Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ 6 Tháng Tuổi / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Trẻ Mấy Tuổi Dễ Bị Tay Chân Miệng

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh tay chân miệng, nhất là dưới 3 tuổi. Bởi giai đoạn này hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển toàn diện, do vậy ít có khả năng chống lại sự xâm nhập của các virus gây bệnh. Đặc biệt vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu là 3 mùa dễ mắc bệnh nhất.

Bệnh tay chân miệng hầu như xảy ra đối với trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng. Kể cả người lớn, những người chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm virus do người bệnh chạm vào, không phải ai nhiễm virus cũng có biểu hiện của bệnh.

Đối với trẻ nhỏ có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Tuy nhiên, thanh thiếu niên và người trưởng thành vẫn có nguy cơ bị nhiễm virus cũng không phải là hiếm.

Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh này, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh. Sẽ khiến lây nhiễm và truyền vi rút sang con ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh. Đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định. Do đó, dù đã từng nhiễm, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại.

Những cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay là:

Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà sau khi đi vệ sinh.

Rửa sạch đồ chơi, vật dụng trong nhà, sàn nhà.

Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

Cách ly trẻ mắc bệnh tại nhà. Không đưa trẻ đến mẫu giáo, trường học, nơi các đông trẻ em chơi tập trung trong vòng 10 đến 14 ngày đầu của bệnh

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây trực tiếp từ người sang người qua tiếp xúc với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Nhóm virus Enterovirus gồm nhiều loại khác nhau như Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và các loại Enterovirus khác.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Đối với những ca bệnh có diễn biến nhẹ.

Ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng

Từ 3 đến 7 ngày đầu tiên, thường không có triệu chứng.

Từ 1 đến 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Có thể kéo dài 3 đến 10 ngày với các triệu chứng đặc trung của bệnh:

Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn dưới 7 ngày, sau đó có thể để lại vết thâm.

Sốt nhẹ. Buồn nôn, hoặc nôn

Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Từ 3 đến 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Cách phòng bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á.. Tại Việt Nam, bệnh có quanh năm nhưng số ca nhiễm bệnh có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3- 5 và từ tháng 9-12.

Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh và có thể kéo dài vài tuần do virus sinh sống trong phân.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng. Khi bị bệnh, người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét.

Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.

Bệnh Chân Tay Miệng Ở Trẻ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là một trong các căn bệnh rất dễ gặp và có tính chất lây lan. Bệnh do một loại vi rút gây ra và cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau như viêm màng não, yếu chi, liệt mặt,… thậm chí là tử vong.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Trẻ em dưới 3 tuổi do sức đề kháng kém nên là đối tượng dễ mắc bệnh chân tay miệng nhất. Bệnh có thể bị tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi trẻ lên 5 tuổi mới có thể miễn dịch hoàn toàn với bệnh.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ do vi rút gây ra và có tính chất lây truyền

Tác nhân được cho là gây bệnh chân tay miệng ở trẻ là loại vi rút Coxsackie và Enterovirus 71. Đây là loại vi rút có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng. Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay nước bọt của trẻ.

Loại vi rút này khi xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, rồi từ đó phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

2. Biểu hiện của bệnh

Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường biểu hiện thành các triệu chứng sau:

+ Loét miệng: xuất hiện các bóng nước có đường kính 2-3 mm, màu xám và có hình bầu dục. Ở trên niêm mạc miệng, các bóng nước này sẽ nhanh chóng bị vỡ và tạo thành các vết loét, vì vậy gây đau khi ăn hay tăng tiết nước bọt.

Các biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ

+ Bóng nước xuất hiện ở vùng mông và gối thường trên nền hồng ban.

+ Ở lòng bàn tay và bàn chân xuất hiện các vết lồi trên da, sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da

3. Biến chứng của bệnh

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, liệt mềm cấp, phù phổi cấp do thần kinh. Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

4. Phương pháp điều trị

Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để tránh bị nhiễm trùng

Tính tới thời điểm hiện nay chưa có một loại thuốc nào có tác dụng điều trị đặc hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi phát hiện ra bệnh, bạn nên sớm đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế đảm bảo. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà thì bạn cần lưu ý những điểm sau:

+ Vệ sinh răng miệng và thân thể sạch sẽ để tránh gây nhiễm trùng các bóng nước

+ Thường xuyên lau mình bằng nước ấm hoặc dùng thuốc hạ sốt để giảm đau và hạ sốt thân nhiệt

+ Tăng cường nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý. Nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, lỏng bên cạnh đó trẻ cũng nên uống nhiều nước lọc và nước hoa quả.

