Bệnh Nhân Covid Ngày Hôm Nay / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Lịch Trình 11 Bệnh Nhân Covid Được Công Bố Ngày Hôm Nay

Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý đối với 11 Trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố ngày 20/8, cụ thể:

1. Bệnh nhân số 994: N.N.K.T – Nữ (1982, đường Trần Bình Trọng, P. Phước Ninh, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.) – Nhân viên ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Đà Nẵng (48 Trần Phú, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng)

Tiền sử dịch tễ trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Hiện tại bệnh nhân đang sống cùng chồng P.T.Q và 03 người con (P.V.T.T, P.N.T.B và P.T.B) tại đường Trần Bình Trọng, P. Phước Ninh. Từ ngày 31/7, bệnh nhân đã tạm dừng công việc tại Ngân hàng Eximbank do thực hiện việc giãn cách xã hội. Từ ngày 31/7 đến 04/8, bệnh nhân ở nhà, tiếp xúc với những người trong gia đình. Thỉnh thoảng bệnh nhân cùng 02 con (P.V. T.T, P.N.T.B) đến nhà bố mẹ chồng ở đường Tăng Bạt Hổ, P. Hải Châu 2, Q. Hải Châu chơi. Tại đây, bệnh nhân và 02 con tiếp xúc với bố chồng (bệnh nhân số 742 được Bộ Y tế công bố ngày 06/8) và mẹ chồng (bệnh nhân số 804 được Bộ Y tế công bố ngày 08/8). Ngày 05/8, bệnh nhân tiếp tục đến nhà bố, mẹ chồng. Tối cùng ngày, sau khi bố chồng, là bệnh nhân số 742 có kết quả xét nghiệm (+) với vi rút SARS-CoV-2, bệnh nhân cùng chồng và 02 con (P.V. T.T, P.N.T.B) được chuyển đến cách ly tại ký túc xá Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng, Q. Hải Châu. Ngày 06/8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm dịch hầu họng (lần 1) và cho kết quả (-) với vi rút SARS-CoV-2. Từ ngày 06/8 đến 10/8, bệnh nhân cùng chồng và 02 người con (P.V. T.T, P.N.T.B) tiếp tục được cách ly tại phòng 117 ở khu cách ly thuộc ký túc xá Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng. Từ ngày 11/8 đến 15/8, tại khu cách ly, bệnh nhân cùng 02 người con (P.V. T.T, P.N.T.B) được chuyển đến phòng 213.

Lịch trình cụ thể 3 ngày trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Từ ngày 16 đến 18/8, bệnh nhân chỉ ở phòng 213 cùng với 02 người con (P.V. T.T, P.N.T.B) tại khu cách ly thuộc ký túc xá Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng. Ngày 19/8 bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 2) và tối cùng ngày có kết quả xét nghiệm (+) với vi rút SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Trung tâm Y tế Hòa Vang.

2. Bệnh nhân số 995: N. T. T – Nữ (1971, thôn Bích Bắc, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) – Kinh doanh tự do

Tiền sử dịch tễ trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Bệnh nhân sống cùng con gái N. T.T (sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng) tại thôn Bích Bắc, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ngày 25/7, bệnh nhân đến chăm sóc mẹ N.T.M, là bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đà Nẵng. Sau đó, trong ngày bệnh nhân trở về nhà tại tỉnh Quảng Nam. Từ ngày 25/7 đến 14/8, chị của bệnh nhân (bệnh nhân số 986 được Bộ Y tế công bố ngày 18/8) thay thế bệnh nhân chăm sóc mẹ tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đà Nẵng. Trong thời gian này, bệnh nhân tự cách ly ở nhà tại thôn Bích Bắc, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, tiếp xúc với con gái, không đến TP Đà Nẵng và cũng không tiếp xúc với bệnh nhân số 986. Thỉnh thoảng, bệnh nhân đến mua thức ăn tại điểm bán thực phẩm gần nhà, hoặc của những người bán rong và những người xung quanh nơi cư trú. Trong lúc tiếp xúc bệnh nhân luôn mang khẩu trang.

