Bệnh Wilson Mikity / Top 19 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Các Dấu Hiệu, Triệu Chứng Của Bệnh Wilson

Bệnh Wilson là một bệnh do rối loạn chuyển hóa chất đồng (Cu) làm lượng đồng trong cơ thể tăng cao và lắng đọng tại các cơ quan trong cơ thể như gan, não, mắt,… gây tổn thương và hủy hoại các cơ quan trong cơ thể. Bệnh wilson không phổ biến nhưng vẫn có thể gặp ở mọi nơi, mọi người, mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc trên thế giới. Triệu chứng thần kinh của bệnh Wilson thường khởi phát sau 10 tuổi, nhưng có khi xuất hiện sớm lúc 4 tuổi, hoặc muộn hơn khi ngoài 50 tuổi.

Các dấu hiệu, biểu hiệncủa bệnh wilson

– Về thần kinh: Dấu hiệu nổi bật là rối loạn trương lực cơ và các động tác bất thường. Trương lực cơ tăng lan tỏa kiểu ngoại tháp thấy rõ ở các cơ mặt, cơ phát âm, cơ vùng cổ và thắt lưng. Cường độ và biên độ của tăng trương lực luôn thay đổi, có khuynh hướng tăng lên khi bệnh nhân gắng sức, đi, nói và đôi khi có thể có co thắt đối động.

Triệu chứng cổ điển mô tả bộ mặt Wilson có đặc điểm bất động mặt -miệng – hầu. Bệnh nhân thường khó nói, tốc độ chậm, âm thanh đơn điệu, loạn âm, khi đi và khi đứng thường thấy cứng đờ như tượng. Những động tác bất thường bao gồm run, múa giật, múa vờn, co vặn, động tác định hình.

Đôi khi có thể thấy dấu hiệu thấp kín đáo rối loạn nuốt, rối loạn mắt như hạn chế liếc, đọc, quy tụ, rối loạn cơ tròn, rối loạn thần kinh thực vật như ra nhiều dãi, nhiều trứng cá, rối loạn vận mạch. Đặc biệt có thể xảy ra những cơn kịch phát là các thể động kinh. Có khi còn có thể gặp cơn đột quỵ.

– Về tâm thần: Ở nhiều bệnh nhân sớm có biểu hiện rối loạn cảm xúc và khí sắc. Nhiều trường hợp suy yếu trí tuệ có khuynh hướng tiến tới tâm thần sa sút, có khi có các cơn loạn thần.

– Rối loạn sắc tố: dấu hiệu này thấy rõ ở mắt và ngoài da. Ở mắt xuất hiện vòng tròn màu xanh gọi là vòng Kayser – Fleischer với kích thước 1-2mm màu xanh nâu, quanh giác mạc ở vị trí mặt sau màng Descemet. Đồng có thể lắng đọng ở củng mạc và thể thủy tinh gây đục nhân hình hoa hướng dương (theo Siemerling và Oloff). Tình trạng lắng đọng ở da thất thường, xảy ra chậm; nhìn da thấy màu nâu nhạt hoặc xám nhạt.

– Các triệu chứng tiêu hóa: Tổn thương gan thấy ở 40% bệnh nhân. Đối với các trường hợp này, trước khi có biểu hiện thần kinh đã thấy có một số triệu chứng tiêu hóa hoặc gan như đi lỏng kèm theo sốt, nôn, chán ăn, đau bụng, chảy máu mũi, chảy máu lợi, vàng da. Bệnh cảnh của xơ gan diễn ra với gan to rồi teo, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, giãn tĩnh mạch thực quản, lách to.

– Các rối loạn khác hay thấy như: Biến đổi xương khớp, mất chất vôi kiểu nhuyễn xương, rỗ xương làm cho xương dễ gãy; ở khớp thấy đóng vôi ở các dây chằng và đầu sụn có thể bị mòn. Rối loạn nội tiết như thiểu năng sinh dục, kèm rối loạn thực vật vùng gian não như ngủ nhiều, hạ hoặc hơi tăng thân nhiệt, có thể bị đái tháo đường. Một số bệnh nhân có thể gặp thiếu máu huyết tán, tổn thương thận gây protein niệu.

Các thể bệnh wilson thường gặp

Thể chủ yếu ở trẻ em với hội chứng thể vân: triệu chứng nổi bật là tăng trương lực ngoại tháp, run ngọn chi, có khi thấy dấu hiệu kích thích tháp; thể người lớn với hội chứng xơ cứng giả hiệu của Westphal- Strumpell thường có sự tham gia của tiểu não cho nên có thể thấy run hữu ý, nói khó kiểu tiểu não và tăng trương lực kín đáo; thể co vặn với rối loạn trương lực tư thế; thể bất động tăng trương lực nhưng không có biểu hiện run; thể múa giật múa vờn.

Chụp cắt lớp (CT-Scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI) có thể thấy giãn não thất, teo vỏ não và biến đổi tỷ trọng cũng như các dấu hiệu bất thường khác ở các hạt nhân vùng đáy não.

