Bệnh Viêm Phế Quản Mãn Tính Nghề Nghiệp / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Viêm Phế Quản Mạn Tính Nghề Nghiệp

I. KHÁI NIỆM, CƠ CHẾ BỆNH SINH

Viêm phế quản mạn tính được định nghĩa là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục, tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần lễ) ít nhất là 3 tháng trong 1 năm và ít nhất là 2 năm liền. Tổ chức Y tế thế giới và các nhà nghiên cứu viêm phế quản mạn tính dùng định nghĩa này và coi là tiêu chuẩn chẩn đoán.

Viêm phế quản mạn tính được Laenec mô tả năm 1826 và xếp vào nhóm bệnh phổi không đặc hiệu. Bệnh rất phổ biến: ở Pháp viêm phế quản mạn tính chiếm 5% dân số, nếu chỉ tính ở nam giới thì tỷ lệ ấy là 18%, ở Anh người ta thấy khoảng 47% số người ở lứa tuổi 55 bị bệnh. Tỷ lệ tử vong khá cao, ở Mỹ (1964) có khoảng 80.000 người và ở Pháp có từ 10.000 – 30.000 người chết do viêm phế quản mạn tính mỗi năm (Vieserm 1986).

Quan sát tế bào học người ta có thể nhìn thấy tuyến tiết chất nhầy của niêm mạc phế quản quá sản, các tế bào hình đài (califorme) của biểu mô phế quản, tăng tiết dịch nhầy và ứ đọng dịch nhầy là nguyên nhân làm tắc nghẽn lòng phế quản. Khi có phối hợp giãn phế nang thì lớp cơ của mạch máu dày lên, lưới mao mạch cũng bị phá huỷ và thưa thớt, tổ chức đàn hồi của nhu mô phổi cũng bị biến đổi.

Trên thực tế cơ chế của bệnh viêm phế quản nghề nghiệp xuất phát từ những cơ sở sau đây:

– Các yếu tố nguy cơ của môi trường như bụi, hoá chất độc hại kích thích thường xuyên. Bụi bám vào mặt ngoài của tế bào, màng nhầy làm khô niêm mạc, hoá chất độc kích thích liên tục… Hậu quả của quá trình trên làm cho tế bào đường hô hấp bị giảm tuổi thọ, giảm sức đề kháng, dễ bị bệnh. (Satalob 1988)

– Các vi sinh vật gây bệnh thường trực trong môi trường và bộ máy hô hấp rất nhiều. Nếu tế bào niêm mạc đường hô hấp khoẻ mạnh có khi nó bị tiêu diệt hoặc chung sống hoà bình song có điều kiện sẽ trở thành tác nhân gây bệnh.

– Diện tiếp xúc quá lớn, các màng đều mỏng, sự ứ đọng do viêm nhiễm dễ dàng nên khi bệnh phát triển thường kéo dài, lâu hồi phục, nhiều khả năng trở thành mạn tính. (Krisbina 1987)

– Các tác nhân gây bệnh không đặc hiệu, quá nhiều nên khả năng điều trị và dự phòng khó khăn.

Bệnh viêm phế quản mạn tính có thể chia ra 3 loại như sau:

– Viêm phế quản mạn tính đơn thuần (Bronchite chronique simple): Thể viêm phế quản này chỉ ho và khạc đờm nhầy, thường gặp nhất.

– Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ (Bronchite chronique mucopurulente).

– Viêm phế quản mạn tính tắc ngãi (Bronchite chronique obstructive) hoặc thể viêm phế quản khó thở: Thể này nặng nhất, có thể viêm phế quản mạn tính đơn thuần hoặc nhầy mủ nhưng triệu chứng chính là khó thở, hoặc tắc nghẽn lan rộng, và thường xuyên của phế quản làm tổn thương đến chức năng thông khí và trao đổi khí của phổi. Bệnh này còn gọi là bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn đường thở do Macklen mô tả năm 1971.

