Bệnh Nhân Covid Lê Văn Năm / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Năm Triệu Chứng Bất Thường Của Bệnh Nhân Covid

Tuy nhiên, đó không phải là tất cả các biểu hiện bệnh của người mắc Covid-19. Một số bệnh nhân có các triệu chứng khác lạ đã được bác sĩ ghi nhận.

Học viện Nhãn khoa Mỹ ghi nhận 1-3% người mắc Covid-19 bị viêm kết mạc. Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Madrid (Tây Ban Nha) cũng bổ sung thêm các triệu chứng bất thường của người bị Covid-19 sau khi kiểm tra 666 bệnh nhân người lớn.

1/4 trong số những bệnh nhân này bị hiện tượng lưỡi Covid-19 với các vấn đề như lưỡi sưng viêm hoặc có vùng loang lổ.

Một số bệnh nhân Covid-19 bị sưng viêm lưỡi. Ảnh: Times of India

Người phát ngôn của Hiệp hội Nha khoa Anh, Giáo sư Damian Walmsley, cho biết các vùng viêm nhiễm là dấu hiệu cho thấy một người đang suy nhược và hệ miễn dịch không ở trạng thái tốt nhất.

Giáo sư Walmsley cho biết: “Hiện tượng này cũng có thể xảy ra ở những người đang dùng thuốc kháng sinh hoặc chữa hen suyễn “.

Tuy nhiên, các mảng trắng đơn lẻ trên lưỡi “có thể đáng lo ngại hơn một chút” vì có khả năng nhỏ là dấu hiệu ung thư.

Nếu lưỡi có mảng trắng hoặc vết sưng đỏ kéo dài, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt.

Các chuyên gia cảnh báo nếu bạn có hiện tượng lưỡi như trên cùng với một số triệu chứng như sốt, đau họng, khó thở, bạn nên đi xét nghiệm Covid-19 ngay lập tức.

Sưng rát ở tay cũng là biểu hiện của Covid-19. Ảnh: Times of India

1/10 số bệnh nhân cho biết họ bị cảm giác nóng rát, nổi mề đay hoặc sưng đau ở bàn tay, bàn chân. Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Da liễu của Anh vào năm ngoái.

Các bệnh nhân trong phân tích này là người lớn nên kết luận có thể không đúng với trẻ em hoặc người bệnh không có triệu chứng.

Tim Spector, giáo sư dịch tễ học di truyền tại King’s College London (Anh), cho hay 1/5 số bệnh nhân Covid-19 bị phát ban trên da. Một số người có cảm giác ngứa ran, bỏng rát.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân của những triệu chứng trên. Tuy nhiên, Tiến sĩ Purvi Parikh đưa ra giả thuyết đó là do phản ứng của hệ miễn dịch với virus nCoV.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Tổn thương tim ở bệnh nhân COVID-19

Công Văn Về Đào Tạo Chứng Chỉ Quan Trắc Môi Trường Lao Động, Bệnh Nghề Nghiệp Năm 2023

VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

VÀ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /SKNN&MT-ĐT

V/v nội dung đào tạo cấp

chứng chỉ Quan trắc môi trường lao động

và chứng chỉ Bệnh nghề nghiệp

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Kính gửi: ………………………………………………………………………

Việt đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền công nghiệp, nông nghiệp của đất nước. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe cho người lao động là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Để công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe người lao động phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, Quốc hội 13 đã thông qua Luật An toàn vệ sinh lao động và có hiệu lực vào tháng 7 năm 2023. Nhằm nâng cao năng lực cán bộ đáp ứng được yêu cầu của Luật An toàn vệ sinh lao động, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường xây dựng các nội dung đào tạo theo nhu cầu năm 2023 như sau:

1.Đào tạo chứng chỉ Quan trắc môi trường lao động Nội dung đào tạo cấp chứng chỉ

– Đối tượng: Cán bộ làm công tác y tế lao động

– Thời gian đào tạo: 3 tháng

+ Mô đun 1: Quy trình Giám sát môi trường lao động, lập kế hoạch và quản lý hồ sơ vệ sinh an toàn lao động

