Bệnh Suy Thận Cấp Và Cách Điều Trị / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bệnh Suy Thận Cấp: Cách Chẩn Đoán Và Điều Trị

Bệnh suy thận cấp hay còn gọi là suy thận cấp tính là tình trạng thận mất khả năng đào thải độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Vì mức độ nguy hiểm của bệnh mà tất cả mọi người đều cần bổ sung những kiến thức để giảm thiểu tối đa hậu quả của bệnh lý này. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về cách chẩn đoán và điều trị bệnh suy thận cấp ngay sau đây!

Suy thận cấp – Bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Suy thận cấp là tình trạng vô cùng nguy kịch bởi thận ngừng hoạt động một cách đột ngột khiến độc tố, chất thải và điện giải ứ đọng trong cơ thể. Những thành phần này tồn đọng trong máu khiến thành phần trong máu vượt ngưỡng chịu đựng, gây sưng ở các bộ phận như mắt cá, đầu gối, ngón chân,… Một số biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến mạch máu, tim mạch và phổi,…

Người bệnh có thể nhận ra bệnh lý này qua những biểu hiện đặc trưng như không có nước tiểu hoặc chỉ tiểu rất ít. Ngay khi gặp phải tình trạng này người bệnh nên đến phòng khám để được chạy thận nhân tạo nhằm lọc các chất độc, điện giải ra khỏi cơ thể.

Nếu thời gian thận ngừng hoạt động quá lâu, các thành phần trong máu có nguy cơ tăng cao làm mất sự cân bằng trong cơ thể, ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận khác. Nếu phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể chữa trị hoàn toàn, song nếu chậm trễ trong công tác phát hiện bệnh dẫn đến suy thận mãn tính thì khả năng thận phục hồi như trước là điều rất khó khăn.

Chẩn đoán bệnh suy thận cấp

Chẩn đoán suy thận cấp là yếu tố quan trọng trước khi người bệnh tiến hành điều trị, bởi đây là bệnh lý có những biểu hiện dễ gây nhầm lẫn nên nếu không xác định đúng bệnh, nguy cơ áp dụng sai phương pháp điều trị là rất cao.

1. Chẩn đoán xác định

Bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu ở người bệnh để xác định đúng bệnh như vô niệu, tiểu ít, hàm lượng các thành phần điện giải trong máu tăng cao, phổ biến nhất là kali, ure, creatinine,… Hoặc có thể quan sát kích thước thận, thông thường người bị suy thận cấp thường có kích thước thận to hơn người bình thường do nước tiểu và chất thải ứ đọng.

2. Chẩn đoán phân biệt

Như đã đề cập ở trên, suy thận cấp thường bị nhầm lẫn với bệnh suy thận mạn, do đó các bác sĩ thường chẩn đoán phân biệt để xác định đúng bệnh lý ở bệnh nhân. Suy thận mạn là hậu quả của bệnh thận tiết niệu mãn tính khiến chức năng thận giảm sút và không còn khả năng phục hồi. Cuối cùng là bệnh chuyển sang suy thận giai đoạn cuối, đòi hỏi phải thay thế bằng thận nhân tạo để có thể đào thải và cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.

Vì có đặc điểm khác giống nhau nên nếu không tiến hành chẩn đoán phân biệt, bác sĩ có thể chẩn đoán sai lệch giữa hai bệnh lý này.

Để chẩn đoán phân biệt, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh nhân có mắc bệnh thận tiết niệu trước đó hay không. Đồng thời xác định nguyên nhân khiến thận mất chức năng, nếu nguyên nhân cấp tính đi kèm với các chuyển biến cấp tính, thì nguy cơ người bệnh mắc chứng suy thận cấp cao hơn bệnh suy thận mạn.

Tuy nhiên, bác sĩ vẫn tiến hành đo lường các chất điện giải trong máu của người bệnh để có kết quả chính xác nhất. Triệu chứng đặc trưng của bệnh suy thận cấp như sau:

Suy thận cấp gây thiếu máu vừa và nhẹ, trong khi đó bệnh suy thận mạn có tiến triển từ lâu nên khiến người bệnh thiếu máu nghiêm trọng.

Vì các nguyên nhân gây suy thận cấp ở dạng cấp tính nên bệnh sẽ có chuyển biến cấp tính, khiến huyết áp người bệnh tăng cao một cách đột ngột.

Nếu siêu âm thận người bệnh có dấu hiệu teo nhỏ thì người bệnh mắc bệnh suy thận mạn và ngược lại. Nếu thận có xu hướng to lên, người bệnh chắc chắn đã mắc phải chứng suy thận cấp. Đây được xem là dấu hiệu nhận biết chính xác nhất.

3. Chẩn đoán nguyên nhân suy thận

Suy thận cấp được gây ra bởi 3 nguyên nhân sau:

Nguyên nhân trước thận là tổng hợp những nguyên nhân khiến lượng máu đến thận suy giảm, kéo theo áp lực lọc của thận bị suy giảm. Triệu chứng nhận biết dễ nhận thấy là người bệnh mất nước khiến da nhăn nheo nhanh chóng, sút cân, tim đập mạch, huyết áp có xu hướng giảm,…

Nguyên nhân tại thận bắt nguồn từ những tác nhân gây hoại tử ống thận cấp, có thể là do kim loại nặng tích tụ trong cơ thể hoặc độc tố từ mật của một số loài động vật. Hoặc nguyên nhân có thể do một số bệnh lý có sẵn trong cơ thể như viêm cầu thận, viêm màng trong tim gây tổn thương và hình thành hiện tượng viêm ở các mạch máu trong thận, làm mất khả năng thận một cách đột ngột.

Nguyên nhân sau thận gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu khiến áp lực lên thận tăng lên, tăng áp lực thủy tĩnh trong khoang Bowman tăng khiến thận mất chức năng tạm thời.

Chẩn đoán nguyên nhân suy thận được nhiều bác sĩ lựa chọn bởi nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ chúng, bệnh sẽ tiến triển tích cực đồng thời chức năng thận sẽ được khôi phục nhanh chóng.

Điều trị bệnh suy thận cấp theo giai đoạn bệnh

Suy thận cấp là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, do đó người bệnh bắt buộc phải ở lại bệnh viên để các bác sĩ kiểm soát tình hình một cách chặt chẽ nhất. Khi thận phục hồi được chức năng người bệnh mới có thể trở về nhà.

1. Điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh suy thận cần được loại bỏ nếu không bệnh sẽ trở nên trầm trọng khiến thận mất hẳn khả năng phục hồi. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân suy thận trước khi thực hiện điều trị bằng phương pháp này.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh bù đủ nước nếu cơ thể mất nước quá đột ngột và rửa dạ dày nếu nguyên nhân bắt nguồn từ những nguyên nhân tại thận. Một khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn thiểu niệu, vô niệu, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng phương pháp sau đây.

2. Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu

Khi bước sang giai đoạn này tức là thành phần điện giải trong máu đã mất cân bằng, gây ra những ảnh hưởng đến cơ thể. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa những thành phần này trở lại nồng độ cho phép, hạn chế tối đa các biến chứng do bệnh suy thận cấp gây ra.

Với người bệnh tiểu ít hoặc không tiểu được, lượng nước đã ứ đọng và gây phù trong cơ thể, do đó người bệnh không nên thu nạp quá nhiều nước. Lượng nước vào phải luôn ít hơn lượng nước đi ra, nếu không hiện tượng phù còn tăng cao hơn trước.

Sau đó, bác sĩ cho bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu để đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên không được lạm dụng thuốc, người bệnh có thể đi tiểu với lượng nước tiểu rất lớn, đồng thời thuốc này không được dùng người gặp nguyên nhân suy thận cấp sau thận.

Ngay khi thận mất chức năng đào thải, hàm lượng kali trong máu sẽ tăng cao chỉ trong thời gian rất ngắn và gây ra các ổ hoại tử và nhiễm khuẩn bên trong cơ thể. Do đó, bác sĩ sẽ hạn chế các loại thuốc, dịch truyền và thực phẩm có chứa thành phần này nhằm giảm kali trong máu.

Khi hàm lượng kali trong máu tăng quá cao, người bệnh sẽ được tiêm tĩnh mạch Calcigluconat và clorua trong thời gian ít nhất 5 phút. Sau khoảng 30 phút, người bệnh sẽ được tiêm lại mũi tiếp theo.

Hoặc bác sĩ sẽ sử dụng Glucoza và insulin dẫn kali vào trong tế bào. Đây là cách làm giảm kali trong máu được nhiều bác sĩ thực hiện.

Ngoài ra còn có các loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân suy thận như natricarrbonat, resincalcio, resinsodio, kayexalat,…

Nếu bệnh tình không có chuyển biến khi thực hiện các phương pháp điều trị trên, người bệnh buộc phải sử dụng thận nhân tạo để lọc máu cấp. Nếu không thực hiện kịp thời, hàm lượng kali và các chất điện giải sẽ tăng đến mức không thể kiểm soát, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

3. Giai đoạn tiểu trở lại

Khi người bệnh có thể đi tiểu bình thường trở lại, bác sĩ sẽ tiến hành đo các chất điện giải trong máu để khắc phục những vấn đề còn tồn tại ở thận.

Trong 24 giờ nếu bệnh nhận đi tiểu hơn 3 lít, sẽ được bù dịch và điện giải. Còn nếu lượng nước tiểu nhỏ hơn 3 lít, người bệnh sẽ được chỉ định dùng Orezol.

Sau một thời gian nếu như chức năng thận được phục hồi như ban đầu, người bệnh sẽ được xuất viện và trở về nhà.

4. Giai đoạn phục hồi chức năng

Sau khi trở về nhà, người bệnh phải chú ý chăm sóc cơ thể sau điều trị. Nên tham khảo chế độ dinh dưỡng đặc biệt từ chuyên gia để điều chỉnh lại hàm lượng điện giải trong cơ thể.

Đồng thời thăm khám thường xuyên để kịp thời nhận biết những dấu hiệu bất thường.

Suy thận cấp là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng và nhiều cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, chức năng thận sẽ nhanh chóng được phục hồi, người bệnh sẽ quay lại cuộc sống bình thường chỉ trong thời gian ngắn. Vì mức độ bệnh nguy hiểm, do đó thay vì bị động trong công tác điều trị và chẩn đoán, người bệnh cần chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách phòng ngừa bệnh ngay từ bây giờ.

Phương Thảo

Suy Thận Cấp Tính Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Suy thận cấp là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân làm suy giảm và mất chức năng thận tạm thời, cấp tính của cả hai thận. Tuy nhiên, thận của bạn vẫn có khả năng hồi phục bình thường hoặc gần như bình thường nếu được điều trị kịp thời và tích cực.

Suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp tính (Acute kidney failure) – còn được gọi là chấn thương thận cấp tính, là tình trạng thận của bạn ngừng hoạt động đột ngột trong khoảng thời gian ngắn, thường là hai ngày hoặc ít hơn. Điều này khiến cho chất thải tích tụ trong cơ thể, gây mất cân bằng các thành phần trong máu. Suy thận cấp rất nghiêm trọng và cần điều trị ngay lập tức.

Suy thận cấp có thể gây tử vong và cần điều trị tích cực. Tuy nhiên, suy thận cấp có thể hồi phục. Nếu bạn có sức khỏe tốt, bạn vẫn có khả năng phục hồi chức năng thận. Một số người bị tổn thương thận kéo dài sau suy thận cấp và trở thành bệnh thận mãn tính, có thể dẫn đến suy thận.

Ban đầu, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. Tuy nhiên, một số triệu chứng sau cảnh báo bạn có nguy cơ bị suy thận cấp:

Lượng nước tiểu giảm, mặc dù đôi khi lượng nước tiểu vẫn bình thường.

Giữ nước, gây sưng ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân.

Mệt mỏi, khó thở, bối rối.

Buồn nôn.

Nhịp tim không đều, đau tức ngực.

Động kinh hoặc hôn mê trong trường hợp nặng.

Khi thấy bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng trên thì nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân suy thận cấp

Suy thận cấp thường xảy ra khi thận bạn bị tổn thương đột ngột, nguyên nhân có thể do:

Lưu lượng máu đến thận không đủ

Các bệnh và tình trạng có thể làm chậm lưu lượng máu đến thận và dẫn đến chấn thương thận bao gồm:

Mất máu hoặc mất nước nghiêm trọng

Huyết áp thấp hoặc do sử dụng thuốc huyết áp

Bệnh tim

Sự nhiễm trùng

Suy gan

Sử dụng NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như aspirin, ibuprofen, naproxen

Sốc phản vệ

Vết bỏng nặng

Bị tiêu chảy nặng

Tổn thương thận do một chấn thương trực tiếp hoặc bạn có vấn đề về thận:

Cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch trong và xung quanh thận.

Hội chứng urê huyết tán huyết, một tình trạng xuất phát từ sự phá hủy sớm các tế bào hồng cầu.

Viêm cầu thận, viêm các bộ lọc nhỏ trong thận (cầu thận).

Các loại thuốc, chẳng hạn như một số loại thuốc hóa trị, kháng sinh và thuốc nhuộm được sử dụng trong các xét nghiệm hình ảnh, chụp CT, quét MRI.

Lupus, một rối loạn hệ thống miễn dịch gây viêm cầu thận.

Sự nhiễm trùng.

Xơ cứng bì, một nhóm các bệnh hiếm gặp ảnh hưởng đến da và các mô liên kết.

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu, một rối loạn máu và mạch máu.

Các chất độc, như rượu, kim loại nặng và cocaine.

Phá vỡ mô cơ (tiêu cơ vân) gây tổn thương thận do độc tố từ sự phá hủy mô cơ.

Phá vỡ các tế bào khối u (hội chứng ly giải khối u), dẫn đến việc giải phóng các độc tố có thể gây tổn thương thận.

Lạm dụng rượu bia hoặc ma túy.

Tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản)

Một số bệnh ung thư như ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt.

Tiền liệt tuyến.

Cục máu đông trong đường tiết niệu.

Sỏi thận.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ

Tuổi cao

Người bệnh đang nằm viện, đặc biệt là tình trạng nghiêm trọng, cần sự chăm sóc đặc biệt

Bệnh động mạch ngoại biên với tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở chân hoặc cánh tay của bạn.

Bệnh suy tim, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận.

Một số bệnh ung thư và phương pháp điều trị của chúng.

Nếu các dấu hiệu và triệu chứng của bạn cho thấy bạn bị suy thận cấp, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm và quy trình nhất định để xác minh chẩn đoán của bạn. Chúng có thể bao gồm:

Đo nước tiểu 24 giờ có thể xác định nguyên nhân gây ra suy thận.

Xét nghiệm nước tiểu có thể cho thấy những bất thường gợi ý suy thận.

Xét nghiệm máu để đo chức năng thận thông qua nồng độ ure và creatinine trong máu.

Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm và chụp cắt lớp vi tính có thể được sử dụng để giúp bác sĩ nhìn thấy thận của bạn.

Sinh thiết mô thận để thử nghiệm.

Điều trị suy thận cấp

Điều trị suy thận cấp phải tùy thuộc vào nguyên nhân của nó. Hầu hết, điều trị suy thận cấp phải nằm viện trong suốt quá trình điều trị hoặc cho đến khi thận của người bệnh bình phục.

Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Phương pháp điều trị để cân bằng lượng chất lỏng trong máu: truyền dịch (IV) hoặc dùng thuốc (thuốc lợi tiểu) theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc để kiểm soát kali máu: Bác sĩ có thể kê toa canxi, glucose hoặc natri polystyrene sulfonate (Kionex) để ngăn chặn sự tích tụ kali cao trong máu.

Thuốc phục hồi nồng độ canxi trong máu: Nếu nồng độ canxi trong máu giảm quá thấp, bác sĩ có thể chỉ định truyền canxi.

Lọc máu để loại bỏ độc tố khỏi máu của bạn: Lọc máu giúp loại bỏ độc tố và chất lỏng, kali dư thừa khỏi cơ thể trong khi thận của bạn lành lại.

Trong quá trình điều trị hoặc phục hồi tại nhà, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, tốt cho việc hồi phục của thận.

Suy Thận Cấp Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Suy thận cấp tính xảy ra khi thận của bạn đột nhiên không thể lọc các chất thải ra khỏi máu. Khi thận của bạn mất khả năng lọc, lượng chất thải nguy hiểm có thể tích tụ và thành phần hóa học trong máu của bạn có thể mất cân bằng.

Suy thận cấp tính – còn được gọi là suy thận cấp tính hoặc chấn thương thận cấp tính – phát triển nhanh chóng, thường trong vòng ít hơn một vài ngày. Suy thận cấp tính thường gặp nhất ở những người đã nhập viện, đặc biệt là ở những người bệnh nặng cần được chăm sóc đặc biệt.

Suy thận cấp tính có thể gây tử vong và cần điều trị tích cực. Tuy nhiên, suy thận cấp tính có thể hồi phục. Nếu sức khỏe tốt, bạn có thể phục hồi chức năng thận bình thường hoặc gần như bình thường.

