Bệnh tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,…
Bệnh tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,…
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và tiểu đường loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin. Ngoài ra còn có tiểu đường thai kỳ.
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton. Những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng kín do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.
Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.
Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại.
Glucose niệu kéo theo lợi niệu thẩm thấu làm tăng lượng nước tiểu, bệnh nhân thường xuyên mắc đi tiểu hơn người bình thường. Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng. Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
Cơ thể không thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng làm cho bệnh nhân nhanh đói, đói chỉ sau bữa ăn một thời gian ngắn.
Mất nước làm kích hoạt trung tâm khát ở vùng hạ đồi, làm cho bệnh nhân có cảm giác khát và uống nước liên tục.
Dù ăn uống nhiều hơn bình thường, nhưng do cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, buộc phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ, làm cho bệnh nhân sụt cân, người gầy còm, xanh xao. Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).
Một số xét nghiệm cần thiết phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh:
Đo nồng độ đường trong máu lúc đói, sau khi ăn và sự dung nạp chất này.
Xác định tiểu đường trong 2 lần xét nghiệm đều cho kết quả là nồng độ glucose trong máu lúc đói cao hơn 126 mg/dl. Khi kết quả xét nghiệm có nồng độ từ 110 và 126 mg/dl thì coi là tiền tiểu đường, báo hiệu nguy cơ bị tiểu đường type 2 với các biến chứng của bệnh.
Nếu kết quả đo nồng độ glucose sau khi đă ăn cao hơn 200 mg/dl kèm các triệu chứng của bệnh (khát nhiều, đái nhiều và mỏi mệt) thì nghi ngờ bị bệnh tiểu đường.
Đôi khi các bác sĩ muốn chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ hơn nữa bằng cách cho uống đường glucose làm bộc lộ những trường hợp ĐTĐ nhẹ mà thử máu theo cách thông thường không đủ tin cậy để chẩn đoán. Cách đó gọi là “test dung nạp glucose bằng đường uống”. Xét nghiệm nồng độ glucose sau khi uống 2 giờ. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ này vẫn cao hơn 200 mg/dl thì chẩn đoán là bị bệnh tiểu đường type 2.
Sau khi được chẩn đoán xác định và làm những xét nghiệm theo dõi thường kỳ (1-2lần/năm) để thăm dò các biến chứng mạn tính và để theo dõi điều trị: Khám lâm sàng: lưu ý kiểm tra cân nặng, huyết áp, bắt mạch ngoại biên và so sánh nhiệt độ da, khám bàn chân, khám thần kinh bao gồm thăm dò cảm giác sâu bằng âm thoa. Khám mắt: phát hiện và đánh giá tiến triển bệnh lý võng mạc. Xét nghiệm: đặc biệt lưu ý creatinin, mỡ máu, microalbumin niệu (bình thường < 30 mg/ngày) hoặc định lượng protein niệu. Đo điện tim nhằm phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim. Soi đáy mắt.. Trong một số tình huống (không phải là xét nghiệm thường qui): Fructosamin: cho biết đường máu trung bình 2 tuần gần đây, có nhiều lợi ích trong trường hợp người mắc ĐTĐ đang mang thai. Nếu đường máu cân bằng tốt, kết quả < 285 mmol/l. Peptid C (một phần của pro-insulin): cho phép đánh giá chức năng tế bào bêta tụy. Thử đường trong nước tiểu cũng là một phương pháp được tiến hành tuy nhiên kết quả của phương pháp này không được đánh giá cao bằng những cách thức còn lại.
Những người bị bệnh nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sĩ, không nên tự điều trị.
Những điều chỉnh lối sống người bệnh tiểu đường cần tuân theo để kiểm soát bệnh:
Ăn nhiều rau không tinh bột, đậu, và trái cây như táo, lê, đào, và quả mọng, chuối, xoài, và đu đủ là các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là sự lựa chọn tốt cho đồ ăn tráng miệng.
Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn: Hãy ăn uống khoa học và chế biến theo kiểu cổ truyền và không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn.
Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng.
Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt.
Ăn lành mạnh của một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.
Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.
Có ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày và đặc biệt không bỏ bữa sáng.
Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.
Giảm cân là mục tiêu quan trọng cho người bệnh tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường típ 2). Béo phì làm tăng lượng đường huyết và kháng với insulin. Chương trình giảm cân thích hợp ngăn ngừa sự gia tăng các biến chứng do béo phì như huyết áp cao, bệnh tim mạch.
Stress và lo âu cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn. Stress làm tăng sự giải phóng hormon tuyến yên ACTH, từ đó thúc đẩy giải phóng hormon cortisol từ tuyến thượng thận, còn được gọi là hormon stress, ảnh hưởng gián tiếp tới lượng đường huyết trong cơ thể.
Thiếu ngủ có thể làm tăng lượng đường huyết và tăng sản sinh hormon stress cortisol. Để tránh điều này hãy duy trì giấc ngủ đều đặn liên tục 7-8 giờ.
Các sản phẩm thuốc lá có thể ảnh hưởng tới lưu thông máu trong cơ thể. Tuần hoàn máu bị ảnh hưởng có thể ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường và gây hậu quả nghiêm trọng.
Nên tập luyện thường xuyên. Theo các nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường thường xuyên tập luyện ít có khả năng bị các biến chứng như đột quỵ và đau tim.