Bệnh Nhân Covid Miền Tây / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bệnh Nhân 1440 Quê Miền Tây Vượt Biên Về Việt Nam: Công An Điều Tra Đường Dây Buôn Người

Theo điều tra ban đầu, do tình hình Covid-19 phức tạp, anh T. từ Myanmar lên mạng tìm người đưa về Việt Nam với giá 50 triệu đồng (chuyển khoản). Ngày 15.12, người này đi xe tải về huyện Mae Sot, tỉnh Tak, Thái Lan.

Tối 22.12, anh ta cùng nhóm người khác lên ô tô tải (ngồi ở thùng xe) đi đến nhà chờ tại Campuchia vào chiều hôm sau. Rạng sáng 24.12, 6 người vượt biên bằng xuồng qua sông Bình Di vào chúng tôi Phú. Khi lên bờ ở ấp Búng Nhỏ, xã Khánh Bình, chúng tôi Phú, họ được tài xế đón lên xe 7 chỗ. Ô tô đi trên tỉnh lộ 957 rồi lên phà Tân Châu qua TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp), sau đó đó di chuyển đến H.Tân Hưng (Long An). Khi đến TP.Tân An, anh T. và cô gái quê Đồng Tháp xuống xe, đón ô tô khác về quê. Ngày 29.12, cô gái có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 (bệnh nhân 1452), hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện đa khoa Sa Đéc (Đồng Tháp). Trong 4 người nam xuống xe tại chúng tôi có 2 người đã mắc Covid-19 (bệnh nhân 1451 và 1453) và 2 người còn lại âm tính lần 1.

Mẹ bệnh nhân 1440: Con tôi nhờ chuyển tiền để ‘có người đưa về Việt Nam’

Ngày 30.12, trao đổi với chúng tôi qua điện thoại từ khu cách ly ở chúng tôi Thít (Vĩnh Long), bà H. (51 tuổi, ngụ chúng tôi Thít), mẹ của bệnh nhân Covid-19 thứ 1440, cho biết khi con trai mượn điện thoại gọi về kêu chuyển tiền để về nước, bà đã nhờ chồng ra ngân hàng ở chúng tôi Thít chuyển ngay.

“Nghe con nói tôi lo lắm nhưng không biết làm sao, phải đi vay mượn rồi nhờ chồng ra ngân hàng chuyển 25 triều đồng cho số tài khoản có tên Thương. Tôi cũng có nói với con là nếu có bị lừa thì mẹ cũng chuyển. Họ kêu chuyển bao nhiêu tôi chuyển bấy nhiêu vì tôi lo lắng cho nó lắm”, bà H. kể.

Cũng theo bà H., con trai bà không có điện thoại, chỉ mượn của ai đó. Lúc nói chuyện là có người ở kế bên nhắc các địa điểm. Sau khi chuyển tiền xong con bà chỉ nhắn “nhận được rồi”, sau đó không liên lạc lại số đó được nữa.

“Hôm sau, nó lại gọi về nói là đến bìa rừng Thái Lan rồi nhưng trong người còn có 10 triệu không đủ. Tôi kêu con gái tôi chuyển thêm, cũng vào số tài khoản đó (tài khoản có tên Thương – PV) 12 triệu đồng nữa”, bà H. cho biêt thêm.

Theo tìm hiểu của PV, cuối tháng 9.2023, anh L.T.T (32 tuổi, xã Nhơn Phú, chúng tôi Thít – là bệnh nhân 1440) sang Myanmar làm công nhân cho một công ty đá. Chỉ 45 ngày sau, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên anh bị công ty cho nghỉ việc. Vì vậy. anh T. tìm cách trở về quê nhà bằng nhiều loại phương tiện, đi qua các nước Thái Lan, Campuchia, trước khi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Sau đó, anh đã đi qua nhiều địa phương, tiếp xúc với nhiều người rồi mới về đến nhà mẹ ruột ở chúng tôi Thít. Bệnh nhân 1440 nhập cảnh trái phép cùng 5 người khác qua khu vực cửa khẩu Long Bình (H.An Phú, An Giang) vào rạng sáng 24.12. Khi ô tô chở về đến Long An, anh cùng cô gái 32 tuổi ở Đồng Tháp xuống xe, đón ô tô 16 chỗ về nhà vào trưa cùng ngày. Bà H. cho biết bà đã ý thức được mức độ nguy hiểm của Covid-19 từ lâu. Thế nên khi thấy con trai mình từ nước ngoài về, bà đã không cho vào nhà và kêu con đến một ngôi nhà không người ở gần đó để nói chuyện. Sau đó, bà gọi điện thoại đến Trung tâm y tế huyện báo tin. Nhận được tin báo, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Vĩnh Long và Trung tâm y tế chúng tôi Thít lập tức đến vận động, đưa anh T. đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Đến tối 25.12, kết quả xét nghiệm xác định anh T. dương tính với Covid-19

3 Bệnh Nhân Nặng Mắc Covid

Theo Tiểu Ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, hiện tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng gồm: Bệnh nhân 20, bệnh nhân 161 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và bệnh nhân 91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã có tiến triển.

