Bệnh Nhân Covid Hưng Yên / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Rối Loạn Lưỡng Cực (Bệnh Hưng

Rối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm) là bệnh gì?

, hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, là tình trạng tâm thần thay đổi bất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng cảm (tăng động, kích động) hoặc trầm cảm. Trạng thái thay đổi tâm lý đột ngột này thường xuất hiện vài lần trong năm hoặc thậm chí nếu nặng hơn là vài lần trong tuần.

Bất cứ ai cũng có thể bị mắc bệnh này. Tuy nhiên, những người trên 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Dấu hiệu và cách chữa bệnh rối loạn lưỡng cực

Bệnh nhân bị mắc bệnh rối loạn lưỡng cực sẽ có những dấu hiệu khác nhau khi trạng thái tâm lý thay đổi. Cụ thể là khi hưng cảm, người bệnh sẽ có một số biểu hiện sau:

Suy nghĩ tích cực và nói nhiều hơn;

Hoạt động mạnh để tiêu hao năng lượng;

Cảm thấy tràn đầy năng lượng và hạnh phúc;

Giảm khả năng phán xét và thường lúng túng khi quyết định sự việc;

Có thể nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác.

Còn ở trạng thái trầm cảm, người bệnh sẽ gặp một số dấu hiệu sau:

Cảm thấy tự ti về bản thân;

Cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt;

Buồn và khóc không rõ lý do, rối loạn giấc ngủ;

Suy nghĩ về cái chết hoặc muốn tự tử.

Rối loạn hưng – trầm cảm thường xảy ra theo chu kỳ. Tâm trạng thay đổi theo mỗi tháng, mỗi tuần, mỗi mùa hoặc trầm trọng hơn là có thể vào mỗi ngày.

Nguyên nhân chính xác của bệnh này hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên có thể nguyên nhân đến từ các yếu tố xã hội như căng thẳng, nghiện bia rượu hoặc khi bạn dùng sai thuốc đặc trị, thay đổi thuốc chưa được sự cho phép của bác sĩ.

_ Chẩn đoán và điều trị bệnh

Bác sĩ chẩn đoán bệnh rối loạn lưỡng cực sau khi khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm khác để loại trừ người bệnh có thể mắc các bệnh khác có triệu chứng tương tự.

Bệnh này cho đến nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, bác sĩ chỉ có thể chỉ định thuốc chứa lithium để giúp người bệnh cân bằng cảm xúc. Ngoài ra, bác sĩ sẽ theo dõi liên tục trong thời gian dài để ngăn ngừa tái phát trầm cảm hoặc hưng cảm. Ngoài ra, bác sĩ tâm lý có thể giúp người bệnh điều trị rối loạn hành vi và hướng dẫn bạn kiểm soát suy nghĩ cùng nhận thức của mình.

Khi thực hiện các phương pháp điều trị thì người bệnh cũng cần tuân theo những chế độ sinh hoạt phù hợp. Cụ thể là ngủ theo lịch cố định và đủ giấc, tránh xa các chất kích thích, gây nghiện. Người bệnh cũng cần báo cho bác sĩ khi có suy nghĩ tự tử, sống hòa đồng với xã hội.

Bạn vừa đọc những thông tin về bệnh rối loạn lưỡng cực. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong phòng và điều trị bệnh tại nhà.

Danh Sách 14 Bệnh Nhân Covid

14 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được công bố khỏi bệnh COVID-19 vào sáng 14/4 đã đưa tổng số trường hợp khỏi bệnh ở Việt Nam tăng lên 160/265 ca (đạt 60,4%).

Các trường hợp được công bố khỏi bệnh gồm:

1. Bệnh nhân thứ 87: nữ, 32 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội.

– Vào viện ngày 19/3/2020

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không sốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định

2. Bệnh nhân thứ 109: nam, 42 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội.

– Vào viện ngày 20/3/2020

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định, nhịp tim đều, phổi thông khí đều.

3. Bệnh nhân thứ 114: nam, 19 tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

– Vào viện ngày 19/3/2020

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho.

4. Bệnh nhân thứ 115: nữ, 44 tuổi, ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

– Vào viện ngày 20/3/2020.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không sốt, không nôn, không khó thở, không đau đầu, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

5. Bệnh nhân thứ 175: nam, 57 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội.

– Vào viện ngày 28/3/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không sốt, không khó thở.

6. Bệnh nhân thứ 177: nữ, 49 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội, là nhân viên bán hàng tại Bệnh viện Bạch Mai.

– Vào viện ngày 28/3/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở.