II. BỆNH LÝ

Viêm phế quản mạn tính là bệnh tiến triển do nhiều nguyên nhân, bệnh bắt đầu từ lúc nào khó biết. Khi bệnh đã rõ thì những triệu chứng chính là:

– Ho và khạc đờm: Thường ho và khạc đờm buổi sáng như rửa phế quản, đờm có thể nhầy, trong, dính hoặc màu xanh, vàng đục như mủ. Lượng đờm trong 24 giờ khoảng 200ml. Mỗi đợt ho khạc đờm kéo dài khoảng 3 tuần lễ nhất là những tháng mùa đông, đầu mùa thu, và vào thời kỳ tiếp xúc nhiều với bụi và hơi khí độc.

Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: thỉnh thoảng vượng lên một đợt cấp, nhất là ở người già, thường do bội nhiễm hoặc hơi khí độc kích thích. Trong đợt cấp có những triệu chứng như sau: Ho, khạc đờm có mủ, khó thở như cơn hen, nghe phổi có ran rít, ran ngáy và ran ẩm, rì rào phế nang giảm. Triệu chứng nhiễm khuẩn có khi rõ rệt, thường là kín đáo. Bệnh nhân có thể tử vong trong đợt suy hô hấp cấp này. Bệnh phát triển theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn O: Không có rối loạn hô hấp (không khó thở).

Giai đoạn 1: Ho dai dẳng, khạc đờm dai dẳng, ho và khạc đờm ít nhất là 3 tuần lễ, khó thở độ 2 (khó thở vừa phải, khi leo thang gác hết tầng 2 hoặc leo dốc nhẹ (theo Sadoul).

Giai đoạn 2: Giống như giai đoạn 1 nhưng thêm ho và khạc đờm trên ba tuần lễ mỗi năm, khó thở độ 3 (khó thở khi đi lại bình thường trên mặt phẳng) (theo Sadoul), nghe phổi có ran rít, ran ngáy, có khó thở như hen, có sự giảm rõ rệt thông khí phổi.

Giai đoạn 3: Như giai đoạn 2 nhưng thêm: rối loạn chức năng hô hấp, khó thở nặng hơn, (khó thở khi đi chậm, làm động tác rất nhẹ).

Giai đoạn 4: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng như những triệu chứng đã mô tả trên, nhưng rối loạn chức năng hô hấp nặng, khó thở rất nhiều (khi đi chậm Phải dừng lại để thở).

Giai đoạn 5: Bệnh phối tắc nghẽn rất nặng và khó thở nặng thêm (khó thở khi làm động tác nhẹ: chải đầu, đứng lên, ngồi xuống…) rối loạn chức năng hô hấp rất nặng.

Chụp X quang phổi rất cần thiết để loại trừ những bệnh có ho và khạc đờm kéo dài giống viêm phế quản mạn tính như: ung thư phế quản, lao phổi, giãn phế quản. Hình ảnh X quang của viêm phế quản mạn tính không thấy gì đặc hiệu chỉ thấy hai rốn phổi đậm, có những đường mờ chạy xuống phía cơ hoành hoặc lan toả ra các vùng của phế trường, có thể thấy các cung động mạch phế quản, động mạch phổi phình ra, và là dấu hiệu sớm của tăng áp lực động mạch phổi ở giai đoạn 1. Khi có giãn phế nang thấy hình lồng ngực thay đổi, xương sườn nằm ngang, khoang liên sườn rộng, hai vòm hoành bị đẩy xuống, hai đỉnh phổi bị đẩy lên, hình tim dài và bé, hai phổi quá sáng.

Chụp phế quản có chất cản quang (Lipiodol): thấy vách phế quản không đều ở thế hệ 3 – 4, không thấy biến đổi khẩu kính (calibre), có thể thấy phế quản bị tắc do chất nhầy, ống tuyến bị xung huyết đỏ, dày, có thể thấy hình ảnh giãn phế quản… khi có giãn phế nang và đặc biệt là vùng trung tâm tiểu thuỳ (emphyseme centro – lobulaire): phế quản ngấm thuốc không đều.

Chụp nhấp nháy (Scintigraphie): Dùng chất đồng vị phóng xạ Senon 133 có thể thấy sự phân bố khí không đều trong các phế nang. Dùng chất đồng vị phóng xạ I I3I technitium 99, có thể thấy sự phân bố máu không đều trong phổi, những dấu hiệu này chỉ xuất hiện ở giai đoạn 3 và giai đoạn nặng hơn.

