Bệnh Nhân Covid Ở Bình Dương / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Khám Bệnh Lậu Ở Khoa Nào? Bình Dương

Có không ít trường hợp người bệnh phát hiện mắc phải bệnh lậu và muốn đến các phòng khám thực hiện việc thăm khám, chữa trị nhưng lại không biết mình nên khám ở khoa nào để có được kết quả chính xác. Vì thế mà khám bệnh lậu ở khoa nào? Bình Dương là câu hỏi và cũng là vấn đề được bàn đến trong bài viết này, mong rằng sẽ giúp được cho mọi người.

Khám bệnh lậu ở khoa nào tại phòng khám nam khoa Bình Dương?

Lậu là tình trạng vi khuẩn lậu cầu Neisseria gonorrhoeae gây ra các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục, với các biểu hiện của bệnh như chảy mủ niệu đạo hoặc đầu dương vật, tiểu buốt, đau và tấy đỏ quy đầu,… Đây là một căn bệnh xã hội lây truyền qua đường quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ không an toàn bằng đường hậu môn và đường miệng.

Bệnh lậu có khả năng lây truyền rất nhanh, đặc biệt là ở cơ quan sinh dục, vì thế nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản sau này và nghiêm trọng hơn là đe dọa tính mạng người bệnh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh lậu có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Trong 1 lần quan hệ, sẽ có gần 20% nam giới và 80% nữ giới có khả năng nhiễm phải khuẩn lậu. Cũng vì vậy mà lậu được xem là một căn bệnh xã hội nguy hiểm ở mức báo động, và việc khám bệnh lậu ở khoa nào để tầm soát bệnh cũng quan trọng không kém.

Bệnh lậu khám khoa nào cho đúng chuyên môn và đạt hiệu quả cao? Cũng theo các bác sĩ, với những bệnh xã hội như bệnh lậu, người bệnh có thể tìm đến các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa Da liễu hoặc khoa Nam học để thăm khám, chẩn đoán và chữa trị bệnh.

Khoa nào khám bệnh lậu với đúng chuyên môn của mình sẽ giúp người bệnh tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả

Lưu ý một điều là bệnh lậu rất khó phát hiện ra, bởi vì triệu chứng của bệnh thường không có gì khác biệt, rất giống với các bệnh viêm nhiễm khác. Do đó mà nếu không tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra chuyên môn thì rất khó chẩn đoán được bệnh. Tìm đúng khoa, bệnh nhân sẽ có thể biết được chính xác mình có mắc phải căn bệnh này không

Ngoài ra, một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh lậu khiến các chuyên gia lẫn người bệnh khó có thể ngờ tới nhưng lại hay xảy ra là trường hợp tiếp xúc gián tiếp với người bệnh. Những đồ vật tiếp xúc không trực tiếp với người bệnh có thể giúp khuẩn lậu xâm nhập và lây nhiễm vào cơ thể người khỏe mạnh. Chỉ có các phương pháp kiểm tra chuyên môn mới có thể giúp ngưới bệnh phát hiện ra nguyên nhân này.

Lẽ đó mà việc tìm hiểu chính xác khoa nào khám bệnh lậu là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ việc người bệnh thực hiện kiểm tra và điều trị bệnh tại những phòng khám, chuyên khoa uy tín, chất lượng sẽ giúp cho quá trình chữa trị được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an tâm hơn rất nhiều.

Khám lậu ở đúng khoa sẽ giúp người bệnh an tâm điều trị

Hơn thế nữa, khi tiến hành tại những khoa này, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ có chuyên môn cao trực tiếp thăm khám và trị bệnh, được tư vấn lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh và được hướng dẫn các cách chữa trị an toàn, khắc phục hiệu quả những khó khăn bệnh gây ra mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe, không còn nguy cơ phải đối diện với bệnh thêm nữa.

Người bệnh cũng không lo phải rơi vào trường hợp tiền mất tật mang do các bác sĩ, phòng khám không đúng chuyên môn lừa đảo, lợi dụng. Tất cả các thủ tục, các bước thăm khám được bác sĩ chủ định đều để phục vụ cho việc chữa trị bệnh mang lại hiệu quả tối đa.