Chữa trị bệnh wilson

Wilson là một bệnh hiện nay vẫn tiên lượng nặng, vì vậy cần chú ý phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Nguyên tắc chăm sóc điều trị là không nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn có chứa nhiều chất đồng như: gan, sò, ốc, và dùng thuốc để thải chất đồng ra khỏi cơ thể.

Khi không được điều trị, tất cả bệnh nhân mắc bệnh Wilson đều dẫn đến xơ gan, tay chân co quắp…, tử vong. Vì vậy khi phát hiện một người mắc bệnh thì nên đưa toàn bộ người thân trong gia đình đi khám xem có bị mắc bệnh hay không.

Có thể dùng các thuốc điều trị: D-penicilamin 1-3g/ngày thời gian lâu dài cho kết quả tốt; Sulphat kẽm với liều lượng 100-300mg/ ngày; BAL sử dụng nhằm huy động dự trữ đồng trong cơ thể. Sự bài tiết đồng qua nước tiểu gây ra bởi Baseline và BAL gia tăng đáng kể ở những bệnh nhân mắc bệnh Wilson. Trường hợp tối cấp cần phải ghép gan.

Nhiều nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ bệnh khoảng 1/200.000 dân. Tuổi khởi bệnh trung bình ở nhiều nước từ 12-16 tuổi; Ở Trung Quốc tuổi bệnh nhân nam 20,9; Hoa Kỳ là 23,2 cho cả hai giới; Nhật Bản bệnh từ 6 tuổi 9 tháng – 13 tuổi 11 tháng. Ở Việt Nam bệnh nhân từ 9 – 13 tuổi.

Theo Bs. Ninh Thanh Tùng

Bệnh Wilson: Một Căn Bệnh Di Truyền Không Thể Bỏ Qua

Bệnh Wilson là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ngộ độc đồng trong cơ thể. Nó ảnh hưởng đến khoảng 1/30.000 người trên toàn thế giới. Hầu hết những người mắc bệnh Wilson được chẩn đoán ở độ tuổi từ 5 đến 35. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến người trẻ hơn và người già hơn.

Bạn có biết rằng, nguyên tố đồng đóng vai trò chính trong sự phát triển của các dây thần kinh, xương, collagen và sắc tố da melanin? Thông thường, đồng được hấp thụ từ thức ăn của bạn và lượng dư thừa được bài tiết thông qua một chất được sản xuất trong gan (mật).

Nhưng ở những người mắc bệnh Wilson, đồng không được loại bỏ đúng cách. Thay vào đó chúng bị tích lũy, có thể đến mức đe dọa đến tính mạng. Chẩn đoán sớm là rất quan trọng để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Wilson.

Điều trị có thể bao gồm dùng thuốc hoặc ghép gan. Trì hoãn hoặc không được điều trị có thể gây suy gan, tổn thương não hoặc các tình trạng đe dọa tính mạng khác.

2. Triệu chứng của bệnh Wilson là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Wilson rất đa dạng, tùy thuộc vào cơ quan nào bị ảnh hưởng. Những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh hoặc tình trạng sức khỏe khác. Bệnh Wilson cần được chẩn đoán bởi bác sĩ và thông qua xét nghiệm chẩn đoán.

Các triệu chứng sau đây có thể chỉ ra sự tích lũy đồng trong gan:

Nhiều trong số các triệu chứng này, như vàng da và phù, giống nhau đối với các tình trạng khác như suy gan và thận. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm trước khi xác nhận chẩn đoán bệnh Wilson.

Tích lũy đồng trong não có thể gây ra các triệu chứng thần kinh, như:

Trong giai đoạn tiến triển, những triệu chứng này có thể bao gồm co thắt cơ, co giật và đau cơ khi vận động.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cácvòng Kayser-Fleischer và đục nhân hình hoa hướng dương trong mắt. Vòng Kayser-Fleischer là sự đổi màu vàng nâu bất thường trong mắt được gây ra bởi sự tích tụ của đồng dư thừa. Nó xuất hiện ở khoảng 97% những người mắc bệnh Wilson.

Đục nhân hình hoa hướng dương xuất hiện ở 1 trên 5 người mắc bệnh Wilson. Sự lắng đọng đồng ở võng mạc và thuỷ tinh thể gây đục nhân hình hoa hướng dương.

Các triệu chứng khác

Sự tích tụ đồng trong các cơ quan khác có thể gây ra:

3. Nguyên nhân của bệnh Wilson là gì?

Một đột biến trong gen ATP7B trên nhiễm sắc thể 13q14, mã hóa cho sự vận chuyển đồng, gây ra bệnh Wilson. Bạn phải thừa hưởng đột biến gen này từ cả bố và mẹ mới mắc bệnh Wilson. Điều này có thể có nghĩa cha hoặc mẹ của bạn là người lành mang đột biến gen hoặc người bị bệnh Wilson.