+ Tuyệt đối không được cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng

Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em (Hand-Foot-and-Mouth Disease)

Bệnh tay chân miệng bệnh gì là gì?

Bệnh tay chân miệng hay HFMD (Hand – Foot and Mouth Disease) là một loại bệnh gây ra bởi các siêu vi khuẩn, có tên khoa học là Coxsackievirus a16 và Enterovirus 71.

Triệu chứng nhận biết:

Sốt và đau họng, giảm ăn/giảm uống

Loét bên trong hoặc quanh miệng, hoặc vùng lưỡi gây khó khăn khi ăn uống, nhai nuốt

Phát ban trên cơ thể

Mụn nước ở lòng bàn tay và bàn chân, hoặc vùng mông ây đau và khó chịu

Các vết đốm, vết loét, mụn nước hay mẩn đổ tại các vùng đầu gối, khuỷu tay, mông

Trẻ có thể mắc phải một vài triệu chứng kể trên hoặc toàn bộ. Các triệu chứng này cũng không xuất hiện đồng thời nên cha mẹ dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác, dẫn đến chậm trễ chữa trị.

Bất cứ ai cung có nguy cơ mắc bệnh, nhưng phổ biến và thường gặp nhất là trẻ em dưới 10 tuổi. Nguy cơ lây truyền của bệnh tay chân miệng cũng rất cao. Trẻ em nếu tiếp xúc với người đang mắc bệnh thông qua các tiếp xúc như bắt tay, ôm hôn, hoặc qua chơi chung các loại đồ chơi có sẵn vi rút này đều có thể bị lây nhiễm và phát triển bệnh tay chân miệng.

Một lưu ý khác nữa là bệnh tay chân miệng có xu hướng bộc phát mạnh vào giai đoạn thời tiết mùa hè và mùa thu.

Quá trình phát triển bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Các vi rút tay chân miệng sẽ xâm nhập vào cơ thể của trẻ, vi rút từ các hạch theo máu sẽ đến các vùng niêm mạc và da, gây tổn thương cho trẻ vào khoảng ngày phát triển bệnh thứ 3. Vi rút tiếp tục phát triển và sản sinh làm xuất hiện các triệu chứng đầu tiên trên cơ thể của trẻ.

Các tế bào dưới da và niêm mạc bị phìm to, có chứa các dịch tiết gây hoại từ và tổn thương này thường ở các vùng tay – chân – và miệng. Một số trường hợp, vi rút phát triển mạnh, ngược lên não, gây viêm não, viêm màng não, liệt. Khi vi rút đã xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, trẻ sẽ bị rối loạn về tri giác, cụ thể, trẻ bị mê sảng, ngủ li bì, luôn trong trạng thái lơ mơ, co giật, méo miệng, nguy cơ tử vong.

Trẻ có thể phục hồi sau một thời gian điều trị, nhưng nếu quá trình phát triển bệnh quá nặng và ảnh hưởng sâu đến hệ thần kinh, trẻ dễ bị rối loạn tâm thần kinh kéo dài về sau.

Hệ quả và biến chứng khi không chữa trị kịp thời bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Một số biến chứng không mong muốn có thể xảy ra với trẻ nếu bệnh tình của trẻ không được chuẩn đoán sớm và điều trị kịp thời:

Chăm sóc và điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ

Một trong số những triệu chứng hàng đầu của tay chân miệng là viêm loét trong miệng và lưỡi, gây cảm giác khó chịu cho đứa trẻ, giảm khả năng ăn uống, trẻ mất sức và mất nước nhanh hơn. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần đảm bảo trẻ vẫn có đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong suốt thời gian điều trị các triệu chứng này.

Trẻ bị tay chân miệng thường bị vi rút tấn công cả cơ quan hô hấp, gây viêm nhiễm, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi vệ sinh các bộ phân hô hấp cho trẻ để giảm nguy cơ tăng phát triển viêm nhiễm rộng.

