguyên liệu tạo ra axit uric.

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Bệnh Xương Khớp Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Nhanh Khỏi?

Chắc hẳn bệnh xương khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với nhiều người. Một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đúng đủ dinh dưỡng cho xương khớp cũng có thể cải thiện các cơn đau nhức, phòng ngừa bệnh khớp hiệu quả. Ngược lại, nếu thường xuyên ăn những loại thực phẩm kém lành mạnh lại có thể khiến bệnh tình ngày thêm trầm trọng

1. Người bị bệnh xương khớp nên ăn gì?

– Thực phẩm làm giảm cholesterol cho cơ thể:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển công bố trên tạp chí Arthritis Research and Therapy cho biết: Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ rất có lợi cho những người bị bệnh khớp, đặc biệt là khớp mạn tính (RA). Lượng cholesterol xấu (LDL) gây tác động xấu đến cả bệnh nhân tim mạch và khớp mạn tính, có thể khiến người bệnh dễ đột quỵ, tử vong và tàn phế.

Các loại thực phẩm và ngũ cốc làm giảm LDL, có lợi cho cơ thể: các loại rau củ, lạc, hạt hướng dương, kê, ngô, dầu vừng,…

– Người bệnh khớp nên ăn rau quả có màu vàng:

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau quả có chứa nhóm chất carotenoid – hợp chất màu vàng có khả năng giảm viêm sưng khớp là nhờ khả năng chống oxy hóa. Vì vậy, nếu bạn đang bị đau nhức, viêm khớp, hãy ăn nhiều hơn những loại rau củ quả màu vàng, điển hỉnh như: Đu đủ, cà rốt, bí ngô, đào, khoai lang, gấc,…

Thịt rắn, đặc biệt là Rắn Hổ Mang không chỉ được coi là một món ăn bổ dưỡng, mà trong đông y, nó còn là vị thuốc qúy giúp bổ xương khớp, chữa đau nhức thần kinh rất tốt. Từ hàng nghìn năm trước, thịt rắn, xương rắn, cả mật thậm chí là da rắn đã được dùng để chữa chứng đau nhức xương khớp, tê liệt, bán thân bất toại, co giật kinh phong, chứng đau thần kinh, tê nhức tay chân, đau vai gáy… Những nghiên cứu y học hiện đại đã lý giải được công dụng bổ xương khớp, bổ xương khớp là do chúng cung cấp các vitamin A, D, E, canxi, magie, kẽm và các acid amin – vốn là nguyên liệu cần thiết cho cơ thể tổng hợp nên proteoglycan. Proteoglycan là thành phần căn bản của sụn khớp – giữ vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh và đảm bảo cấu trúc không gian bền vững của khớp. Vì vậy, thường xuyên ăn các món ăn từ Rắn Hổ Mang hoặc uống rượu ngâm Rắn Hổ Mang sẽ giúp gân cốt dẻo dai, xương khớp linh hoạt, ngăn ngừa các chứng thoái hóa, viêm sưng đau khớp. Tuy nhiên, trên thị trường thật giả khó phân ngày nay, tìm được nguồn Rắn Hổ Mang chất lượng tốt, được kiểm soát nguồn gốc chặt chẽ không hề dễ dàng. Nhiều người tiêu dùng thông minh lựa chọn những sản phẩm từ Rắn hổ mang kết hợp thêm một số loại thảo dược sạch đạt chuẩn Ngưu tất, Dây đau xương, Thiên niên kiện,… từ nhà sản xuất uy tín như một biện pháp thay thế giúp mạnh xương bổ khớp, giảm đau nhức, phòng ngừa bệnh khớp hiệu quả.

– Thực phẩm giàu chất béo omega -3

Nhóm chất béo chống viêm trong cơ thể có nguồn gốc từ omega-3. Vì vậy, bổ sung nhóm thực phẩm giàu omega-3 từ nguồn cá hồi, cá thu, cá bơn, rau cải xoăn, dầu đậu nành, dầu hạt lanh… cũng có thể làm dịu chứng sưng, đau do viêm khớp.

