Bệnh Xương Khớp Cột Sống / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Các Triệu Chứng Của Gãy Xương Cột Sống

04:00 25/07/2020

Xếp hạng 4.99/5 với 10172 phiếu bầu

Gãy xương cột sống là chấn thương nghiêm trọng gây nên tổn thương tủy sống ảnh hưởng đến khả năng vận động. Chẩn đoán đúng các triệu chứng của bệnh sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả khi đó tình trạng sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân sẽ được cải thiện đáng kể.

1. Gãy xương cột sống

Ở gần tuổi trung niên, trên xương đốt sống (khối xương tạo thành cột sống) có thể bắt đầu xuất hiện những vết nứt nhỏ. Khi những vết nứt nhỏ này xuất hiện càng nhiều chúng sẽ khiến cho đốt sống của cột sống bị xẹp xuống gọi là gãy xương cột sống.

Gãy xương cột sống thường dễ xảy ra ở những người:

Hầu hết gãy xương cột sống xảy ra là do loãng xương. Một số người có nguy cơ mắc bệnh hơn vì:

Chủng tộc: Phụ nữ da trắng và châu Á có nguy cơ loãng xương cao nhất

Tuổi: Những phụ nữ trên 50 tuổi và tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng

Cân nặng: Phụ nữ gầy có nguy cơ cao hơn những người khác

Mãn kinh sớm: Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh trước 50 tuổi có nguy cơ loãng xương cao

Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá làm mất độ dày của xương nhanh hơn so với những người không hút thuốc lá

2. Triệu chứng của gãy xương cột sống

Triệu chứng chính để nhận thấy được bệnh gãy xương cột sống đó là đau lưng. Nó có thể bắt đầu dần dần và tồi tệ hơn theo thời gian hoặc có thể xuất hiện một cách đột ngột và mạnh mẽ. Nhưng bất kể nó xảy ra như thế nào, thì đó cũng là triệu chứng quan trọng để cho bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán bệnh chính xác. Đặc biệt hơn nếu người bệnh là phụ nữ gần hoặc trên 50 tuổi.

Hầu hết gãy xương nén – vết nứt nhỏ ở xương cột sống hoặc đốt sống – ở phụ nữ xảy ra là do loãng xương, một tình trạng được xác định bởi xương yếu và dễ gãy. Điều trị gãy xương nén có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương cột sống nhiều hơn.

Cùng với triệu chứng đau lưng, thì gãy xương cột sống có thể gây ra các triệu chứng khác như:

Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi đứng hoặc đi bộ. Nhưng khi nằm nghỉ ngơi những người bị gãy xương cột sống sẽ cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhõm hơn.

Gặp các vấn đề về uốn cong hay vặn mình

Mất chiều cao

Tạo thành hình con khi cột sống được cúi xuống

Cơn đau thường xảy ra với dấu hiệu đau lưng nhẹ trong các hoạt động hàng ngày như:

Nâng túi đồ

Cúi xuống dưới chân để nhặt đồ

Nhấc vật nặng từ vị trí này sang vị trí khác

Một số dấu hiệu gãy xương cột sống khác nhau:

Đối với một số người bị gãy xương cột sống sẽ bị đau ít khi xương lành lại. Điều này có thể mất 2-3 tháng. Tuy nhiên, với những người khác vẫn có dấu hiệu đau sau khi gãy xương đã lành.

Một số người còn cảm thấy không có triệu chứng gì từ gãy xương cột sống. Các vết nứt vẫn xảy ra dần dần, nên cơn đau dường như là rất nhỏ hoặc không cảm thấy gì. Đối với một số người khác thì cơn đau có thể biến thành đau lưng mãn tính ở vùng bị thương.

Khi bị gãy xương cột sống nhiều lần, cột sống sẽ thay đổi. Một phần của đốt sống có thể sụp đổ vì các vết nứt. Điều đó có nghĩa là nó không thể hỗ trợ được trọng lực của cột sống, dẫn đến ảnh hưởng hoạt động của cơ thể. Triệu chứng này bao gồm:

Giảm chiều cao. Với mỗi lần gãy xương cột sống, cột sống sẽ ngắn hơn một chút. Cuối cùng, sau khi một số đốt sống đã bị sụp đổ, chiều cao của cơ thể sẽ ngắn hơn đáng kể.

Tật gù (cong lưng). Khi đốt sống bị xẹp, chúng sẽ tạo thành hình nêm, làm cho cột sống uốn cong về phía trước. Cuối cùng, người bệnh sẽ có cảm giác bị đau cổ và lưng khi cơ thể cố gắng thích nghi với việc cột sống bị cong.

