Bệnh Phong Và Trăng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

“Thuyền Trăng Hàn Mặc Tử” Ở Làng Phong Quy Hòa

Đến làng phong Quy Hòa vào những ngày thu tháng 8 nắng vàng rực rỡ, chúng tôi hết sức ngạc nhiên và xúc động trước phong cảnh bình yên, thơ mộng với những giàn hoa giấy hồng rực trong nắng, những con đường sạch tinh không một cọng rác. Đâu đó có tiếng lao xao nói cười, trò chuyện của khách du lịch vào làng tham quan và chụp ảnh lưu niệm hay mấy em nhỏ tan học đạp xe về nhà.

Kỳ diệu thuốc tình yêu

Thung lũng Quy Hòa rộng khoảng 60ha được linh mục người Pháp Paul Maheu tìm ra trong một buổi chiều năm 1929. Ông cảm nhận nơi đây không thể tuyệt vời hơn để xây dựng một khu điều trị bệnh nhân phong mang tên Bệnh viện Laproserie de Quy Hòa. Ba năm sau, Giám đốc bệnh viện là sơ Charles Antoine và người phụ tá của mình là sơ Ozithe, vốn là kiến trúc sư đã đặt ra chương trình xây dựng lại bệnh viện và xây dựng nhà ở để người mắc bệnh phong có nơi trú ngụ kiên cố, lâu dài dựa vào việc vận động các nhà hảo tâm.

Các em học sinh ở làng phong

Trước đây, làng phong Quy Hòa bị xem là thế giới đau khổ của những mảnh đời bất hạnh mắc một trong tứ chứng nan y. Nhưng giờ đây, sự e ngại với những bệnh nhân phong không còn nữa, mà thay vào đó là những tâm hồn đồng điệu, tràn ngập yêu thương và ấm áp tình người. Những mái ấm gia đình ở đây cứ như trong chuyện cổ tích. Tại đây, hàng trăm bệnh nhân từ khắp nơi đã gặp nhau và thành vợ thành chồng, sinh con đẻ cái. Tình yêu là liều thuốc kỳ diệu giúp họ vượt qua bệnh tật và sống tốt hơn.

Hạnh phúc giản dị của vợ chồng ông Lem, bà Hà gắn với mọi vui buồn ở làng phong

Ông Phạm Văn Lem (64 tuổi, dân tộc Hrê, quê ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) và bà Phan Thị Hà (61 tuổi, dân tộc Kinh, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cùng bị bệnh phong và đến đây điều trị. Những tháng ngày sống tại làng phong này, họ quý mến nhau, rồi gắn bó đời nhau, vượt qua bệnh tật, số phận bất hạnh.

Tình yêu của họ được đơm hoa kết trái là cậu con trai lành lặn, khỏe mạnh, nay đã là sinh viên năm 3 ngành điều dưỡng của Trường Đại học Đông Á tại TP Đà Nẵng. “Cơ cực mấy tôi cũng chịu được, miễn sao con học nên người, sau này trở thành người có ích cho xã hội. Con bảo, học xong sẽ quay về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, có thể góp phần chữa trị cho bà con bệnh phong nơi đây”, bà Hà chia sẻ.

Theo ông Trần Công Nghĩa – Chủ tịch Hội đồng bệnh nhân phong Quy Hòa, làng phong Quy Hòa hiện có gần 260 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu sinh sống, trong đó có 435 bệnh nhân phong. Mọi người ở đây sống gắn bó nghĩa tình, không hề phân biệt vùng miền, dân tộc. Sau khi chữa bớt bệnh, họ nguyện tìm đến nhau để bù đắp khiếm khuyết, dìu nhau vượt lên nghịch cảnh. Căn bệnh quái ác có thể cướp đi cánh tay hay đôi chân nhưng không thể ngăn cản những trái tim cùng nhịp đập.

