Bệnh Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Gì?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh khá phổ biến và thường gặp ở tất cả mọi người. Đây là một căn bệnh do virut Dengue gây ra, có tính truyền nhiễm cấp tính, lây lan khi muỗi vằn đốt từ người mắc virut và truyền bệnh sang cho người bình thường. Bệnh thường bùng phát thành dịch lớn vào những đợt mưa kéo dài, nhất là từ tháng 8 đến tháng 11. Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết chính là sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, phát ban, đau bụng và xuất huyết dưới da.

Theo nhiều chuyên gia y tế đánh giá, bệnh sốt xuất huyết khá nguy hiểm, hơn nữa lại chưa có thuốc đặc hiệu và chưa có vắc xin để phòng bệnh. Nhiều người khi mắc sốt xuất huyết nhưng lại không phát hiện kịp thời, cũng có thể do chủ quan nên không đến bệnh viện để thăm khám, đã dẫn đến tử vong hoặc để lại những biến chứng suốt đời.

Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì? Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên việc tăng cường thể lực bằng cách đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thực phẩm cần thiết cho cơ thể là điều quan trọng. Khi mắc bệnh này, người bệnh nên có tăng cường những dưỡng chất sau:

Người bị sốt xuất huyết thường thân nhiệt nóng, nhiệt độ cao từ 39 – 41 độ C. Do đó, việc bù nước cho cơ thể là điều cần thiết. Hãy uống nước thường xuyên, sử dụng nước đun sôi để nguội và các loại nước trái cây chứa nhiều vitamin C cụ thể là nước cam tươi, nước chanh, nước dừa… Đây là loại nước ép chứa chất điện giải, rất nhiều năng lượng, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường kháng thể, loại bỏ độc tố một cách tối đa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ uống nguyên chất chứ không nên cho thêm đường.

Để chống lại virut sốt xuất huyết, bạn nên ăn những thực phẩm giàu chất đạm. Chất này có trong sữa, cá, thịt bò… sẽ giúp người bị sốt xuất huyết giảm sốt từ từ và tăng cường dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn mắc bệnh.

Người bị sốt xuất huyết thường không nên ăn thực phẩm rắn, cứng… Vì vậy trong trường hợp này nên ăn món dễ nuốt và dễ tiêu hóa và có nhiều khoáng chất như cháo, súp. Đối với các món luộc, hãy nghiền thật nhỏ và thêm một ít gia vị để có mùi thơm hấp dẫn hơn.

Những thực phẩm nên kiêng kỵ khi bị sốt xuất huyết

Bên cạnh thắc mắc sốt xuất huyết nên ăn gì, người bệnh cần chú ý kiêng kỵ một số loại thực phẩm nhất định để tránh bị rối loạn cơ thể, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Những thực phẩm không nên ăn khi bị sốt xuất huyết đó là:

Như đã đề cập ở trên, khi bị sốt xuất huyết, thân nhiệt cơ thể sẽ tăng nên làm cho năng lượng bị hao hụt, sức đề kháng giảm mạnh. Những thực phẩm cay, nóng như ớt, mù tạt, tiêu… là càng làm tăng lượng nhiệt lên cao hơn. Điều này không chỉ khiến cho bệnh sốt xuất huyết ngày càng thêm nặng mà còn khiến cho quá trình hồi phục trở nên lâu hơn. Do đó, người bệnh cần hạn chế các món ăn chứa quá nhiều thực phẩm cay, nóng.

Đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết chính là dễ bị chảy máu. Vì vậy, người bệnh nên kiêng ăn uống các thực phẩm có màu sẫm như màu đỏ, nâu hoặc đen trong suốt giai đoạn theo dõi và điều trị bệnh. Mục đích của việc này chính là để bác sĩ trong quá trình thăm khám không bị nhầm lẫn với việc chảy máu dạ dày nếu bệnh nhân bị nôn, ói.

Trong trứng gà là thực phẩm chứa protein, có khả năng sinh ra một nhiệt lượng lớn trong cơ thể và khó phát tán ra bên ngoài nên không phù hợp dành cho người bị sốt xuất huyết.

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng khó tiêu, chướng bụng khiến bệnh càng thêm nặng, khó hồi phục.

Bạn tuyệt đối không được hút thuốc, sử dụng rượu bia khi bị sốt xuất huyết. Đây là một điều cấm kỵ mà nhiều bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo đến các bệnh nhân. Ngoài ra, bạn cũng nên giảm caffeine để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động một cách tốt nhất.

Sử dụng nhiều trà đậm làm cho não sẽ ở trạng thái kích thích, huyết áp tăng gây nguy hiểm lớn cho người bệnh. Hơn nữa, trà quá đặc, quá đậm sẽ khiến mất tác dụng của thuốc hạ sốt.

Triệu chứng sốt xuất huyết, nguyên nhân và cách điều trị

Bị Sốt Xuất Huyết Nên Kiêng Ăn Gì?