Soi phế quản có thể thấy vách phế quản dày, niêm mạc phế quản nhạt màu, có chỗ xung huyết, có hình ảnh viêm nhiễm ở những phế quản lớn. Có khi thấy phế quản xẹp khi thở ra. Có thể thấy viêm phế quản lan toả hay viêm phế quản cục bộ. Soi phế quản để loại trừ khối u, sinh thiết, hút dịch phế quản để tìm tế bào ung thư và tìm vi khuẩn.

Ở giai đoạn đầu chưa có rối loạn về chức năng hô hấp hoặc có biểu hiện rất nhẹ như sức cản R (Airway Resitance) có thể tăng sớm, ở giai đoạn 1 có thể biểu hiện với mức từ 2cm H2O/lit/sec, tăng lên rõ rệt ở giai đoạn 3 – 4 – 5. Khi đo bằng thể tích ký toàn thân (Body – plethysmograph) thấy nhiều chỉ số giảm. VEMS (hoặc FEV1) giảm ở giai đoạn 2 và giảm nặng hơn ở các giai đoạn muộn. VC giảm ở giai đoạn 3 trở đi. Chỉ số Tiffeneau giảm ở giai đoạn 2 trở đi. RV (thể tích khí cặn) tăng lên khi có giãn phế nang. RV/TC (Thể tích cặn/thể tích phổi toàn bộ) tăng lên khi có giãn phế nang. PaO 2 giảm nhẹ ở giai đoạn 2 – 3 và giảm nặng ở giai đoạn 4 – 5. SaO 2 chỉ giảm nhẹ ở giai đoạn 4 trở đi. PaCO 2 tăng rất muộn ở giai đoạn 5. pH máu có thể vẫn chưa có sự thay đổi hoặc giảm ở giai đoạn cuối khi có suy hô hấp toàn phần. Có thể có rối loạn tỷ số Vo/Qo (thông khí / tuần hoàn phổi/phút) vào giai đoạn cuối. DLo 2 – DLco (khuyếch tán khí của phổi) bị giảm khi có kèm theo giãn phế nang.

III. CHẨN ĐOÁN 3.1. Chẩn đoán xác định

Phần lớn là những người có tuổi nghề cao tiếp xúc nhiều với bụi, hơi khí độc hoặc có nghiện thuốc lá, thuốc lào, ho và khạc đờm thường xuyên về buổi sáng, từng đợt khoảng 3 tuần lễ, mỗi năm 3 tháng và ít nhất 2 năm liền. Có từng đợt kịch phát như đã mô tả ở trên. Rốn phổi 2 bên đậm hoặc lan toả trên phim X quang.

3.2. Chẩn đoán giai đoạn

Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm chức năng hô hấp.

3.3. Chẩn đoán phân biệt

– Lao phổi: Trong lao phổi phải kể đến lao hang, hoặc lao phế quản có biểu hiện triệu chứng phế quản, cần chụp phổi để thấy tổn thương ở vùng đỉnh phổi, hạ đòn và ở khu vực phế quản, tìm BK nhiều lần.

– Hen phế quản: Khó phân biệt với thể hen mạn tính, trong hen có viêm phế quản. Cần hỏi kỹ tiền sử, tính chất cơn hen. Làm nghiệm pháp Acetycholin, trong hen nghiệm pháp này nhạy hơn trong viêm phế quản.

– Ung thư phế quản: ở nam giới tuổi từ 40 – 60, ho khan hoặc ho có đờm kéo dài, có thể ra máu ít, máu dính vào đờm buổi sáng. Dùng các thuốc giảm ho, chống viêm không đỡ. Cần tìm biện pháp để chẩn đoán: X quang phổi, soi phế quản và hút dịch để tìm tế bào ung thư.

– Giãn phế quản: Ho và khạc đờm nhiều, ho ra máu tái phát, cần chụp phế quản có Lipiodol sẽ thấy phế quản hình ống, hình túi, hình tràng hạt hoặc hình ruột bánh mỳ.