Các vấn đề về dạ dày. Cột sống ngắn hơn có thể nén dạ dày lại gây ra các vấn đề về tiêu hoá như táo bón, thèm ăn và giảm cân.

Đau hông. Cột sống ngắn hơn mang lồng xương sườn đến gần hông hơn. Nếu những xương đó cọ xát vào nhau, nó có thể gây nên các tổn thương.

Vấn đề về hô hấp. Nếu cột bị nén nghiêm trọng, phổi sẽ có thể không hoạt động bình thường và gây nên khó thở cho người bệnh.

3. Phòng bệnh gãy xương cột sống

Để ngăn ngừa gãy xương cột sống trong tương lai điều quan trọng là điều trị loãng xương đồng thời phải xây dựng hệ xương chắc khỏe. Các cách tự nhiên có thể ngăn ngừa gãy xương cột sống như bổ sung canxi, vitamin D, loại bỏ hút thuốc, ngăn ngừa sự té ngã, và thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh của xương. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc để ngăn chặn và làm chậm chứng loãng xương như:

Teriparatide (Forteo) là một loại hormone tổng hợp có thể tiêm giúp kích thích sự phát triển của xương và giảm gãy xương cột sống cho phụ nữ bị loãng xương nghiêm trọng.

Raloxifene (Evista), là một loại thuốc giống estrogen làm chậm quá trình mất xương và giúp tăng độ dày của xương.

Axit zoledronic (Reclast) được tiêm hàng năm với một mũi tiêm tĩnh mạch. Thuốc này được cho là làm tăng sức mạnh của xương và giảm gãy xương ở hông, cột sống, cổ tay cánh tay, chân và xương sườn.

Các loại thuốc này rất có hiệu quả trong việc củng cố xương. Nếu có nguy cơ cao bị gãy xương cột sống thì nên gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi XEM THÊM:

Bệnh Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền Không?

Viêm cột sống dính khớp là một dạng vôi hóa cột sống gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động của bệnh nhân. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra như dị tật bẩm sinh, chấn thương, mắc các xương khớp. Trong đó nguyên nhân di truyền thuộc nhóm nguy cơ cao nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh.

Những điều cần biết về bệnh viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm xương khớp khá phổ biến ở độ tuổi thanh niên từ 20 – 40 tuổi. Theo thời gian, các xương tại cột sống bị vôi hóa và gây dính khớp, từ đó vận động cột sống bị ảnh hưởng và có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Người bệnh phải chịu những cơn đau nhức âm ỉ tại vùng cột sống bị vôi hóa, tư thế đi thường gập người về phía trước. Trường hợp viêm cột sống dính khớp nối với xương sườn có khả năng khiến bệnh nhân bị khó thở sâu.

Bệnh viêm cột sống dính khớp thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn so với ở nữ giới. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường biểu hiện sớm trong giai đoạn đầu của độ tuổi trung niên từ 30 – 40 tuổi. Tình trạng viêm cột sống dính khớp còn có thể xuất hiện tại những vùng xương khớp khác nhau của cơ thể. Nếu tiến triển ở mắt, người bệnh cần được điều trị sớm tránh nguy cơ mù lòa.

Các triệu chứng của căn bệnh này thường không có biểu hiện đặc trưng. Cụ thể người bệnh thường bị đau mỏi ở vùng lưng dưới và hông, cơn đau tiến triển nghiêm trọng nhất vào buổi sáng mới thức dậy hoặc sau một khoảng thời gian không vận động. Viêm cột sống trên sẽ gây đau mỏi vai gáy và cổ, ở đốt sống lưng dưới gây đau lan ra hông, mông, đùi do ảnh hưởng đến hệ thần kinh tọa. Kèm theo đó người bệnh sẽ mệt mỏi, chán nản, sụt cân,… đây cũng là những biểu hiện phổ biến.

Thông thường viêm cột sống dính khớp có khuynh hướng phát triển qua hai hướng chính là qua thắt lưng, trên lưng và qua khớp háng xuống gối, di chuyển xuống cổ chân. Người bệnh thường có dấu hiệu đau nhức âm ỉ nhiều ở vùng thắt lưng và mông. Nếu tình trạng viêm cột sống lan rộng xuống phía dưới, người bệnh sẽ gặp phải cơn đau mỏi ở vùng bẹn, mông. Khi không vận động lâu dài gây ra hiện tượng teo cơ mông và đùi, khó khăn cho việc đi lại.