– Thực phẩm chứa vitamin D

Một nghiên cứu từ năm 1986 tại Trung tâm sức khỏe phụ nữ lowa chỉ ra rằng, một người nên dùng 400 IUS vitamin D mỗi ngày từ nguồn thức ăn để giảm thiểu nguy cơ viêm khớp. Một ly sữa sẽ cung cấp khoảng 100 IUS vitamin D. Trong khi đó, một ly sữa bắp sẽ cung cấp 40 IUS.

2. Bệnh xương khớp kiêng ăn gì?

– Người bệnh khớp nên kiêng ăn các món thịt đỏ

Lượng collagen và chất sắt có trong thịt đỏ chính là thủ phạm làm tăng nguy cơ bệnh viêm khớp mạn tính ở những người ăn thịt đỏ thường xuyên lên 2 lần so với người ít ăn. Vì vậy từ tuổi trung niên trở đi, bạn chỉ nên ăn những món thịt đỏ giàu đạm như thịt bò, thịt cừu… không quá hai lần trên tuần.

Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu vào máu, ảnh hưởng xấu cho tình trạng người đang bị bệnh khớp. Người đang bị viêm khớp, thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp nên hạn chế đồ ăn chiên xào, nhiều giàu mỡ, đồ ăn nhanh, món ăn từ nội tạng động vật,…

– Ngoài ra, người bệnh xương khớp nên chủ động kiêng uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê…

Các bài tập vận động nhẹ nhàng vừa sức như đi bộ, aerobic, tập dưỡng sinh sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe nói chung, ngăn ngừa chứng đau nhức, thoái hóa xương khớp và nâng cao tinh thần vui khỏe, yêu đời cho người bệnh.

Bây giờ, bạn hãy chủ động lập nên danh sách các thực đơn lành mạnh, nên ăn gì và kiêng ăn gì để áp dụng mỗi ngày. Chỉ cần làm theo các hướng dẫn trên, bệnh xương khớp cũng sớm bị đẩy lui, cơ thể sẽ khỏe khoắn bất ngờ.

4 Bài Tập Thể Dục Tốt Cho Xương Khớp Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

Bài tập đứng kéo chân tay đơn

Bài tập này có công dụng kéo giãn cơ chân, xương chân và hạn chế tình trạng căng cứng ở khớp gối.

Cách thực hiện:

Hai chân người bệnh dang rộng ra bằng vai.

Sau đó, bạn gấp chân phải về phía sau và giữ lại bằng tay phải, lòng bàn chân đặt hướng về mông và giữ cố định.

Người bệnh từ từ cho gót chân chạm vào mông, chạm càng nhiều càng tốt và giữ cho cơ thể thăng bằng. Bạn giữ vững tư thế thế khoảng 30 – 40 giây rồi lặp lại tương tự với bên trái.

Mỗi lần tập, bạn thực hiện lại động tác khoảng 5 – 10 lần là tốt nhất.

Bài tập này rất dễ thực hiện và giúp người bệnh kéo giãn được toàn bộ cột sống từ cổ đến thắt lưng. Ngoài ra, bài tập còn giúp cải thiện các cơn đau nhức mỏi ở hông, thắt lưng, vai gáy.

Cách thực hiện

Người bệnh nằm thẳng người trên sàn nhà hoặc thảm tập.

Gập hai gối chân lại tạo thành góc 90 độ, hai bàn chân thì chống xuống sàn rồi hai tay để chéo phía sau gáy.

Chân bên trái thì bắt chéo sang chân bên phải rồi từ từ ép sát đầu gối chân phải vào trong vách tường, giữ nguyên trong 15 giây.

Người bệnh thả lỏng cơ thể và đổi chân rồi thực hiện tương tự như vậy.

Bài tập nâng chân

Bài tập này chủ yếu giúp tăng cường sức mạnh ở cơ bắp quanh gối và nâng cao sức khỏe xương khớp tổng thể.

Cách thực hiện:

Người bệnh ngồi trên một chiếc ghế vững và hai chân đặt cong sao cho đùi song song với mặt đất.

Bạn từ từ nâng phần chân phải lên trên sao cho toàn bộ chân song song với mặt đất, chân trái giữ nguyên tư thế.

Bạn giữ tư thế khoảng 35 giây rồi hạ chân xuống và thực hiện như vậy với chân còn lại.

Bài tập này có tác dụng kéo giãn cả phần lưng và cột sống, giúp người bệnh thư giãn. Tư thế này phù hợp cho những người bị đau cột sống lưng, đau vai gáy thường xuyên.