Khi bị mắc SXH, người bệnh thường bị sốt cao nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy, người bệnh SXH nên thực hiện cách thức ăn uống như sau để nhanh khỏi bệnh:

Bổ sung nhiều nước: Người bệnh SXH có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất. Người bệnh nên uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn, từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Người bệnh SXH nên bổ sung thêm các loại nước ép rau quả tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.

Ăn cháo loãng, súp: Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân SXH là nên ăn thức ăn các loại cháo loãng, súp để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

Đối với trẻ nhỏ bị SXH mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Nên cho bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập. Trong thời điểm này, các mẹ nên bổ sung cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà… để tăng cường sức đề kháng cho bé.

Khi trẻ đã hết sốt và khỏi bệnh thì bố mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường và nên cho ăn bù để bổ sung dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm và hạn chế tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau này. Do ốm nên khẩu vị của bé thay đổi, bố mẹ cần kiên trì nấu các món ăn để bé ăn thấy ngon miệng và ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt…

Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Không ăn đồ ăn cay, nóng: Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt… thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Điều này không những khiến tình trạng bệnh nặng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.

Người bệnh SXH không nên uống các loại đồ uống ngọt, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh lâu hồi phục do tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào bạch cầu diệt khuẩn chậm hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên không nên uống rượu, cà phê và ngừng hút thuốc khi đang bị bệnh.

Sốt xuất huyết có được tắm gội không?

Khi mắc SXH, người bệnh thường lo lắng, không biết rằng có thể tắm được không, một số bệnh nhân chọn cách lau người sơ qua bằng nước ấm. Đặc biệt là nhiều trẻ nhỏ với sức khỏe yếu, bố mẹ luôn lo lắng không dám tắm cho con, sợ con ốm hoặc sốt nặng hơn. Tuy nhiên, thực tế là khi bị SXH, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Lưu ý không tắm và ngâm người trong nước lâu, tắm với nước có độ ấm vừa phải. Tuyệt đối không tắm với nước lạnh. Nếu gội đầu, đặc biệt là những bệnh nhân nữ tóc dày thì nên sấy khô, tránh để tóc ẩm lâu khiến cơ thể bị lạnh.

Với trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, người bệnh cần tránh kỳ cọ mạnh khi tắm bởi điều này có thể gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm.

Trong thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, nên hạn chế việc tắm gội bởi nó sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, tình trạng xuất huyết có thể trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng khăn ấm để lau người.

Không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt

Với những người mắc SXH, tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt aspirin và ibuprofen. Bởi hai loại thuốc này sẽ càng khiến cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trở nên trầm trọng hơn, có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết dạ dày dữ dội gây nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol, sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều thuốc.

Người Bị Bệnh Sốt Xuất Huyết Nên Kiêng Ăn Những Gì?

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh sẽ trải qua nhiều giai đoạn cùng những triệu chứng, dấu hiệu riêng. Cụ thể ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ bị sốt cao kèm theo đau nhức và xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ trên cơ thể. Giai đoạn tiếp theo, các cơn sốt có thể biến mất nhưng huyết tương thường rò rỉ trong mạch máu gây suy giảm tuần hoàn, dẫn đến giảm lượng máu cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể. Cuối cùng, huyết tương sẽ được tái tạo và bệnh nhân sẽ hồi phục. Tuy nhiên khi phát hiện bệnh, người mắc sốt xuất huyết cần phải áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp đồng thời có một chế độ ăn uống khoa học để nhanh chóng hồi phục.

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết cần phải kiêng những thực phẩm cay nóng. Nguyên nhân là vì khi nhiễm bệnh, người mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao. Nếu ăn những thực phẩm cay nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao từ đó gây ra mệt mỏi, ảnh hưởng đến thể trạng. Những thực phẩm cay nóng mà người mắc sốt xuất huyết nên kiêng có thể kể đến như: ớt, gừng, mù tạt, đồ chiên….

Đồ ăn dầu mỡ dường như không tốt cho hầu hết các loại bệnh. Chúng có chứa những thành phần gây đầy bụng, khó tiêu và nóng trong người từ đó gây mệt mỏi cho bệnh nhân. Vậy nên khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh cũng không nên ăn những thực phẩm này. Đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể kể đến như: xiên chiên, bánh chiên, quẩy rán, thịt mỡ,….

Nhiều người thường nghĩ, trứng sẽ là thực phẩm tốt nên ăn khi bị sốt. Tuy nhiên, đây lại là loại thực phẩm có khả năng sinh và giữ nhiệt bên trong cơ thể. Nếu người mắc sốt xuất huyết ăn trứng, cơ thể sẽ không được hạ nhiệt và các cơn sốt sẽ kéo dài hơn. Vậy nên, trứng là một loại thực phẩm mà bệnh nhân bị sốt xuất huyết nên kiêng, đặc biệt là trẻ em.

Đối với những người bị sốt xuất huyết, việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể là không nên. Chúng sẽ làm cho các tế bào bạch cầu hoạt động chậm đồng thời giảm khả năng diệt vi khuẩn. Từ đó, bệnh tình sẽ trở nên xấu đi và lâu khỏi hơn. Những loại thực phẩm ngọt mà người bị sốt xuất huyết nên kiêng đó là: bánh, kẹo, nước ngọt, mật ong,….