Chú ý quan sát các dấu hiệu tăng nặng của bệnh như: giật mình liên tục, sốt liên tục và không thuyên giảm, …

Ngoài ra, trẻ nên được nghỉ ngơi tại nhà, không cho trẻ đến trường để tránh lây nhiễm với bạn bè. Thường xuyên vệ sinh các vật dụng cá nhân, đồ chơi của trẻ để tránh vi rút lưu lại, làm tái phát bệnh,…vv.

Nhìn chung, Bệnh tay chân miệng không phải là một căn bệnh ác tính, cha mẹ có thể yên tâm chăm sóc trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hầu hết các trường hợp trẻ mắc bệnh đều có thể chăm sóc và điều trị tại nhà khoảng sau 3-5 ngày chuẩn đoán trẻ sẽ hồi phục, nhưng cần đảm bảo 3 vấn đề sau đây:

Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Vệ sinh các vùng viêm nhiễm sạch sẽ, nhất là đường hô hấp của trẻ

Giảm sốt bằng thuốc hạ sốt thông thường

Theo dõi liên tục các biểu hiện tăng/giảm của bệnh tình

☘☘Tại trường chuyên biệt STEPS, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.

For more information about STEPS please contact STEPS International Special School

Address: Street 12 – No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Tel: (028) 22 534 728 – 039 546 3532

Email: info@steps.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/stepsspecialschool

Website: http://steps.edu.vn/

Phòng Bệnh Chân Tay Miệng Ở Trẻ Nhỏ

Bệnh tay chân miệng là gì? Cách phòng tránh bệnh ở trẻ nhỏ. 1. Vệ sinh thân thể cho trẻ

Để phòng tránh bệnh chân tay miệng phát triển, ba mẹ phải giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ bằng cách rửa chân tay cho trẻ nhiều lần bằng xà bông diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi ăn và đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, thay tã. Tắm cho trẻ hàng ngày với xà bông diệt khuẩn loại dành cho trẻ nhỏ, không để trẻ tiếp xúc với người lạ để tránh lây lan mầm bệnh. Ngoài ra ba mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và miệng cho trẻ hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa.

2. Ăn uống hợp vệ sinh

Cần đảm bảo thức ăn cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ ăn chín, uống sôi, không dùng chung thìa, bát với người lớn, thường xuyên vệ sinh thìa, bát và các vật dụng ăn uống của trẻ.

3. Giữ vệ sinh phòng ngủ, đồ chơi cho trẻ

Các vật dụng của trẻ như đồ chơi, giường ngủ, gối và đệm phải được thường xuyên vệ sinh bằng xà phòng, các dung dịch chống, kháng khuẩn cho bé. Luôn giữ cho phòng ngủ của bé được vệ sinh, gọn gàng và thoáng mát.

4. Giữ sạch vệ sinh môi trường xung quanh

Nhà trẻ, gia đình phải có kế hoạch vệ sinh xung quanh khu vực sinh sống, không để chất thải bừa bãi, phải có nhà vệ sinh cách ly với khu vực vui chơi của trẻ, có khu vực xử lý rác và chất thải của trẻ riêng, không để trẻ đến gần những nơi chứa rác thải, chất thải dẫn đến bệnh chân tay miệng có cơ hội phát triển.

5. Cần phát hiện sớm bệnh để cách ly kịp thời

Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng như: trẻ bị sốt, chân tay miệng của trẻ xuất hiện các nốt phỏng, trẻ thở khò khè cần cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh lây lan thành dịch và mắc phải những biến chứng nguy hiểm.

6. Không để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh

Nếu khu vực sinh sống của gia đình đã có trẻ nhiễm bệnh, tuyệt đối không đưa trẻ đến các nơi tập chung đông người như: Nhà trẻ, trường học, nhà văn hóa,… Chăm sóc và giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tốt nhất là giữ trẻ ở nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.



Số giấy chứng nhận ĐKKD: 0102000559 do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 23/05/2000

Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Sơ Sinh

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là căn bệnh phổ biến dễ lây lan. Rất nhiều ba mẹ chưa rõ triệu chứng bệnh tay, chân, miệng, các cấp độ bệnh và cách điều trị bệnh tay, chân, miệng. Mời ba mẹ theo dõi bài viết sau để được giải đáp!

Bệnh tay chân miệng (HFMD – Hand, foot and mouth disease) là gì?

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một bệnh nhẹ và thường tự khỏi. Bệnh tay chân miệng do một loại vi rút trong nhóm vi rút coxsackie gây ra.