– Giãn phế nang: Có thể viêm phế quản mạn tính mà không có hoặc chưa có giãn phế nang có khi không có triệu chứng của viêm phế quản mạn tính nhưng đã xuất hiện giãn phế nang rõ.

PGS. TS ĐỖ HÀM (Nguồn tin: Theo cuốn “Vệ sinh lao động và Bệnh nghề nghiệp”)

Bệnh Viêm Phế Quản Mạn Tính Nghề Nghiệp Là Gì?

Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp (VPQMT nghề nghiệp) là bệnh lý viêm các phế quản của đường hô hấp ở những công nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc với khói, bụi, hơi hóa chất độc hại… Bệnh nếu không được phát hiện, không biết cách phòng bệnh và không được xử lý đúng cách sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm phế quản nghề nghiệp mạn tính

Viêm phế quản mạn tính được xác định là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần lễ) ít nhất là 3 tháng trong 1 năm và ít nhất là 2 năm liền.

Bệnh xuất hiện trên công nhân tiếp xúc nhiều và kéo dài với bụi vô cơ, bụi hữu cơ, hơi acid mạnh, hơi hóa chất như công nhân mỏ than, uranium, pyrit, luyện kim, hoá chất, thợ cán bông, làm nhựa…Ngoài ra, việc hít phải các chất kích thích trong môi trường làm việc như amoniac, khí clo, bụi ngũ cốc, hoặc bụi ở nhà máy dệt… cũng có thể dẫn tới viêm phế quản mạn tính. Hút thuốc lá; vi khuẩn, virus ở những ổ viêm nhiễm đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp tái lại là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm phế quản mạn tính phát triển. Bệnh thường có sự kết hợp với các bệnh hen phế quản nghề nghiệp, bệnh bụi phổi – than, bệnh bụi phổi silic và bệnh bụi phổi – amiăng. Người cao tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn và nam giới thường bị nhiều hơn nữ giới.

Tiếp xúc với bụi kim loại lâu dài dễ mắc bệnh viêm phế quản nghề nghiệp

Bệnh gây ho và khạc đờm nhiều lần, đờm có thể nhầy, trong, dính hoặc đục khi có bội nhiễm, khạc đờm thường vào buổi sáng. Mỗi đợt khạc đờm thường kéo dài khoảng 3 tuần lễ nhất là những tháng đầu mùa thu, hay vào mùa đông và thời kỳ tiếp xúc nhiều với bụi và hơi khí độc. Bệnh tiến triển và thi thoảng xuất hiện một đợt cấp của viêm phế quản mạn tính thường là do bội nhiễm hoặc hơi khí độc kích thích. Đợt cấp có những triệu chứng như ho, khạc đờm có mủ, khó thở như cơn hen, nghe phổi có ran rít, ran ngáy và ran ẩm, rì rào phế nang giảm. Bệnh nhân có thể tử vong trong đợt suy hô hấp cấp này.

Giai đoạn 0: Không có rối loạn hô hấp (không khó thở).

Giai đoạn 1: Ho dai dẳng, khạc đờm dai dẳng, ho và khạc đờm ít nhất là 3 tuần lễ, khó thở độ 2 (khó thở vừa phải, khi leo thang gác hết tầng 2 hoặc leo dốc nhẹ).

Giai đoạn 2: Giống như giai đoạn 1 nhưng thêm ho và khạc đờm trên ba tuần lễ mỗi năm, khó thở độ 3 (khó thở khi đi lại bình thường trên mặt phẳng), nghe phổi có ran rít, ran ngáy, có khó thở như hen, có sự giảm rõ rệt thông khí phổi.

Giai đoạn 3: Như giai đoạn 2 nhưng thêm: rối loạn chức năng hô hấp, khó thở nặng hơn, (khó thở khi đi chậm, làm động tác rất nhẹ).

Giai đoạn 4: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng (COPD) như những triệu chứng đã mô tả trên, nhưng rối loạn chức năng hô hấp nặng, khó thở rất nhiều (khi đi chậm phải dừng lại để thở).