Ở các bệnh nhân Wilson, gen ATP7B bị đột biến gây biến đổi quá trình vận chuyển đồng. Lượng đồng dư thừa trong không được chuyển hóa và thải ra khỏi cơ thể. Sau đó, chúng tồn tại dưới dạng đồng tự do ứ đọng tại các cơ quan trong cơ thể gây nhiều bệnh cảnh lâm sàng đa dạng.

4. Bệnh Wilson được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh Wilson có thể khó chẩn đoán ban đầu. Các triệu chứng tương tự như những vấn đề sức khỏe khác: ngộ độc kim loại nặng, và bại não.

Đôi khi, bác sĩ của bạn sẽ có thể loại trừ bệnh Wilson, một khi các triệu chứng thần kinh xảy ra và không có vòng Kayser-Fleischer. Nhưng đây không phải là trường hợp đối với những người có triệu chứng đặc hiệu gan hoặc không có những triệu chứng khác.

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn và hỏi về tiền căn bệnh tật của gia đình bạn. Họ cũng sẽ sử dụng nhiều thử nghiệm khác nhau để tìm những biến chứng do tích lũy đồng.

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành một số thăm khám lâm sàng như:

Kiểm tra tổng trạng cơ thể của bạn.

Nghe âm thanh trong bụng.

Kiểm tra mắt dưới ánh sáng chói để tìm vòng Kayser-Fleischer hoặc đục nhân hình hoa hướng dương.

Kiểm tra kỹ năng vận động và trí nhớ của bạn.

Đối với các xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ rút mẫu và phân tích chúng tại phòng thí nghiệm để kiểm tra:

Bất thường về men gan.

Nồng độ đồng trong máu.

Nồng độ ceruloplasmin, một loại protein mang đồng qua máu.

Đột biến gen, còn được gọi là xét nghiệm di truyền.

Lượng đường trong máu thấp.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thu thập nước tiểu trong 24 giờ để tìm kiếm sự tích lũy đồng.

Xét nghiệm hình ảnh

Chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể giúp hiển thị những bất thường về não. Đặc biệt là nếu bạn có các triệu chứng thần kinh. Những phát hiện này có thể chẩn đoán tình trạng bệnh, nhưng chúng có thể giúp xác định mức độ tiến triển của bệnh.

Bác sĩ sẽ tìm kiếm các tín hiệu thân não yếu và tổn thương não và gan.

Sinh thiết gan

Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết gan để tìm kiếm các dấu hiệu tổn thương và dấu hiệu nồng độ đồng cao. Nếu bạn đồng ý với quy trình này, bạn có thể cần phải ngừng dùng một số loại thuốc và nhịn ăn trong 8 giờ trước đó.

Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ trước khi đưa kim vào lấy mẫu mô. Bạn có thể yêu cầu thuốc an thần và thuốc giảm đau, nếu cần. Trước khi về nhà, bạn sẽ cần nằm nghiêng trong 2 giờ và chờ thêm 2 đến 4 giờ.

Nếu bác sĩ tìm thấy sự hiện diện của bệnh Wilson, họ có thể đề nghị anh chị em của bạn làm xét nghiệm di truyền. Nó có thể giúp xác định liệu bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình có nguy cơ truyền bệnh Wilson hay không.

Bạn cũng có thể muốn xem xét sàng lọc trong tương lai cho trẻ sơ sinh nếu mang thai và mắc bệnh Wilson.

5. Bệnh Wilson được điều trị như thế nào?

Điều trị thành công bệnh Wilson phụ thuộc vào thời gian nhiều hơn là dùng thuốc. Điều trị thường xảy ra trong 3 giai đoạn và nên kéo dài suốt đời. Nếu một người ngừng dùng thuốc, đồng có thể tích tụ trở lại.

5.1. Giai đoạn đầu

Điều trị đầu tiên là loại bỏ đồng thừa ra khỏi cơ thể bạn. Bao gồm các loại thuốc như d-penicillamine và trientine hoặc syprine. Những loại thuốc này sẽ loại bỏ đồng thừa ra khỏi các cơ quan của bạn và giải phóng nó vào máu. Thận sau đó sẽ lọc đồng vào nước tiểu và thải ra ngoài.

Trientine có ít tác dụng phụ được báo cáo hơn d-penicillamine. Tác dụng phụ tiềm tàng của d-penicillamine bao gồm:

Bác sĩ sẽ cung cấp liều lượng thuốc thải đồng thấp hơn nếu bạn mang thai, vì chúng có thể gây dị tật bẩm sinh.

5.2. Giai đoạn thứ hai

Mục tiêu của giai đoạn thứ hai là duy trì mức đồng bình thường sau khi loại bỏ. Bác sĩ sẽ kê toa kẽm hoặc tetrathiomolybdate nếu bạn đã kết thúc đợt điều trị đầu tiên. Hoặc bạn mắc bệnh Wilson nhưng không có triệu chứng bệnh.

Kẽm dùng đường uống dưới dạng muối hoặc acetate (Galzin) giữ cho cơ thể không hấp thụ đồng từ thực phẩm. Bạn có thể bị đau bụng nhẹ do uống kẽm. Trẻ em mắc bệnh Wilson, nhưng không có triệu chứng có thể muốn dùng kẽm để ngăn tình trạng xấu đi hoặc làm chậm tiến triển của nó.

