Bệnh Nhân Suy Thận Cần Làm Xét Nghiệm Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Xét Nghiệm Suy Thận Gồm Những Gì?

Xét nghiệm suy thận là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán, định hướng điều trị bệnh suy thận từ giai đoạn sớm. Nhờ đó, người bệnh có thể điều trị hiệu quả, cải thiện chất lượng sống tốt hơn, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng.

Xét nghiệm suy thận là gì?

Thận đóng vai trò như một màng lọc của cơ thể giúp loại bỏ chất thải và các dịch thừa trong máu. Bệnh suy thận xuất hiện khi chức năng lọc máu của thận bị giảm sút, thậm chí là mất hoàn toàn. Chất thải tồn dư theo máu di chuyển đến các cơ quan gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.

Xét nghiệm suy thận là tổng hợp các kỹ thuật cho phép xác định lượng chất dư thừa trong máu hoặc nước tiểu. Các chỉ số xét nghiệm suy thận giúp bác sĩ nắm được mức độ lọc máu hiện tại của thận và các nguy cơ với sức khỏe của bệnh nhân. Đây cũng là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân sau đó.

Chỉ số tiêu chuẩn khi xét nghiệm suy thận

Nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết cần làm xét nghiệm gì để biết suy thận? Các bác sĩ cho biết, có 4 loại xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán suy thận, bao gồm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết thận.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có biết suy thận không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế cho thấy, kết quả xét nghiệm hóa sinh máu là cơ sở quan trọng để bác sĩ chẩn đoán suy thận.

Cụ thể, các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bao gồm:

Chỉ số Ure máu: Ure là sản phẩm thoái hóa từ protein được lọc ra khỏi cơ thể bởi cầu thận thông qua đường nước tiểu. Nồng độ của Ure trong máu người bình thường dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l. Bệnh nhân có nguy cơ suy thận khi chỉ số Ure máu tăng cao quá ngưỡng.

Chỉ số Creatinin huyết thanh: Creatinin là chất thoái hóa từ creatin trong cơ và được đào thải qua thận. Khi chức năng thận suy giảm, creatinin ứ lại nhiều hơn trong huyết thanh. Do đó, chỉ số nồng độ creatinin huyết thanh càng cao thì mức độ suy thận càng lớn. Ngưỡng giá trị creatinin bình thường ở nam là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ là 0.5 – 1.1 mg/dl.

Xét nghiệm độ kiềm toan máu: Ở bệnh nhân suy thận, khả năng lọc thải các acid trong máu bị giảm sút khiến độ toan của máu tăng cao. Thông thường, pH máu ổn định ở mức 7,37 – 7,43. Nếu chỉ số này thấp hơn, bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân bị suy thận.

Chỉ số Protein huyết tương toàn phần: Màng lọc cầu thận bị tổn thương là nguyên nhân gây giảm protein huyết tương. Nồng độ protein huyết tương trong máu người bình thường nằm trong khoảng 60 – 80 g/L.

Chỉ số Albumin huyết thanh: Chỉ số albumin huyết thanh bình thường dao động trong khoảng 35 – 50 g/L. Khi người bệnh mắc các bệnh về cầu thận, chỉ số này sẽ bị giảm mạnh.

Chỉ số điện giải: Nồng độ bình thường của các chất điện giải Natri, Kali, Canxi trong cơ thể lần lượt là, 135 -145 mmol/L, 3,5- 4,5 mmol/L, 2,2 – 2,6 mmol/L. Chức năng thận suy giảm là nguyên nhân khiến Natri máu giảm, Kali và Canxi máu tăng.

Xét nghiệm nước tiểu

Tổng phân tích nước tiểu: Ở người bình thường, tỷ trọng nước tiểu dao động trong mức 1,01 – 1,020. Khi bị suy thận, các chất thải từ máu không được đưa ra nước tiểu khiến tỷ trọng nước tiểu bị giảm.

Chất lượng nước tiểu là yếu tố phản ánh trực tiếp chức năng thận. Có 2 loại xét nghiệm nước tiểu phổ biến bao gồm: Xét nghiệm protein niệu và tổng phân tích nước tiểu.