Bệnh nhân 20 (bác ruột bệnh nhân 17) đang thở máy qua ống mở khí quản, phổi còn tổn thương nhưng oxy hóa máu đã cải thiện. Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều. Bệnh nhân ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết, không sốt.

Bệnh nhân 161 còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, ăn tiêu qua sonde, không có biểu hiện xuất huyết, không sốt.

Bệnh nhân 91 không sốt, thở máy. Không chảy máu mũi miệng, hút đàm có ít máu; tiểu nhiều 3000ml/24 giờ. Vấn đề hiện tại: Rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn. X-Quang phổi không tổn thương xấu thêm.

Hiện, cả nước còn 45 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế, trong đó: 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương; 4 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh; 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.

Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 là 3 ca; số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 8 ca. Tính đến 6h sáng nay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.

Số ca mắc COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: BYT

Khi dịch bệnh bùng phát mạnh, nhu cầu sử dụng máy thở tăng cao, khả năng đáp ứng máy thở sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài cũng không đủ cung ứng nhu cầu các nước trên thế giới, gây khó khăn cho việc đặt mua máy thở của Việt Nam từ nước ngoài.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao một số doanh nghiệp trong nước đã tích cực, khẩn trương nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị y tế phòng chống dịch như camera đo thân nhiệt từ xa, máy thở. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cần nhanh chóng chuẩn bị đủ các trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đặc biệt là máy thở, sẵn sàng các phương án ứng phó, kể cả với tình huống xấu nhất.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ số lượng các loại máy thở hiện đang sử dụng và dự trữ, đồng thời đánh giá đầy đủ nhu cầu máy thở cho các kịch bản và xây dựng kế hoạch huy động, đặt hàng sản xuất mới. Bộ Y tế chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất máy thở trong nước để chủ động trong nghiên cứu và sản xuất; nghiên cứu kiến nghị của các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy thở trong nước như ban hành tiêu chuẩn về máy thở, hỗ trợ thiết bị đo lường, thực hiện thủ tục thông quan và miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu để sản xuất máy thở.

Từ đó, Bộ Y tế sẵn sàng đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân lực sử dụng, vận hành máy thở; chủ động phương án cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng thay thế trong quá trình sử dụng máy thở đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Danh Sách 14 Bệnh Nhân Covid

14 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được công bố khỏi bệnh COVID-19 vào sáng 14/4 đã đưa tổng số trường hợp khỏi bệnh ở Việt Nam tăng lên 160/265 ca (đạt 60,4%).

Các trường hợp được công bố khỏi bệnh gồm:

1. Bệnh nhân thứ 87: nữ, 32 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội.

– Vào viện ngày 19/3/2023

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không sốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định

2. Bệnh nhân thứ 109: nam, 42 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội.

– Vào viện ngày 20/3/2023

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định, nhịp tim đều, phổi thông khí đều.

3. Bệnh nhân thứ 114: nam, 19 tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

– Vào viện ngày 19/3/2023

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho.

4. Bệnh nhân thứ 115: nữ, 44 tuổi, ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

– Vào viện ngày 20/3/2023.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không sốt, không nôn, không khó thở, không đau đầu, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

5. Bệnh nhân thứ 175: nam, 57 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội.

– Vào viện ngày 28/3/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không sốt, không khó thở.

6. Bệnh nhân thứ 177: nữ, 49 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội, là nhân viên bán hàng tại Bệnh viện Bạch Mai.

– Vào viện ngày 28/3/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở.

7. Bệnh nhân thứ 186: nữ, 60 tuổi, quốc tịch Pháp, là vợ của ca thứ 76.

– Vào viện ngày 18/3/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không ho, không đau ngực, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

8. Bệnh nhân thứ 189: nữ, 46 tuổi, ở Nông Cống, Thanh Hóa, là nhân viên đổi nước sôi ở Bệnh viện Bạch Mai.

– Vào viện ngày 28/3/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

9. Bệnh nhân thứ 190: nữ, 49 tuổi, ở Đại Từ, Thái Nguyên, là nhân viên căn tin Bệnh viện Bạch Mai.

– Vào viện ngày 30/3/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

10. Bệnh nhân thứ 199: nữ, 57 tuổi, ở Quảng Xương, Thanh Hóa.

– Vào viện ngày 29/3/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở.