5.3. Giai đoạn thứ ba

Sau khi các triệu chứng được cải thiện và mức đồng của bạn là bình thường. Lúc này, bạn sẽ muốn tập trung vào liệu pháp duy trì lâu dài. Điều này bao gồm tiếp tục điều trị kẽm hoặc thải đồng và thường xuyên theo dõi nồng độ đồng của bạn.

Bạn cũng có thể quản lý mức đồng của mình bằng cách tránh các loại thực phẩm có mức độ cao, chẳng hạn như:

Bạn cũng có thể muốn kiểm tra các thành phần trong nước mà mình đang sử dụng tại nhà. Có thể có thêm đồng trong nước nếu nhà bạn có ống đồng.

Thuốc có thể mất ​​4 – 6 tháng để có hiệu quả ở một người đang gặp phải các triệu chứng. Nếu một người không đáp ứng với các phương pháp điều trị này, họ có thể cần ghép gan. Một ca ghép gan thành công có thể chữa khỏi bệnh Wilson. Tỉ lệ thành công cho ghép gan là 85% sau 1 năm.

6. Tiên lượng của bệnh Wilson

Nếu bạn biết mình mang gen gây bệnh Wilson càng sớm, thì tiên lượng của bạn càng tốt. Bệnh Wilson có thể phát triển thành suy gan và tổn thương não nếu không được điều trị.

Điều trị sớm có thể giúp đảo ngược các vấn đề về thần kinh và tổn thương gan. Điều trị trong giai đoạn sau có thể ngăn ngừa tiến triển của bệnh, nhưng những tổn thương có thể không phục hồi. Những người trong giai đoạn sau có thể phải học cách kiểm soát các triệu chứng của họ trong suốt cuộc đời.

7. Bạn có thể ngăn ngừa bệnh Wilson hay không?

Wilson là một bệnh lý di truyền. Nếu cha mẹ có con mắc bệnh Wilson, họ cũng có thể có những đứa con khác mắc bệnh này.

Mặc dù không thể ngăn ngừa nhưng bạn có thể trì hoãn hoặc làm chậm sự khởi phát của bệnh. Nếu phát hiện ra mình mắc bệnh Wilson, bạn có thể ngăn ngừa các triệu chứng xuất hiện bằng cách sử dụng những loại thuốc như kẽm. Một chuyên gia di truyền có thể giúp bạn xác định nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn cho con của bạn.

Bệnh Học Nội Khoa: Bệnh Huntington

Giảng viên Hoàng Thị Hậu Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ thông tin y học lâm sàng như sau: Bệnh Huntington là một bệnh di truyền gây thoái hóa các tế bào thần kinh trong não. Bệnh Huntington có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một người và thường dẫn đến rối loạn vận động, suy nghĩ và rối loạn tâm thần.

Hầu hết những người mắc bệnh Huntington phát triển các dấu hiệu và triệu chứng ở độ tuổi 30 hoặc 40.

Triệu chứng nhận biết bệnh Huntington

Bệnh Huntington là bệnh nội khoa thường gây ra các rối loạn vận động, nhận thức và tâm thần với một loạt các dấu hiệu và triệu chứng. Những triệu chứng xuất hiện đầu tiên rất khác nhau giữa những người bị ảnh hưởng. Trong quá trình bệnh, một số rối loạn dường như chiếm ưu thế hơn hoặc có ảnh hưởng lớn hơn đến chức năng.

– Các vấn đề về cơ bắp như cứng hoặc co thắt cơ

– Chuyển động mắt chậm hoặc bất thường

– Dáng đi, tư thế và thăng bằng bất thường

– Khó khăn trong lời nói hoặc nuốt

– Khó tập trung vào công việc

– Thiếu linh hoạt hoặc có xu hướng suy nghĩ, hành vi hoặc hành động bất thường

– Thiếu kiểm soát xung động có thể dẫn đến sự bùng nổ, hành động mà không suy nghĩ và quan hệ tình dục bừa bãi

– Thiếu nhận thức về hành vi và khả năng của chính mình

– Chậm chạp trong việc xử lý suy nghĩ

Khó khăn trong việc học thông tin mới

– Cảm giác khó chịu, buồn bã hay thờ ơ

– Xa lánh xã hội

– Mất ngủ

– Mệt mỏi và mất năng lượng

– Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, chết hoặc tự tử

Các rối loạn tâm thần phổ biến khác bao gồm:

– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế – một tình trạng được đánh dấu bằng suy nghĩ tái phát, xâm nhập và hành vi lặp đi lặp lại

– Tâm trạng hưng phấn, hoạt động quá mức, hành vi bốc đồng và lòng tự trọng bị thổi phồng

– Rối loạn lưỡng cực – một tình trạng với các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm xen kẽ

– Ngoài các triệu chứng trên, giảm cân là phổ biến ở những người mắc bệnh Huntington, đặc biệt là khi bệnh tiến triển.