Giai đoạn 5: Bệnh phối tắc nghẽn rất nặng và khó thở nặng thêm (khó thở khi làm động tác nhẹ: chải đầu, đứng lên, ngồi xuống…) rối loạn chức năng hô hấp rất nặng.

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

VPQ nghề nghiệp thường không gây nguy hại tức thời và dễ nhầm lẫn với các bệnh mũi họng khác nên bệnh nhân thường chủ quan, bỏ qua không đến khám bệnh. Đến khi đi khám vì cảm thấy khó thở thì tình trạng bệnh đã trở nên trầm trọng.

Hiện nay, không có thuốc đặc hiệu kiểm soát bệnh VPQMT nghề nghiệp mà chỉ sử dụng thuốc làm giảm triệu chứng. Người lao động cần trang bị cho mình các cách phòng tránh để không bị mắc phải căn bệnh này như:

* Tuân thủ các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động như đeo khẩu trang chống bụi, chống hơi khích thích hoặc mặt nạ phòng độc khi tiếp xúc với môi trường độc hại như công nhân làm ở hầm mỏ, xí nghiệp, luyện kim, hóa chất…

* Khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện các yếu tố di truyền, giảm miễn dịch ở những người có nghề nghiệp dễ bị bệnh.

* Sử dụng một số sản phẩm từ thảo dược cũng có thể giúp dự phòng viêm phế quản mạn tính, giúp làm giảm các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở; cũng như giảm tần xuất xuất hiện các đợt cấp của bệnh.

* Không hút thuốc lá, giải quyết các ổ viêm nhiềm đường hô hấp trên, tránh tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng hơn.

Hen Phế Quản Nghề Nghiệp

Hen nghề nghiệp xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân tại nơi làm việc, hậu quả là một số trường hợp từ mắc các bệnh hô hấp thông thường có thể tiến triển thành hen phế quản. Những bệnh nhân hen phế quản, sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như khói bụi, hóa chất… trong môi trường làm việc cũng sẽ làm khởi phát cơn hen cấp tính hoặc làm cơn hen nặng lên, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Ai dễ mắc hen nghề nghiệp?

Hiện nay, có khoảng hơn 250 chất được xác định là tác nhân gây bệnh hen nghề nghiệp và những ngành nghề sau thường có nguy cơ cao bị hen phế quản: Công nghiệp nhựa, keo dính & sơn, những người làm việc với véc ni, keo dính hoặc nghề in; Công nhân xét nghiệm, diệt sâu, trồng màu; Thợ điêu khắc, công nghiệp gỗ, thợ mộc; Công nhân ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt ở những nơi rosin được sử dụng để hàn; Y tá, kỹ thuật viên xét nghiệm, x quang phải tiếp xúc thường xuyên với Glutaraldehyde; Công nhân trong các nhà máy nhuộm, chế biến thực phẩm, công nhân hoá nghiệm…

Ở giai đoạn sớm của bệnh, triệu chứng sớm nhất là khó thở sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây hen phế quản ở nơi làm việc. Những triệu chứng báo hiệu trước như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, đỏ mắt, có khi ho khan vài tiếng, có người thấy tức ngực như có gì chẹn cổ, khó thở, có khi phải há mồm ra để thở.

Ở một số người, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện muộn hơn sau 12 giờ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Hen phế quản nghề nghiệp thường có biểu hiện xấu vào những ngày làm việc trong tuần và mất đi vào những ngày nghỉ cuối tuần nhưng quay trở lại vào ngày đầu tuần và những ngày làm việc.

Tiến triển của bệnh hen phế quản nghề nghiệp khó biết trước được. Ước lượng khoảng 1/3 bệnh nhân hen nghề nghiệp sẽ khỏi bệnh hoàn toàn nếu họ chuyển khỏi nơi làm việc. Tuy nhiên, nhiều người có triệu chứng hen dai dẳng mà không có sự cải thiện mặc dù đã chuyển nơi làm việc. Bệnh nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng; lao phổi; giãn phế nang; suy tim…

Dự phòng hen phế quản nghề nghiệp

Hen nghề nghiệp là bệnh gây mất khả năng lao động nghiêm trọng và hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Việc dự phòng bệnh hen phế quản nghề nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào thời gian và mức độ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Chính bản thân người lao động cần trang bị cho mình các cách phòng tránh để không bị mắc phải căn bệnh này như:

* Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, giữ gìn vệ sinh đường hô hấp.

* Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh hen phế quản nghề nghiệp nhằm điều trị kịp thời.

Nếu phát hiện ra bệnh thì cần có biện pháp dự phòng hiệu quả như giảm thời gian tiếp xúc và mức độ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đã biết. Sử dụng các thuốc điều trị có nguồn gốc thảo dược, điều trị tận gốc căn nguyên sinh bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bệnh Viêm Phế Quản Mãn Tính Ở Người Già

Bệnh viêm phế quản mãn tính là bệnh đường hô hấp chủ yếu gặp ở người già, chiếm tới hơn 80%. Vậy tại sao người già lại chiếm tỷ lệ cao đến như vậy và bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già cần lưu ý đặc biệt những gì, bài viết sau đây sẽ cho các bạn lời giải đáp.

Tại sao bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già lại có tỷ lệ cao đến vậy?

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản mãn tính là sự mất cân bằng giữa cơ chế tự bảo vệ của cơ thể và các tác nhân gây bệnh.

Các tác nhân gây bệnh là khói thuốc lá, viêm phế quản do khói bếp than tổ ong, bụi từ môi trường ô nhiễm, nơi làm việc sẽ tấn công đường hô hấp. Khi đó các cơ chế tự bảo vệ của cơ thể sẽ làm việc để chống lại các tác nhân gây bệnh (cơ chế tự bảo vệ như hệ thống lông mao ở đường hô hấp, phản xạ ho, đại thực bào, tế bào tiêu diệt tự nhiên), tuy nhiên khi các tác nhân gây bệnh quá nhiều, cơ chế tự bảo vệ sẽ không chống được hết gây nhiễm độc phổi và lâu dần hình thành nên viêm phế quản mãn tính.

Ở người già, cơ chế tự bảo vệ trở lên vô cùng yếu kém, sức đề kháng cũng giảm rất nhiều đó là nguyên nhân tại sao người già lại dễ mắc bệnh hơn người trẻ.

Bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già có triệu chứng gì đặc biệt?

Triệu chứng viêm phế quản mãn tính ở người già tương tự như người trẻ, tuy nhiên nếu không có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, người già sẽ nhanh chóng bị biến chứng, suy hô hấp và tử vong.

Triệu chứng chủ yếu của viêm phế quản mãn tính ở người già là ho, khạc đờm nhầy hoặc mủ và khó thở.

– Giai đoạn đầu của bệnh: Người bệnh bị ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ một tuần đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho đến 5 – 6 lần.

Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài thì gây ho càng nhiều, đờm ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng). Khối lượng đờm do ho, khạc ra trong một ngày có khi lên tới 100ml hoặc hơn thế nữa.

– Giai đoạn tiếp theo: Ho ngày càng tăng lên và số lượng đờm cũng tăng dần lên và bệnh cũng càng nặng hơn: mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể

– Ở giai đoạn muộn hơn: Biểu hiện là thường kèm khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ mới cảm thấy nặng ngực, dần dần là khó thở thực sự. Bệnh càng lâu và càng nặng thì sự thiếu hụt không khí càng nhiều, gây rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể. Do đó, người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…).

Bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già có mấy dạng?

Viêm phế quản mãn tính ở người già có loại: loại lành tính và loại ác tính.

Viêm phế quản mãn tính lành tính là loại chỉ xảy ra ở phần thân của các phế quản lớn (khí quản, phế quản gốc, thùy và phân thùy) nếu hiện tượng viêm nhẹ thì ít khi gây suy hô hấp, loại này lành tính chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90%).

Viêm phế quản mãn tính thể ác tính chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều (khoảng 10%) thường xảy ra ở các tiểu phế quản và gây nên hội chứng tắc nghẽn thở ra dẫn đến suy thở và rất dễ dẫn đến tâm phế mạn ở NCT.