Nếu bé mắc phải bệnh này, mẹ sẽ thấy những vết loét nhỏ ở tay, chân, và trong miệng của bé (Đó là lý do bệnh có tên là bệnh tay chân miệng). Bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ em dưới 4 tuổi.

Bé có thể bị lây bệnh nếu ai đó ho hoặc hắt hơi gần bé hoặc do bé tiếp xúc với dấu của nước hoặc dịch từ vết loét từ người khác.

Nếu trẻ mắc bệnh, con sẽ dễ lây bệnh nhất ngay trước khi các triệu chứng xuất hiện. Do đó thật khó để ngăn ngừa bệnh ở những nơi đông trẻ sơ sinh và trẻ em.

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Sau một vài ngày, mẹ sẽ nhận thấy các nốt phồng rộp ở:

Miệng: mẹ sẽ thấy những đốm đỏ trên lưỡi của bé và bên trong miệng bé. Các đốm sẽ biến thành các mụn nước lớn hơn, màu vàng xám có viền màu đỏ.

Tay và chân: Mẹ sẽ thấy những đốm nhỏ màu đỏ nổi lên trên ngón tay, trên lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngón chân của bé. Các đốm sau đó sẽ trở nên đau, ngứa ngáy và tập trung thành một vùng màu xám.

Đôi khi, các đốm sẽ lan ra bắp chân, mông và háng. Các đốm này trông giống như các nốt phát ban đỏ nhưng ngứa hơn.

Bé có thể sẽ không muốn ăn hoặc uống vì mọc mụn trong miệng. Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, con có thể chán ăn hoặc bỏ thức ăn trong thời gian bị bệnh.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Sau khoảng một tuần đến 10 ngày, các nốt trên cơ thể bé biến mất. Khi đó bé sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và bớt quấy khóc.

Trong thời gian bị bệnh, bé sẽ rất khó tính và thường xuyên cáu gắt, mẹ có thể làm một số cách sau để an ủi bé:

Nếu bé đau mỗi khi ăn hoặc uống, mẹ hãy thử cho bé ăn những loại sữa như bình thường nhưng chia làm nhiều bữa nhỏ hơn và ăn thường xuyên hơn. Nếu mẹ đang cho con bú, mụn nước ở miệng của bé sẽ không thể lây lan ra núm vú. Mẹ hoàn toàn miễn dịch với bệnh này.

Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho bé ăn các loại thực phẩm mềm và dễ ăn, như khoai tây nghiền hoặc súp, không nên cho bé ăn các thực phẩm cay và chua, vì các thực phẩm chua cay có thể làm miệng bé bị đau nhức.

Kem bôi giảm sưng nướu khi bé mọc răng cũng có thể làm giảm mụn nước ở miệng bé. Mẹ hãy xoa một ít kem bôi lên nướu, lưỡi và bên trong má của con, đặc biệt là những nơi mẹ có thể nhìn thấy vết loét. Mẹ cũng có thể thử dùng kem bôi chữa loét miệng, nhưng trước tiên mẹ hãy hỏi ý kiến của dược sĩ về loại sản phẩm tốt nhất cho bé.

Cho bé uống Paracetamol hoặc ibuprofen dành cho trẻ sơ sinh cũng có thể giúp bé giảm đau và giảm sốt. Mẹ có thể cho bé uống paracetamol dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi nếu bé chào đời sau 37 tuần và nặng hơn 4kg và cho bé uống ibuprofen nếu bé được 3 tháng tuổi trở lên và nặng ít nhất 5kg. Hãy kiểm tra các thông tin trên gói thuốc thật kỹ hoặc hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về lượng thuốc bé có thể uống.

Sau khi tắm xong mẹ hãy vỗ nhẹ vào da bé cho bé khô, vì những vùng da bị ảnh hưởng có thể bị đau. Hãy cố gắng không làm vỡ bất kỳ mụn nước nào của bé, vì chất lỏng từ mụn nước có thể gây ra nhiễm trùng.

Nếu bé đã đi mẫu giáo hoặc nhà trẻ, mẹ hãy để con nghỉ ở nhà cho đến khi con cảm thấy khỏe hơn. Mẹ không cần phải đợi cho đến khi vết loét biến mất hoàn toàn mới đưa bé đến nhà trẻ trở lại, tuy nhiên các trường mẫu giải hoặc nhà trẻ cũng có thể có những quy định riêng về việc này.

