Bệnh Nhân Covid Mễ Trì / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Khu Phố Mễ Trì Thượng Vắng Vẻ Sau Ca Dương Tính Với Covid

Khu phố Mễ Trì Thượng, nơi phát hiện ca dương tính với Covid-19 sau khi trở về từ Đà Nẵng

Chị Nguyễn Thị Tuyết, người dân khu phố Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm, Hà Nội sau khi nghe tin trong khu có người dương tính với Covid-19 thì cảm thấy khá lo lắng. Vào mỗi buổi sáng, chị thường cho đứa cháu 3 tuổi của mình đi dạo trong phố nhưng hôm nay chị cho cháu ở nhà, không ra ngoài đường.

“Ngay từ hôm qua, khi nghe thông báo trong khu phố có ca nhiễm Covid-19 gia đình tôi cũng cảm thấy lo lắng, không nghĩ dịch bệnh lại quay trở lại nhanh như vậy. Gia đình tôi cũng chủ động phòng, chống như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, không tụ tập nơi đông người, đứng cách mọi người 2m để bảo vệ mình cũng như cộng đồng”, chị Tuyết chia sẻ.

Lực lượng chức năng phong tỏa khu dân cư

Không chỉ riêng gia đình chị Tuyết, những người dân sống xung quanh đây cũng cảm thấy thoáng chút lo lắng. Theo ghi nhận của phóng viên chúng tôi trong ngày 30/7 tại khu phố Mễ Trì Thượng, có một số cửa hàng gần khu vực nhà bệnh nhân nhiễm bệnh Covid-19 đã đóng cửa để phòng chống dịch.

“Tôi lo lắm! Hôm qua thấy công an đến phong tỏa, phun khử khuẩn ở đây, hôm nay tôi cho mấy đứa cháu nghỉ học ở nhà, không đi ra ngoài đường”, một người dân trong khu phố chia sẻ.

Lo lắng là tâm lý chung của người dân trong khu phố. Dịch bệnh quay trở lại là việc không thể tránh. Thế nhưng, với những biện pháp nhanh chóng, quyết liệt của tổ dân phố, phường cũng như chính quyền thành phố, người dân hy vọng dịch bệnh sớm được khống chế…

Khu phố Mễ Trì Thượng vắng vẻ sau khi phát hiện ca nhiễm Covid-19.

Sau 99 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, đến ngày 25/7, Đà Nẵng phát hiện ca bệnh dương tính với Covid-19. Tại Hà Nội, trong hai ngày 29 và 30/7 đã ghi nhận hai ca nhiễm Covid-19. Nỗi lo lắng về dịch bệnh, về làn sóng Covid-19 đã thực sự quay trở lại.

Như đã thông tin, bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Mễ Trì Thượng là N. T. H, 23 tuổi. Bệnh nhân là nhân viên tiệm bánh Pizza số 106 Trần Thái Tông, Cầu Giấy. Bệnh nhân đi Đà Nẵng du lịch cùng gia đình (khoảng 29 người) từ ngày 12/7 đến 15/7/2020. Đến ngày 23/7 xuất hiện ho, sốt nhẹ từ 37,5 – 38,2 độ C kèm có đờm đặc. Ngày 28/7/2020 đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám sàng lọc và được hướng dẫn nhập viện để cách ly (Chụp X-Quang có hình nhả nhiều ổ viêm nhỏ rải rác 2 phổi). Kết quả xét nghiệm của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 29/7/2020 PCR dương tính với virus SARS-CoV-2.

Ngay sau khi phát hiện ca bệnh, UBND phường Mễ Trì Thượng đã tiến hành khoanh vùng, lập chốt kiểm dịch ngay tại khu vực dân cư. Mọi công tác phòng chống dịch của phường, thành phố được người dân thực hiện nghiêm túc và khẩn trương. Lúc này, người dân cần thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng Chính phủ đẩy lùi dịch bệnh.

3 Thi Hài Bệnh Nhân Covid

Sau khi ghi nhận các ca mắc COVID-19 tử vong ở Việt Nam, nhiều người đặt ra câu hỏi về việc: Thi thể các bệnh nhân mắc Covid-19 tử vong sẽ được xử lý như thế nào?

Cụ thể, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành đã có những hướng dẫn xử lý thi hài người tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virut SARS-CoV-2 tại cộng đồng. Cụ thể nội dung được nêu trong Quyết định số 2233/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Việc xử lý, mai táng bệnh nhân tử vong do nhiễm Covid-19 phải được thực hiện theo đúng quy định.

Theo quy định tại Điều 18 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.

Riêng với thi hài nhiễm Covid-19, Bộ Y tế hướng dẫn, thi thể bệnh nhân Covid phải được hỏa táng, chỉ mai táng khi không thực hiện được việc hỏa táng. Đồng thời phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong.

Theo đó, Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể với các trường hợp người nhiễm Covid tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh và trường hợp tử vong tại cộng đồng. Cụ thể, theo quy định tại Quyết định số 2233, ngay sau khi có người tử vong do nhiễm Covid-19 tại cộng đồng, cần phải gọi điện thông báo chính quyền, cơ quan y tế địa phương hoặc Bộ Y tế theo đường dây 19003228 hoặc 19009095 để được tư vấn, hỗ trợ xử lý thi hài.

Các bước xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do mắc Covid-19

Ngày 06/2/2020, Bộ Y tế ban hành Công văn 495/BYT-MT năm 2020 hướng dẫn quản lý chất thải y tế và xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV.

Theo đó, việc xử xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (ncov) thực hiện như sau:

Ngay khi có bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV, cơ sở y tế cần thực hiện việc xử lý thi hài nhiễm nCoV như sau:

1. Trường hợp cửa phòng có bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV chưa có khay chứa dung dịch diệt khuẩn, cần đặt tấm thảm hoặc vải dày thấm đẫm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính trước cửa phòng. Người có trách nhiệm xử lý thi hài phải đặt 2 chân vào trong khay inox hoặc lên tấm vải này trước khi đi khỏi phòng.

2. Dùng bông tẩm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính để nút kín các hốc tự nhiên của thi hài, sau đó phun dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính lên toàn bộ thì hài hoặc dùng vải liệm được tẩm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính để quấn kín toàn bộ thi hài.

3. Bọc thi hài trong túi đựng thi hài. Sử dụng vật liệu chống thấm lót bên trong túi đựng thi hài và đóng kín túi. Trường hợp không có túi đựng thi hài, bọc kín thi hài bằng 02 lớp vải cot-ton dày được tẩm dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính, sau đó bọc kín thi hài bằng 01 lớp ni-lon.

4. Sau khi bọc kín thi hài, sử dụng thẻ hoặc miếng dán cảnh báo “THI HÀI NHIỄM NCOV” ở bên ngoài.

5. Sau khi chuyển thi hài đi, khử khuẩn lại toàn bộ buồng bệnh như sau:

– Thu gom các dụng cụ bẩn, đồ vải vào các thùng/túi theo quy định về trung tâm tiệt khuẩn, giặt là để xử lý. Thu gom chất thải và các vật dụng cá nhân khác của người bệnh tử vong để xử lý theo hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong chăm sóc và điều trị người nhiễm nCoV.

– Khử khuẩn các bề mặt bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính và bảo đảm đúng thời gian tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn tối thiểu là 30 phút hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

6. Vận chuyển thi hài

6.1. Vận chuyển thi hài đến nhà tang lễ tại cơ sở y tế

– Vận chuyển thi hài bằng xe hoặc băng ca theo đường cách ly đã định trước. Bánh xe phải được khử khuẩn bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính trước khi đi ra khỏi phòng. Hạn chế vận chuyển thi hài qua nơi đông người. Nếu vận chuyển thi hài bằng thang máy thì phải hạn chế tối đa người đi cùng, chỉ những người mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân mới được đi cùng trong thang máy.

– Ngay sau khi đưa thi hài đến nhà tang lễ, cần phải tiến hành khử khuẩn xe hoặc băng ca vận chuyển thi hài bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

6.2. Khâm liệm thi hài:

– Lót một tấm ni-lon lớn đủ để bao bọc thi hài dưới đáy quan tài, đặt thi hài lên tấm ni-lon đã lót dưới đáy quan tài và gói kín.

– Đóng kín quan tài. Kiểm tra và dán kín các khe hở của quan tài (nếu có).

– Khử khuẩn toàn bộ bề mặt buồng khâm liệm, các vật dụng có tiếp xúc với thi hài bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

Với thi hài nhiễm Covid-19, Bộ Y tế hướng dẫn, thi hài nhiễm Covid-19 phải được hỏa táng, chỉ mai táng khi không thực hiện được việc hỏa táng.

6.3. Vận chuyển quan tài tới nơi hoả táng, mai táng

– Vận chuyển quan tài bằng phương tiện riêng (xe cứu thương, xe tang lễ) tới nơi hỏa táng, mai táng.

– Người nhà của người tử vong do nhiễm nCoV không được lên phương tiện chuyển quan tài. Nhân viên lái xe và nhân viên y tế đi cùng phải mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.

– Ngay sau khi vận chuyển quan tài tới nơi hỏa táng, mai táng phải khử khuẩn toàn bộ bề mặt phương tiện chở quan tài bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,5% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành.

6.4. Vận chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới

Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

7. Hỏa táng, mai táng thi hài nhiễm nCoV:

7.1. Hỏa táng:

– Cần tiến hành hỏa táng thi hài nhiễm nCoV trong thời gian sớm nhất.

– Phương tiện bảo vệ cá nhân của người tham gia quá trình hỏa táng phải được xử lý như chất thải lây nhiễm.

7.2. Mai táng:

– Chọn nơi đất cao, không bị ngập úng để đào huyệt, cần tiến hành việc mai táng thi hài trong thời gian sớm nhất.

– Trước khi đặt quan tài xuống huyệt, phải rắc hóa chất khử khuẩn chứa Clo hoạt tính hoặc phun dung dịch khử khuẩn chứa 5% CIo hoạt tính hoặc rắc một lớp vôi bột xung quanh thành huyệt và đáy huyệt.

– Trước khi lấp đất, phải rắc hóa chất khử khuẩn chứa Clo hoạt tính hoặc phun dung dịch khử khuẩn chứa 5% Clo hoạt tính hoặc rắc một lớp vôi bột xung quanh ở xung quanh và trên mặt quan tài.

– Các dụng cụ, thiết bị dùng để mai táng như cuốc, xẻng… sau khi sử dụng phải được khử khuẩn bằng dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính, để dụng cụ ngấm hóa chất khử trùng ít nhất 30 phút và để khô tự nhiên.

– Phương tiện bảo vệ cá nhân của người thực hiện việc mai táng phải được xử lý như chất thải lây nhiễm.

Nguyên tắc chung khi xử lý thi hài

– Đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng và mai táng thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV (sau đây gọi tắt là thi hài nhiễm nCoV) và thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

– Chuyển người bệnh cách ly khác trong buồng bệnh (nếu có) sang buồng cách ly khác trước khi thực hiện xử lý thi hài.

– Thi hài nhiễm nCoV phải được hỏa táng, chỉ mai táng trong trường hợp không thực hiện được việc hỏa táng.

– Thi hài phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong.

– Chỉ nhân viên y tế có nhiệm vụ, người nhà người bệnh đã được hướng dẫn quy trình phòng ngừa và được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp được tham gia xử lý thi hài nhiễm nCoV.

– Người tham gia quá trình vận chuyển, hỏa táng, mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp.

– Tất cả các chất thải phát sinh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng hoặc mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được xử lý như chất thải lây nhiễm./.

Nguyên tắc chung khi xử lý thi hài:

– Đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng và mai táng thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV (sau đây gọi tắt là thi hài nhiễm nCoV) và thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

– Chuyển người bệnh cách ly khác trong buồng bệnh (nếu có) sang buồng cách ly khác trước khi thực hiện xử lý thi hài.

– Thi hài nhiễm nCoV phải được hỏa táng, chỉ mai táng trong trường hợp không thực hiện được việc hỏa táng.

– Thi hài phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong.

– Chỉ nhân viên y tế có nhiệm vụ, người nhà người bệnh đã được hướng dẫn quy trình phòng ngừa và được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp được tham gia xử lý thi hài nhiễm nCoV.

– Người tham gia quá trình vận chuyển, hỏa táng, mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp.

– Tất cả các chất thải phát sinh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng hoặc mai táng thi hài nhiễm nCoV phải được xử lý như chất thải lây nhiễm.

Bệnh Nhân Thứ 17 Nhiễm Covid

Lúc 22h hôm nay 6/3, Hà Nội cùng Bộ Y tế họp khẩn về một cô gái 26 tuổi, dương tính với COVID-19 và là ca thứ 17 tại Việt Nam.

Theo thông tin của Sở Y tế Hà Nội, ca nhiễm COVID-19 tên N.H.N., 26 tuổi, là quản lý khách sạn, địa chỉ ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, vào viện ngày 5/3 tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở Kim Chung.

Chị N. sang Anh từ 15/2, ở London đến 18/2 sau đó sang Ý (vùng Lombardy) để du lịch. Đây cũng là khu vực có nhiều bệnh nhân COVID-19 ở Ý, nhưng thời điểm chị N. có mặt thì dịch chưa bùng phát. Rời Ý, chị N. đến Paris, Pháp và có gặp chị gái, hiện có thông tin chị gái của N. nhiễm COVID-19.

Đến 26/2, bệnh nhân quay lại London, 29/2 bệnh nhân có biểu hiện ho nhưng không đi khám, đến ngày 1/3 xuất hiện thêm triệu chứng đau mỏi người, không rõ sốt, bệnh nhân đã quay về Việt Nam trên chuyến bay của Vietnam Airlines, về nước ngày 2/3. Lúc này sức khỏe bệnh nhân không sốt.

Sau khi làm thủ tục nhập cảnh, bệnh nhân đã được lái xe riêng của gia đình đưa về nhà tại phố Trúc Bạch. Từ khi về nước, bệnh nhân đã chủ động cách ly, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc và không ra khỏi nhà.

Trong ngày 2/3, bệnh nhân có sốt nhẹ, ngày 5/3 sốt 38 độ, ho nhiều, có đờm, mệt mỏi, bệnh nhân đi khám tại bệnh viện Hồng Ngọc ở phố Yên Ninh, Ba Đình và được chẩn đoán viêm phổi.

Bệnh nhân được chuyển đến bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung để theo dõi điều trị. Bệnh nhân nhập viện lúc 18h ngày 5/3 và đã được bệnh viện làm xét nghiệp COVID-19, kết quả dương tính.

Hiện bệnh nhân đang được cách ly, theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt tại phòng áp lực âm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm khẳng định.

Hà Nội cũng lập hồ sơ khoanh vùng khu vực có bệnh nhân, lập chốt tại hai đầu khu phố Trúc Bạch, đóng cửa các hàng quán tại khu vực. Sở Y tế Hà Nội cho biết, chuyến bay mà bệnh nhân này đã bay về Việt Nam có 197 hành khách và phi hành đoàn.

Tại nhà riêng của bệnh nhân tại phố Trúc Bạch, có 8 người tiếp xúc gần là bố và bác bệnh nhân, 5 người tạp vụ và 1 lái xe riêng. Hiện tại sức khỏe của những người này đều bình thường, không ai có biểu hiện sốt, ho.

Ca nhiễm COVID-19 thứ 17 đã phá vỡ chuỗi 22 ngày qua Việt Nam không ghi nhận thêm người nhiễm nCoV mới, trừ 16 người đã khỏi bệnh.

Theo quan sát của VnExpress, lực lượng chức năng tối nay đã dựng hàng rào chốt chặn khoảng 500 m phố Trúc Bạch (quận Ba Đình). Xe cứu thương cùng nhiều nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ xuất hiện ở đây. Khu phố này có nhiều nhà dân và trụ sở cơ quan.

Ông Hoàng Đức Thăng, Bí thư phường Trúc Bạch thông tin, trên địa bàn có một trường hợp phụ nữ trẻ vừa trở về từ châu Âu nghi nhiễm COVID-19, trú ở phố Trúc Bạch. Cơ quan chức năng lập rào chắn, khoanh vùng khu phố này để thực hiện các biện pháp theo quy định.

Trước đó, trong cuộc họp chiều nay 6/3 của Ban chỉ đạo Hà Nội, Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các ngành, quận, huyện triển khai rà soát tất cả học sinh, sinh viên là công dân của Hà Nội, đi học ở các nước châu Âu, đã về trong khoảng thời gian từ ngày 20/2 đến nay nhưng chưa thực hiện khai báo y tế.

“Đề nghị các quận, huyện, phường, xã tuyên truyền tới từng tổ dân phố, tuyên truyền tới từng hộ dân chủ động kê khai thông tin về học sinh, sinh viên, người thân đi các nước châu Âu đang có dịch, về từ ngày 20/2 đến nay, thông tin đến các cơ sở y tế”, ông Chung yêu cầu.

Tính đến chiều 6/3, Việt Nam ghi nhận 16 bệnh nhân COVID-19, cả 16 người đều đã ra viện, người cuối cùng ra viện hôm 26/2. 11/16 bệnh nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Liên Tiếp 4 Bệnh Nhân Mắc Covid

Theo đó, bệnh nhân số 50 là nam giới, 50 tuổi, địa chỉ phố Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội. Bệnh nhân đi công tác tại Paris và về nước ngày 9/3. Ngày 11/3 bệnh nhân có sốt nóng, ho khan, không tức ngực khó thở.

Ngày 13/3 bệnh nhân vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, được xét nghiệm và chẩn đoán dương tính với SARS-CoV-2. Tối ngày 13/3 mẫu bệnh phẩm bệnh của nhân được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.

Bệnh nhân số 51 là bệnh nhân nữ, 22 tuổi, địa chỉ Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Bệnh nhân là du học sinh ở Châu Âu, từ ngày 23/2- 12/3 có đi qua nhiều nước.

Ngày 11/3, bệnh nhân có sốt nóng, ho khan, không tức ngực khó thở. Ngày 12/3, bệnh nhân có biểu hiện ho sốt.

Sáng ngày 13/3, bệnh nhân bay về Nội Bài trên chuyến bay QR968 và được chở thẳng vào Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, được xét nghiệm và chẩn đoán dương tính SARS-CoV-2. Tối ngày 13/3mẫu bệnh phẩm bệnh nhân được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.

Bệnh nhân số 52 là bệnh nhân nữ, 24 tuổi, địa chỉ Khu 4B, phường Hồng Hải, TP Hạ Long. Bệnh nhân là hành khách trên chuyến bay ngày từ London về Việt Nam ngày 9/3/2020.

Ngày 9/3 bệnh nhân về Nội Bài và bắt taxi thẳng về nhà tại Hạ Long, sau đó bệnh nhân tự cách ly tại nhà, sau đó chuyển vào khu cách ly tập trung của tỉnh.

Ngày 13/3, bệnh nhân được lấy mẫu và làm xét nghiệm tại Quảng Ninh cho kết quả dương tính. Sáng ngày 14/3, mẫu bệnh phẩm được gửi lên Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại bệnh viện dã chiến cơ sở số 2 tại tỉnh Quảng Ninh, tình trạng sức khoẻ ổn định.

Bệnh nhân số 53 là bênh nhân nam, 53 tuổi, quốc tịch Cộng hoà Czech, tiền sử chưa ghi nhận bất thường.

Ngày 13/3 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận 1 trường hợp bị viêm phổi nghi nhiễm virus SARS-CoV -2.

Trong thời gian ở Cộng hoà Czech, bệnh nhân có tiếp xúc với người Italia. Ngày 10/3, bệnh nhân nhập cảnh vào Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trên chuyến bay QR970, quá cảnh tại sân bay Doha (Quatar). Sau khi vào Việt Nam, bệnh nhân lưu trú tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh khởi phát bệnh vào ngày 13/3 với biểu hiện ho khan, mệt mỏi. Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, chụp X Quang có dấu hiệu thâm nhiễm 1/3 dưới đáy phổi, được chuyển đến cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại đây, bệnh nhân được xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2, sau đó mẫu bệnh phẩm được chuyển về Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.

Như vậy tính đến thời điểm này Việt Nam ghi nhận 53 ca mắc Covid-19, trong đó 16 người đã khỏi bệnh, 37 bệnh nhân còn lại đang được cách ly điều trị.