Khám bệnh lậu ở khoa nào? qua bài viết này người bệnh lậu đã không còn phải lo lắng nữa. Cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm, hãy tìm đến các chuyên gia phòng khám nam khoa Bình Dương qua hotline 0274 368 9588 – 0908 522 700 (zalo) hoặc chọn.

Để tránh phát sinh chi phí gói cước điện thoại trong suốt quá trình tư vấn cho người bệnh.– Người bệnh nên để lại TÊN và SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung chát, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.– Người bệnh nên chát với BÁC SĨ qua khung chát trực tuyến để không tốn chi phí điện thoại.

Bộ Y Tế: Phát Hiện Ổ Dịch Bệnh Rubella Tại Tỉnh Bình Dương

Nhân viên y tế chăm sóc cho người bệnh. (Ảnh: TTXVN))

Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tại Công ty WANEK, khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã xuất hiện ổ dịch bệnh rubella với 29 trường hợp xét nghiệm dương tính.

Báo cáo của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, từ ngày 2-23/1, tại Công ty WANEK đã ghi nhận 138 trường hợp nghi mắc bệnh rubella, trong đó đã có 29 trường hợp xét nghiệm dương tính với rubella.

Ngay sau khi ổ dịch rubella xảy ra, Viện Pasteur, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo quyết liệt việc điều tra xác minh ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly bệnh nhân, triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh rubella là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Bệnh có khả năng lây lan cao nên có thể gây dịch lớn, thường gặp vào mùa Đông-Xuân, trong điều kiện vệ sinh kém, nơi đông người.

Tất cả những người chưa có miễn dịch với rubella đều có nguy cơ mắc bệnh, nhóm người có nguy cơ cao là trẻ em, thiếu niên và thanh niên.

Bệnh rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai do nhiễm rubella trong thời kỳ đầu khi mang thai có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non. Đặc biệt, trẻ sinh ra từ các bà mẹ mắc bệnh này có nguy cơ cao mắc hội chứng rubella bẩm sinh với nhiều dị tật nghiêm trọng như dị tật tim, điếc, đục thủy tinh thể, chậm phát triển… và có thể tử vong do hậu quả của hội chứng rubella bẩm sinh.

Hiện nay, vắcxin rubella chưa được đưa vào tiêm thường xuyên định kỳ trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, do đó tất cả những trường hợp chưa có miễn dịch hoặc chưa được tiêm chủng đều có nguy cơ mắc bệnh rubella.

Để phòng bệnh rubella, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Phòng bệnh đặc hiệu bằng tiêm vắcxin rubella đơn giá hoặc phối hợp vắcxin sởi – rubella, sởi-quai bị-rubella đầy đủ và đúng lịch; phụ nữ nên tiêm phòng trước khi có thai ít nhất ba tháng, khi đã mang thai thì không nên tiêm.

2. Bệnh rubella rất dễ lây, hạn chế tiếp xúc với các trường hợp nghi mắc bệnh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng hàng ngày. Đảm bảo nhà ở thông thoáng, sạch sẽ.

4. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời./.

Vietnam+

Bệnh Trĩ Ngoại Uống Thuốc Có Hết Không? Phòng Khám Đa Khoa Thái Bình Dương

Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không?

  Hiện nay, có nhiều cách chữa bệnh trĩ ngoại chủ yếu là phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Nội khoa là điều trị bằng thuốc, bao gồm thuốc uống và thuốc bôi. Trong khi đó ngoại khoa là cần tiến hành tiểu phẫu cắt trĩ.

  Việc mắc bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không? được các chuyên gia chia sẻ rằng: Bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu có thể chữa trị bằng thuốc uống kết hợp với việc điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt. Nhưng nế trĩ ngoại ở giai đoạn nặng thì người bệnh không thể chữa khỏi bằng việc uống thuốc.

Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không?

  Phương pháp điều trị duy nhất đối với trĩ ngoại cấp độ nặng là tiến hành cắt trĩ.