Nguyên nhân gây bệnh Huntington

Bệnh Huntington được gây ra bởi một khiếm khuyết di truyền ở một gen duy nhất. Bệnh Huntington là một rối loạn chi phối tự phát, có nghĩa là một người chỉ cần một bản sao của gen khiếm khuyết để phát triển rối loạn.

Cha hoặc mẹ có gen bị lỗi có thể chuyển qua bản sao khiếm khuyết của gen hoặc bản sao khỏe mạnh. Mỗi đứa trẻ trong gia đình có 50% nguy cơ thừa hưởng gen gây ra rối loạn di truyền.

Biến chứng khi mắc bệnh Huntington

Y sĩ đa khoa cần lưu ý: Sau khi bắt đầu bệnh Huntington, khả năng chức năng của một người dần dần xấu đi theo thời gian. Tốc độ tiến triển của bệnh và thời gian khác nhau.Thời gian từ khi phát sinh bệnh đến khi chết thường là khoảng 10 đến 30 năm. Bệnh thiếu niên Huntington thường dẫn đến tử vong trong vòng 10 năm sau khi các triệu chứng phát triển.

Nguồn: Hoàng Thị Hậu – (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)

Bệnh Hói Đầu Là Bệnh Gì? Bệnh Có Di Truyền Không?

Bệnh có thể xảy ra ở nam lẫn nữ, tuy nhiên nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Trước đây, hói đầu thường gặp ở độ tuổi sau 40 nhưng hiện nay, bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa: nhiều trường hợp bị hói đầu sớm ở tuổi 30, thậm chí 20, 25 tuổi đã gặp tình trạng hói đầu.

Mỗi người có thể nhận biết nguy cơ hói đầu thông qua một số dấu hiệu sau:

Tóc rụng nhiều và liên tục trong thời gian dài

Không thấy tóc mọc lại hoặc mọc lại rất ít

Nhiều mảng da đầu bị lộ ra

Ngoài những đặc điểm chung trên, hói đầu ở nam và nữ cũng có sự khác biệt.

+ Với nam giới, hói đầu thường hói từng mảng (kết quả từ quá trình rụng tóc từng mảng), đường ngôi trán bị mất đi, phần hói thường tập trung ở đỉnh đầu và hai bên thái dương, da đầu nhẵn bóng.

+ Với nữ giới, hói đầu thường chỉ xảy ra ở những người trải qua phương pháp hóa trị, xạ trị. Phụ nữ thường gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều ở đường rẽ ngôi, hai bên trán và đỉnh đầu. Tóc của họ thường mỏng, mảnh và rất thưa.

Bệnh hói đầu bắt nguồn từ sự suy yếu của tế bào mầm tóc, dẫn đến tóc rụng nhiều và liên tục. Sự suy yếu này có sự khác nhau giữa nam và nữ:

Nam giới: thường do yếu tố di truyền (thường gặp ở nam trẻ tuổi), do rối loạn thần kinh nội tiết nam, căng thẳng trong thời gian dài, hút thuốc, rượu bia, viêm nhiễm da đầu, tác dụng phụ của thuốc…

Nữ giới: thường bắt nguồn từ rối loạn thần kinh nội tiết nữ, thiếu dinh dưỡng, stress dài ngày, lạm dụng hóa chất làm tóc, ảnh hưởng từ các bệnh lý (suy giáp, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, viêm nhiễm…)

Ngoài ra, khi bị rụng tóc nhiều, rất nhiều bệnh nhân còn mắc phải “hội chứng ám ảnh” – tức lo lắng rằng tóc sẽ rụng thêm, rụng nhiều và trở thành hói. Sự lo lắng, ám ảnh quá mức này là một “chất xúc tác” khiến tế bào mầm tóc nhanh hư tổn, quá trình rụng tóc được đẩy nhanh hơn, hói đầu cũng đến sớm hơn – nỗi lo lắng vô tình trở thành sự thật.

Triệu chứng bệnh hói đầu khác nhau ở nam và nữ giới

Đường chân tóc thụt lùi

Ban đầu tóc sẽ rụng ở phía trước trán, tóc con có mọc ra nhưng giảm dần và nhanh chóng bị gãy, rụng. Sau đó, bạn sẽ nhìn thấy một đường chân tóc bị thụt lùi lại và xuất hiện những vùng hói đầu tiên. Tóc sẽ ngày càng mảng, dần dần cả vùng bên trên đầu là một mảng hỏi lớn.

Hói ở đỉnh đầu

Tóc phía trên đỉnh đầu (thường là ở đường xoáy ốc) sẽ bị rụng nhiều dẫn đến hói một mảng nhỏ. Sau đó vùng hói này lan rộng ra toàn bộ da đầu. Sau cùng, chỉ còn lại tóc ở sau gáy và hai bên mang tai, da đầu nhẵn bóng.