Chẩn đoán hình ảnh

Bên cạnh các chỉ số sinh hóa, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cũng được sử dụng phổ biến trong các xét nghiệm suy thận. Các máy móc hiện đại cho phép mô phỏng lại hình ảnh thận của bệnh nhân. Thông qua đó, bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện các vấn đề bất thường.

Siêu âm ổ bụng: Phương pháp này giúp phát hiện các trường hợp tắc nghẽn niệu quản khiến thận bị ứ nước. Trường hợp ứ nước 2 bên thận, người bệnh có thể bị suy thận cấp hoặc mãn tính. Ngoài ra, siêu âm còn cho phép xác định các nang thận bẩm sinh, sỏi thận, khối u hay cấu trúc bất thường của thận (kích thước nhỏ, nhiều nang, mất phân biệt vỏ tủy,… ).

Chụp CT bụng: Là phương pháp tái tạo hình ảnh hệ tiết niệu bằng tia X. Kỹ thuật này thường áp dụng khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tắc nghẽn đường tiết niệu.

Chụp xạ hình bằng đồng vị phóng xạ: Đây là phương pháp duy nhất có thể đánh giá chức năng của từng bên thận. Bác sĩ có thể quan sát được khả năng lọc của thận, tỷ lệ tưới máu và đưa ra đánh giá về chức năng thận.

Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến khi thăm khám suy thận gồm có:

Sinh thiết thận

Sinh thiết thận là kỹ thuật chẩn đoán được áp dụng trong các trường hợp: suy thận cấp nội tại, ung thư thận, viêm kẽ thận, viêm mô giữa ống thận, hoại tử ống thận cấp, chết mô thận, viêm cầu thận,…

Để áp dụng kỹ thuật này, bác sĩ cần lấy một mẫu bệnh phẩm từ thận làm thành tiêu bản soi dưới kính hiển vi. Dựa trên hình ảnh phóng đại thu được, bác sĩ sẽ phát hiện ra những tế bào bất thường trong từng trường hợp và đưa ra kết luận.

Trên thực tế, bạn không cần quá lo lắng về việc cần làm xét nghiệm gì để biết suy thận. Vấn đề này sẽ được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn trong quá trình thăm khám. Thay vào đó, bạn hãy lưu tâm hơn đến những yếu tố cá nhân để hạn chế sai sót trong khi thực hiện xét nghiệm suy thận.

Lưu ý khi làm xét nghiệm suy thận

Một số thói quen của người bệnh có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm suy thận. Điều này khiến bác sĩ đưa ra phán đoán sai khiến cho bệnh nhân lo lắng, hoang mang hoặc không điều trị bệnh kịp thời.

Bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc ức chế thụ thể H2 hay kháng sinh. Những thuốc này có thể làm tăng creatinin, gây sai số khi xét nghiệm suy thận.

Hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi lấy mẫu bệnh phẩm. Với mẫu bệnh như nước tiểu, người bệnh sẽ phải tự lấy mẫu. Do đó, hãy nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra sai sót.

Bạn nên vệ sinh vùng kín trước khi thực hiện xét nghiệm suy thận.

Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang điều trị các bệnh lý đường sinh dục bằng thuốc điều trị tại chỗ.

Không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín khi đi xét nghiệm suy thận. Những hóa chất trong đó có thể trở thành yếu tố gây sai lệch kết quả xét nghiệm.

Bạn nên thực hiện xét nghiệm ở các cơ sở y tế lớn. Những đơn vị này sở hữu đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao. Điều này giúp hạn chế tối đa các sai sót không đáng có trong quá trình khám bệnh.

Cần Làm Xét Nghiệm Gì Khi Nghi Ngờ Nhiễm Bệnh Giang Mai?

Em có một số triệu chứng nghi ngờ bị giang mai nên muốn đi kiểm tra nhưng không biết khi đi khám thì cần làm xét nghiệm gì, chi phí bao nhiêu? Mong được giúp đỡ. Em cảm ơn.