Lịch trình cụ thể 3 ngày trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Từ ngày 15/8 đến 17/8 (không nhớ rõ ngày), bệnh nhân mua rau của vợ ông A, khi tiếp xúc cả 2 người không nói cH. với nhau và đều mang khẩu trang. Khoảng 16 giờ ngày 18/8, bệnh nhân chở con gái bằng xe máy từ thị xã Điện Bàn đến nhà em gái N. T.T tại tổ 6, thôn Lệ Sơn Bắc, xã Hòa Tiến, H. Hòa Vang. Tại đây, chỉ có con gái bệnh nhân vào nhà chị T, bệnh nhân đứng ngoài sân vàkhông tiếp xúc với ai. Nhà chị T có 4 người. Sau đó, bệnh nhân được 01 người quen (anh Đ, tên thường gọi là T, làm nghề sửa điện thoại tại quầy Thanh Số tại tổ 6, thôn Lệ Sơn Bắc, xãHòa Tiến, H. Hòa Vang)dùng xe máy chở đến Trung tâm y tế Q. Ngũ Hành Sơn để chăm sóc mẹ (cả hai người không đến địa điểm khác và không tiếp xúc với người khác). Khoảng 16 giờ 30 ngày 18/8, bệnh nhân có mặt tại Trung tâm Y tế Q. Ngũ Hành Sơn, Tại đây, bệnh nhân (có mang khẩu trang) khai báo y tế, tiếp xúc với 2 nhân viên y tế là L. T.T.B và Đ.T.S. Sau đó, điều dưỡng Đ.T.S đưa bệnh nhân đến khu cách ly và bệnh nhân được điều dưỡng T.T.H đưa đến phòng cách ly để chăm sóc mẹ N.T.M. Khoảng 19 giờ 15 cùng ngày, hộ lý L. T.T đưa cơm đến cho bệnh nhân. Sáng ngày 19/8, bệnh nhân tiếp xúc với bác sĩ H.T.K.C, bác sĩ N.Đ.L, bác sĩ Đ.N.C và điều dưỡng T.T.N đến khám và chăm sóc các bệnh nhân tại phòng cách ly. Cùng ngày, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng và có kết quả xét nghiệm (+) với vi rút SARS-CoV-2. Trong quá trình tiếp xúc với bệnh nhân, làm việc, các nhân viên y tế đều mặc trang phục phòng, chống dịch, đeo khẩu trang… theo quy định. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Phổi.

3. Bệnh nhân số 996: P.H.T – Nam (1992, thôn Trung Phước 2, xã Quế Trung, H. Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) Tiền sử bệnh tật: Bệnh bạch cầu cấp

Tiền sử dịch tễ trước khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nghi ngờ

Bệnh nhân sống cùng gia đình tại thôn Trung Phước 2, xã Quế Trung, H. Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ngày 25/7, bệnh nhân cùng bố và mẹ đến khám và bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, đến khoảng 11 giờ cùng ngày, bệnh nhân được chuyển đến điều trị tại Khoa nội Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 26/7 và 27/7, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Khoa nội Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng. Trong thời gian này, mẹ bệnh nhân cũng được cách ly và trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.

Lịch trình cụ thể 3 ngày trước khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nghi ngờ

Ngày 28/7, bệnh nhân tiếp tục được cách ly và điều trị tại Khoa nội Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 29/7, tại Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 1) và có kết quả xét nghiệm (-) với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 30/7, bệnh nhân tiếp tục được cách ly cùng với mẹ tại Khoa nội Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 31/7, bệnh nhân được chuyển đến cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng, đến 19 giờ cùng ngày, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt. Ngày 01/8, bệnh nhân tiếp tục được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng. Ngày 02/8, tại Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 2) và có kết quả xét nghiệm (-) với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 03/8, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nặng nên được chuyển đến cách ly và điều trị tại Khoa nội Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng. Tại đây, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 3) và có kết quả xét nghiệm (-) với vi rút SARS-CoV-2. Từ ngày 04/8 đến 11/8, bệnh nhân được chuyển đến cách ly và điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, trong thời gian này bệnh nhân vẫn còn mệt mỏi và sốt. Ngày 12/8, vì tình trạng bệnh nhân chuyển biến nặng nên em trai vào chăm sóc bệnh nhân. Từ ngày 13/8 đến 17/8, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt cao, khó thở, đau họng. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân và em trai tiếp tục ở tại phòng thuộc khu cách ly cùng với khoảng 15 người (là các bệnh nhân và người nhà, trong đó có các bệnh nhân chuyển đến từ Bệnh viện Đà Nẵng). Ngày 18/8, tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 4), gửi đến Bệnh viện Phổi Đà Nẵng xét nghiệm. Tại đây, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nghi ngờ với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 19/8, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng gửi mẫu xét nghiệm của bệnh nhân đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng để xét nghiệm khẳng định và tối cùng ngày có kết quả xét nghiệm (+) với vi rút SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Phổi.

4. Bệnh nhân số 997: T. T. T. N – Nữ (1980, thôn Phú Trung, xã Đại Hiệp, H. Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.) – Nông dân

Tiền sử dịch tễ trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Trước ngày 04/8, bệnh nhân ở cùng gia đình tại thôn Phú Trung, xã Đại Hiệp, H. Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Từ ngày 04/8 đến 18/8: Bệnh nhân đến chăm sóc mẹ chồng (Đ.T.B) là bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Tại đây, bệnh nhân Nga được cách ly và chăm sóc mẹ chồng tại phòng thuộc khu cách ly Bệnh viện Ung bướu cùng với một số người trong đó có các bệnh nhân chuyển đến từ Bệnh viện Đà Nẵng.