Bệnh viêm cột sống dính khớp nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ tiến triển thành bệnh mạn tính. Các biến chứng vôi hóa cột số chuyển sang gai cột sống, thoái hóa khớp ngày càng nặng hơn. Tiến triển của bệnh xen kẽ với các đợt bệnh bùng phát, nhưng khoảng thời gian giữa các đợt sẽ không cố định.

Những khu vực có nguy cơ ảnh hưởng nhiều nhất bởi căn bệnh này gồm:

Khớp nối giữa cột sống và xương chậu (khớp cùng chậu).

Cột sống vùng thấp, các khớp vùng hông và vùng vai.

Vùng tiếp xúc giữa các gân và dây chằng bám vào xương.

Điểm sụn nối giữa xương ức và các xương sườn.

50% trường hợp người bệnh viêm cột sống dính khớp do di truyền

Bệnh viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mang tính chất di truyền. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, mối quan hệ cùng huyết thống càng gần gũi thì nguy cơ di truyền bệnh càng cao. Theo thống kê, có đến 50% người bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp là do di truyền từ bố mẹ.

Nhận định về vấn đề này, TS. BS Tăng Hà Nam Anh (Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) cho biết. “Yếu tố di truyền quyết định nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mạn tính nói chung, trong đó viêm cột sống dính khớp là căn bệnh xuất phát từ gen nên khả năng di truyền rất cao. Người có gen HLA-B27 sẽ đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh viêm cột sống dính khớp. Và chỉ có những người có liên kết gen này thực sự mới nằm trong diện nguy cơ xuất hiện bệnh.”

Vì nguyên nhân này mà các bác sĩ khuyến cáo người bệnh viêm cột sống dính khớp cần cân nhắc kỹ trước khi lập gia đình hoặc quyết định sinh con. Nếu bệnh nhân chỉ mới phát bệnh ở giai đoạn đầu và chưa có tổn thương đáng kể ở cột sống và khớp vẫn có thể hạn chế khả năng di truyền. Đối với những bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp mãn tính có biểu hiện dính cột sống, viêm đốt sống gốc chi hoặc viêm xương khớp háng và khớp gối sẽ có tỷ lệ di truyền hơn 50% cho trẻ được sinh ra. Để tránh những tiên lượng xấu, bệnh nhân và gia đình cần thăm khám tiền sản trước đảm bảo trẻ không bị dị tật bẩm sinh hay mắc phải các vấn đề về xương khớp trong tương lai.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp trên thế giới là 2 % và tại Việt Nam, bệnh nhân mắc phải căn bệnh này chiếm khoảng 20%. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như gây gù lưng, cong vẹo cột sống, thậm chí co gập chân không thể đi lại. Biến chứng nghiêm trọng hơn, bệnh có thể tiến triển thành các đợt thoái hóa dưới sụn, khiến khớp bị sưng viêm, biến dạng,… Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của bệnh nhân, kể cả hoạt động tình dục và khả năng sinh sản.

Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, thời gian kéo dài hơn 10 năm thì khả năng bị tàn phế là 27%. Đồng thời con số này có thể tăng nhanh chóng lên 43% nếu tiếp tục phát triển trong 20 năm. Vì thế mặc dù có thể không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh sẽ để lại những hệ lụy nặng nề, ảnh hưởng lâu dài đến vận động của bệnh nhân.

Phòng ngừa bệnh viêm cột sống dính khớp

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp chữa được bệnh dứt điểm. Mục đích điều trị chủ yếu chỉ giúp kiểm soát mức độ nghiêm trọng của bệnh, đồng thời điều trị giảm đau là chính. Vì thế phòng ngừa bệnh từ sớm sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của bệnh.

Mục tiêu điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp bao gồm: phương pháp giảm đau, giảm cứng và làm chậm lại những biến chứng gây biến dạng cột sống. Những phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp thường sẽ đạt mục tiêu khi quá trình điều trị được tiến hành trước khi xảy ra những tổn thương không hồi phục.

Nếu nằm trong diện nguy cơ mắc bệnh cao như di truyền, hoặc có chấn thương cột sống trước đó, bệnh nhân cần chú ý phòng tránh bệnh nghiêm túc. Trong đó những nguyên tắc phòng trị bệnh lý này được TS. BS Tăng Hà Nam Anh khuyến khích thực hiện gồm:

Tránh những tư thế xấu: Người bệnh có tiền sử tổn thương cột sống nên nằm ngửa trên nền cứng, gối đầu thấp, chân duỗi thẳng hơi dạng. Tránh tư thế nằm cong vẹo hoặc nằm nghiêng sẽ tạo áp lực lên cột sống. Khi làm việc hoặc vận động nên hạn chế những bài tập nặng đòi hỏi dùng sức với cột sống và lưng.