Giang mai là bệnh nguy hiểm khi bị nhiễm không có triệu chứng gây sự chú ý. Đó chỉ là triệu chứng một đốm hồng không đau, không loét, không lồi lên, không có triệu chứng gì.

Do đó, nếu bị loét sinh dục nhưng không cảm thấy đau đớn, cần phải cảnh giác và xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời. Đặc biệt khi phát hiện loét, khó chịu ở bộ phận sinh dục, u không đau sau khi quan hệ tình dục không an toàn, cần kiểm tra trong thời gian sớm nhất.

Lúc này, bạn cần đến bệnh viện đa khoa uy tín hoặc trung tâm da liễu, trung tâm khám bệnh lây truyền qua đường tình dục để kiểm tra và điều trị triệt để.

Bác sĩ chẩn đoán giang mai dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, chủ yếu tập trung vào các cơ quan sinh dục, miệng và hậu môn. Nếu phát hiện bệnh giang mai, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm bằng cách lấy đi một mẫu mô hoặc dịch từ vết lở để tìm vi khuẩn, bằng cách sử dụng một loại kính hiển vi đặc biệt gọi là kính hiển vi trường tối.

Khi có biểu hiện lâm sàng thì thường áp dụng hai phép thử là Test Rapid Plasma Reagin (RPR) và Treponema Pallidum Haemagglutination Asay (TPHA). Các phép thử này được thực hiện như sau:

– Đầu tiên là làm xét nghiệm giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR, nếu kết quả cho là âm tính (-) thì tức là người bệnh không bị mắc giang mai. Trường hợp cho kết quả dương tính (+) thì có khả năng là mọi người bị bệnh giang mai. Để chắc chắn, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm định lượng hoặc làm phản ứng khẳng định bằng TPHA. Bởi, không phải trường hợp nào xét nghiệm RPR cũng cho kết quả chính xác.

– Sau khi có kết quả nhiễm bệnh giang mai bằng RPR, các bác sĩ sẽ tiếp tục làm xét nghiệm khẳng định bằng TPHA. Nếu kết quả cho thấy là dương tính thì khả năng rất cao bạn đang bị mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không có bất kỳ hành vi quan hệ tình dục nào hoặc tình dục rất an toàn mà lại có kết quả TPHA (+) thì bạn nên làm thêm xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody – Absorption (FTA-ABS) để sàng lọc, phân biệt bệnh giang mai với các nhiễm trùng khác.

RPR ngoài dùng để xét nghiệm giang mai thì RPR còn được dùng để theo dõi trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu lượng kháng thể giang mai gia tăng hoặc không giảm thì có nghĩa hỗ trợ điều trị không mang lại hiệu quả.

Chi phí xét nghiệm chẩn đoán giang mai còn tùy vào cơ sở y tế, RPR khoảng 50.000 đồng, TPHA định tính khoảng 100.000 đồng, TPHA định lượng khoảng 370.000 đồng.

Trân trọng!

Bệnh Lậu Cần Phải Xét Nghiệm Những Gì?

Bệnh lậu do song cầu khuẩn lậu Neisseria gonorhoese gây ra. Chỉ sau 2_7 ngày mắc bệnh, người bệnh sẽ thấy có những biểu hiện như tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu nóng, màu đục, đái ra mủ, quan hệ tình dục đau rát, cơ thể mệt mỏi và có thể bị sốt. Bệnh lậu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Vậy khi mắc bệnh lậu cần phải xét nghiệm những gì?

Các bác sỹ chuyên khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM cho biết: Bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như nam giới bị viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm ống dẫn tinh, túi tinh và viêm mào tinh hoàn, …. Nữ giới có thể bị viêm vòi trứng, phụ nữ có thai có thể sinh non, lưu thai…gây vô sinh-hiếm muộn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Vì vậy khi có những biểu hiện bất thường thì nam giới nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ khám và điều trị kịp thời.