Lịch trình cụ thể 3 ngày trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Từ ngày 15 đến ngày 17/8, bệnh nhân tiếp tục được cách ly và chăm sóc mẹ chồng tại phòng thuộc khu cách ly của Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Ngày 18/8, tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng, gửi đến Bệnh viện Phổi Đà Nẵng xét nghiệm. Tại đây, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nghi ngờ với vi rút SARS-CoV-2 Ngày 19/8, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng gửi mẫu xét nghiệm của bệnh nhân đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng để xét nghiệm khẳng định và tối cùng ngày có kết quả xét nghiệm (+) với vi rút SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Phổi.

5. Bệnh nhân số 998: T.V.T – Nam (1973 Địa chỉ nhà trọ: tổ 2 thị trấn Châu Ổ, H. Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

Tiền sử dịch tễ trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Khoảng đầu tháng 7, bệnh nhân cùng vợ N. T.T.N đến khám (u bàn chân trái) và bệnh nhân nhập viện điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Khoảng ngày 22/7, 23/7 (không nhớ rõ ngày), vào buổi trưa, bệnh nhân cùng vợ đón xe taxi của hãng Vinasun (không nhớ biển số xe) đến khám và nhập viện tại Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đà Nẵng. Từ ngày 24/7 đến ngày 28/7, bệnh nhân chỉ ở tại Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đà Nẵng, không đi đến nơi khác. Trong thời gian này, vợ bệnh nhân là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Ngày 29/7, tại Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 1) và có kết quả xét nghiệm (-) với vi rút SARS-CoV-2. Từ ngày 30/7 đến 03/8, bệnh nhân và vợ tiếp tục được cách ly tại phòng thuộc Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đà Nẵng, tiếp xúc với 07 người cùng phòng (không nhớ rõ tên). Khoảng 15 giờ ngày 04/8, bệnh nhân cùng với vợ và 01 bệnh nhân khác được xe cấp cứu chuyển đến cách ly tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Tại đây, bệnh nhân cùng vợ được cách ly tại phòng cùng với một số người trong đó có các bệnh nhân chuyển đến từ Bệnh viện Đà Nẵng. Từ ngày 05/8 đến 14/8, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại phòng thuộc khu cách ly của Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.

Lịch trình cụ thể 3 ngày trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Từ ngày 15/8 đến 17/8, bệnh nhân tiếp tục được cách ly và điều trị tại phòng thuộc khu cách ly của Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Ngày 18/8, tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 2), gửi đến Bệnh viện Phổi Đà Nẵng xét nghiệm. Tại đây, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nghi ngờ với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 19/8, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng gửi mẫu xét nghiệm của bệnh nhân đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng để xét nghiệm khẳng định và tối cùng ngày có kết quả xét nghiệm (+) với vi rút SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

6. Bệnh nhân số 1001: N.P.L.P – Nữ (1996, K882 Trường Chinh, P. Hòa Phát, Q. Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) – Nhân viên Marketing (hiện đã tạm nghỉ)

Tiền sử dịch tễ trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Bệnh nhân sống cùng gia đình tại K882 Trường Chinh. Từ ngày 01/8 đến 10/8, bệnh nhân chỉ ở nhà, tiếp xúc với những người trong gia đình, không đi đến nơi khác. Khoảng 15 giờ ngày 11/8, bệnh nhân đến mua hàng tại cửa hàng Vinmart trên đường Lê Trọng Tấn (không nhớ rõ địa chỉ), tiếp xúc với 01 nhân viên thu ngân và khoảng 2 – 3 khách hàng sau đó trở về nhà. Tối ngày 12/8:

+ Khoảng từ 19 giờ đến 19 giờ 30, dì bệnh nhân (là Bệnh nhân số 953 được Bộ Y tế công bố ngày 16/8) đến nhà chơi và tiếp xúc với bệnh nhân.

7. Bệnh nhân số 1002: N.T.B – Nữ (1965, thôn 9, xã Quế Phú, H. Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Tiền sử dịch tễ trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Ngày 26/7, bệnh nhân đến chăm sóc bố N.Đ.N (82 tuổi), là bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội Thận – Nội tiết niệu, Bệnh viện Đà Nẵng. Từ ngày 26/7 đến 02/8, bệnh nhân chỉ ở tại Khoa Nội Thận – Nội tiết niệu chăm sóc bố, không đi đến nơi khác. Trong thời gian này (không nhớ rõ ngày), tại Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 1) và có kết quả xét nghiệm (-) với vi rút SARS-CoV-2. Tối ngày 02/8 bệnh nhân được chuyển đến cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ. Tại đây bệnh nhân ở cùng phòng với 05 người. Từ ngày 03/8 đến 12/8, bệnh nhân tiếp tục được cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ. Ngày 13/8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 2) và có kết quả xét nghiệm (-) với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 14/8, bệnh nhân chỉ ở trong phòng thuộc khu cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ.