11. Bệnh nhân thứ 208: nữ, 28 tuổi, ở Hạ Hòa, Phú Thọ.

– Vào viện ngày 1/4/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

12. Bệnh nhân thứ 220: nam, 20 tuổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên.

– Vào viện ngày 22/3/2023.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

13. Bệnh nhân thứ 232: nam, 67 tuổi, ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

– Vào viện ngày 1/4/2023.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không ho, không sốt, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

14. Bệnh nhân thứ 239: nam, 71 tuổi, ở Tam Dương, Vĩnh Phúc.

– Vào viện ngày 3/4/2023.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không ho, không sốt, không đau ngực, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

Các trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Như vậy, tính đến sáng 14/4, Việt Nam ghi nhận 265 ca mắc COVID-19, trong đó, 160 người đã khỏi bệnh. Các bệnh nhân còn lại đang được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế trong cả nước.

Nguồn: Báo Phụ Nữ

3 Thi Hài Bệnh Nhân Covid

Sau khi ghi nhận các ca mắc COVID-19 tử vong ở Việt Nam, nhiều người đặt ra câu hỏi về việc: Thi thể các bệnh nhân mắc Covid-19 tử vong sẽ được xử lý như thế nào?

Cụ thể, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành đã có những hướng dẫn xử lý thi hài người tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virut SARS-CoV-2 tại cộng đồng. Cụ thể nội dung được nêu trong Quyết định số 2233/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2023 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Việc xử lý, mai táng bệnh nhân tử vong do nhiễm Covid-19 phải được thực hiện theo đúng quy định.

Theo quy định tại Điều 18 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.

Riêng với thi hài nhiễm Covid-19, Bộ Y tế hướng dẫn, thi thể bệnh nhân Covid phải được hỏa táng, chỉ mai táng khi không thực hiện được việc hỏa táng. Đồng thời phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong.

Theo đó, Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể với các trường hợp người nhiễm Covid tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh và trường hợp tử vong tại cộng đồng. Cụ thể, theo quy định tại Quyết định số 2233, ngay sau khi có người tử vong do nhiễm Covid-19 tại cộng đồng, cần phải gọi điện thông báo chính quyền, cơ quan y tế địa phương hoặc Bộ Y tế theo đường dây 19003228 hoặc 19009095 để được tư vấn, hỗ trợ xử lý thi hài.

Các bước xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do mắc Covid-19

Ngày 06/2/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 495/BYT-MT năm 2023 hướng dẫn quản lý chất thải y tế và xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV.

Theo đó, việc xử xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (ncov) thực hiện như sau:

Ngay khi có bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV, cơ sở y tế cần thực hiện việc xử lý thi hài nhiễm nCoV như sau:

1. Trường hợp cửa phòng có bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV chưa có khay chứa dung dịch diệt khuẩn, cần đặt tấm thảm hoặc vải dày thấm đẫm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính trước cửa phòng. Người có trách nhiệm xử lý thi hài phải đặt 2 chân vào trong khay inox hoặc lên tấm vải này trước khi đi khỏi phòng.

2. Dùng bông tẩm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính để nút kín các hốc tự nhiên của thi hài, sau đó phun dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính lên toàn bộ thì hài hoặc dùng vải liệm được tẩm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính để quấn kín toàn bộ thi hài.

3. Bọc thi hài trong túi đựng thi hài. Sử dụng vật liệu chống thấm lót bên trong túi đựng thi hài và đóng kín túi. Trường hợp không có túi đựng thi hài, bọc kín thi hài bằng 02 lớp vải cot-ton dày được tẩm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính, sau đó bọc kín thi hài bằng 01 lớp ni-lon.

4. Sau khi bọc kín thi hài, sử dụng thẻ hoặc miếng dán cảnh báo “THI HÀI NHIỄM NCOV” ở bên ngoài.

5. Sau khi chuyển thi hài đi, khử khuẩn lại toàn bộ buồng bệnh như sau:

– Thu gom các dụng cụ bẩn, đồ vải vào các thùng/túi theo quy định về trung tâm tiệt khuẩn, giặt là để xử lý. Thu gom chất thải và các vật dụng cá nhân khác của người bệnh tử vong để xử lý theo hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong chăm sóc và điều trị người nhiễm nCoV.