Để biết được bệnh đang ở giai đoạn nào, mức độ tổn thương của bệnh như thế nào…thì người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm cần thiết để từ đó các bác sỹ có phác đồ điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả. Cụ thể:

Xét nghiệm dịch: xét nghiệm dịch niệu đạo đối với nam và dịch âm đạo đối với nữ . Người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa lấy dịch niệu đạo (nam), âm đạo ( nữ) để làm xét nghiệm. Khi lấy mẫu dịch tiết niệu đạo và tiến hành nhuộm soi nếu trong dịch tiết phát hiện song cầu khuẩn gram (-) nằm trong tế bào bạch cầu đa nhân trung tính chứng tỏ bạn đã mắc lậu và nên điều trị kịp thời.

Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu vào buổi sáng sớm là tốt nhất. Việc xét nghiệm nước tiểu sẽ hỗ trợ giúp các bác sỹ biết được bạn có bị viêm nhiễm khác kèm theo không.

Xét nghiệm máu:Xét nghiệm máu để hỗ trợ giúp tìm các bệnh lý khác (nếu có) và phát hiện mắc các bệnh lây truyền qua con đường nào, máu như: giang mai, HIV.

Khi mắc bệnh, người bệnh luôn chủ quan, xấu hổ không đi khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời để bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt trên địa bàn chúng tôi có rất nhiều cơ sở y tế xét nghiệm bệnh lậu cũng khiến người người bệnh cảm thấy băn khoăn, lo lắng không biết nên đến cơ sở nào.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM, 221 Nguyễn Thị Minh Khai là địa chỉ chuyên khoa uy tín được hàng nghìn bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn. Phòng khám trang bị đầy đủ, tiện nghi mọi phòng khám, phòng xét nghiệm vô trùng, dụng cụ y tế vô khuẩn….Các trang thiết bị y tế được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên Thế giới giúp quá trình phân tích, xét nghiệm bệnh có kết quả chính xác, hiệu quả và nhanh chóng, hỗ trợ giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả.

Đội ngũ y, bác sỹ chuyên gia trong và ngoài nước luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm. Sức khỏe của bạn là trách nhiệm của chúng tôi, vì vậy khi đến với Phòng khám, mọi bệnh nhân được khám, kiểm tra, xét nghiệm cẩn thận, chu đáo…giúp bệnh yên tâm hơn khi biết được tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây bệnh và phác đồ điều trị.

Phong cách, thái độ phục vụ theo tiêu chuẩn Quốc tế: chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo tạo cho người bệnh cảm giác thoải mái, an tâm khi khám chữa bệnh.

Quy trình khám chữa bệnh khoa học,thủ tục đăng ký khám bệnh đơn giản, nhanh chóng, rút ngắn được thời gian chờ đợi của người bệnh.

Để tiết kiệm thời gian cho người bệnh, phòng khám triển khai đăng ký hẹn khám thông qua tổng đài đường dây nóng hoặc website. Bạn có thể đến khám ngoài giờ hành chính hoặc vào các ngày thứ 7, chủ nhật mà không phải mất thêm chi phí.

Đi Khám Bệnh Lậu Cần Xét Nghiệm Những Gì?

Bệnh lậu lây truyền qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Ban đầu các triệu chứng thường không nghiêm trọng, chỉ hơi ngứa và nổi một vài nốt nhỏ. Do đó, bệnh dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác như nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng đường tiểu . và có những triệu chứng khá giống với các bệnh viêm niệu đạo. Đây chính là lý do người bệnh không thể chỉ dựa vào những triệu chứng mà cần xét nghiệm lậu để nắm bắt cụ thể tình trạng bệnh.

Hậu quả của bệnh lậu đem lạikhi không được phát hiện và điều trị kịp thời là nó ảnh hưởng đến tâm lý của mọi người. Người bệnh tự ti và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Ngoài ra có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Hậu quả của bệnh lậu ở nam giới có thể gây ra viêm tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo, … Các biến chứng này làm giảm khả năng tình dục, chất lượng tinh trùng suy giảm, dần dần dẫn tới tình trạng vô sinh nam giới. Ở nữ giới, bệnh lậu sẽ gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng… làm cản trở quá trình thụ thai, dẫn tới khả năng vô sinh rất cao. Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu sẽ dễ gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non,…