Hói từng mảng

Đây là một kiểu bệnh tự miễn khá phổ biến. Tóc rụng thành từng đốm tròn bằng đồng xu hoặc từng mảng trên da đầu. Thời kì đầu, tóc con có mọc lại nhưng với số lượng ít, sợi mảnh và rụng rất nhanh. Da bề mặt nhẵn thin và hơi teo, sau đó có thể lan rộng ra toàn bộ đầu.

Hỏi ở đường rẽ ngôi

Tóc thưa dần ở đường ngôi rẽ chính giữa, tóc mất dần, số lượng tóc con mọc lại ít nhưng thường không mọc ở xung quanh vùng này. Cách chân tóc mọc cách xa nhau, mật độ tóc mỗi ngày một thưa và có xu hướng lan rộng ở phía trên.

Hói ở hai bên trán

Đây là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là những người sau sinh. Tóc mỏng dần ở hai bên trán, lượng tóc con mọc lại ít và rất dễ bị gãy rụng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến bị hói ở hai bên trán.

Hói ở phía trước trên

Một số phụ nữ có thể gặp phải trường hợp hói ở phái trước trên, gần trán. Lượng tóc ở khu vực này giảm dần, ít tóc con. Tình trạng này kéo dài lâu dẫn đến hói một mảng nhỏ như đồng xu và có khả năng lan rộng ra xung quanh. Kiểu này dễ nhận thấy ở những người có tóc mái.

Câu trả lời là có. Nếu trong gia đình (bên nội hoặc bên ngoại) có người bị hói thì con cái – chủ yếu xảy ra ở nam giới – khi sinh ra có nguy cơ hói đầu cao. Đây là tình trạng di truyền kiểu trội.

Để hạn chế tình trạng rụng tóc hói đầu có thể dùng nhiều phương pháp, nên chủ động phát hiện sớm để điều trị ngăn ngừa sớm. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

– Gội đầu và dưỡng tóc một cách khoa học:

Sử dụng dầu gội phù hợp với từng loại tóc, khi có dấu hiệu dị ứng phải dừng lại ngay. Bạn nên chú ý khi gội đầu nên tránh để dầu gội đầu tiếp xúc trực tiếp với da dầu và phải gội thật sạch không để dầu gội còn sót lại trên đầu, vì như thế khi bụi bẩn bám vào sẽ làm tắc lỗ chân lông ảnh hưởng tới sự tuần hoàn nuôi dưỡng tóc.

– Chải đầu cũng phải đúng cách:

Chải đầu không những làm tóc sạch hơn mà còn kích thích da đầu, thúc đẩy tuần hoàn, nuôi dưỡng tóc làm tóc mọc nhanh hơn. Nhưng cũng cần chú ý chải đầu đúng cách như hướng chải đầu phải ngược phải hướng tóc chứ không phải xuôi theo chiều rủ xuống của tóc. Tóc đỉnh đầu và tóc phía sau nên cúi đầu thấp chải từ chân tóc, như thế không làm hư tóc, lại kích thích da đầu làm tóc mọc nhanh và mịn. Trong khi gội đầu nên massage tóc để kích thích mao mạch và mao nang thúc đẩy tóc nhanh mọc.

– Không nên nhuộm tóc, uốn tóc, duỗi tóc quá nhiều lần:

Nhuộm tóc, duỗi tóc sẽ làm dễ làm cho tóc dòn, dễ gãy và làm tăng gánh nặng cho tóc. Thuốc uốn tóc có tính kiềm rất mạnh do đó dễ làm đóng vón chất protein, làm tóc mất đi sự óng mượt, hơn nữa trong khi uốn tóc ở nhiệt độ cao quá làm tế bào tầng dễ bị phá hủy khiến tóc dễ rụng và bị cháy, chuyển từ đen thành vàng, từ dày sang thưa, dòn, dễ gãy.

Trong chế độ ăn uống, cần uống đủ nước, đảm bảo đủ dinh dưỡng các loại vitamin và nguyên tố vi lượng do nước chiếm 15 – 20% trọng lượng của tóc, làm cho tóc mềm, mịn, đồng thời phải bổ sung canxi, vitamin, đặc biệt là sinh tố nhóm B, B5, H, lipid rất cần cho da và tóc.

Cần loại bỏ phiền muộn, có tâm lý thoải mái, dinh dưỡng cân bằng, ngủ đủ giấc, tạo thói quen và tinh thần tốt cũng góp phần làm cho mái tóc khỏe, đẹp hơn.

Cách trị hói đầu bằng thuốc thảo dược đặc trị Nam Hoàng

Thuốc trị hói đầu thảo dược Nam Hoàng được bào chế từ công thức gia truyền lưu truyền qua 5 đời với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên sẽ giúp bạn có mái tóc óng mượt, chắc khỏe.

Khác với các sản phẩm khác trên thị trường thường chứa các thành phần kích thích mọc tóc có hại cho sức khỏe, thành phần thảo dược trong sản phẩm của chúng tôi đảm bảo an toàn tuyệt đối, không chất độc hại, không gây tác dụng phụ.

Đặc biệt với phụ nữ sau sinh đang trong thời kì cho con bú là đối tượng bị rụng tóc nhiều, hãy yên tâm sử dụng thuốc bởi thành phần của thuốc hoàn toàn từ thiên nhiên.

Dấu hiệu nỗi bật của thuốc trị bệnh hói đầu thảo dược Nam hoàng

Những điểm nổi bật của Thuốc trị rụng tóc thảo dược Nam Hoàng

Được bào chế từ công thức gia truyền 5 đời.

Cam kết 100% thảo dược thiên nhiên, không chứa các chất kích thích mọc tóc gây hại cho sức khỏe.

Đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ, kể cả phụ nữ có thai và cho con bú cũng sử dụng được.

Giúp tóc đen mượt, chắc khỏe, không còn lo ngại rụng tóc hay tóc bạc sớm.

Sử dụng thuốc thảo dược trị hói đầu Nam Hoàng sao cho hiệu quả?

Để đem lại hiệu quả tốt nhất khi điều trị bệnh, các bạn nên sử dụng 21 – 30 viên mỗi ngày, mỗi ngày 3 lần sau khi ăn.

Tuy nhiên, do chứa các thành phần hoàn toàn tự nhiên nên nhược điểm lớn nhất của Thuốc trị rụng tóc thảo dược Nam Hoàng là tác dụng chậm, thời gian vài ngày đầu có thể hiệu quả chưa rõ ràng, yêu cầu người bệnh cần kiên nhẫn và điều trị đủ liệu trình để đạt kết quả như mong muốn.

Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.

Thuốc thảo dược trị rung tóc Nam hoàng có tác dụng giúp kích thích tóc mọc nhanh hơn, phát huy tác dụng tích cực trên những vùng tóc mọc thưa hoặc vùng không mọc, giúp kích thích những nang tóc phát triển đồng thời củng cố chân tóc, chống tình trạng rụng tóc.

Hé lộ 4 cách trị rụng tóc dân gian hiệu quả nhanh đáng kinh ngạc

Bệnh Rụng Tóc Từng Mảng Nguyên nhân và Triệu chứng như thế nào?

[Tìm hiểu] Tóc dễ rụng ở nam giới có sao không? Cách chữa như thế nào?

Bệnh Lậu Là Bệnh Gì

Mục Lục

  

  Bệnh lậu là bệnh gì – cách điều trị hiệu quả   Vậy, bệnh lậu là bệnh gì?

  Lậu là một trong những căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, chiếm khoảng 90% và được xem là một trong những căn bệnh xã hội có nguy cơ lây nhiễm hàng đầu.

  Bệnh lậu do vi khuẩn có tên Neisseria gonorrhoeae, song cầu trong tế bào gây nên. Điều kiện tồn tại của vi khuẩn lậu khá phổ biến, chúng có thể phát triển nhanh trong môi trường nóng và ẩm ướt của cơ quan sinh dục hoặc có thể ở miệng, họng, mắt và hậu môn.

  Các nguyên nhân gây bệnh lậu

  Để biết thêm thông tin về bệnh lậu là bệnh gì? Người bệnh hãy tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh sau đây:

   Bệnh lậu lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn, gồm đường âm đạo, hậu môn và miệng.

   Truyền từ mẹ sang con nếu mẹ bầu mắc bệnh. Lúc này, khuẩn lậu sẽ xâm nhập vào bào thai bằng cách thông qua dây rốn hoặc qua đường sinh thường.

   Khuẩn lậu tồn tại trong máu sau khi xâm nhập vào cơ thể khoảng 6 ngày. Do đó, nếu cho nhận máu, dùng chung bơm kim tiêm hay dụng cụ y tế có dính máu của người bệnh sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn lậu.

   Tiếp xúc thân mật bằng cách ôm, hôn, chạm tay vào vùng kín hoặc vết thương hở có chứa dịch mủ gây bệnh.

   Ngoài ra, dùng chung các đồ cá nhân với người nhiễm bệnh cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh lậu.

  Bệnh lậu là gì? Cách điều trị hiệu quả

  Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu là bệnh gì?

  Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, vi khuẩn lậu sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 – 6 ngày. Sau đó, cơ thể người nhiễm bệnh sẽ dần xuất hiện những triệu chứng sau:

   Ở nam giới, dấu hiệu bệnh lậu là bệnh gì?

  + Nam giới xuất hiện chứng tiểu buốt, tiểu rắt, dòng nước tiểu nóng và yếu. Có trường hợp tiểu ra mủ hoặc máu kèm theo mùi hôi.

  + Lỗ sáo bị sưng tấy, đỏ, gây đau rát dữ dội.

  + Tại đầu lỗ tiểu tiết nhiều dịch mủ màu vàng xanh, dấu hiệu này thường xuất hiện trước khi đi tiểu, nhất là vào buổi sáng sớm.

  + Thường xuyên đau nhiều ở vùng dọc sống lưng, niệu đạo và vùng bụng dưới.

  + Đau mỗi khi giao hợp, khi xuất tinh hoặc đau khi dương vật cương cứng.