Lịch trình cụ thể 3 ngày trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Từ ngày 15/8 đến 17/8, bệnh nhân chỉ ở trong phòng thuộc khu cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ. Ngày 18/8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 3) và có kết quả xét nghiệm nghi ngờ với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 19/8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 4) và ngày 20/8 có kết quả xét nghiệm khẳng định (+) với vi rút SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Trung tâm Y tế Hòa Vang

8. Bệnh nhân số 1003: P.T.L – Nữ (1955, đường Dương Vân Nga, tổ 60, P. Mân Thái, Q. Sơn Trà, TP Đà Nẵng

Tiền sử dịch tễ trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Từ tháng 5, bệnh nhân thường xuyên chăm sóc em trai N.L.H, là bệnh nhân điều trị tại Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng. Từ khoảng giữa tháng 7 đến 02/8, bệnh nhân chỉ ở tại Bệnh viện Đà Nẵng chăm sóc em trai, không đi đến nơi khác. Trong khoảng thời gian này (không nhớ rõ ngày), tại Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 1) và có kết quả xét nghiệm (-) với vi rút SARS-CoV-2. Tối ngày 02/8, bệnh nhân được chuyển đến cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ. Từ ngày 03/8 đến 12/8, bệnh nhân tiếp tục được cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ. Ngày 13/8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 2) và có kết quả xét nghiệm (-) với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 14/8, tại khu cách ly, khi có bệnh nhân trong phòng có kết quả xét nghiệm (+) với vi rút SARS-Cov-2, bệnh nhân được chuyển sang phòng khác cách ly.

Lịch trình cụ thể 3 ngày trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Từ ngày 15/8 đến 17/8, bệnh nhân chỉ ở trong phòng thuộc khu cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ. Ngày 18/8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 3) và có kết quả xét nghiệm nghi ngờ với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 19/8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 4) và ngày 20/8 có kết quả xét nghiệm khẳng định (+) với vi rút SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Trung tâm Y tế Hòa Vang.

9. Bệnh nhân số 1004: H.T.M.T – Nữ (1976, thôn 8, xã An Ninh Đông, H. Tuy An, tỉnh Phú Yên)

Tiền sử dịch tễ trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Khoảng giữa tháng 7, bệnh nhân đến chăm sóc mẹ N. T.T, là bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội thận – Nội tiết niệu, Bệnh viện Đà Nẵng. Từ khoảng giữa tháng 7 đến 02/8, bệnh nhân chỉ ở tại Khoa Nội Thận – Nội tiết niệu chăm sóc mẹ, không đi đến nơi khác. Ngày 29/7, tại Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 1) và có kết quả xét nghiệm (-) với vi rút SARS-CoV-2. Tối ngày 02/8, bệnh nhân được chuyển đến cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ. Từ ngày 03/8 đến 12/8, bệnh nhân tiếp tục được cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ. Ngày 13/8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 2) và có kết quả xét nghiệm (-) với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 14/8, tại khu cách ly, khi có bệnh nhân trong phòng có kết quả xét nghiệm (+) với vi rút SARS-Cov-2, bệnh nhân được chuyển đến phòng khác cách ly.

Lịch trình cụ thể 3 ngày trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm Ngày 15/8, 16/8 và 17/8, bệnh nhân chỉ ở trong phòng thuộc khu cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ. Ngày 18/8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 3) và có kết quả xét nghiệm nghi ngờ với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 19/8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 4) và ngày 20/8 có kết quả xét nghiệm khẳng định (+) với vi rút SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Trung tâm Y tế Hòa Vang.

10. Bệnh nhân số 1005: H.T.N – Nữ (1962, thôn Trước Đông, xã Hòa Nhơn, H. Hòa Vang, Tp. Đà Nẵng)

Tiền sử dịch tễ trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Ngày 26/7, bệnh nhân đến chăm sóc chồng (Bệnh nhân số 702 được Bộ Y tế công bố ngày 05/8), là bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội thận – Nội tiết niệu, Bệnh viện Đà Nẵng. Từ ngày 26/7 đến 02/8, bệnh nhân chỉ ở tại Khoa Nội Thận – Nội tiết niệu chăm sóc chồng, không đi đến nơi khác. Trong thời gian này (không nhớ rõ ngày), tại Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 1) và có kết quả xét nghiệm (-) với vi rút SARS-CoV-2. Tối ngày 02/8, bệnh nhân được chuyển đến cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ. Tại đây, bệnh nhân ở cùng phòng với N.T.B (1965), H.T.N (1962), P. T.T.V (1976), T.T.S (1974) và N.V.Q (1977). Từ ngày 03/8 đến 12/8, bệnh nhân tiếp tục được cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ. Ngày 13/8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 2) và có kết quả xét nghiệm (-) với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 14/8, bệnh nhân chỉ ở trong phòng thuộc khu cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ.