Người bán “thuyền trăng Hàn Mặc Tử”

Trong những ngày cuối đời, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã đến làng phong Quy Hòa như tìm cho mình một chốn nương náu, gửi gắm tâm hồn đơn độc. Ông từng viết: “Ai mua trăng tôi bán trăng cho”. Và bây giờ, tại làng phong này có một ngư dân từng mắc bệnh phong cũng “bán trăng” như ông. Đó là ông Lê Văn Chín, 51 tuổi. Nói “bán trăng” là nói vui, chứ thật ra ông Chín làm và bán những chiếc thuyền làm bằng thùng phuy, có hình dạng bán nguyệt. Ông đặt tên là “thuyền trăng Hàn Mặc Tử”, là để tưởng nhớ đến người thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh từng sinh sống tại làng phong này.

Năm 1981, khi mới 13 tuổi, cậu thiếu niên ở miền biển Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) phát hiện tay chân của mình mất cảm giác, kim châm vào không đau, sau đó là những cục cứng xuất hiện trên cơ thể. Biết con mình mắc bệnh phong nên gia đình đã đưa ông Chín ra Quy Hòa để điều trị. Bốn năm sau, ông khỏi bệnh rồi xin ở lại nơi này sinh sống. Đến năm 1988, ông Chín nên duyên vợ chồng với bà Võ Thị Thủy. Bà Thủy là người ở phường Ghềnh Ráng, không mắc bệnh phong nhưng thương ông tốt bụng, chịu thương chịu khó nên kết nghĩa trăm năm.

Ở làng phong, ông Chín vừa làm những chiếc thuyền bằng nan tre để bán cho bà con ở đây đi đánh bắt hải sản ven bờ, vừa trực tiếp ra biển đánh bắt để lo cho các con ăn học. Tuy nhiên, thuyền làm bằng nan tre mỗi năm phải trét dầu rái 2 lần mới tiếp tục sử dụng và tuổi thọ cũng chỉ từ 3 – 4 năm. Việc di chuyển thuyền cũng khó khăn, bởi thuyền nặng vì nan tre nhiều và lượng dầu rái trét lên cũng rất nhiều. Vậy nên 6 năm trước, ông bắt đầu mày mò làm chiếc thuyền với nguyên liệu chính là thùng phuy để làm phương tiện cho mình đánh bắt.

Ông Chín bên chiếc “thuyền trăng Hàn Mặc Tử” kiểu thuyền nhọn

“Tôi nghĩ thầm trong bụng, mình làm xong rồi sử dụng, nếu hiệu quả thì làm bán cho bà con. Ai ngờ nó hiệu quả hơn tôi tưởng nên tôi bắt đầu làm bán cho bà con. Tôi nghiên cứu làm ra 3 kiểu thuyền, gồm: thuyền nhọn, thuyền nôi, thuyền nôi mũi cao. Loại nào cũng dài 4m, rộng 1,2m. Mỗi chiếc tốn hết 7 thùng phuy loại 200 lít cùng với một số nguyên liệu phụ như cước, ốc vít, tre… Hiện tại, chi phí để hoàn thành mỗi chiếc thuyền khoảng 4 triệu đồng, tôi bán ra với giá 6,5 triệu đồng. Tuy nhiên, ai đặt tôi mới làm, không thì thôi. Từ ngày chuyển sang làm thuyền bằng thùng phuy, tôi bán khoảng 50 chiếc. Ngoài bà con ở làng phong, còn có một số ngư dân ở Khánh Hòa, Phú Yên cũng đến đặt làm”, ông Chín cho biết.

Ông Chín bảo, cái hiệu quả của thuyền làm bằng thùng phuy so với thuyền làm bằng nan tre là làm xong sử dụng một lần chứ không cần trét dầu rái; nhẹ và bởi chất nhựa có độ trơn nên thuận tiện đẩy trên cát để di chuyển; sóng đánh không hư hỏng; rộng rãi, độ chông chênh ít hơn; gắn được động cơ nên đỡ tốn sức chèo so với thuyền làm bằng nan tre. “Chiếc thuyền đầu tiên tôi sử dụng đã 6 năm mà không hề hấn gì. Tôi chắc chắn tuổi thọ của thuyền làm bằng thùng phuy phải trên 10 năm”, ông Chín cho nói.