Vận động vừa đủ: Những bài tập vận động tốt cho chức năng cột sống như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc yoga sẽ kích thích cột sống hoạt động hạn chế tình trạng co cứng. Tập vận động càng sớm càng tốt sau tổn thương, duy trì vận động 30 phút mỗi ngày sẽ giúp phòng chống dính khớp.

Dùng thuốc đúng cách: Một số người bệnh bị viêm cột sống giai đoạn đầu có thể sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm để ngăn ngừa nguy cơ dính khớp. Kèm theo đó bệnh nhân cũng có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ, nuôi dưỡng sụn, xương dưới sụn để ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp xảy ra. Cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến bao tử, thận và gan,…

Bổ sung đủ chất: Thoái hóa xương khớp, thiếu chất thúc đẩy tình trạng dính khớp xảy ra nhanh hơn. Vì thế trong giai đoạn viêm cột sống ban đầu, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại vitamin cần thiết. Kèm theo đó là tăng cường nhóm dưỡng chất thiết yếu tốt cho xương như nước hầm xương, chân giò, thịt, cá, các nguồn đạm từ thực vật…

Tăng cường vitamin và chất xơ: Do đặc điểm bữa ăn của người bệnh viêm cột sống cần bổ sung nhiều đạm nên bạn cần trung hòa hấp thụ bằng cách bổ sung thêm rau xanh và trái cây. Khẩu phần rau củ quả, trái cây chiếm 30% phần ăn mỗi ngày. Trong đó những loại rai có lợi nhất là: rau xà lách, bắp cải, rau cải xanh, bó xôi, hẹ,… Các loại trái cây như chuối, bơ, dâu tây, cam, bưởi,… sẽ bổ sung nguồn vitamin giúp đối phó với bệnh tật.

Tâm lý thoải mái: Tình trạng căng thẳng và lo lắng thái quá sẽ khiến cơ thể bạn sản xuất ra các chất gây đình trệ quá trình trao đổi chất. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tái tạo những tế bào xương mới, và làm quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Vì thế để phòng viêm cột sống dính khớp, bạn cần tránh tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức xảy ra trong thời gian điều trị.

Căn bệnh viêm cột sống dính khớp có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và di truyền cho thế hệ con cháu. Do đó, nếu nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh, bạn cần phải thăm khám, điều trị bệnh sớm trước giai đoạn tổn thương khó hồi phục. Người bệnh cần tuân thủ đúng các phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa để điều trị đạt kết quả như ý. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống sẽ khiến bệnh không những không khỏi mà ngày càng tồi tệ hơn.

Bệnh Viêm Cột Sống Dính Khớp Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì?

Bệnh viêm cột sống dính khớp kiêng ăn gì?

Nếu bị viêm cột sống dính khớp, bệnh nhân sẽ thường xuyên có cảm giác sưng đau các khớp, hạn chế vận động, teo cơ. Nếu không có cách điều trị phù hợp cũng như chăm sóc sức khỏe, chế độ sinh hoạt hàng ngày sẽ gây ra những biến chứng khó lường. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh viêm cột sống dính khớp rất quan trọng. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp không nên ăn gì?

Bị viêm cột sống dính khớp không nên ăn gì, không nên ăn muối nhiều, đồ ăn mặn, đồ ăn nhanh, đồ nguội.

Quan tâm tới việc bệnh viêm cột sống dính khớp kiêng ăn gì là cần thiết, nhưng bệnh nhân cũng không quên bổ sung các chất dinh dưỡng và thực phẩm có lợi, như:

Như bạn cũng đã biết, thành phần chủ yếu của xương là canxi. Khi xương thiếu canxi sẽ trở nên giòn, mỏng và yếu hơn. Vì thế, ngoài việc quan tâm bị viêm cột sống dính khớp không nên ăn gì, bệnh nhân cần tích cực ăn thêm những thực phẩm giàu canxi như rau cải chít, cải xoăn, cải bó xôi, cam, sữa, hạnh nhân, các loại ngũ cốc dạng nguyên hạt.

Bổ sung acid béo, omega 3, omega 6 cũng có tác dụng giúp bệnh nhân giảm đau khớp, giảm tiến triển của bệnh, ngăn chặn quá trình sản sinh các chất gây viêm, tái tạo sụn khớp rất tốt.

Vitamin D, K là 2 loại vitamin mà người bệnh viêm cột sống dính khớp cần được bổ sung thường xuyên trong quá trình điều trị bệnh. Vitamin D có tác dụng tự tổng hợp qua sự tiếp xúc da với ánh sáng mặt trời. Vitamin K có trong rau lá xanh. Cả 2 loại giúp xương khỏe, làm giảm triệu chứng của viêm cột sống dính khớp.