Lịch trình cụ thể 3 ngày trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm: Từ ngày 15/8 đến 17/8, bệnh nhân chỉ ở trong phòng thuộc khu cách ly tại Sư đoàn 375, Q. Cẩm Lệ. Ngày 18/8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 3) và có kết quả xét nghiệm nghi ngờ với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 19/8, tại khu cách ly, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 4) và ngày 20/8 có kết quả xét nghiệm khẳng định (+) với vi rút SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Trung tâm Y tế Hòa Vang.

11. Bệnh nhân số 1006: N.T. T. N – Nữ (1972, tổ 2 thị trấn Châu Ổ, H. Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) – Nông dân

Tiền sử dịch tễ trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Khoảng đầu tháng 7, bệnh nhân đưa chồng T.V.T đến khám (u bàn chân trái) và nhập viện điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Khoảng ngày 22/7, 23/7 (không nhớ rõ ngày), vào buổi trưa, bệnh nhân cùng chồng đón xe taxi của hãng Vinasun (không nhớ biển số xe) đến khám tại Bệnh viện Đà Nẵng, sau đó chồng bệnh nhân nhập viện vào Khoa Ngoại chấn thương. Từ ngày 24/7 đến 28/7, bệnh nhân chỉ ở tại Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đà Nẵng, chăm sóc chồng, không đi đến nơi khác. Ngày 29/7, tại Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 1) và có kết quả xét nghiệm (-) với vi rút SARS-CoV-2. Từ ngày 30/7 đến 03/8 bệnh nhân và chồng tiếp tục được cách ly tại phòng thuộc Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đà Nẵng, tiếp xúc với 07 người cùng phòng (không nhớ rõ tên). Khoảng 15 giờ ngày 04/8, bệnh nhân cùng với chồng và 01 bệnh nhân khác được xe cấp cứu chuyển cách ly tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Tại đây, bệnh nhân cùng chồng được cách ly tại phòng cùng với một số người trong đó có các bệnh nhân chuyển đến từ Bệnh viện Đà Nẵng. Từ ngày 05/8 đến 14/8, bệnh nhân được cách ly và chăm sóc chồng tại phòng thuộc khu cách ly của Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.

Lịch trình cụ thể 3 ngày trước khi bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm

Từ ngày 15/8 đến 17/8, bệnh nhân tiếp tục được cách ly và chăm sóc chồng tại phòng thuộc khu cách ly của Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Ngày 18/8, tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng (lần 2) gửi đến Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và có kết quả xét nghiệm nghi ngờ với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 19/8, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng gửi mẫu xét nghiệm của bệnh nhân đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng để xét nghiệm khẳng định và tối cùng ngày có kết quả xét nghiệm (+) với vi rút SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Nắm Rõ Triệu Chứng Bệnh Sỏi Thận Để Điều Trị Kịp Thời Ngay Hôm Nay

Triệu chứng của sỏi thận thường gặp là đau bụng, đau thắt lưng. Làm cách nào để phân biệt được đâu là kiểu đau bụng do sỏi thận chứ không phải là đau do bệnh khác?

Cơn đau bụng do bệnh sỏi thận có biểu hiện vô cùng khác biệt. Chúng ta thường sẽ đột ngột cảm thấy đau bụng vì bất cứ một căn bệnh nào khác nhưng đối với sỏi thận, chỉ khi chúng ta vận động hay va chạm mạnh mới phát hiện và nhận biết.

Đau rát khi tiểu tiện

Trong trường hợp bạn đi xe hoặc vận động mạnh chạy nhảy mà cảm thấy đau bụng thì có nghĩa là bạn có tới 80% nguy cơ mắc bệnh sỏi thận rồi đấy. Cơn đau bụng này không dừng khi bạn ngừng hoạt động mà sẽ tiếp tục đau thắt từng cơn, đau dữ đội ở hai bên thắt lưng, lan xuống bụng và đùi. Hãy kiểm tra sức khỏe của bản thân ngay.

Việc viên sỏi từ từ di chuyển từ thận xuống niệu quản sang bàng quang của chúng ta sẽ khiến cho việc đi tiểu cảm thấy cực kỳ đau thắt. Nếu bạn không kịp thời phát hiện và khắc phục thì nguy cơ bị sỏi thận, suy thận mãn tính là rất cao.

Buồn nôn và ói mửa

Ngoài việc đau rát, buốt khi tiểu tiện thì việc bạn đi tiểu ra máu cũng là một triệu chứng bệnh sỏi thận mà bạn phải lưu ý. Bên trong bàng quang, các lớp da và biểu bì vô cùng nhạy cảm, nếu bạn có tình trạng đi tiểu ra máu thì không được phép chủ quan, hãy tới xin lời khuyên của các chuyên gia y tế ngay nếu không muốn bệnh thận nặng thêm.