– Khám thực thể khi nghe phổi sẽ thấy có ran rít và ran ẩm nhỏ hạt ở 2 phế trường. Trong những đợt tiến triển cấp tính thì khi nghe phổi có thể thấy nhiều ran hơn khắp 2 phế trường. Khi bệnh có xu hướng tiến triển xấu đi (hình thành bệnh khí phế thũng) thì khám thấy rì rào phế nang giảm rõ rệt.

– Các loại cận lâm sàng như xét nghiệm công thức máu sẽ thấy đa hồng cầu (một thời gian vài năm sau khi bị VPQMT); lưu lượng hô hấp khi gắng sức sẽ giảm; dung tích sống, thể tích thở ra tối đa giảm; Pa02 và PaC02 giảm (khi đo khí trong máu). X-quang có thể thấy mạng lưới phế – huyết quản tăng đậm.

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già bằng cách nào?

Để phòng bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già cần lưu ý:

Thuốc lá hoặc thuốc lào nên bỏ càng sớm càng tốt.

Nếu chưa có điều kiện dùng bếp ga, bếp điện thì cần cải thiện việc dùng bếp than, củi, rơm rạ bằng cách dùng loại bếp ít khói. Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ, không khí không được lưu thông.

Tích cực tham gia hoặc vận động mọi người trong gia đình, làng xóm, dân phố vệ sinh môi trường sống càng sạch, càng ít bụi càng tốt.

Nếu bị viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) cần được khám và điều trị dứt điểm không để bệnh trở thành mạn tính.

Cần tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở như: hít thở, đi bộ, chơi thể thao. Tập thể dục và chơi thể thao là phải tùy theo sức của mình, không nên gắng sức tập quá khả năng hoặc quá sức lực của mình và phải tập theo bài bản.

Người già rất dễ mắc bệnh do vậy ngoài những biện pháp trên người già cần lưu ý nên sử dụng những sản phẩm có tác dụng giải độc phổi khi phổi bị nhiễm độc và bảo vệ phổi trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Và sản phẩm đáp ứng được yêu cầu này trên thị trường hiện mới có một sản phẩm duy nhất là BoniDetox.

BoniDetox – Giải pháp cho bệnh viêm phế quản mãn tính ở người già

Với người già, sản phẩm tốt không chỉ là sản phẩm giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả mà còn phải phải an toàn, không tác dụng phụ và BoniDetox đều đáp ứng được cả 2 tiêu chí trên. Đó là:

Thứ nhất: BoniDetox giúp tác động tới căn nguyên gây bệnh đó là nhiễm độc phổi nhờ thành phần chứa những thảo dược có tác dụng giải độc phổi rất tốt như: hoàng cầm, xuyên tâm liên, cam thảo ý, lá ô liu: Làm tăng khả năng giải độc phổi khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công, làm sạch phổi, giảm sự tích lũy chất độc trong phổi, rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do các chất ô nhiễm trong không khí.

Thứ hai: BoniDetox giúp bảo vệ phổi trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh là khói thuốc lá, bụi mịn, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường nhờ các thảo dược cúc tây và xuyên bối mẫu

Ngoài ra một số thành phần khác trong BoniDetox còn giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính như ho, đờm nhiều, do đó giúp giảm tắc nghẽn, khó thở.như tỳ bà diệp, lá bạch đàn. Đặc biệt Fucoidan chiết xuất từ tảo biển giúp ngăn ngừa được biến chứng của sự nhiễm độc phổi đó là đột biến tế bào gây ung thư phổi.

Với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên nên BoniDetox cực kỳ an toàn.

BoniDetox được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer – công nghệ siêu nano, một trong những công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới. So với các phương pháp thông thường, công nghệ microfluidizer có độ tinh khiết rất cao, loại bỏ được hết nguồn ô nhiễm, sinh khả dụng cao hơn, hấp thu và tác dụng tốt hơn, hạn sử dụng kéo dài hơn và đặc biệt an toàn không tác dụng phụ.

Như vậy Bonidetox rất thích hợp cho người già sử dụng, vừa an toàn lại hiệu quả giúp người già thoát khỏi nỗi lo bệnh viêm phê quản mãn tính. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ với dược sỹ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 0243 766 2222 – 0984 464 844.

Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY