Mùa mưa đến la thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát, hãy tự bảo vệ bảo thân mình và người thân con nhỏ,
BacsiLee xin chia sẻ các dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ nhận biết sớm mức độ nhẹ để kịp thời có hướng điều trị sớm tránh những đáng tiếc xảy ra.
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra lây từ người này sang người khác bởi muỗi vằn aedes aegypti, bệnh có thể gây đau nhức cơ bắp.
Vào thế kỷ XVIII bệnh bùng phát tại hơn 100 quốc gia mỗi năm có đến 1000 ca bệnh đã được thống kê, bệnh trước đây thường gặp ở trẻ em nhưng nay có rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh với tỷ lệ tử vong khá cao, tổ chức WHO đánh giá xếp bệnh sốt xuất huyết vào danh sách những căn bệnh nguy hiểm nhất cần được quan tâm trong cộng đồng.
Có 3 dạng bệnh sốt xuất huyết đó là nhẹ (cổ điển), chảy máu, hội chứng sốc dengue
Nói cách khác đây là giai đoạn đầu bên bệnh không quá nguy hiểm, có thể can thiệp điều trị kịp thời, tùy vào cơ địa, có thể sẽ khỏi bệnh sau 1 tuần, bệnh nhân sẽ có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng.
Dấu hiệu cơ thể sẽ có những triệu chứng như giai đoạn đầu là thể nhẹ như trên cộng với sự tổn thương mạch máu, mạch bạch huyết làm chảy máu cam, chảy máu nướu, vết bầm tím, không kịp thời điều trị ở giai đoạn này có thể người bệnh rơi vào tình trạng đáng tiếc nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng.
Là giai đoạn nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết đã bao gồm thể nhẹ và chảy máu nói trên kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc huyết áp thấp.
Bệnh có biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày giai đoạn hạ sốt. Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Giai đoạn này phụ huynh chúng ta có thể sẽ nhầm lẫn bé chỉ bị cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp khi sốt cao liên tục trên 38 độ C, bé sẽ có những dấu hiệu như sau.
Những bé trên 3 tuổi bạn sẽ biết con mình nhức đầu, đau cơ khớp, đau hóc mắt, dễ dàng nhận biết bơi dấu hiệu da trẻ bị sung huyế nổi đốm đỏ dưới chân lông trẻ, có thể 1 số trẻ xuất huyết đường tiêu hóa, đi ngoài có máu.
Là thời điểm nguy hiểm, virus làm cho miễn dịch của bé suy yếu nhiều đi, kháng thể bạch và tiểu cầu đã giảm đi rất nhiều, triệu chứng sốt xuất huyết cụ thể dấu hiệu như sau.
Tình trạng trên xảy ra sau đó nếu sốt xuất huyết ở trẻ không được chữa trị kịp thời, tình trạng xuất huyết nghiêm trọng và trụy tim mạch xuất hiện rất dễ khiến trẻ tử vong.
Như phần đầu topic đã nói rõ bệnh được lây bởi virus giữa người và người do tác hại của muỗi vằn cắn. Còn việc ăn uống vệ sinh dùng chung đồ với người bệnh sẽ không bị lây bệnh sốt xuất huyết, nhưng nếu sống trong vùng có người bị bệnh + với nhiều muỗi thì sẽ nguy cơ bị cao hơn.
Bệnh chỉ lây qua đường duy nhất là muỗi vằn chích từ người bệnh sang cơ thể khác, vết đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó lại đốt người khỏe mạnh thì sẽ truyền virus cho người lành qua vết đốt và phát triển thành dịch trong khu vực.
Trong vùng có dịch cứ 1 người bệnh thì có khoàng hơn 10 người mang virus tiềm ẩn dù không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng truyền bệnh cao.
Loại muỗi Aedes có màu đen, thân và chân có những đốm trắng gọi là vằn, khi nó chích người đang mang virus Dengue thì nó sẽ bị nhiễm, Virus phát triển trong con muỗi khoảng một tuần rồi truyền lên tuyến nước bọt. Sau thời gian này, muỗi đốt có khả năng truyền bệnh cho người lành.
Muỗi vằn truyền bệnh suốt thời gian chúng sống đến khi nó chết, do vậy chỉ cần 1 con cũng có thể tạo thành dịch cho nhiều người, chugns sinh sản trứng chịu được khô hạn hơn một năm thành loăng quăng khi gặp nước.
Muỗi sốt xuất huyết Aedes Aegypti chỉ chích người ban ngày nhất là buổi sáng sớm hoặc chiều tà, chích nhiều lần khi chưa đủ no, nên tổ chức y tế khuyến khích ngủ mùng cả ngày lẫn đêm.
Muỗi sẽ ở các xó tối trong nhà, thích đẻ trứng ở những vật chứa nước sạch, bùng phát dịch bệnh và chúng phát triển mạnh vào mùa mưa, theo dõi sự phát triển chúng ta đánh giá thời điểm các tháng 7, 8, 9, 10 tốt nhất là hãy phòng bệnh.
Lưu ý với bạn đọc thông tin topic chỉ để tham khảo biết thêm về bệnh, không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, còn việc chữa trị hiệu quả 100% thì cần đến bác sĩ.
Chuẩn đoán bằng mắt hay dựa vào dấu hiệu không đáp ứng chính xác cao vì dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt rét, bệnh do leptospira và sốt thương hàn, gặp bác sĩ bạn nên mô tả chi tiết cho bác sĩ biết bạn đã đi đến đâu.
Các xét nghiệm biết mức độ của bệnh sốt xuất huyết: men gan, chụp x-quang phổi kiểm tra tràn dịch không, khí máu, điện giải đồ, chức năng đông máu.
Hiện nay không có thuốc đặc trị hay cách đặc biệt nào chữa sốt xuất huyết nhanh, đến bệnh viện bác sĩ sẽ tiến hành trị tránh những biến chứng nặng, lời khuyên cho bạn nên nghỉ ngơi uống nhiều nước, cho bạn uống thuốc để giảm sốt paracetamol Tylenol, Panadol đồng thời thuốc này có thể giảm đau cơ khớp.
Trường hợp nặng giai đoạn 3 của bệnh sốt xuất huyết gây sốc hoặc chảy máu, lúc này bạn cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
Hãy đưa con đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các dầu hiệu trên, tư vấn với bác sĩ trường hợp nặng thì cho con nhập viên theo dõi điều trị, nếu nhẹ thì chăm sóc trẻ tại nhà.
Cho bé ăn cháo, uống sữa hoặc súp, nếu trẻ bú mẹ hãy cho bú thường xuyên
Theo dõi thân nhiệt độ của bé
Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ dành cho trẻ em
Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ nhiều
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm do vậy phải nhanh chóng hết khỏi bệnh để không gặp biến chứng xấu đáng tiếc nên chuyện ăn uống trong khi bệnh khá quan trọng, ăn gì và không nên ăn (kiêng) những gì.
Miệng đắng chán ăn khi bệnh rất đương nhiên đặc biệt là các bé vì thế nên ăn thức ăn các loại cháo loãng, soup để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.
Trẻ bú mẹ thì mom cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ, nếu trẻ ăn thì cần ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập.
Bổ sung món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà… để tăng cường sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh sốt xuất huyết.
Vì sốt cao nên mất nước nhiều, việc bù nước là quan trọng nhất hàng đầu, người lớn có thể uống thêm nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất.
Trẻ em mẹ nên cho ăn bù để bổ sung chất dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm và hạn chế tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau này
Nước ép rau quả tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.
Không nên dùng đồ uống ngọt như soda, các loại mật ong hoặc các loại đường tự nhiên khác để tránh bênh nhân lâu hồi phục
Thực phẩm có màu sẫm: iêng ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì người bệnh sốt xuất huyết ra dễ bị chảy máu, và bác sĩ dễ bị nhầm lẫn và chẩn đoán đúng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày khi bệnh nhân bị nôn mửa.
Thức ăn cay nóng: đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt … thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên làm bệnh nặng hơn
Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ
Topic là những thông tin về bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em, cụ thể là những dấu hiệu nhận biết qua từng giai đoạn giúp bệnh nhân sớm đến bệnh viện điều trị kịp thời, bonus những cách điều trị hỗ trợ tại nhà sớm cho người bệnh mau khỏe, mong nhận sự đóng góp từ người đọc.