Buồn nôn và nôn cũng là hiện tượng thường gặp ở người bị sỏi thận. Bạn có thể nôn do những cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn vì đây là cách duy nhất tống chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.

Sốt là triệu chứng bệnh sỏi thận khi sỏi di chuyển gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Dấu hiệu này gặp nhiều hơn ở nữ giới hơn là nam giới. Tại sao?

Khi sỏi di chuyển, viên sỏi cọ vào niêm mạc đường tiết niệu, gây tổn thương. Trong trường hợp này rất dễ dẫn đến viêm, nhiễm khuẩn. Đặc biệt là ở nữ giới, sức đề kháng yếu hơn, cấu trúc của đường tiết niệu đặc thù hơn, dễ bị viêm hơn. Cơn sốt cao khiến bạn đôi khi có cảm giác ớn lạnh.

Nếu như bạn muốn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, nhất định phải chú ý những triệu chứng bệnh sỏi thận này. Nếu như có điều gì thắc mắc, các bạn có thể liên hệ tới hotline 0243 990 6195 để được chúng tôi tư vấn chi tiết hơn!

Làm Thế Nào Để Dịch Bệnh Lan Rộng Ngày Nay?

Theo từ điển Oxford, bệnh dịch hạch là một bệnh do virus trong không khí lây nhiễm và giết chết một số lượng lớn người trong một không gian rất nhanh. Trong thời trung cổ, dịch bệnh thường đề cập đến một loại sốt do vi khuẩn từ Yersinia pestis gây ra. Đây là kết quả của điều kiện sống không vệ sinh và môi trường nghèo nàn thường bị nhiễm trùng gặm nhấm hoặc bọ chét. Một vết cắn từ một trong những sinh vật này được đảm bảo để cung cấp cho bạn huy hiệu. Theo định nghĩa này, vẫn còn ba giai đoạn khác nhau của bệnh dịch hạch thời trung cổ ngày nay.

Lịch sử của bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch là một trong những dạng bệnh siêu vi sớm nhất. Khi nó mới xảy ra, mọi người đã vũ trang rất kém đến nỗi nó đã quét sạch hơn một nửa châu Âu vào thời điểm đó. Các mảng bám được tiếp xúc bằng một vết cắn từ bọ chét hoặc loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh. Mặc dù điều này rất nghiêm trọng, nhưng nó không gây chết người như những gì xảy ra nếu không được điều trị. Những vi khuẩn này sau đó sẽ lan đến phổi, gây viêm phổi. Điều này rất nguy hiểm vì nó có thể chuyển từ người này sang người khác. Nó bị nổ tung và nổ tung khi một người nhiễm bệnh ho. Bất cứ ai hít phải không khí đều có khả năng bị nhiễm bệnh.

Nếu không được điều trị trong một thời gian, cuối cùng nó sẽ lan vào máu và gây ra bệnh dịch hạch. Nhưng trong một số trường hợp bệnh dịch hạch không được điều trị, nó sẽ lây lan trực tiếp vào máu, dẫn đến bệnh dịch hạch.

Một cách lý tưởng, bệnh dịch hạch bắt nguồn từ từ plaga trong tiếng Latin, từ đó có nguồn gốc từ ý nghĩa của bệnh dịch hạch Hy Lạp cổ đại. Ngày nay vẫn còn một bệnh dịch từ thời trung cổ đã quét sạch gần như toàn bộ châu Âu và lây lan khi bọ chét hoặc côn trùng khác ăn động vật bị nhiễm bệnh. Nếu những con côn trùng này cắn một người, rất có thể người đó sẽ tiếp xúc với bệnh dịch hạch. Do những tiến bộ ngày nay trong y học, bệnh dịch hạch hiếm khi phát triển thành bệnh dịch phổi, vì nó thường được điều trị ở giai đoạn đầu. Nhưng nếu điều này đã từng được cho phép xảy ra, rất có thể chúng ta sẽ có một dịch bệnh giống như coronavirus trên tay.

Các triệu chứng bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch thường đi kèm với các triệu chứng như đau đầu, sốt, suy yếu nói chung và kèm theo đau cơ. Những điều này dẫn đến các tuyến bạch huyết bị sưng và có thể là thiết bị đầu cuối trong vòng 24 giờ. Mặc dù các trường hợp bệnh dịch hạch rất hiếm, đôi khi chúng xảy ra ở Châu Phi. Dịch bệnh dịch hạch cuối cùng là vào năm 1

924. Nó kéo dài một năm và xảy ra ở Los Angeles, Hoa Kỳ. Bây giờ có những trường hợp cực kỳ hiếm khi xảy ra ở New Mexico và Arizona.