   Ở nữ giới, dấu hiệu bệnh lậu là bệnh gì?

  + Âm đạo có dấu hiệu viêm, sưng tấy, đau rát và ngứa ngáy vô cùng.

  + Rối loạn chức năng bài tiết, nữ giới hay gặp chứng tiểu đau, tiểu rát, tiểu buốt, đôi khi tiểu ra máu hoặc tiểu ra mủ có màu vàng sẫm, đặc.

  + Tăng tiết dịch âm đạo, dịch tiết có mùi hôi tanh khó chịu.

  + Hay bị đau bụng dưới, đau khu vực xương chậu, xương mu và khi quan hệ với bạn tình.

  + Xuất hiện một số dấu hiệu toàn thân như sốt cao, cơ thể mệt mỏi, nôn và buồn nôn.

  Biến chứng thường gặp khi mắc bệnh lậu

  Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh lậu là bệnh gì, người bệnh cũng cần biết được các biến chứng sẽ gặp khi mắc phải song cầu khuẩn lậu. Thông thường, đối với các trường hợp mắc bệnh nếu không sớm can thiệp sẽ gây biến chứng:

   Tác động xấu đến khả năng sinh sản, gây biến chứng vô sinh.

  Đe dọa sức khỏe, tính mạng của thai phụ và thai nhi

  Ảnh hưởng đến sức khỏe gì có khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và nam khoa.

   Làm ảnh hưởng đến tâm lý của người mắc bệnh.

   Gây hệ lụy trong đời sống hôn nhân, hạnh phúc gia đình.

  Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả, an toàn

  Sau khi nắm được kiến thức bệnh lậu là bệnh gì? Chắc hẳn mọi người sẽ quan tâm đến việc điều trị bệnh thế nào hiệu quả, đảm bảo an toàn. Theo kết quả khảo sát, hiện có nhiều cách điều trị bệnh lậu được ứng dụng. Chẳng hạn như:

   ► Điều trị nội khoa: Dựa trên mức độ bệnh lý, biến chứng và tình trạng sức khỏe hiện tại, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, bao gồm các loại kháng sinh đặc trị khuẩn lậu và kháng sinh phổ rộng để loại bỏ các loại vi khuẩn cộng sinh. Đồng thời, thuốc còn có chức năng tăng cường miễn dịch, lợi tiểu, ngăn chặn tổn thương ở vùng kín. Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ, tránh trường hợp dùng sai thuốc.

   ► Điều trị bằng DHA: Đây được xem là phương pháp điều trị bệnh lậu tiên tiến và phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp DHA có sử dụng sóng điện cao tần sẽ phá hủy cấu trúc gen khuẩn lậu. Qua đó hỗ trợ phục hồi niêm mạc vùng tổn thương, giảm đau, kháng viêm và kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp DHA còn giảm nguy cơ tái phát tới mức thấp nhất.

  

  Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi – địa chỉ khám chữa bệnh lậu uy tín

  Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi được biết đến là nơi chuyên hỗ trợ điều trị các căn bệnh xã hội, điển hình là bệnh lậu. Đối với từng ca bệnh, đội ngũ bác sĩ luôn hỗ trợ nhiệt tình, tư vấn cụ thể để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất. Đồng thời, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

  Hiện chúng tôi được đông đảo người bệnh tin tưởng, lựa chọn làm nơi khám chữa bệnh lậu vì:

  Khám chữa bệnh lậu tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi

   Sử dụng đội ngũ y – bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm, am hiểu sâu về lĩnh vực bệnh xã hội cũng như bệnh lậu. Họ là những người có thâm niên công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước, đảm bảo thực hiện quy trình khám, xét nghiệm nhanh chóng, chính xác để có phương án điều trị phù hợp.

   Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ các nước phát triển trong lĩnh vực y khoa. Thường xuyên được kiểm tra kỹ càng nên giảm thiểu rủi ro.

  Xây dựng môi trường phòng khám khang trang, sạch sẽ, có nhiều khu vực chức năng phục vụ tốt cho nhu cầu khám chữa bệnh. Đặc biệt, hệ thống phòng chức năng đảm bảo trong điều kiện vô trùng, vô khuẩn, hạn chế biến chứng viêm nhiễm khuẩn.

   Ứng dụng phương pháp điều trị bệnh khoa học, hiện đại bằng phương pháp tân tiến DHA liệu trình ngắn, hạn chế cảm giác đau, an toàn, tiêu diệt tận gốc vi khuẩn gây bệnh.

   Thái độ phục vụ chu đáo, tận tâm, người bệnh sẽ được trò chuyện, hướng dẫn tận tình về các thủ tục hành chính, nhanh gọn trong việc xét nghiệm. Đặc biệt, chúng tôi luôn giữ bí mật về thông tin cá nhân bằng hệ thống xử lý thông tin hiện đại.

  Kịp thời đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh với thời gian làm việc linh hoạt, diễn ra tất cả các từ 7h30 – 19h30 tất cả các ngày trong tuần, đem lại cơ hội khám chữa cho nhiều đối tượng bệnh nhân.