  Việc uống thuốc chữa bệnh trĩ ngoại có thể gây nên những bất tiện như:

  - Việc dùng thuốc chỉ mang tính chất tạm thời, vì khi dùng thuốc, các triệu chứng đau, nhức rát, chảy máu ở hậu môn sẽ giảm, dễ chịu hơn. Nhưng sau một thời gian thì các triệu chứng có thể quay lại.

  - Thời gian dùng thuốc kéo dài, người bệnh cần có một lộ tình điều trị phù hợp dưới sự tư vấn của bác sĩ có tay nghề cao. Việc uống thuốc kéo dài có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.

  Như vậy, bệnh trĩ ngoại mà uống thuốc chỉ có thể áp dụng hiệu quả cho trường hợp mắc bệnh nhẹ. Để biết chính xác phương pháp điều trị hiệu quả thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

  Qua quá trình thăm khám bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh.

   Khuyến cáo: Người bệnh không nên tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, chưa nắm được mức độ bệnh.

Lời khuyên của bác sĩ

  - Ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây tươi.

  - Uống nhiều nước mỗi ngày.

  - Không ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh, đồ uống chứa chất kích thích như gas hoặc cồn.

Người bệnh trĩ ngoài cần có chế độ ăn uống khoa học

  - Hạn chế rặn, đứng lâu hoặc ngồi nhiều khi đi đại tiện.

  - Tập đi đại tiện đúng giờ mỗi ngày.

  - Nếu các triệu chứng gây đau đớn, khó chịu thì có thể ngâm hậu môn trong nước ấm pha một chút muối, chườm đá quanh khu vực hậu môn.

  - Hoặc người bệnh có thể dùng các bài thuốc dân gian để giảm đau như chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá, cây thiên lý, quả sung,…

  Nếu đang mắc bệnh trĩ ngoại thì người bệnh có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Thái Bình Dương để thăm khám. Các bác sĩ với tay nghề cao sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và hướng dẫn người bệnh điều trị theo phương pháp thích hợp và hiệu quả nhất.

   Địa chỉ phòng khám: 34- 36 Đinh Tiên Hoàng, phường Đakao, quận 1, TP. HCM.

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

Triệu Chứng Đặc Biệt Ở Nhiều Bệnh Nhân Mắc Covid

Tại Việt Nam, theo số liệu từ Cục Y tế Dự phòng đánh giá trên 240 bệnh nhân mắc Covid-19 trong đợt dịch mới bùng phát, 71,31% không có triệu chứng. Số còn lại gặp các triệu chứng như sốt (28,31%), ho (21,02%), mệt mỏi, đau người (12,22%), rát họng (9,66%), khó thở/tức ngực (5,68%) và sổ mũi (1,7%).

Triệu chứng của bệnh nhân Covid-19 khá tương đồng với những người mắc bệnh lý viêm đường hô hấp thông thường khác. Thông thường, một người bị SARS-CoV-2 tấn công sẽ gặp những triệu chứng như ho, sốt, khó thở. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã bổ sung thêm mất khứu giác, vị giác vào danh sách những triệu chứng ở người nhiễm nCoV.

Tuy nhiên, trên thế giới, các nhà khoa học đã ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 có những triệu chứng đặc biệt, chưa được lý giải. Đây là thách thức đối với giới nghiên cứu.

“Ngón chân Covid-19”

Trước khi Covid-19 bùng phát tại Mỹ, mỗi năm, tiến sĩ, bác sĩ da liễu Lindy Fox, Đại học California, San Francisco, từng khám cho 4-5 người bị viêm, đau mạch máu, tổn thương đỏ, tím tại các đầu ngón chân. Đây là hiện tượng chilblain, thường xuất hiện vào mùa đông và cũng khá hiếm.

Chỉ trong vài tuần của tháng 9/2020, bác sĩ này tiếp nhận hàng chục trường hợp có tình trạng trên. Điều bà khó hiểu nhất đó chính là những người này bị cước, đỏ chân với cảm giác bỏng rát giữa mùa thu – thời điểm thời tiết không quá lạnh giá hoặc ẩm ướt.

Bác sĩ Lindy không phải người duy nhất chứng kiến tình trạng này. Tiến sĩ Esther Freeman, Trưởng khoa Da liễu sức khỏe toàn cầu, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Mỹ, cho biết phòng khám trực tuyến của bà đã tiếp nhận không ít người bị sưng đỏ ngón chân.