– Khử khuẩn các bề mặt bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính và bảo đảm đúng thời gian tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn tối thiểu là 30 phút hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

6. Vận chuyển thi hài

6.1. Vận chuyển thi hài đến nhà tang lễ tại cơ sở y tế

– Vận chuyển thi hài bằng xe hoặc băng ca theo đường cách ly đã định trước. Bánh xe phải được khử khuẩn bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính trước khi đi ra khỏi phòng. Hạn chế vận chuyển thi hài qua nơi đông người. Nếu vận chuyển thi hài bằng thang máy thì phải hạn chế tối đa người đi cùng, chỉ những người mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân mới được đi cùng trong thang máy.

– Ngay sau khi đưa thi hài đến nhà tang lễ, cần phải tiến hành khử khuẩn xe hoặc băng ca vận chuyển thi hài bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

6.2. Khâm liệm thi hài:

– Lót một tấm ni-lon lớn đủ để bao bọc thi hài dưới đáy quan tài, đặt thi hài lên tấm ni-lon đã lót dưới đáy quan tài và gói kín.

– Đóng kín quan tài. Kiểm tra và dán kín các khe hở của quan tài (nếu có).

– Khử khuẩn toàn bộ bề mặt buồng khâm liệm, các vật dụng có tiếp xúc với thi hài bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

Với thi hài nhiễm Covid-19, Bộ Y tế hướng dẫn, thi hài nhiễm Covid-19 phải được hỏa táng, chỉ mai táng khi không thực hiện được việc hỏa táng.

6.3. Vận chuyển quan tài tới nơi hoả táng, mai táng

– Vận chuyển quan tài bằng phương tiện riêng (xe cứu thương, xe tang lễ) tới nơi hỏa táng, mai táng.

– Người nhà của người tử vong do nhiễm nCoV không được lên phương tiện chuyển quan tài. Nhân viên lái xe và nhân viên y tế đi cùng phải mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.

– Ngay sau khi vận chuyển quan tài tới nơi hỏa táng, mai táng phải khử khuẩn toàn bộ bề mặt phương tiện chở quan tài bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

6.4. Vận chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới

Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 89/2023/NĐ-CP ngày 25/6/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

7. Hỏa táng, mai táng thi hài nhiễm nCoV:

7.1. Hỏa táng:

– Cần tiến hành hỏa táng thi hài nhiễm nCoV trong thời gian sớm nhất.

– Phương tiện bảo vệ cá nhân của người tham gia quá trình hỏa táng phải được xử lý như chất thải lây nhiễm.

7.2. Mai táng:

– Chọn nơi đất cao, không bị ngập úng để đào huyệt, cần tiến hành việc mai táng thi hài trong thời gian sớm nhất.

– Trước khi đặt quan tài xuống huyệt, phải rắc hóa chất khử khuẩn chứa Clo hoạt tính hoặc phun dung dịch khử khuẩn chứa 5% CIo hoạt tính hoặc rắc một lớp vôi bột xung quanh thành huyệt và đáy huyệt.

– Trước khi lấp đất, phải rắc hóa chất khử khuẩn chứa Clo hoạt tính hoặc phun dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính hoặc rắc một lớp vôi bột xung quanh ở xung quanh và trên mặt quan tài.

– Các dụng cụ, thiết bị dùng để mai táng như cuốc, xẻng… sau khi sử dụng phải được khử khuẩn bằng dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính, để dụng cụ ngấm hóa chất khử trùng ít nhất 30 phút và để khô tự nhiên.

– Phương tiện bảo vệ cá nhân của người thực hiện việc mai táng phải được xử lý như chất thải lây nhiễm.

Nguyên tắc chung khi xử lý thi hài

– Đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng và mai táng thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV (sau đây gọi tắt là thi hài nhiễm nCoV) và thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

– Chuyển người bệnh cách ly khác trong buồng bệnh (nếu có) sang buồng cách ly khác trước khi thực hiện xử lý thi hài.

– Thi hài nhiễm nCoV phải được hỏa táng, chỉ mai táng trong trường hợp không thực hiện được việc hỏa táng.

– Thi hài phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong.

– Chỉ nhân viên y tế có nhiệm vụ, người nhà người bệnh đã được hướng dẫn quy trình phòng ngừa và được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp được tham gia xử lý thi hài nhiễm nCoV.

– Người tham gia quá trình vận chuyển, hỏa táng, mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp.

– Tất cả các chất thải phát sinh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng hoặc mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được xử lý như chất thải lây nhiễm./.

Nguyên tắc chung khi xử lý thi hài:

– Đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng và mai táng thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV (sau đây gọi tắt là thi hài nhiễm nCoV) và thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

– Chuyển người bệnh cách ly khác trong buồng bệnh (nếu có) sang buồng cách ly khác trước khi thực hiện xử lý thi hài.