Các triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận cấp tính có thể bao gồm:

Giảm lượng nước tiểu, mặc dù đôi khi lượng nước tiểu vẫn bình thường

Giữ nước, gây phù chân, mắt cá chân hoặc bàn chân của bạn

Hụt hơi

Mệt mỏi

Lú lẫn

Buồn nôn

Yếu đuối

Nhịp tim không đều

Đau hoặc tức ngực

Co giật hoặc hôn mê trong trường hợp nghiêm trọng

Đôi khi suy thận cấp tính không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng và được phát hiện thông qua các xét nghiệm được thực hiện vì một lý do khác.

Khi nào đến gặp bác sĩ

Đi khám bác sĩ ngay lập tức hoặc đi cấp cứu nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy thận cấp tính.

Nguyên nhân

Suy thận cấp tính có thể xảy ra khi:

Bạn có một tình trạng làm chậm lưu lượng máu đến thận

Bạn bị tổn thương trực tiếp đến thận của bạn

Các ống thoát nước tiểu của thận (niệu quản) bị tắc nghẽn và chất thải không thể thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu

Suy giảm lưu lượng máu đến thận

Các bệnh và tình trạng có thể làm chậm lưu lượng máu đến thận và dẫn đến chấn thương thận bao gồm:

Mất máu hoặc chất lỏng

Thuốc huyết áp

Đau tim

Bệnh tim

Sự nhiễm trùng

Suy gan

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ)

Vết bỏng nặng

Mất nước nghiêm trọng

Thiệt hại cho thận

Những bệnh, tình trạng và tác nhân này có thể làm hỏng thận và dẫn đến suy thận cấp tính:

Cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch trong và xung quanh thận

Cholesterol lắng đọng làm tắc nghẽn lưu lượng máu trong thận

Viêm cầu thận (gloe-mer-u-loe-nuh-FRY-tis), viêm các bộ lọc nhỏ trong thận (cầu thận)

Hội chứng urê huyết tán huyết, một tình trạng do phá hủy sớm các tế bào hồng cầu

Nhiễm trùng, chẳng hạn như vi rút gây bệnh coronavirus 2023 (COVID-19)

Lupus, một bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch gây viêm cầu thận

Thuốc, chẳng hạn như một số loại thuốc hóa trị, thuốc kháng sinh và thuốc nhuộm được sử dụng trong các xét nghiệm hình ảnh

Xơ cứng bì, một nhóm bệnh hiếm gặp ảnh hưởng đến da và các mô liên kết

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, một chứng rối loạn máu hiếm gặp

Độc tố, chẳng hạn như rượu, kim loại nặng và cocaine

Sự phá vỡ mô cơ (tiêu cơ vân) dẫn đến tổn thương thận do độc tố từ sự phá hủy mô cơ

Sự phá vỡ các tế bào khối u (hội chứng ly giải khối u), dẫn đến việc giải phóng các chất độc có thể gây tổn thương thận

Tắc nghẽn nước tiểu trong thận

Các bệnh và tình trạng cản trở đường dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể (tắc nghẽn đường tiểu) và có thể dẫn đến chấn thương thận cấp tính bao gồm:

Ung thư bàng quang

Cục máu đông trong đường tiết niệu

Ung thư cổ tử cung

Ung thư ruột kết

Phì đại tuyến tiền liệt

Sỏi thận

Ung thư tuyến tiền liệt

Các yếu tố rủi ro

Nhập viện, đặc biệt là đối với một tình trạng nghiêm trọng cần chăm sóc đặc biệt

Tuổi cao

Tắc nghẽn mạch máu ở tay hoặc chân (bệnh động mạch ngoại vi)

Bệnh tiểu đường

Huyết áp cao

Suy tim

Bệnh thận

Bệnh gan

Một số bệnh ung thư và phương pháp điều trị

Các biến chứng

Các biến chứng tiềm ẩn của suy thận cấp tính bao gồm:

Chất lỏng xây dựng. Suy thận cấp tính có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng trong phổi, gây khó thở.

Đau ngực. Nếu lớp màng bao bọc tim (màng ngoài tim) bị viêm, bạn có thể bị đau ngực.

Yếu cơ. Khi chất lỏng và chất điện giải của cơ thể – hóa học trong máu của cơ thể – mất cân bằng, có thể dẫn đến yếu cơ.

Tổn thương thận vĩnh viễn. Đôi khi, suy thận cấp tính gây mất chức năng thận vĩnh viễn, hoặc bệnh thận giai đoạn cuối. Những người bị bệnh thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận vĩnh viễn – một quá trình lọc cơ học được sử dụng để loại bỏ chất độc và chất thải ra khỏi cơ thể – hoặc ghép thận để tồn tại.

Tử vong. Suy thận cấp tính có thể dẫn đến mất chức năng thận và cuối cùng là tử vong.

Suy thận cấp tính thường khó dự đoán hoặc ngăn ngừa. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách chăm sóc thận của mình. Cố gắng:

Chú ý đến nhãn khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC). Làm theo hướng dẫn đối với thuốc giảm đau OTC, chẳng hạn như aspirin, acetaminophen (Tylenol, những loại khác), ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và naproxen sodium (Aleve, những loại khác). Dùng quá nhiều những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương thận. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đã có sẵn bệnh thận, tiểu đường hoặc huyết áp cao.

Làm việc với bác sĩ của bạn để quản lý thận và các tình trạng mãn tính khác. Nếu bạn bị bệnh thận hoặc một tình trạng khác làm tăng nguy cơ suy thận cấp tính, chẳng hạn như tiểu đường hoặc huyết áp cao, hãy tuân thủ các mục tiêu điều trị và làm theo khuyến nghị của bác sĩ để kiểm soát tình trạng của bạn.

Ưu tiên lối sống lành mạnh. Hãy năng động; ăn một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng; và chỉ uống rượu ở mức độ vừa phải – nếu có.

Nếu các dấu hiệu và triệu chứng của bạn cho thấy bạn bị suy thận cấp, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm và thủ tục nhất định để xác minh chẩn đoán của bạn. Chúng có thể bao gồm:

Đo lượng nước tiểu. Đo lượng bạn đi tiểu trong 24 giờ có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây suy thận của bạn.