Những ngón chân có màu đỏ, tím, sưng tấy, kèm theo cảm giác bỏng rát và ngứa là điều mà nhiều bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 gặp phải. Các vết sưng, đỏ thường tập trung ở ngón chân, thậm chí lan ra cả hai bàn chân. Những vết loét gây đau đớn, cảm giác nóng rát và ngứa. Ban đầu, các ngón chân sẽ có màu đỏ, sau đó, chuyển tím và có tình trạng viêm.

Chính vì thế, nó cũng được gọi là triệu chứng “ngón chân Covid-19”. Theo New York Times, một số tài liệu y tế từ Tây Ban Nha, Bỉ và Italy miêu tả về hiện tượng nhiều bệnh nhân Covid-19 chia sẻ về các tổn thương trên ngón chân. Hầu hết bệnh nhân là trẻ em, thanh thiếu niên.

Theo tiến sĩ Lindy, tin tốt là những tổn thương dạng như chilblain thường không quá nặng, báo hiệu cơ thể đã nhận ra SARS-CoV-2 và đang tạo phản ứng miễn dịch tốt để chống lại nó.

Theo tiến sĩ Freeman, giới nghiên cứu chưa thể tìm ra câu trả lời chính xác cho hiện tượng này. Họ đặt giả thuyết đây là hiện tượng thể hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể, cảnh báo chúng ta đang bị virus xâm nhập, tấn công. Giả thuyết khác cho r%Bng nguyên nhân là thành mạch máu bị viêm hoặc các cục máu đông nhỏ trong máu.

Sợ ánh sáng và nhiễm trùng mắt nặng

Tháng 8/2020, nhóm chuyên gia của Đại học Anglia Ruskin, Anh, công bố nghiên cứu về các ảnh hưởng của Covid-19 tới mắt trên tạp chí BMJ Open Ophthalmology. Họ thực hiện khảo sát trên những người dương tính với SARS-CoV-2, kết quả cho thấy đau mắt là hiện tượng khá phổ biến. Đặc biệt, 18% trường hợp báo cáo về tình trạng sợ hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

Mới đây, tiến sĩ, bác sĩ Chris Steele, cố vấn y khoa của chương trình This Morning của ITV (Anh) cảnh báo về hiện tượng nhiều người nhiễm biến chủng SARS-CoV-2 sợ ánh sáng. Theo ông Chris, những người này không thích nguồn sáng mạnh. Mỗi khi tiếp xúc ánh sáng rực rỡ, họ đều bị đau đầu.

Vị chuyên gia này đưa giả thuyết hiện tượng này có thể xuất phát từ việc virus gây viêm khắp cơ thể, tác động đến mắt, khiến bệnh nhân nhạy cảm hơn.

Về tác động của Covid-19 đến mắt, nhiều bệnh nhân khác gặp phải tình trạng hiếm gặp khó lý giải là viêm nội nhãn. Tháng 2/2020, khoa Nhãn của Trung tâm Y tế Northwell Health, New York, Mỹ, ghi nhận 3 người nhiễm SARS-CoV-2 (độ tuổi trên 60) bị viêm giác mạc.

Trong số ba bệnh nhân, một người đã tử vong do Covid-19. Một trường hợp khác bị mù lòa một bên mắt dù các bác sĩ đã tìm mọi cách để cứu chữa. Người còn lại bị mất hoàn toàn 1/3 thị lực.

Giáo sư, tiến sĩ nhãn khoa Amilia Schrier, trường Y Zucker, Đại học Hofstra ở Hempstead, New York, Mỹ, đánh giá tình trạng này rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra cho bà và các chuyên gia y tế là họ không thể xác định SARS-CoV-2 có phải thủ phạm gây tình trạng này hay không. Nếu có, cơ chế ảnh hưởng của nó như thế nào.