Chính vì nó nguy hiểm như vậy nên mọi người cần tới cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra, thăm khám bệnh lậu và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Các xét nghiệm bệnh lậu cần thiết

Để biết mình có bị mắc bệnh lậu hay không, cần làm những xét nghiệm sau:

Xét nghiệm dịch niệu đạo

Đây là phương pháp lấy mủ ở niệu đạo trước khi người bệnh ngủ dậy vào sáng sớm và trước lúc đi tiểu. Sau đó, các bác sĩ sẽ dùng kĩ thuật nhuộm soi Gram để soi và xác định vị trí vi khuẩn lậu

Xét nghiệm nước tiểu

Đây là phương pháp bác sĩ lấy nước tiểu của người bệnh để đi xét nghiệm tìm ra những dấu hiệu bất thường và xem trong nước tiểu có chứa vi khuẩn lậu không. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm nước tiểu có thể xác định được một số bệnh viêm nhiễm khác.

Xét nghiệm máu

Đây là phương pháp giúp xác định trong máu có chứa vi khuẩn lậu hay không. Ngoài ra, xét nghiệm máu giúp người bệnh có thể phát hiện ra những bệnh khác như ADS, HIV, các bệnh lây qua đường tình dục…

Kỹ thuật nhuộm soi Gram va kỹ thuật nuôi cấy là những kỹ thuật dùng để xét nghiệm lậu hay được nhiều cơ sở y tế áp dụng hiện nay và chuẩn đoán chính xác bạn có bị mắc bệnh lậu hay không.

Lựa chọn thời điểm thăm khám: Khi quyết định đi khám lậu, bạn cần xác định rõ thời điểm khám phù hợp. Đối với nữ giới thì nên khám vào thời điểm sau khi đã sạch kinh bởi nếu đi khám vào lúc kinh nguyệt sẽ gây khó khăn cho việc kiểm tra.

Những lưu ý trước khi đi xét nghiệm lậu

Tìm hiểu kỹ địa chỉ uy tín để thăm khám

Có rất nhiều địa chỉ chữa bệnh lậu nhưng không phải nơi nào cũng có cùng chất lượng tốt. Vì thế, để đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác, hiệu quả thì hãy chọn đến những cơ sở uy tín, chất lượng.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách

Trước khi đi khám bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể của mình sạch sẽ bằng các biện pháp vệ sinh hàng ngày. Không tự ý thụt rửa quá sâu vì có thể dẫn tới mất cân bằng hệ môi trường âm đạo, dương vật, khiến kết quả kiểm tra sẽ không chính xác.

Tránh quan hệ tình dục

Trước khi đi khám bệnh lậu 1 – 2 ngày, bạn nên tránh có quan hệ tình dục với bạn tình của mình hoặc cho sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bởi điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra bệnh.

Chuẩn bị chi phí

Bạn nên mang theo bên mình một số tiền dư giả, phòng trường hợp bất trắc, bệnh nặng phải ở lại hỗ trợ điều trị. Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ kinh phí thì tâm lý của bạn cũng thoải mái hơn khi phải vừa hỗ trợ điều trị bệnh, vừa phải chạy vạy khắp mọi nơi. Như thế sẽ khiến người bệnh càng thêm mệt mỏi và dẫn đến thời gian nhiễm bệnh sẽ kéo dài gây nhiều biến chứng.

Để xét nghiệm hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn địa chỉ xét nghiệm đó là phòng khám Đa khoa Hưng Thịnh. Đây là một trong những cơ sở xét nghiệm uy tín được Sở Y tế Hà Nội cấp giấy phép hoạt động.

Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, luôn nhiệt tình tư vấn cho bệnh nhân, áp dụng trang thiết bị hiện đại sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của người bệnh trong việc thăm khám xét nghiệm. Chi phí hợp lý theo giá chung của Bộ Y tế được niêm yết công khai.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp mọi người biết được xét nghiệm bệnh lậu cần xét nghiệm những gì. Nếu mọi người thắc mắc hãy liên hệ ngay tới phòng khám Đa khoa Hưng Thịnh (380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội), điện thoại 0394 976 999 – 0386 977 199 để được tư vấn, hỗ trợ.