Đây là bệnh tự miễn dịch mà tuyến tụy không sản xuất insulin. Có khoảng 15% người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, phần lớn các trường hợp được chẩn đoán là trẻ em và người trưởng thành.
Trong tiểu đường tuýp 1, các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy, người bệnh phải tiêm insulin trong suốt thời gian sống chung với bệnh. Đặc biệt, loại bệnh tiểu đường này không thể phòng ngừa được, các biện pháp tập thể dục và chú ý chế độ ăn uống sẽ giúp hạn chế các biến động đường huyết và ngăn ngừa biến chứng xuất hiện.
Biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 là hoại tử, nó có thể khiến người bệnh trở nên tàn tật. Nếu không điều trị và kiểm soát bệnh hợp lí, các tế bào của cơ thể không thể hấp thụ được glucose từ máu và sẽ chết dần dần. Hoại tử thường xảy ra ở phần dưới của cơ thể.
Ngoài hoại tử, người bệnh có thể bị chứng rối loạn nghiêm trọng gọi là tiểu đường nhiễm toan ceton. Đối với nhiễm toan ceton do tiểu đường, cơ thể tích lũy các chất (các ceton). Ceton trong máu làm máu có tính axit, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bao gồm não và có thể đe dọa tính mạng, nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và mức độ nguy hiểm của nó
Không giống như tiểu đường tuýp 1, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn sản xuất ra insulin nhưng các tế bào không tiếp nhận insulin. Tiểu đường tuýp 2 có số người mắc bệnh chiếm đến 95% từ khoảng 30 tuổi trở lên. Bệnh tiểu đường tuýp 2 đôi khi được coi là căn bệnh lối sống bởi vì nó thường có nguy cơ do ít vận động, thừa cân và không tập thể dục.
Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương nguy hiểm ở nhiều cơ quan khác nhau như:
Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Ảnh hưởng do tăng đường huyết có thể gây ra các bệnh lý động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác.
Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân do cấu tạo giải phẫu thần kinh mạch máu và tư thế của con người khác biệt hơn các cơ quan khác. Tổn thương thần kinh ở vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng vì nó khiến bạn mất chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường.
Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên. Giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp gần hoặc bình thường.
Bệnh tiểu đường thai kỳ (tuýp 3) và mức độ nguy hiểm của nó
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường tuýp 3 xuất hiện trong thời gian mang thai, thường gặp ở 3 tháng giữa thai kỳ. Khác với bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bệnh tiểu đường tuýp 3 sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra hoặc có khả năng mắc lần thứ hai trong lần mang thai kế tiếp và có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này trong đời. Phụ nữ mang thai ở tuổi cao có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.
Tiểu đường thai kỳ lại gây ra các bất thường cho thai như làm thai to, phì đại phủ tạng, thai lưu, tăng tỷ lệ mổ đẻ và tai biến sản khoa, tăng tỷ lệ nhập viện sơ sinh, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh/tử vong sơ sinh.
Bào thai bị các rối loạn do tăng đường máu kéo dài còn dẫn đến chứng phổi chậm/kém phát triển, tim to, suy tim, đa hồng cầu, ảnh hưởng đến phát triển não bộ, hạ đường máu, hạ can-xi máu, tăng bilirubin máu sau sinh… Đứa trẻ sinh ra sau này dễ bị béo phì, đái tháo đường.
Bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp thai kỳ, đa ối, sản giật… và sau này dễ mắc bệnh tiểu đường thực sự.
Kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ Advanced Glucose trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường có thể kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường như Advanced Glucose với 100% thành phần chiết xuất từ tự nhiên.
Trong mỗi viên Advanced Glucose có chứa 350mg tinh chất Gymnema chiết xuất từ lá Dây thìa canh và 150mg Benfotiamine cùng 2mg Vitamin B1 đem đến công dụng:
– Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm Cholesterol xấu gây các biến chứng tắc nghẽn mạch máu.
– Hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy, tăng cường sản sinh Insulin.
– Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường như: Thoái hóa võng mạc, viêm đa dây thần kinh, tim mạch….trong bệnh tiểu đường.
Advanced Glucose là lựa chọn hàng đầu trong việc giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, giúp quá trình chuyển hóa glucose giải phóng năng lượng ở mức tối ưu, đặc biệt giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.