+ Mô đun 2: Phương pháp đo và đánh giá các yếu tố vật lý trong MTLĐ

+ Mô đun 3: Phương pháp lấy mẫu bụi và một số yếu tố hóa học trong MTLĐ

+ Mô đun 4: Đánh giá điều kiện lao động

+ Mô đun 5: Các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh trong MTLĐ

+ Đi thực địa tại cơ sở sản xuất

+ Bài thi cuối khóa học

– Thời gian đào tạo: 3 tháng

+ Mô đun 1: Đại cương về Y học lao động, bệnh nghề nghiệp; Nhóm các bệnh do yếu tố vật lý nghề nghiệp; các kỹ thuật cơ bản trong chẩn đoán bệnh nghề nghiệp

+ Mô đun 2: Nhóm các bệnh phổi và phế quản nghề nghiệp, các kỹ thuật cơ bản trong chẩn đoán bệnh nghề nghiệp

+ Mô đun 3: Nhóm các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp; các kỹ thuật cơ bản trong chẩn đoán bệnh nghề nghiệp

+ Mô đun 4: Nhóm các bệnh da nghề nghiệp; các kỹ thuật cơ bản trong chẩn đoán bệnh nghề nghiệp

+ Mô đun 5: Nhóm các bệnh vi sinh vật nghề nghiệp; các kỹ thuật cơ bản trong chẩn đoán bệnh nghề nghiệp

+ Đi thực hành lâm sàng tại các bệnh viện chuyên khoa

+ Đi thực địa tại cơ sở sản xuất

Các nội dung đào tạo khác: (Các cá nhân/đơn vị có thể đăng ký thêm các nội dung đào tạo khác)

+ Bài thi cuối khóa học

5. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận/chứng chỉ 5.1. Giấy chứng nhận:

3. Địa điểm tổ chức: – Viện dự kiến tổ chức các lớp tập huấn theo từng khu vực: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam tùy theo số lượng học viên đăng ký.

4. Kinh phí và thời gian tổ chức: Viện sẽ thông báo sau khi có số lượng học viên đăng ký

5.2. Cấp chứng chỉ:

– Điểm chuyên cần: học viên phải có mặt ít nhất 90% thời gian học tập trung

– Điểm kiểm tra đạt ≥ 5 điểm

– Điểm chuyên cần: học viên phải có mặt ít nhất 90% thời gian học tập trung

– Đủ 5 giấy chứng nhận

– Điểm bài thi cuối khóa học ≥ 5 điểm

Giấy chứng nhận, Chứng chỉ có giá trị sử dụng 3 năm kể từ ngày cấp.

Để công tác tổ chức lớp tập huấn được thuận lợi, Viện đề nghị các cá nhân/đơn vị đăng ký tham gia lớp tập huấn thông báo cho Trung tâm Đào tạo và Quản lý khoa học qua đường văn bản trước ngày 31/01/2023 theo mẫu sau đây:

Trân trọng cảm ơn./.

Thông tin chi tiết đề nghị liên hệ: Trung tâm Đào tạo và Quản lý khoa học – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Số 57 – Lê Quý Đôn – Hai Bà Trưng – Hà Nội, Điện thoại: 043. 971 4341/4361 máy lẻ 180; Fax: 043. 8212 894, CN. Phạm Thị Mừng (0986 931 743)

Bệnh Khô Mắt Dân Văn Phòng Thường Gặp Phải

Bệnh khô mắt là loại bệnh lý thường gặp ở dân văn phòng đặc biệt là những người thường sử dụng máy vi tính quá nhiều. Bệnh khô mắt không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây nên những khó chịu trong cuộc sống.

Bệnh khô mắt của dân văn phòng sẽ khiến cho người mắc bệnh cảm thấy khó chịu tại mắt khiến hiệu suất làm việc bị giảm đi. Điều trị bệnh khô mắt ở dân văn phòng đúng cách sẽ làm mất đi những khó khăn này.

Màng phim mắt của chúng ta bao gồm ba lớp đó là lớp lỡ, lớp nước, lớp nhầy. Nhiệm vụ của bao lớp này chính là bảo vệ nhãn cầu tránh những yếu tố tác động tự bên ngoài. Công việc cụ thể của lớp nhầy là giúp dàn đầy lượng nước mắt ở trên giác mạc, lớp mỡ giúp hạn chế bốc hơi nước làm mắt luôn ẩm ướt. Hiện tượng khô mắt là hiện tượng mà nước bốc hơi quá nhanh và không thể dàn phẳng trên bề mặt của mắt.

Khi ba lớp này hoạt động không tốt sẽ khiến cho tốc độ bay hơi của mắt nhanh làm cho mắt bị khô. Hoặc do một số loại bệnh lý ảnh hưởng đến lớp nhầy và lớp nhờn cũng sẽ khiến cho mắt của ta bị khô.

Nhiệm vụ của những tuyến lệ bên trong và quanh mi mắt của chúng ta có nhiệm vụ đó là tiết nước mắt. Khả năng này sẽ giảm đi khi tuổi của chúng ta tăng lên hoặc khi người bệnh gặp phải một số loại bệnh lý về mắt. Cũng có một số yếu tố khác khiến mắt bị khô như tiếp xúc với những điều kiện thời tiết và môi trường bị ô nhiễm, sự tác động của gió. Đặc biệt như đã nói ở trên thì đây là loại bệnh lý rất hay gặp ở dân văn phòng khi tiếp xúc với máy tính sẽ làm cho tốc độ bay hơi của nước mắt và làm cho mắt của chúng ta bị khô.

Bệnh khô mắt là bệnh lý có triệu chứng không quá biểu hiện rõ ràng, một số người bệnh khi bị khô mắt sẽ có biểu hiện sau:

Nhức mắt nhẹ hoặc nặng khi khô mắt chuyển sang biến chứng.

Mắt bị khô và rát.

Đỏ mắt.

Mí mắt trên và mí mắt dưới thường bị dính vào nhau khi thức dậy vào buổi sáng.

Mắt nhìn mờ, chớp mắt sẽ thấy đỡ hơn.

Gặp phải chứng sợ ánh sáng.

Đau nhức phần hốc mắt.

Tăng tiết nước mắt: Nhiều người gặp phải hiện tượng này là do cơ thể bù trừ bằng cách kích thích tiết nhiều nước mắt.

Cách điều trị bệnh khô mắt

Hạn chế để cho đôi mắt của bạn tiếp xúc với khói bụi hoặc ánh sáng bằng cách đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường . Khi sử dụng quạt hay máy sấy không nên để chúng tiếp xúc trực tiếp với mắt.

Rèn luyện mắt bằng cách tập chớp mắt chậm và đều trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 lần một phút để giúp cho lượng nước mắt được giàn đều làm ẩm giác mạc của bạn.

Có chế độ ngủ đầy đủ, ngủ khoảng từ 7 tiếng đến 8 tiếng một ngày để mắt có thời gian được nghỉ ngơi.

Người bị khô mắt không được hút thuốc hoặc để cho khói thuốc dính vào mắt.

Bổ sung cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất là bổ sung những loại thức ăn có chứa Omega-3trong cá và Beta-Carotene có trong các loại rau củ màu đỏ hoặc vàng. Tăng cường những loại chất chống oxy hóa giúp cho đôi mắt luôn được khỏe mạnh.

Trong khi làm việc cần áp dụng những phương pháp làm việc sau:

Tạo ra khoảng cách tối thiểu giữa mắt và màn hình máy tính là 50cm.

Mắt phải cao hơn trung tâm của màn hình từ 10cm đến 20 cm.

Thường xuyên chớp mắt và chuyển động mắt để mắt không bị khô.

Mỗi khi làm việc với máy tính 20 phút thì cần để mắt nghỉ ngơi khoảng 20 giây.

Áp dụng một số phương pháp trên sẽ giúp cho đôi mắt của bạn không bị khô, khó chịu và không gây giảm năng suất làm việc.

3 Bệnh Nhân Nặng Mắc Covid

Theo Tiểu Ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, hiện tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng gồm: Bệnh nhân 20, bệnh nhân 161 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và bệnh nhân 91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã có tiến triển.

Bệnh nhân 20 (bác ruột bệnh nhân 17) đang thở máy qua ống mở khí quản, phổi còn tổn thương nhưng oxy hóa máu đã cải thiện. Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều. Bệnh nhân ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết, không sốt.

Bệnh nhân 161 còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, ăn tiêu qua sonde, không có biểu hiện xuất huyết, không sốt.

Bệnh nhân 91 không sốt, thở máy. Không chảy máu mũi miệng, hút đàm có ít máu; tiểu nhiều 3000ml/24 giờ. Vấn đề hiện tại: Rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn. X-Quang phổi không tổn thương xấu thêm.

Hiện, cả nước còn 45 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế, trong đó: 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương; 4 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh; 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.

Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 là 3 ca; số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 8 ca. Tính đến 6h sáng nay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.

Số ca mắc COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: BYT

Khi dịch bệnh bùng phát mạnh, nhu cầu sử dụng máy thở tăng cao, khả năng đáp ứng máy thở sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài cũng không đủ cung ứng nhu cầu các nước trên thế giới, gây khó khăn cho việc đặt mua máy thở của Việt Nam từ nước ngoài.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao một số doanh nghiệp trong nước đã tích cực, khẩn trương nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị y tế phòng chống dịch như camera đo thân nhiệt từ xa, máy thở. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cần nhanh chóng chuẩn bị đủ các trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đặc biệt là máy thở, sẵn sàng các phương án ứng phó, kể cả với tình huống xấu nhất.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ số lượng các loại máy thở hiện đang sử dụng và dự trữ, đồng thời đánh giá đầy đủ nhu cầu máy thở cho các kịch bản và xây dựng kế hoạch huy động, đặt hàng sản xuất mới. Bộ Y tế chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất máy thở trong nước để chủ động trong nghiên cứu và sản xuất; nghiên cứu kiến nghị của các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy thở trong nước như ban hành tiêu chuẩn về máy thở, hỗ trợ thiết bị đo lường, thực hiện thủ tục thông quan và miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu để sản xuất máy thở.

Từ đó, Bộ Y tế sẵn sàng đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân lực sử dụng, vận hành máy thở; chủ động phương án cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng thay thế trong quá trình sử dụng máy thở đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Danh Sách 14 Bệnh Nhân Covid

14 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được công bố khỏi bệnh COVID-19 vào sáng 14/4 đã đưa tổng số trường hợp khỏi bệnh ở Việt Nam tăng lên 160/265 ca (đạt 60,4%).

Các trường hợp được công bố khỏi bệnh gồm:

1. Bệnh nhân thứ 87: nữ, 32 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội.

– Vào viện ngày 19/3/2023

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không sốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định

2. Bệnh nhân thứ 109: nam, 42 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội.

– Vào viện ngày 20/3/2023

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định, nhịp tim đều, phổi thông khí đều.

3. Bệnh nhân thứ 114: nam, 19 tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

– Vào viện ngày 19/3/2023

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho.

4. Bệnh nhân thứ 115: nữ, 44 tuổi, ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

– Vào viện ngày 20/3/2023.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không sốt, không nôn, không khó thở, không đau đầu, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

5. Bệnh nhân thứ 175: nam, 57 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội.

– Vào viện ngày 28/3/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không sốt, không khó thở.

6. Bệnh nhân thứ 177: nữ, 49 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội, là nhân viên bán hàng tại Bệnh viện Bạch Mai.

– Vào viện ngày 28/3/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở.

7. Bệnh nhân thứ 186: nữ, 60 tuổi, quốc tịch Pháp, là vợ của ca thứ 76.

– Vào viện ngày 18/3/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không ho, không đau ngực, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

8. Bệnh nhân thứ 189: nữ, 46 tuổi, ở Nông Cống, Thanh Hóa, là nhân viên đổi nước sôi ở Bệnh viện Bạch Mai.

– Vào viện ngày 28/3/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

9. Bệnh nhân thứ 190: nữ, 49 tuổi, ở Đại Từ, Thái Nguyên, là nhân viên căn tin Bệnh viện Bạch Mai.

– Vào viện ngày 30/3/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

10. Bệnh nhân thứ 199: nữ, 57 tuổi, ở Quảng Xương, Thanh Hóa.

– Vào viện ngày 29/3/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở.

11. Bệnh nhân thứ 208: nữ, 28 tuổi, ở Hạ Hòa, Phú Thọ.

– Vào viện ngày 1/4/2023.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

12. Bệnh nhân thứ 220: nam, 20 tuổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên.

– Vào viện ngày 22/3/2023.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

13. Bệnh nhân thứ 232: nam, 67 tuổi, ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

– Vào viện ngày 1/4/2023.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không ho, không sốt, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

14. Bệnh nhân thứ 239: nam, 71 tuổi, ở Tam Dương, Vĩnh Phúc.

– Vào viện ngày 3/4/2023.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không ho, không sốt, không đau ngực, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

Các trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Như vậy, tính đến sáng 14/4, Việt Nam ghi nhận 265 ca mắc COVID-19, trong đó, 160 người đã khỏi bệnh. Các bệnh nhân còn lại đang được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế trong cả nước.

Nguồn: Báo Phụ Nữ