Lưỡi lốm đốm, có màng trắng

Cách đây không lâu, CBN News dẫn một nghiên cứu công bố trên tạp chí British Journal of Dermatology trên 666 bệnh nhân mắc Covid-19 ở Tây Ban Nha. Nhóm tác giả nhận thấy 10% (78 người) trong số đó có những triệu chứng ở khoang miệng, lưỡi, bàn tay và bàn chân.

Cụ thể, 11% bị viêm các nốt nhỏ trên bề mặt lưỡi. 6% bị sưng, viêm lưỡi với các vết lõm ở cạnh bên. 6% bị loét miệng. 4% trường hợp bị loang lổ, lốm đốm trên lưỡi. 4% khác bị sưng mô trong miệng.

Nghiên cứu do nhóm chuyên gia của Đại học Hoàng gia London (Anh) thực hiện, được công bố vào tháng 9 năm ngoái. Họ gọi tình trạng lưỡi co thắt, đổi màu và có đốm trắng này là “lưỡi Covid-19”.

Nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn và ảo giác

Ngoài việc mất vị giác và khứu giác, các bác sĩ ghi nhận ngày càng nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 gặp ảnh hưởng ở thần kinh. Nghiên cứu công bố ở tạp chí JAMA Neurology (dựa trên 214 bệnh nhân tại Vũ Hán, Trung Quốc) cho thấy hơn 36% người mắc Covid-19 phải trải qua triệu chứng thần kinh.

Nghiên cứu khác được công bố trên Annals of Clinical and Translational Neurology cho thấy các biểu hiện thần kinh – đau đầu, chóng mặt, lú lẫn xuất hiện trên 42% người mới nhiễm SARS-CoV-2. Trong thời gian mắc bệnh, 82% trường hợp gặp tình trạng về thần kinh bất cứ khi nào. Đặc biệt, với người lớn tuổi, những tác động thần kinh này có thể nghiêm trọng không kém phổi bị tổn thương bởi virus.

Ngoài những triệu chứng, biến chứng thần kinh nói trên, không ít bệnh nhân Covid-19 gặp phải tình trạng ảo giác từ nhẹ đến nặng, dù họ không có tiền sử về các vấn đề này.

Các chuyên gia chưa khẳng định chính xác nguyên nhân gây hiện tượng này. Ở một số bệnh nhân, ảo giác đi kèm với nhiều bệnh lý hiểm nghèo khác hoặc do thời gian nằm viện dài. Một số người mắc Covid-19 khác gặp vấn đề về nhìn, nói. Các bác sĩ đặt giả thuyết điều này có thể xuất phát từ lượng oxy đi đến não thấp trong thời gian dài hoặc virus SARS-CoV-2 tấn công trực tiếp vào não.

Ảo giác gần như biến mất sau khi bệnh nhân khỏi Covid-19. Các bác sĩ thường chỉ định liều thấp thuốc chống lo âu hoặc loạn thần trong điều trị những người nhiễm SARS-CoV-2 bị ảo giác.

Mất thính lực

Theo báo cáo trên tạp chí JAMA Otolaryngology – Head and Neck Surgery, virus SARS-CoV-2 từng được tìm thấy trong tai giữa của một số bệnh nhân mắc Covid-19. Phó giáo sư, tiến sĩ Matthew Stewart, Đại học Johns Hopkins, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết thông thường bệnh nhân gặp phải tình trạng ù, viêm tai.

Theo ông Stewart, virus gây nhiễm trùng trong tai có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng chưa có đủ cơ sở để chỉ ra nguyên nhân thực sự khiến nhiều người mắc Covid-19 bị ảnh hưởng khả năng nghe và gặp các vấn đề về tai. Bởi nếu ốm nặng, bệnh nhân cũng có thể mất thính lực.

Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê các triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm SARS-CoV-2 bao gồm: Sốt, ho khan, mệt mỏi.

Những triệu chứng ít phổ biến hơn gồm có: Đau nhức, mệt mỏi; đau họng; tiêu chảy; viêm kết mạc; đau đầu; mất vị giác hoặc khứu giác; phát ban hoặc đổi màu các ngón tay, chân.

Các triệu chứng nghiêm trọng gồm: Khó thở hoặc thở gấp; đau hoặc tức ngực; mất tiếng hoặc liệt, khó cử động.