Trong quá trình điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp, bệnh nhân sẽ mất đi một lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột do phải uống thuốc kháng sinh, giảm đau nhiều, bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng như táo bón, nóng trong.

Do đó, bệnh viêm cột sống dính khớp kiêng ăn gì đã quan trọng thì việc bổ sung men vi sinh càng quan trọng hơn, giúp bổ sung những loại men vi sinh tốt, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh viêm cột sống dính khớp rất quan trọng, quan tâm bệnh viêm cột sống dính khớp kiêng ăn gì, nên ăn gì sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe tốt hơn, nhanh hơn.

Bên cạnh việc cải thiện chế độ ăn dinh dưỡng và đầy đủ chất, bạn cần tập luyện để kiểm soát trọng lượng cơ thể ở mức độ ổn định, tăng cường độ linh hoạt và dẻo dai cho cơ thể. Những bài tập thư giãn cả về thể chất và tinh thần sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi điều trị bệnh.

Triệu Chứng Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng Và Cột Sống Cổ

Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra tàn phế nếu không được điều trị đúng cách, nhận biết các triệu chứng thoát vị đĩa đệm để tìm đúng nguyên nhân bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời là rất cần thiết và quan trọng.

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến :

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình nhất là đau buốt từ hông xuống đùi kéo đến các ngón chân ( đây là triệu chứng đau thần kinh tọa theo đường đi của dây thần kinh tọa)

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nhiều triệu chứng với các dấu hiệu điển hình như đau thắt lưng (thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng) , đau cổ ( thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ) khi vận động tay chân, hắt hơi, ho… dẫn đến việc vận động đi lại khó khăn, điển hình như các hoạt động như đi lại, chạy nhảy, khiêng vác, rướn người…

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng rất nhiều bởi tuổi tác và dấu hiệu đặc trưng là đau lưng, vị trí phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi nhân đĩa đệm có cấu tạo là sụn nằm ở 2 thân đốt sống có tác dụng làm vị trí trung gian và hấp thụ lực hỗ trợ các đốt sống được vận động trơn tru.

Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình :

Thoát vị đĩa đệm tùy vào vị trí mà có thể chuẩn đoán được bệnh, điển hình nhất là đau nhức tay chân, vận động khó khăn.

+ Đau cổ , vai gáy

+ Đau tê dọc cánh tay

+ Tê bàn tay và các ngón tay.

+ Đau vùng thắt lưng, hông

+ Đau và nhức mỏi vùng dọc từ hông xuống cẳng chân

+ Đau tê bàn chân và các ngón chân

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có triệu chứng đau cổ, vai gáy, cánh tay , các triệu chứng thường bắt đầu khi ho hoặc hắt hơi hoặc các vận động khác.

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra chèn ép thần kinh làm giảm phản ứng hoạt động của các cơ thần kinh gây ra yếu cơ.Triệu chứng yếu cơ xảy ra không rõ ràng nên sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt theo thời gian và gây ra tàn phế. Người bệnh cần đến ngay bác sĩ nếu có triệu chứng đau cổ lan ra tay vai hoặc đau lưng xuống hông chân hoặc các triệu chứng như tê bì, yếu cơ.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tiêu biểu :

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6 qua 3 giai đoạn :

Giai đoạn 1 : Khả năng vận động tay chân đặc biệt là đầu cổ hạn chế, khi xoay đầu cổ, cúi người , vận động đều khó khăn và gây đau. Đặc biệt vùng cổ C5,C6 bị đa khi ngủ, vươn cổ, gối cao, nằm lâu ở một vị trí ngủ dậy cổ bị đau và co cứng.

Giai đoạn 2 : Tê liệt và yếu ở vùng vai cổ, vai gáy vùng cổ hoạt động khó khăn do lúc này đĩa đệm đã mất tính đàn hồi, triệu chứng đau từ gáy đến tai, dễ vẹo cổ khi vận động mạnh kèm theo đau đầu không rõ nguyên nhân.

Tê cóng tay : rễ thần kinh bị chèn ép bởi khối thoát vị dẫn đến sự tổn thương của vòng sợi do tràn nhân nhầy gây tình trạng khó chịu bởi tê tay. Vị trí đĩa đệm phình lồi gây tổn thuơng ảnh hưởng đến các phần cổ .

Rối loạn vận động : các phần cánh tay bị tê liệt, khó cử động, bệnh nặng dẫn đến liệt nửa người và mất khả năng lao động.