Để có thể phục hồi một cách nhanh chóng, bệnh nhân bị sốt huyết cần phải uống thuốc. Trong khi đó, trà đậm, cà phê và rượu bia là những tác nhân có thể làm cho thuốc bị giảm hoặc mất tác dụng. Bên cạnh đó, sử dụng những thức uống này còn làm cho nhiệt độ cơ thể dễ tăng cao, kích thích não bộ làm tim đập nhanh, tăng huyết áp khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết nên kiêng ăn và uống những thực phẩm có màu đen, đỏ, nâu sẫm như: nước sting, coca, thịt kho màu,…Lý do là vì những loại thực phẩm này sẽ làm cho các bác sĩ gặp khó khăn khi kiểm tra và theo dõi tình trạng bệnh do nhầm lẫn với máu, chẳng hạn như phát hiện tình trạng xuất huyết ở dạ dày.

Người Bị Bệnh Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Gì Tốt Cho Sức Khỏe?

Các loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh sốt xuất huyết

Khi bị sốt xuất huyết, hầu như người bệnh đều cảm thấy nhạt miệng và không muốn ăn cơm. Nếu nhịn ăn, cơ thể sẽ không được cung cấp dưỡng chất, từ đó dẫn đến mệt mỏi và làm tình trạng bệnh có chuyển biến xấu. Các loại cháo loãng, soup sẽ giúp người bệnh dễ nuốt hơn. Thêm vào đó khi bị sốt xuất huyết, cơ thể sẽ mất nhiều nước nên các thực phẩm dạng lỏng cũng góp phần bổ sung thêm lượng nước cần thiết cho người bệnh. Để kích thích cảm giác thèm ăn, bệnh nhân có thể sử dụng trà gừng.

Sốt xuất huyết khiến người bệnh bị giảm tiểu cầu đáng kể. Nếu số lượng tiểu cầu quá ít sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết và có thể dẫn đến tử vong. Trong khi đó, bí ngô được đánh giá là một loại thực phẩm vàng, có chứa nhiều vitamin A, giúp sản sinh tiểu cầu cho cơ thể. Vì thế, người bệnh sốt xuất huyết nên bổ sung bí ngô mỗi ngày bằng cách uống nước ép bí ngô tươi kết hợp một thìa mật ong hoặc ăn món cháo, soup bí ngô để hỗ trợ điều trị, cải thiện tình trạng bệnh.

3. Trái cây mát chứa nhiều vitamin C

Người bị sốt xuất huyết nên dùng các loại trái cây chứa nhiều vitamin C và có tính mát, giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng lượng tiểu cầu và hạ nhiệt cho cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C còn là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa tổn thương gốc tự do của tiểu cầu từ đó cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Một số loại trái cây rất tốt cho người bị sốt xuất huyết là: đu đủ, cam, bưởi, ổi, dưa gang, chanh, dâu tây, kiwi,….

Các loại rau củ như: cà rốt, dưa chuột, rau xanh,…có thể dùng để chế biến thức ăn hoặc ép lấy nước cho người bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, sử dụng các loại thực phẩm chiết xuất từ lá neem (còn gọi là lá thường xanh Ấn Độ hoặc lá nim) sẽ gây ức chế virus Dengue, có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị loại bệnh này.

Đối với bệnh nhân bị sốt xuất huyết, quan trọng nhất là phải bù đắp nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh còn phải bổ sung chất đạm cho cơ thể. Đây là điều thực sự cần thiết vì những thực phẩm có chứa nhiều đạm như: trứng, sữa, thịt,…có thể giúp đẩy lùi virus gây sốt xuất huyết.

Tỏi là một trong những loại gia vị mà bạn có thể sử dụng trong rất nhiều các món ăn hàng ngày. Không những vậy, loại củ này còn có chứa những thành phần đặc biệt trong đó có thromboxan A2 giúp làm tăng tiểu cầu hiệu quả. Vậy nên, người bị bệnh sốt xuất huyết được khuyến khích nên sử dụng tỏi để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Cũng giống như bí ngô, tỏi và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, củ cải đỏ cũng có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên và các thuộc tính homeostatic giúp tăng lượng tiểu cầu hiệu quả. Người bệnh chỉ cần sử dụng một thìa nước ép củ cải tươi mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.

Bổ sung nhiều nước và dưỡng chất cần thiết

Ngoài các loại thực phẩm trên thì nước đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc điều trị bệnh sốt xuất huyết. Lý do là vì khi bị sốt cao, cơ thể sẽ mất rất nhiều nước. Ngoài nước lọc, người bệnh còn cần bổ sung các loại nước có chứa khoáng chất, ion hay nước gạo, nước lúa mạch để đảm bảo cơ thể không bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nước dừa cũng là một nguồn cung cấp các loại khoáng chất và điện giải tốt cho người bị sốt xuất huyết.

Đặc biệt trong và sau quá trình điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể có thể hoàn toàn hồi phục. Các nhóm chất dinh dưỡng cần bổ sung là: vitamin A, C, D, kẽm, sắt, khoáng chất,….