Mẹ có nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu bé bị tay chân miệng không?

Mẹ không cần phải đưa bé đến bác sĩ nếu con bị tay chân miệng nhẹ. Bệnh tay chân miệng có thể được điều trị bằng kháng sinh. Cho dù mẹ và bé sẽ cảm thấy khá mệt mỏi vì căn bệnh này nhưng mẹ chỉ cần để cho bệnh tự hết.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bệnh tay chân miệng có thể gây ra một số vấn đề cần đến ý kiến của bác sĩ. Bé có thể bị mất nước nếu bệnh tay chân miệng khiến bé không uống đủ nước được. Mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nếu mẹ nhận thấy những dấu hiệu sau ở trẻ:

Buồn ngủ, không tỉnh táo

Khóc mà không có nước mắt

Tã khô hơn bình thường

Nước tiểu có màu vàng đậm

Tay và chân lạnh

Mẹ cũng hãy theo dõi nhiệt độ của bé và đưa bé đến gặp bác sĩ nếu:

Cơn sốt của con không cải thiện hơn

Bé dưới ba tháng tuổi và có nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên.

Bé từ ba tháng đến sáu tháng tuổi và có nhiệt độ cơ thể từ 39 độ C trở lên.

Da của bé trở nên rất đau, đỏ, sưng và nóng.

Các mụn nước bắt đầu rò rỉ mủ, mủ sẽ có màu vàng, chứ không phải là chất lỏng trong suốt.

Các triệu chứng của con đang trở nên tồi tệ hơn, không khá hơn hoặc không được cải thiện sau 7 đến 10 ngày.

Bác sĩ có thể điều trị cho bé bằng kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn.

Da của bé sẽ bị bong tróc khi vết loét hồi phục. Những nốt này thường trông rất sợ nhưng thường trẻ sẽ không cảm thấy quá đau. Mẹ hãy thử dùng kem cấp ẩm để làm dịu làn da của bé, hoặc đeo găng tay cho bé nếu bé gãi.

Thỉnh thoảng, trẻ sơ sinh và trẻ em bị bong móng tay hoặc móng chân vài tuần sau khi nhiễm trùng đã hết, đặc biệt là nếu mụn nước to ở gần vùng móng.

Điều này có thể khiến mẹ hoảng hốt nhưng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé. Móng tay của con sẽ tự mọc lại mà không cần điều trị y tế.

Trẻ đã bị mắc bệnh tay chân miệng có thể mắc bệnh lại không?

Việc tái bệnh là có thể. Bé sẽ miễn dịch với chủng vi-rút đặc biệt mà con đã mắc phải, nhưng cũng giống như vi-rút cảm lạnh, có nhiều chủng vi-rút coxsackie khác nhau.

Mẹ có thể giúp bảo vệ bé khỏi bị tay chân miệng một lần nữa bằng cách vệ sinh cẩn thận.

Cố gắng che mũi và miệng mỗi khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy và vứt bỏ khăn giấy sau một lần sử dụng. Thường xuyên rửa và lau khô tay của mẹ cũng như tay của bé bằng xà phòng và nước. Không cần sử dụng xà phòng kháng khuẩn.

Thời điểm quan trọng để rửa tay bao gồm:

Trước và sau khi thay tã.

Sau khi đi vệ sinh.

Trước khi cho con bú sữa mẹ hoặc cho con bú sữa công thức.

Trước giờ ăn, nếu bé đã bắt đầu ăn dặm.

Sau khi chạm vào khăn giấy đã sử dụng

Mẹ bị tay chân miệng khi mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Mẹ có thể đã miễn dịch với các chủng virus coxsackie khác nhau. Ngay cả khi mẹ bị tay chân miệng, bệnh sẽ rất nhẹ và thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nếu mẹ mắc bệnh tay chân miệng trong vài tuần trước khi sinh, mẹ hãy đến gặp nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của mình. Mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi và bé cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng nhẹ, tuy nhiên khả năng này là rất nhỏ. Đội ngũ các y bác sĩ nên biết thông tin này trước khi em bé ra đời.

Luôn rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh, và sau khi thay hoặc xử lý tã lót. Vi-rút có thể tồn tại trong phân của bé trong một hoặc hai tháng sau khi bệnh tay chân miệng của con đã hết.

Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.

Tránh dùng chung cốc, dao kéo hoặc khăn tắm.