– Thi hài nhiễm nCoV phải được hỏa táng, chỉ mai táng trong trường hợp không thực hiện được việc hỏa táng.

– Thi hài phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong.

– Chỉ nhân viên y tế có nhiệm vụ, người nhà người bệnh đã được hướng dẫn quy trình phòng ngừa và được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp được tham gia xử lý thi hài nhiễm nCoV.

– Người tham gia quá trình vận chuyển, hỏa táng, mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp.

– Tất cả các chất thải phát sinh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng hoặc mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được xử lý như chất thải lây nhiễm.

Bệnh Nhân Thứ 2 Nhiễm Covid

Ông Li Ding chính thức được xuất viện sau 21 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Theo bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, sau thời gian điều trị, bệnh nhân Li Ding đã có thể trạng lâm sàng ngày càng tốt lên. Từ sáng ngày 11/2, xét nghiệm của bệnh nhân này đã cho kết quả âm tính với Covid-19.

Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TPHCM đã tiến hành xét nghiệm thêm vài lần. Đến sáng 12/2, các bác sĩ đã có thể khẳng định ông Li Ding đã được điều trị thành công, âm tính với Covid -19 và đủ điều kiện để được xuất viện.

Được biết, khi nhập viện điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân Li Ding ngoài tình trạng bị nhiễm Covid-19 còn bị nhiều bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, từng đặt stent mạch vành, từng phẫu thuật ung thư phổi. Để điều trị cho người bệnh có cơ địa vốn đã bị nhiều loại bệnh tấn công, bệnh viện đã phải huy động liên chuyên khoa gồm Bệnh Nhiệt đới, Hô hấp, Tim mạch, Nội tiết phối hợp chặt chẽ các phương án sử dụng thuốc, chăm sóc cho người bệnh.

Gia đình ông Li Ding cảm thấy may mắn khi được các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị khỏi bệnh.

Trước đó, ngày 4/2 con trai ông Li Ding là Li ZiChao (bị nhiễm bệnh từ ông Li Ding) đã được bệnh viện Chợ Rẫy cho xuất viện sau 13 ngày điều trị. Vợ ông là người đi cùng chuyến bay, sinh hoạt cùng nhưng may mắn không bị nhiễm corona. Sau khi được chăm sóc, cách ly tại Bệnh viện Quận 11 bà đã được cho xuất viện.

Ông Hoàng Hy Bình, đại diện Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM chia sẻ, đây là lần thứ 2 ông đến Bệnh viện Chợ Rẫy để đón công dân nước mình xuất viện. Điều này thể hiện rất rõ sự tận tâm của các bác sỹ Việt Nam cũng như tình cảm hữu nghị của Chính phủ Việt Nam đối với người dân Trung Quốc trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhìn nhận, đây là nỗ lực đáng khen ngợi của đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy khi điều trị khỏi một ca bệnh nhiễm Covid -19 nặng trên nền nhiều bệnh lý phức tạp. Và đây cũng chính là thành công của Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, tính đến nay Việt Nam đã có 15 người được xác định dương tính với Covid – 19 phải nhập viện điều trị, trong đó có 7 trường hợp khỏi bệnh được xuất viện, vẫn còn 8 trường hợp tiếp tục điều trị, theo dõi và đang có những tiến triển tốt

Ngày 13/1, ông Li Ding, sống ở quận Wuchang thuộc thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cùng vợ sang Việt Nam ăn tết cùng con trai. Vợ chồng họ đã từ quê nhà đến Hà Nội bằng máy bay, tiếp đó ngày 17/1 họ bay vào Nha Trang. Cùng ngày, con ông là Li ZiChao (28 tuổi) làm việc tại Long An ra Nha Trang gặp bố mẹ. Họ ở cùng nhau 4 ngày rồi cả gia đình di chuyển về TPHCM bằng tàu lửa. Ngày 17/1, ông Li Ding có biểu hiện sốt, đến ngày 20/1 thì người con phát sốt. Ngày 20/1, cả gia đình bệnh nhân cùng đón taxi về Long An. Sau đó, ngày 22/1, thấy bố sốt cao, người con trai đã đưa bố đi khám tại Bệnh viện huyện Bình Chánh và được tư vấn đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Qua khám lâm sàng và khai thác dịch tễ, các bác sĩ nghi bệnh nhân Li Ding nhiễm Covid-19 nên cách ly cả 2 cha con để theo dõi. Kết quả xét nghiệm cho thấy hai cha con ông Li nhiễm Covid-19 và được nhập viện điều trị.

Thu Dịu