Để giảm hoặc ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh dịch hạch, hãy loại bỏ tất cả các dấu hiệu của loài gặm nhấm (đừng bị lừa bởi bộ phim Peter the Rabbit) và loại bỏ các cụm thứ xung quanh bạn. Nếu bạn sống ở một nơi có dấu vết của bệnh dịch hạch, hãy hạn chế tiếp xúc với thú cưng với côn trùng như bọ chét. Và luôn luôn có sẵn một bình xịt lỗi. Xuyên suốt lịch sử và truyền thuyết, dịch bệnh hay cái chết đen luôn gắn liền với Diablo (ác quỷ). Mọi người thường tin rằng dịch bệnh là kết quả của hoạt động ma quỷ. Nhưng bây giờ chúng ta biết rõ hơn nhờ vào khoa học và văn minh.

Bệnh dịch hạch hiện đại

Các bệnh dịch như Ebola và virus corona hiện tại là phiên bản hiện đại của bệnh dịch hạch. Mặc dù virus corona không nghiêm trọng như bệnh dịch hạch, nhưng điều đáng sợ là vẫn chưa có cách chữa trị. Các nhà khoa học và bác sĩ đẳng cấp thế giới làm việc suốt ngày đêm để chữa lành chúng ta.

Giống như hầu hết các bệnh, coronavirus được tiếp xúc thông qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Khi người đó ho và giải phóng virus vào không khí, người dễ thở nhất là tiếp xúc với họ. Tuy nhiên, nó không ở đâu nghiêm trọng như bệnh dịch hạch. Và nhờ chăm sóc y tế hiện đại, những nỗ lực đã được thực hiện trên toàn thế giới để ngăn chặn sự lây lan của virus và có tỷ lệ tử vong thấp so với các bệnh hiện đại khác.

Theo WHO, để ngăn ngừa hoặc giảm tỷ lệ nhiễm coronavirus, hãy rửa tay thường xuyên bằng thuốc khử trùng tay. Hoặc giữ thuốc khử trùng tay chứa cồn ở khoảng cách một mét khỏi ho. Gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy ốm và giữ vệ sinh cơ bản.

Triệu Chứng Mới Của Covid Xuất Hiện Ngày Càng Nhiều: 3 Dấu Hiệu Nhận Biết ”Lưỡi Covid”

Một trong những triệu chứng COVID-19 ít phổ biến hơn mà các chuyên gia nhận thấy là “lưỡi COVID” – hay phát ban bên trong miệng.

Các nhà khoa học lo ngại rằng 1/5 trường hợp Covid-19 bị bỏ sót vì triệu chứng bất thường ‘lưỡi COVID’ chưa được chính thức công nhận.

Các chuyên gia của ứng dụng Nghiên cứu triệu chứng Covid ZOE đã yêu cầu người dùng gửi ảnh lưỡi của họ. Nhiều người dùng đã gửi ảnh qua ứng dụng.

Theo các bức ảnh này, một trong những dấu hiệu chính của ‘lưỡi Covid’ là sưng lưỡi. Bạn cũng có thể cảm thấy đau ở lưỡi.

Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) Anh nói rằng khi bạn ăn thức ăn nóng, lưỡi có thể bị đau, nhưng điều này sẽ biến mất trong vài ngày.

Một trong những dấu hiệu của ‘lưỡi COVID’ có thể là sưng lưỡi

‘Lưỡi COVID’ cũng có thể nổi mụn đỏ hoặc trắng

Một dấu hiệu khác mà các chuyên gia cho rằng có thể sử dụng để xác định ‘lưỡi Covid’ là xuất hiện mụn nhỏ đỏ hoặc trắng trên bề mặt hoặc hai bên lưỡi.

Đôi khi những vết sưng nhỏ này có thể khiến cơ thể bị khó chịu.

Những lý do khác khiến bạn sưng lưỡi có thể là do nội tiết tố hoặc một số loại thực phẩm.

Các chuyên gia nói rằng một số người cũng có biểu hiện loét miệng bất thường sau khi nhiễm COVID-19. NHS cho biết loét miệng là triệu chứng phổ biến và sẽ khỏi trong vòng một hoặc hai tuần.

Một số người bệnh COVID-19 ghi nhận vết kỳ lạ trên lưỡi.

Giáo sư Tim Spector, nhà dịch tễ học tại Đại học King’s College London/ một trong những người đứng đầu ứng dụng Nghiên cứu triệu chứng Covid ZOE, cho biết trên Twitter: “1/5 người mắc Covid vẫn có các triệu chứng ít phổ biến hơn và không có trong danh sách chính thức của cơ quan Y tế Công cộng Anh – chẳng hạn như phát ban ở da”.

“Chúng tôi đang nhận thấy số lượng ngày càng tăng của triệu chứng lưỡi Covid và loét miệng kỳ lạ”, ông Spector viết.

Điều này có nghĩa là có tới 20% các ca bệnh Covid có thể không được phát hiện, khiến những người này có nhiều khả năng vô tình lây lan virus hơn.

Giáo sư Spector kêu gọi mọi người tiếp tục gửi cho mình những bức ảnh “lưỡi Covid” của họ – khi phát ban ở miệng xảy ra đồng thời với sốt và mệt mỏi.

(Nguồn: The Sun)

Ngày Bệnh Nhân Phong Cùi

JANVIER 31, 2023 16:58 ANNE KURIAN-MONTABONE – ANGÉLUS, PAPE FRANÇOIS

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy hợp sức ” để chữa trị những người bị bệnh Hansen (bệnh phong cùi) và để họ hội nhập xã hội “, nhân dịp Ngày Thế Giới Bệnh Nhân Phong Cùi, 31/01/2023.

Cử hành giờ Kinh Truyền Tin ngày chúa nhật từ thư viện riêng tại dinh tông tòa, Đức Giáo Hoàng đã bầy tỏ ” sự gần gũi của ngài với tất cả những người đang bị bệnh này “, ngài khuyến khích các nhà thừa sai, các nhân viên y tế và các thiện nguyện viên dấn thân vào sự phục vụ cho họ.

Ngài cũng đã tôn vinh các trẻ em thuộc Công Giáo Tiến Hành của giáo phận Rôma đã tham dự vào Đoàn người đi vì Hòa Bình – chúa nhật cuối cùng tháng 01 – trên mạng. Những người đại diện các em này, hiện diện trong giờ Kinh Truyền Tin, đã đọc một thông điệp hòa bình.

Lời Đức Giáo Hoàng sau kinh kính Đức Mẹ Maria

Quý Anh Chị Em thân mến,

Ngày mốt, 02/02/2023, chúng ta sẽ cử hành lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh, khi ông Simêon và bà Anna, cả hai người đều lớn tuổi, được soi sáng bởi Chúa Thánh Linh, đã nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Chúa Thánh Linh trong ngày hôm nay còn dấy lên trong những người cao niên những tư tưởng và những lời nói khôn ngoan : lời nói của những người lớn tuổi rất quý giá bởi vì nó cất tiếng ca ngợi khen Thiên Chúa và nó bảo vệ những cội nguồn của dân chúng. Những người lớn tuổi nhắc nhở rằng tuổi già là một ơn phúc và rằng các bậc ông bà nội ngoại là những mắt xích giữa các thế hệ, để truyền lại cho người trẻ một kinh nghiệm của đời sống và đức tin. Các bậc ông bà thường hay bị lãng quên và chúng ta quên mất cái phong phú này là bảo vệ các cội nguồn và truyền lại. Bởi thế, tôi đã quyết định thiết lập Ngày thế giới các ông bà và các người cao niên, sẽ diễn ra mỗi năm trong toàn thể Hội Thánh, vào ngày chúa nhật thứ tư của tháng bẩy, chung quanh lễ kính các Thánh Joachim và Anna, ”ông bà ngoại” của Chúa Giêsu. Quan trọng là các bậc ông bà gặp gỡ các cháu và các cháu gặp gỡ các ông bà của chúng, bởi vì – như ngôn sứ Gioen đã nói – các ông bà mơ mộng trước các cháu của họ, họ sẽ có những ảo tưởng [những ước muốn to lớn], và những người trẻ, bằng cách lấy sức mạnh ông bà của họ, sẽ bước đi, sẽ nói tiên tri. Và ngày 02/02 là lễ của sự gặp gỡ của các ông bà với các cháu của họ.

Ngày hôm nay người ta cử hành Ngày Thế Giới Những Người Bệnh Phong Cùi, được khởi đầu cách đây hơn 60 năm bởi ông Raoul Follereau và được noi theo bởi những hội đoàn lấy hứng từ công việc nhân đạo của ông ta. Tôi bầy tỏ sự gần gũi của tôi với tất cả những người mắc bệnh này, và tôi khuyến khích các nhà thừa sai, các nhân viên y tế và những thiện nguyện viên dấn thân phục vụ họ. Đại dịch đã khẳng định rằng cần thiết là phải bảo vệ quyền được hưởng sức khỏe của những người mong manh nhất : tôi mong rằng những người trách nhiệm của các Quốc Gia chung góp nỗ lực để điều trị các bệnh nhân mắc phải bệnh Hansen và để cho họ hội nhập xã hội.

Thường thì các em mang bong bóng và thả ra từ cửa sổ, nhưng hôm nay, chúng ta bị khép kín trong nhà, sẽ không thể làm như thế được. Nhưng năm tới thì chắc chắn !

Tôi gửi lời chào thân ái của tôi đến tất cả Quý Anh Chị Em, được kết nối bằng các phương tiện truyền thông khác nhau. Tôi chúc mọi người một ngày chúa nhật tốt đẹp. Xin vui lòng, đừng quên cầu nguyện cho tôi. Tạm biệt.

Traduction de Zenit, Anne Kurian-Montabone Mai Khôi dịch từ bản tiếng Pháp của Zenit. Journée des malades de lèpre : le pape plaide pour leur “inclusion sociale” – ZENIT – Francais