Phố biển Quy Nhơn đang trên đà phát triển du lịch, trong đó có làng phong Quy Hòa. Vậy nên, ông Chín hy vọng những chiếc thuyền làm bằng thùng phuy của mình không chỉ giúp bà con làng phong thuận tiện hơn trong việc đánh bắt hải sản ven bờ, mà còn có thể tham gia phục vụ du lịch. “Nếu những chiếc thuyền làm bằng thùng phuy có thể tham gia chở khách du lịch tham quan biển Quy Nhơn thì con em bệnh nhân phong sẽ có công ăn việc làm. Như vậy, điều kiện kinh tế được nâng lên, cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn”, ông Chín tâm sự./.

Bệnh Phong Thấp Là Gì ?

Bệnh phong thấp hay còn gọi là tê thấp, là chứng bệnh làm đau nhức, sưng đỏ các khớp xương, bắp thịt và một số cơ quan khác trong cơ thể. Các cơ quan trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh phong thấp là hệ xương khớp, cột sống, tim, hệ thần kinh. Người bệnh phong thấp bị hạn chế về vận động, khó khăn trong sinh hoạt và giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh cần được chữa trị hiệu quả kịp thời để tránh gây biến chứng.

Triệu chứng bệnh thường gặp của bệnh phong thấp

Để nhận biết và phân biệt bệnh phong thấp, các bạn có thể dựa vào các dấu hiệu như sau:

– Các khớp xương nhỏ ở bàn tay và bàn chân bị đau nhức, sưng tấy. Đây là biểu hiện đặc trưng và dễ nhận thấy nhất của bệnh phong thấp. Đau nhức phong thấp thường xuất hiện ở các vị trí như khớp xương ở cổ tay, bàn tay, bàn chân và đầu gối, sau đó sẽ lan dần sang các khớp vai, khuỷu tay, háng, cằm và cổ. Các cơn đau có thể bất chợt hoặc do ít vận động. Thường khi thay đổi thời tiết dễ bị các cơn đau do phong thấp hành hạ.

– Có cảm giác bị đau nhức hoặc cứng khớp, bắp thịt khi mới ngủ dậy hoặc sau một thời gian nghỉ ngời không hoạt động.

– Các khớp không cử động được, bắp thịt nơi khớp bị yếu dần đi.

– Mệt mỏi, uể oải kèm theo sốt nhẹ khi bệnh ngày càng nặng hơn.

– Xuất hiện các cục u nhỏ ở bàn tay, chân, khớp xương, dây gót chân không gây đau. Các cục u này sẽ to dần lên khi bệnh phát triển và người bệnh không nên chủ quan.

– Có thể xuất hiện các biểu hiện bị viêm các tuyến nước mắt, nước bọt, phổi,….

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp

Ngoài ra các yếu tố gây ảnh hưởng góp tác động gây ra bệnh như giới tính (nữ giới gặp nhiều hơn nam giới); do lão hóa ở người cao tuổi; do đặc điểm nghề nghiệp (những người thường xuyên làm việc nặng, ngồi lâu một chỗ, việc thường xuyên khom người,…); do thời tiết (cả mùa đông và mùa hè bệnh đều khó chịu và tái phát); hút thuốc lá quá nhiều; do chế độ ăn uống nhiều chất béo nhưng thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, những người thừa cân, béo phì cũng rất dễ mắc bệnh phong thấp và các bệnh về xương khớp.

Biến chứng của bệnh phong thấp

Các biểu hiện của bệnh phong thấp là đau, cứng, sung khớp kèm mệt mỏi gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, khả năng vận động của người bệnh. Bệnh cần được phát hiện và chữa trị kịp thời. Nếu để lâu có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như các bệnh về thần kinh, bệnh tim, gan, thận rất nguy hiểm.

Do vậy, khi gặp phải các dấu hiệu của bệnh phong thấp nêu trên các bạn cần nhanh chóng đi kiểm tra để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng của bệnh gây nguy hiểm.