Cách thực hiện:

Ngồi với tư thế thẳng lưng và hai chân duỗi thẳng.

Hai chân từ từ gập lại khoảng 45 độ rồi kéo sang hai bên.

Đặt hai tay về phía trước rồi gập thật sát thân xuống mặt đất, giữ nguyên trong 20 giây.

Bạn thư giãn cơ thể, thả lỏng người rồi lặp lại khoảng 10 lần.

Bài tập yoga tốt cho xương khớp

Yoga là bộ môn tập luyện không chỉ mang lại sức khỏe cho xương khớp mà còn nâng cao sức khỏe toàn cơ thể cho người bệnh. Ngoài ra, các bài tập yoga sẽ giúp người bệnh thư giãn, thoải mái và loại bỏ được căng thẳng, lo âu trong cuộc sống.

Bài tập động tác con thuyền

Bài tập này giúp người bệnh tăng cường sức khỏe cơ bụng, khớp háng, thắt lưng. Đồng thời giúp bạn cải thiện hệ thống tiêu hóa, trị mất ngủ.

Cách thực hiện:

Bạn ngồi trên sàn hoặc trên thảm tập, hai chân đặt áp sát nhau và gập lại thành 45 độ.

Bạn sử dụng hai tay ôm vào khuỷu chân và từ từ đưa người ra phía sau.

Bạn hít một hơi thật sâu rồi đưa hai chân thẳng ra, tay đưa về trước song song với mặt đất.

Bạn giữ tư thế như vậy khoảng 35 giây và hít thở liên tục.

Bài tập lạc đà

Bài tập này yêu cầu người bệnh phải có sự kết hợp giữa lưng, cổ, tay, chân. Đây được xem là bài tập giúp thúc đẩy sức mạnh xương khớp một cách toàn diện.

Cách thực hiện:

Bạn quỳ gối trên thảm tập, hai chân đặt song song và hai tay thì buông lỏng.

Mở rộng hai chân bằng vai, hít thở đều đặn, hai tay đặt vào khung chậu.

Từ từ ngả người về sau và đưa hai tay đặt lên gót chân hoặc lòng bàn chân.

Bạn hít thở đều đặn và giữ nguyên động tác khoảng 35 giây.

Tư thế này giúp người giữ vững cấu trúc cột sống, tăng cường cơ bắp cho vùng vai gáy, cổ, cánh tay, bắp chân, mông…

Cách thực hiện:

Bạn nằm sấp trên mặt đất, hai tay chống đẩy lên đồng thời chân nhón để đưa cơ thể lên khỏi mặt đất.

Hít thở đều đặn, giữ thẳng hàng hông, gót chân và vai.

Bạn duy trì cơ thể ở mức thời gian lâu nhất là được.

Khi bị những chấn thương ở chân, cánh tay, bàn chân, người bệnh không nên thực hiện động tác này vì rất nguy hiểm.

Bài tập tư thế cái cây

Tư thế này giúp người tập thư giãn các cơ, thả lỏng cơ thể và ổn định huyết áp bên trong cơ thể. Đây là một bài tập rất dễ thực hiện mà ai cũng có thể luyện tập.

Cách thực hiện:

Người bệnh đúng với tư thế thẳng, ngón chân sát vào nhau và hai gót chân cách xa nhau.

Nhấc chân phải lên và cho áp lực cơ thể đi xuống chân trái. Bạn từ từ co chân phải lại và đưa lòng bàn chân phải áp vào đùi bên trái.

Hai lòng bàn tay áp sát vào nhau và đặt ngay trước ngực.

Bạn từ từ hít vào, đưa bàn tay lên cao và cho hai lòng bàn tay đối diện vào nhau.

Giữ nguyên động tác như vậy khoảng 50 giây, từ từ hạ tay, chân xuống và lặp lại với chân kia.

Bài viết trên đã tổng hợp cho bạn những bài tập thể dục và bài tập yoga tốt nhất cho người mắc các bệnh về xương khớp. Thông qua đó, bạn có thể tập luyện các bài tập thể dục tốt cho xương khớp mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.

Cập nhật mới nhất vào ngày 29 Tháng Tám, 2020 bởi Bác sĩ Hồng Yến