Xét nghiệm nước tiểu. Phân tích một mẫu nước tiểu của bạn (phân tích nước tiểu) có thể cho thấy những bất thường cho thấy suy thận.

Xét nghiệm máu. Một mẫu máu của bạn có thể tiết lộ mức urê và creatinin tăng nhanh – hai chất được sử dụng để đo chức năng thận.

Các xét nghiệm hình ảnh. Các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm và chụp cắt lớp vi tính có thể được sử dụng để giúp bác sĩ xem thận của bạn.

Loại bỏ một mẫu mô thận để xét nghiệm. Trong một số tình huống, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết thận để loại bỏ một mẫu mô thận nhỏ để làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Bác sĩ sẽ đâm một cây kim qua da và vào thận của bạn để lấy mẫu ra.

Điều trị suy thận cấp thường cần nằm viện. Hầu hết những người bị suy thận cấp đều đã nhập viện. Thời gian bạn ở lại bệnh viện tùy thuộc vào lý do suy thận cấp tính của bạn và tốc độ hồi phục của thận.

Trong một số trường hợp, bạn có thể tự phục hồi tại nhà.

Điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra chấn thương thận của bạn

Điều trị suy thận cấp tính bằng cách xác định bệnh tật hoặc chấn thương ban đầu làm hỏng thận của bạn. Các lựa chọn điều trị của bạn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra suy thận của bạn.

Điều trị các biến chứng cho đến khi thận của bạn hồi phục

Bác sĩ cũng sẽ làm việc để ngăn ngừa các biến chứng và cho phép thận của bạn có thời gian để chữa lành. Các phương pháp điều trị giúp ngăn ngừa biến chứng bao gồm:

Phương pháp điều trị để cân bằng lượng chất lỏng trong máu. Nếu suy thận cấp của bạn là do thiếu chất lỏng trong máu, bác sĩ có thể đề nghị truyền dịch qua đường tĩnh mạch (IV). Trong một số trường hợp khác, suy thận cấp có thể khiến bạn bị truyền quá nhiều chất lỏng, dẫn đến phù nề ở tay và chân. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc (thuốc lợi tiểu) để khiến cơ thể thải thêm chất lỏng.

Thuốc để kiểm soát kali huyết. Nếu thận của bạn không lọc đúng cách kali từ máu của bạn, bác sĩ có thể kê đơn canxi, glucose hoặc natri polystyrene sulfonate (Kionex) để ngăn ngừa sự tích tụ lượng kali cao trong máu của bạn. Quá nhiều kali trong máu có thể gây ra nhịp tim bất thường nguy hiểm (loạn nhịp tim) và suy nhược cơ.

Thuốc phục hồi nồng độ canxi trong máu. Nếu nồng độ canxi trong máu của bạn giảm quá thấp, bác sĩ có thể đề nghị truyền canxi.

Lọc máu để loại bỏ độc tố khỏi máu của bạn. Nếu chất độc tích tụ trong máu, bạn có thể cần chạy thận nhân tạo tạm thời – thường được gọi đơn giản là lọc máu – để giúp loại bỏ độc tố và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể trong khi thận lành. Lọc máu cũng có thể giúp loại bỏ lượng kali dư ​​thừa ra khỏi cơ thể. Trong quá trình lọc máu, một máy bơm máu ra khỏi cơ thể bạn thông qua một quả thận nhân tạo (máy lọc máu) để lọc chất thải. Sau đó máu được trả lại cho cơ thể của bạn.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Trong quá trình hồi phục sau suy thận cấp, bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn uống đặc biệt để giúp hỗ trợ thận và hạn chế công việc mà họ phải làm. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng, người có thể phân tích chế độ ăn uống hiện tại của bạn và đề xuất các cách giúp bạn ăn kiêng dễ dàng hơn cho thận của bạn.

Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, chuyên gia dinh dưỡng có thể khuyên bạn:

Chọn thực phẩm ít kali hơn. Chuyên gia dinh dưỡng có thể khuyên bạn nên chọn thực phẩm có hàm lượng kali thấp hơn. Thực phẩm giàu kali bao gồm chuối, cam, khoai tây, rau bina và cà chua. Ví dụ về thực phẩm ít kali bao gồm táo, súp lơ, ớt, nho và dâu tây.

Tránh các sản phẩm có thêm muối. Giảm lượng natri bạn ăn mỗi ngày bằng cách tránh các sản phẩm có thêm muối, bao gồm nhiều thực phẩm tiện lợi, chẳng hạn như bữa tối đông lạnh, súp đóng hộp và thức ăn nhanh. Các loại thực phẩm khác có thêm muối bao gồm đồ ăn nhẹ mặn, rau đóng hộp, thịt chế biến và pho mát.

Hạn chế phốt pho. Phốt pho là một khoáng chất được tìm thấy trong thực phẩm, chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt, bột yến mạch, ngũ cốc nguyên cám, cola màu sẫm, các loại hạt và bơ đậu phộng. Quá nhiều phốt pho trong máu của bạn có thể làm suy yếu xương của bạn và gây ngứa da. Chuyên gia dinh dưỡng của bạn có thể đưa ra các khuyến nghị cụ thể về phốt pho và cách hạn chế nó trong tình huống cụ thể của bạn.

Khi thận của bạn phục hồi, bạn có thể không cần phải ăn một chế độ ăn kiêng đặc biệt nữa, mặc dù việc ăn uống lành mạnh vẫn quan trọng.

Chuẩn bị cho cuộc hẹn của bạn

Hầu hết mọi người đã phải nhập viện khi họ bị suy thận cấp tính. Nếu bạn hoặc người thân phát triển các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy thận, hãy nói với bác sĩ hoặc y tá của bạn.

Nếu bạn không ở bệnh viện, nhưng có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy thận, hãy hẹn gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ đa khoa. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có vấn đề về thận, bạn có thể được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên về bệnh thận (bác sĩ thận học).

Trước khi gặp bác sĩ, hãy viết ra các câu hỏi của bạn. Cân nhắc hỏi:

Nguyên nhân giống nhất của các triệu chứng của tôi là gì?

Thận của tôi đã ngừng hoạt động chưa? Điều gì có thể gây ra suy thận của tôi?

Tôi cần những loại xét nghiệm nào?

Các lựa chọn điều trị của tôi là gì và rủi ro là gì?

Tôi có cần đến bệnh viện không?

Thận của tôi sẽ hồi phục hay tôi sẽ phải chạy thận?

Tôi có một tình trạng sức khỏe khác. Làm thế nào tôi có thể quản lý tốt nhất các điều kiện này cùng nhau?

Tôi có cần ăn kiêng gì đặc biệt không, và nếu có, xin chuyên gia dinh dưỡng giới thiệu giúp tôi nên ăn gì?

Có thuốc thay thế chung cho loại thuốc bạn đang kê cho tôi không?

Bạn có tài liệu in nào để tôi có thể mang theo không? Bạn giới thiệu trang web nào?

Bệnh Suy Thận Cấp Suy Thận Mạn Triệu Chứng Và Cách Chữa

Bệnh suy thận mạn chính là quá trình suy giảm chức năng của thận một cách từ từ, có thể là trong vài tháng hoặc vài năm và là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh thận, qua thời gian thận sẽ tổn thương dần dần và dừng làm việc hẳn ở giai đoạn cuối, chính vì bệnh phát triển lâu và chậm nên thường không có những triệu chứng, dấu hiệu rõ rệt

Bệnh án suy thận cấp và suy thận mạn giai đoạn cuối của một trường hợp bệnh nhân

Tình trạng trở nên nặng hơn khi xuất hiện thêm hiện tượng khó thở , chán ăn,mệt mỏi tê 2 bàn tay. Sau khi vào viện khám cụ thể như sau:

Tiền sử bản thân từ trước tới giờ không có gì bất thường. Gia đình không có ai từng mắc những triệu chứng tương tự

Tình trạng toàn thân tỉnh táo, bình thường, có hiện tượng phù nhẹ ở 2 chân, thân nhiệt 36,5 độ C

Huyết áp tăng 160/80mmHg

Nhịp tim nhanh 110 nhịp trên phút

Qua kết quả xét nghiệm sơ bộ thì chẩn đoán bệnh nhân Toàn mắc suy thận mạn và phải chạy thận nhân tạo.Sau 3 ngày được điều trị và chạy thận nhân tạo tình trạng bệnh nhân hiện tại tỉnh táo, hiện tượng khó thở, buồn nôn đã hết.

Suy thận mạn nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính mà thường gặp nhất đó là do mắc 1 loại bệnh viêm thận là viêm thận IgA thường dẫn tới suy thận mạn

Hoặc cũng có thể là do biến chứng của bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường làm các mạch máu trong thận bị tổn thương ảnh hưởng tới chức năng của thận.

Bạn bị nhiễm trùng thận, rối loạn tự miễn(lupus ban đỏ), thường xuyên sử dụng nhiều loại thuốc chuyển hóa qua thận làm bị bệnh suy thận mạn

Bạn bị chứng u nang trong thận ( bệnh thận đa nang) hay trào ngược, tắc nghẽn đường tiết niệu do bị nhiễm trùng.

Khi đi tiểu thấy nước tiểu thường xuất hiện máu hay nước tiểu có màu đục, màu trà.

Tần xuất đi tiểu có thể tăng hoặc giảm bất thường , nhất là đi tiểu nhiều vào buổi đêm đồng nghĩa với việc bạn bị suy thận mạn

Triệu chứng suy thận phổ biến thường gặp phải do chính nguyên nhân thận không thể lọc chất độc trong cơ thể ra ngoài đó là gây ra những bệnh như: sưng, phù tay, chân, huyết áp cao, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, da vàng…Một số trường hợp bệnh suy thận mạn nặng hơn có thể dẫn tới co giật hay rối loạn tâm thần

Biến chứng cơ bản có thể kể tới đó là : xương giòn, suy dinh dưỡng, mất nước, nguy cơ chảy máu tăng,huyết áp cao..

Một số trường hợp bị suy thận mạn có kèm theo đau lưng.

Khi phát hiện mắc bệnh suy thận mạn đồng nghĩa với việc thận của bạn đang chỉ làm việc ở mức 10-20% so với người bình thường, ở giai đoạn cuối người bệnh nhất thiết phải chạy thận hoặc ghép thận để có thể tiếp tục duy trì sự sống.

Bệnh suy thận cấp là gì?

Bệnh suy thận khác với bệnh suy thận mạn đó là hội chứng xuất hiện khi chức năng của thận bị tổn thương nhanh chóng do nhiều nguyên nhân tức thời khác nhau.Có thể là vài giờ hoặc vài ngày tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh, bệnh nhân sẽ sức khỏe của người bệnh giảm sút rất nhanh chóng, nếu không phát hiện sớm và kịp thời có thể gây ra tử vong,tuy nhiên nếu chúng ta phát hiện sớm và có phác đồ điều trị kịp thời sẽ có thể phục hồi lại hoàn toàn chức năng của thận

Những nguyên nhân dẫn tới chứng suy thận cấp

Bệnh suy thận cấp trước thận: là loại bệnh chiếm phần lớn hiện nay (từ 50-70%) là hiện tượng thận không nhận đủ máu để lọc. Ở giai đoạn này thì thận chưa thực sự bị tổn thương nhiều lắm, nếu phát hiện kịp thời thì có thể dễ dàng điều trị. Nguyên nhân gây nên có thể kể tới như : mất nước do sử dụng thuốc lợi tiểu hay bị tiêu chảy.Suy gan, suy tim , huyết áp tụt, các mạch máu bị tắc nghẽn dẫn tới máu không thể lưu thông đến thận.

Bệnh suy thận cấp sau thận : là hiếm gặp nhất với chỉ từ 5-10% , bệnh nhân mắc phải chứng bệnh này bị vật gì đó chặn sự bài tiết nước tiểu sau khi thận đã lọc để bài tiết ra ngoài.Chứng bệnh này cũng không quá nguy hiểm, chỉ cần xác định nguyên nhân tắc và xử lý là có thận có thể hoạt động lại bình thường. Những nguyên nhân gây tắc nghẽn trong thận có thể là do : Sỏi niệu, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt.

Bệnh suy thận cấp tại thận : là chứng bệnh thường gặp gây tổn thương chức năng lọc của thận, chức năng cung cấp máu điều hòa lượng muối và nước trong cơ thể. Nguyên nhân gây ra là do bạn mắc một số bệnh như:viêm tiểu cầu thận, viêm thận kẽ cấp tính, hoại tử ống thận cấp và một số bệnh về mạch máu.

Triệu chứng suy thận cấp

Phần lớn các bệnh nhân suy thận cấp đều có dấu hiệu cơ bản là ít đái hoặc không có nước tiểu, ngoài ra thì tùy vào nguyên nhân dẫn tới bệnh mà có những dấu hiệu khác nhau:

cấp trước thận có thể kể đến như niêm mạc khô, mạch nhanh và tụt huyết áp.

Triệu chứng suy thận cấp sau thận là đau tức vùng bàng quang,vùng hố lưng,đái buốt, đái dắt

Dấu hiệu suy thận cấp tại thận là sốt, đau cơ hoặc đau vùng thắt lưng, nước tiểu thường có màu đỏ thẫm.

Nếu bệnh nhân mắc bệnh suy thận cấp ở giai đoạn cuối có thể hôn mê, co giật hết sức nguy hiểm.

Nếu không xét nghiệm nước tiểu để phát hiện bệnh kịp thời sẽ hết sức nguy hiểm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như :suy tim, phù não, rối loạn thần kinh, viêm loét dạ dày đường ruột, nhiễm khuẩn huyết, suy thận mạn.

Bệnh suy thận ở người già có nguy hiểm không và suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu

Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng mà thận mất đi hầu như hoàn toàn khả năng vận hành lọc vốn có. Thông thường thận ở giai đoạn cuối chỉ có thể duy trình hoạt động của mình chưa đến 15% so với trước kia.

Suy thận giai đoạn cuối ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Suy thận giai đoạn cuối ở người cao tuổi vô cùng nguy hiểm, có đến 30% nguy cơ tử vong và 70% phải sống nhờ sự can thiệp của kỹ thuật y học hiện đại. Ngoài ra người già mắc suy thận giai đoạn cuối còn có nguy cơ xảy ra biến chứng như viêm tiết niệu, nhiễm trùng tiết niệu, bàng quang…

Nếu không được thay thận kịp thời hoặc không được chạy thận, người cao tuổi có nguy cơ tử vong rất cao.

Suy thận giai đoạn cuối đe dọa nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ, đặc biệt là nam giới với các biểu hiện cụ thể như rối loạn dương cương, không xuất tinh được hoặc xuất tinh sớm, không quan hệ được lâu dài. Cá biệt có nhiều trường hợp nam giới vô sinh vì suy thận.

Đối với phụ nữ mang thai suy thận giai đoạn cuối thì thai nhi rất khó giữ, thậm chí gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Trên thế giới đã có một vài ca sinh em bé thành công khi người mẹ mắc suy thận giai đoạn cuối, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm và hầu hết chỉ diễn ra tại nước có y học phát triển ở tầm cao.

Suy thận sống được bao lâu?

Việc chuẩn đoán suy thận sống được bao lâu tùy vào từng trường hợp và thể trạng của bệnh nhân. Ví dụ một người trẻ tuổi, có sức khỏe trước đó khá tốt sẽ có thể kéo dài sự sống của mình hơn những bệnh nhân cao tuổi và sức phục hồi kém.

Khi bị suy thân giai đoạn cuối, thông thường bệnh nhân sẽ được tư vấn theo hai hướng. Một là thay thận, thực hiện cấy ghép thận khi tìm được thận thích hợp hoặc có người thân hiến tặng.

Hai là chạy thận định kỳ mỗi tháng một lần để duy trì sự sống. Cả hai phương án để có khả năng giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ như người bình thường, tuy nhiên chi phí của cả hai phương pháp kể trên đều vô cùng cao.

Chữa suy thận bằng thuốc nam hiệu quả và không tác dụng phụ Đông y chữa suy thận mãn tính bằng cây ngò gai Đông y chữa suy thận mãn tính bằng kim tiền thảo

Thông thường cách chữa trị này được bác sĩ sử dụng cho bệnh nhân ở trong giai đoạn cuối khi các loại thuốc, phương pháp khác không có hiệu quả thì phải ghép thận. Tuy nhiên rủi ro mang lại của nó khá cao, tỷ lệ thành công thấp vì bạn phải tìm được người có thận phù hợp với mình thì mới có thể tiến hành cấy ghép nhưng phương pháp này sử dụng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người cho và nhận nên hết sức phải cẩn thận.

Phương pháp mới chữa bệnh suy thận bằng khí công

Phương pháp điều trị bệnh suy thận bằng khí công được coi là một bí quyết chữa bệnh hiệu quả, cũng như làm giảm các triệu chứng suy thận gây ra được nhiều người tin dùng bởi nó mang lại kết quả cao lại không gây ra nhiều tác dụng phụ như dùng thuốc tây hoặc rủi ro nhiều như ghép thận. Bên cạnh đó dùng phương pháp khí công trong chữa bệnh thận sẽ giúp bạn thư giãn, đẩy các chất thải ra ngoài nhanh chóng và an toàn.

Phương pháp chữa suy thận bằng khí công ra sao

Tiếp theo bạn vươn tay thật dài ra sau rồi vòng qua đầu chân kiễng lên cho tay từ từ vươn nhẹ ra phía trước úp hai lòng bàn tay trước ngực rồi nhẹ nhàng để buông lỏng qua hai bên. Thực hiện tư thế này nhiều lần giúp cho cơ thể bạn dễ chịu hơn.

Tư thế chân đứng

Với chân bạn chụm hai đầu gòi lại với nhau người cúi xuống hường về phía trước, lưng hơi cong lúc này cho hai tay buông lỏng ở đầu gối sau đó vươn người từ từ ra sau đẩy hông về phía trước, đầu gối chùng lại, tay vươn sang hai bên. Tiếp tục làm lại động tác chân tay kết hợp với nhau trong nhiều lần, bạn phải thả lỏng cơ thể ra mới có hiệu quả.

Tư thế quay người sang trái Tư thế nhún chân

Lúc này bạn để hai chân song song chụm vào nhau, tay để hai bên thả lỏng và nhún chân lên xuống thật nhanh nhiều lần như vậy. Và cuối cùng là bạn chụm hai chân lại cuối người xuống đồng thời hai tay vươn úp vào nhau hướng từ dưới đất lên. Chắp hai tay vươn lên cao vòng qua đầu, chân kiễng lên rồ tư từ ahj xuống. Bài tập này giúp bạn điều hóa khí huyết, giảm áp lực lên thận và giúp thận đào thải chấ độc ra ngoài tốt hơn.

Xua tan nỗi lo suy thận cấp và suy thận mạn nhờ cao bổ thận Tâm Minh Đường

Phân Độ Suy Thận Mạn Và Cách Điều Trị Cho Từng Cấp Độ Bệnh

Suy thận mạn có thể nhận biết qua những biểu hiện chung cụ thể như không có cảm giác thèm ăn, hay nôn mửa, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, không thể tập trung, sắc tố da thay đổi, ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân. Biểu hiện nặng nhất cũng dễ thấy nhất của suy thận mạn chính là phù nề nghiêm trọng ở vùng mắt cá chân và vùng mắt.

Suy thận mạn có mấy giai đoạn?

Suy thận mạn sẽ phát triển ở các mức độ khác nhau và nguy hiểm nhất là suy thận mạn giai đoạn cuối (suy thận mạn cấp độ 5). Bác sĩ sẽ phân cấp suy thận mạn thông qua xét nghiệm mức độ lọc cầu thận (GFR).

Ở cấp độ này, bác sĩ thường chỉ định khám và uống các loại thuốc nhằm ngăn chặn sự phát triển của bệnh sang cấp độ nặng hơn. Nếu điều trị tốt, tuân thủ theo những phác đồ của bác sĩ, bệnh lý nền ít hoặc không có thì ở cấp độ này, người bệnh hoàn toàn có thể được điều trị khỏi.

Ở cấp độ tiến triển tiếp theo của suy thận mạn này, bác sĩ sẽ theo dõi sát xao tiến trình, đưa ra những nhận định về tốc độ phát triển của bệnh. Thuốc điều trị trong giai đoạn này có sự thay đổi nhằm ngăn chặn hiệu quả khả năng phát triển của bệnh trong thời gian ngắn.

Do thận hoạt động yếu, mức độ lọc máu giảm, người bệnh lúc này bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt do thiếu máu. Lượng hormone Erythropoietin, một loại hormone kích hoạt sản sinh hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể, bắt đầu giảm là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này. Xương khớp của người bệnh bắt đầu yếu và dễ gãy hơn so với các cấp độ suy thận mạn trước do tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng tăng cao.

Phương pháp điều trị chính của bệnh nhân suy thận cấp độ 3 vẫn là uống thuốc điều trị để ngăn chặn các triệu chứng, biến chứng bệnh. Các bác sĩ lúc này sẽ đưa ra những nhận định cụ thể về nguyên nhân gây ra sự phát triển để thay đổi thuốc cho phù hợp với thể trạng của bệnh nhân.

Lượng máu chuyển hóa không đáp ứng được nhu cầu cơ thể, nước thừa tích tụ ngày càng nhiều trong máu tiếp tục gây ra các biến chứng phù nề không thể kiểm soát. Mắt bệnh nhân suy thận mạn cấp độ 4 thường thâm quầng. Ở nữ giới, trạng thái rụng tóc diễn ra trầm trọng hơn và luôn cảm thấy lạnh. Ở nam giới được biểu hiện rõ qua khả năng tình dục.

Ở cấp độ 4, bác sĩ chủ trị sẽ đưa lời khuyên cho bạn về vấn đề ghép thận và chạy thận hoặc lựa chọn lọc màng bụng. Quá trình phát triển từ cấp độ 4 lên cấp độ 5 của suy thận mạn tương đối nhanh, đặc biệt với các bệnh nhân không có điều kiện nghỉ ngơi, chạy chữa thì thời gian tiến triển chỉ trong vòng 1 năm.

Nếu được anh em sinh đôi, cùng trứng hiến tặng thì bệnh nhân suy thận mạn cấp độ 5 hoàn toàn có thể trở về với cuộc sống bình thường sau phẫu thuật. Ngược lại, nếu nhận được thận từ người hiến tặng phù hợp thì người suy thận phải chấp nhận chung sống cùng thuốc chống thải ghép suốt đời. Tuy vậy, phương pháp điều trị được khá ít bệnh nhân lựa chọn vì chi phí khủng phải trả cùng với sự khó khăn trong việc chờ đợi thận hiến tặng.

Dựa vào phân độ suy thận mạn và các bệnh lý nền mà bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên, dù điều trị bằng phương pháp nào hay cấp độ nào, rất khó để đưa thận trở về trạng thái bình thường như lúc còn khỏe mạnh đối với người suy thận mạn.