Bạn nên xem:

Phong Tê Thấp Và Cách Chữa Trị

Nguyên nhân của bệnh phong tê thấp

Giới tính cũng ảnh hưởng đến bệnh phong thấp:

Bệnh phong tê thấp xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn là nam giới. Nguyên nhân do cơ thể chất cơ địa của phụ nữ yếu hơn nam, bên cạnh đó nữ giới trải qua thời kỳ mang thai nên, sinh đẻ nên xương khớp cũng trở nên yếu hơn so với nam giới.

Bệnh phong tê thấp cũng có thể truyền nhiễm khi các virus, vi khuẩn như Parvovirus B19, Epstein- Barr, virus cúm ở đường hô hấp gây ra, khiến cho màng lót tại các khớp sẽ bị sưng lên tiết ra chất đạm, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh phong thấp.

Ở người già quá trình lão hoá diễn ra rất mạnh khiến các hệ xương khớp trở bên yếu hơn, đặc biệt là với hệ xương khớp ở các cơ sụn, tình trạng lão hoá khiến cho chất nhầy ở xương khớp không còn linh hoạt như trước nữa dẫn đến các triệu chứng đau nhức xương khớp.

Môi trường ô nhiễm ẩm ướt, thời tiết thay đổi, chấn thương, ảnh hưởng về thần kinh, các bệnh lý xương khớp khác…là một trong những nguyên nhân bệnh phong tê thấp.

Triệu chứng của bệnh phong tê thấp

Theo chúng tôi Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM), các triệu chứng của bệnh phong tê thấp điển hình cụ thể như:

Đau nhức xương khớp dữ dội hoặc âm ỉ kèm theo cảm giác tê bì ở các vùng khớp bàn chân, bàn tay, xương đầu gối, cột sống.

Xuất hiện tình trạng các khớp khó cử động, cứng khớp, đau khớp nhất là mỗi khi đứng lâu hoặc ngồi lâu hay khi vừa ngủ dậy.

Sau khi ngồi lâu cử động sẽ nghe thấy các khớp kêu răng rắc

Sưng đỏ khớp, nhức các cơ bắp và đốt xương khi vừa ngủ dậy.

Khó cử động chân tay, các cơ dần bị yếu đi

Người bệnh phong tê thấp đột nhiên mệt mỏi, sốt nhẹ, cảm thấy khó chịu trong người

Biến chứng nguy hiểm của bệnh phong tê thấp

Bệnh phong tê thấp là căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng khôn lường trong trường hợp không được điều trị sớm kịp thời nhẹ thì tê mỏi chân tay, thoái hóa khớp gối, đau nhức, ê buốt giảm khả năng vận động, nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt, tàn tật suốt đời. Do đó, nên phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm, đồng thời chú ý bảo vệ sức khỏe ngay tại nhà, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, bệnh sẽ khỏi.

Cách chữa trị bệnh phong tê thấp

– Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phong tê thấp cho bệnh nhân như thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch… Tuy nhiên, các loại thuốc trị bệnh phong thấp này chỉ tác dụng giảm đau tức thì, nếu lạm dụng nhiều gây ảnh hưởng đến dạ dày và các cơ quan gan, thận. – Phẫu thuật thay khớp: Với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm các cuộc giải phẫu thay khớp và tái tạo chức năng xương khớp. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để thay khớp gối, hay người bệnh phong tê thấp và cách chữa trị này có thể đối mặt với những biến chứng như đau, tắc mạch, cứng gối, nhiễm trùng….

Chữa phong tê thấp bằng bài thuốc dân gian

– Sắc nước lá lốt: Lá lốt tươi hoặc lá lốt phơi khô sắc với 2 bát nước, cô đặc lại còn 1 bát rồi uống sau ăn. Kiên trì sử dụng sẽ giúp máu được lưu thông, giảm đau khớp gối, vai, chân hay tay mỗi khi trái gió trở trời – Gừng và hành: Gừng, hành giã nát trộn cùng rượu cho nóng, sau đó chườm vào chỗ đau nhức để giảm đau, sưng. – Ngải cứu: Ngải cứu trộn muối đun nóng, sau đó hơ tay và chân vào làn khói bốc lên để giảm đau tạm thời. Lưu ý: Bài thuốc dân gian trị phong tê thấp chỉ tạm thời làm giảm đau sưng, không trị được tận gốc căn nguyên gây bệnh. Nếu chỉ dùng các bài thuốc dân gian không có phác đồ trị bệnh cụ thể sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Bệnh Phong Thấp Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Phong Thấp

Nhiều người bệnh phong thấp có biểu hiện cứng khớp, nóng đỏ kèm theo ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch mất cân bằng hoặc rối loạn dẫn tới đau nhức khớp và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý xương khớp khác.

Bệnh phong thấp là gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Phong thấp có hai dạng đó là phong thấp viêm khớp và phong thấp đổ mồ hôi tay chân. Bệnh phong thấp không lây nhiễm nhưng gây ra nhiều biến chứng cho hệ xương khớp, tim mạch và cả dây thần kinh.

Bật mí 3 dấu hiệu nhận biết phong thấp chính xác nhất

Các dấu hiệu nhận biết phong thấp tại khớp

Các khớp ngón tay, cổ tay, đốt ngón tay dễ mắc bệnh phong thấp, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn tới biến dạng khớp. Đồng thời hình thành các biến chứng như:

Cứng khớp: Tình trạng cứng khớp kéo dài từ 3- 45 phút, nhất là vào buổi sáng hoặc thời tiết chuyển lạnh.

Đau khớp: Phong thấp khiến người bệnh đau nhức, sưng đỏ vùng khớp và trở nên nhạy cảm khi động vào khớp.

Khớp bị nóng đỏ, sưng: Các khớp bị viêm sẽ làm tăng dịch khớp, lâu ngày lắng đọng trong khớp dẫn tới sưng, nóng đỏ tại khớp.

Dấu hiệu nhận biết phong thấp toàn thân

Bệnh phong thấp ngoài việc có biểu hiện đau nhức tại khớp mà còn gây ra nhiều biểu hiện ngoài cơ thể như: mệt mỏi, sốt, sụt cân và chán ăn. Toàn thân người bệnh ê ẩm, khó vận động do nhức mỏi.

Xuất hiện những nốt thấp: Các nốt thấp cứng nổi trên bề mặt da và thường xuất hiện ở khớp khuỷu, đầu gối, khớp tay, gót chân.

Giảm tiết dịch vị: Khi bị phong thấp bạn sẽ cảm thấy khó nuốt do dịch vị giảm tiết dẫn tới khô miệng và sưng to ở tuyến mang tai.

Gây bệnh tim mạch: Người bệnh thường cảm thấy mệt, khó thở do tim đập nhanh. Lâu ngày dẫn tới nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim,…

Nguyên nhân gây nên bệnh phong thấp là gì?

Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh phong thấp cao gấp 2 lần nam giới. Ngoài việc vận động không phù hợp và hệ miễn dịch rối loạn thì phải kể đến các nguyên nhân sau:

Yếu tố di truyền: Yếu tố này chiếm tới 60% khả năng gây nên bệnh phong thấp và thường khởi phát trong độ tuổi 30 trở lên.

Mất cân bằng nội tiết tố: Nữ giới dễ mắc bệnh phong thấp vì bị mất cân bằng nội tiết tố tự nhiên của cơ thể là progesterone và estrogen.

Mắc bệnh truyền nhiễm: Virus cảm cúm, virus phong hàn khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào khớp và làm xuất hiện bệnh phong thấp.

Mức độ nguy hiểm khi mắc phong thấp

Phong thấp không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng tới khả năng vận động. Khi người bệnh chủ quan, không điều trị sớm sẽ dẫn tới các biến chứng như:

Phong thấp dễ gây bại liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động hằng ngày.

Tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và bệnh viêm mạch máu.

Nữ giới mắc bệnh xương khớp ảnh hưởng tới khả năng mang thai.

Ngoài việc ảnh hưởng phổi – thận, bệnh phong thấp còn gây nhiễm trùng da và suy giảm chức năng nội tạng.