7. Bệnh nhân thứ 186: nữ, 60 tuổi, quốc tịch Pháp, là vợ của ca thứ 76.

– Vào viện ngày 18/3/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không ho, không đau ngực, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

8. Bệnh nhân thứ 189: nữ, 46 tuổi, ở Nông Cống, Thanh Hóa, là nhân viên đổi nước sôi ở Bệnh viện Bạch Mai.

– Vào viện ngày 28/3/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

9. Bệnh nhân thứ 190: nữ, 49 tuổi, ở Đại Từ, Thái Nguyên, là nhân viên căn tin Bệnh viện Bạch Mai.

– Vào viện ngày 30/3/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

10. Bệnh nhân thứ 199: nữ, 57 tuổi, ở Quảng Xương, Thanh Hóa.

– Vào viện ngày 29/3/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở.

11. Bệnh nhân thứ 208: nữ, 28 tuổi, ở Hạ Hòa, Phú Thọ.

– Vào viện ngày 1/4/2020.

– Xét nghiệm: 2 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

12. Bệnh nhân thứ 220: nam, 20 tuổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên.

– Vào viện ngày 22/3/2020.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

13. Bệnh nhân thứ 232: nam, 67 tuổi, ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

– Vào viện ngày 1/4/2020.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh, không ho, không sốt, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

14. Bệnh nhân thứ 239: nam, 71 tuổi, ở Tam Dương, Vĩnh Phúc.

– Vào viện ngày 3/4/2020.

– Xét nghiệm: 3 lần âm tính.

– Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không ho, không sốt, không đau ngực, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

Các trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Như vậy, tính đến sáng 14/4, Việt Nam ghi nhận 265 ca mắc COVID-19, trong đó, 160 người đã khỏi bệnh. Các bệnh nhân còn lại đang được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế trong cả nước.

Nguồn: Báo Phụ Nữ

Bệnh Loạn Thần Hưng Trầm Cảm Là Gì

Cập nhật vào 07/12

Khái niệm ban đầu về loạn thần hưng trầm cảm được sử dụng chủ yếu hiện nay như một từ đồng nghĩa với rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

1. Các quan niệm khác nhau về bệnh loạn thần hưng trầm cảm

Các trạng thái hưng cảm và trầm cảm xuất hiện tự phát và chiếm vị trí trung tâm trong bệnh cảnh, thời gian có thể kéo dài nhưng vẫn có giới hạn rõ rệt.

Các trạng thái bệnh lý không dựa đến dị tật tâm thần mặc dù tái phát nhiều lần, giai đoạn thuyên giảm giữa cơn trở lại gần như bình thường.

Trạng thái hưng cảm và trầm cảm có thể xen kẽ nhau hay không xen kẽ nhau.

Rối loạn khí sắc phải nổi bật lên hàng đầu, giới hạn rõ rệt trong một thời gian, không kèm theo những triệu chứng của quá trình thực thể hay phân liệt.

Còn Theo ICD.10 rối loạn cảm xúc lưỡng cực (F31 Bipolar affective Desorder): là những giai đoạn lặp đi lặp lại (ít nhất là 2 lần) trong các mức độ khí sắc và hoạt động của bệnh nhân bị rối loạn đáng kể. Trong một số trường hợp rối loạn biểu hiện bằng tăng khí sắc tăng năng lượng và tăng hoạt động hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ và trong một số trường hợp khác là tự hạ thấp khí sắc giảm năng lượng và giảm hoạt động (trầm cảm).

2. Triệu chứng của bệnh loạn thần hưng trầm cảm

Trầm cảm

Một giai đoạn trầm cảm theo ICD.10 (Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10), dù ở mức độ nặng, vừa hay nhẹ một giai đoạn trầm cảm phải có những biểu hiện đặc trưng sau:

Khí sắc trầm.

Mất mọi quan tâm thích thú.

Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi, dù chỉ một cố gắng nhỏ.

Thường có những triệu chứng phổ biến khác là:

Giảm sự tập trung chú ý.

Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.

Có ý tưởng bị tội không xứng đáng.

Nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan.

Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát.

Rối loạn giấc ngủ.

Ăn ít ngon miệng.

Thể nặng thường có các triệu chứng sinh học sút cân, mất 5% trọng lượng cơ thể/1tháng.

Giảm dục năng, mất ngủ, thức giấc sớm.

Đối với bệnh trầm cảm nặng, hãy chú trọng tới những dấu hiệu bệnh nhân trầm cảm đang muốn tự sát

Tăng khí sắc nhẹ và dai dẳng nhiều ngày.

Tăng năng lượng và hoạt động.

Cảm giác thoải mái, làm việc có hiệu suất, dễ chan hoà, ba hoa, suồng sã, có thể cáu kỉnh, tự phụ, thô lỗ.

Tăng tình dục.

Ít ngủ (giảm nhu cầu ngủ).

Khả năng tập trung chú ý giảm.

Tiêu tiền hơi nhiều.

Không gián đoạn công việc.

b. Hưng cảm vừa (Hưng cảm không có các triệu chứng loạn thần):

Khí sắc tăng cao không tương xứng với hoàn cảnh bệnh nhân.

Có thể thay đổi từ vui vẻ đến kích động gần như không thể kiểm tra được.

Tăng năng lượng, hoạt động thái quá, nói nhanh.

Giảm nhu cầu ngủ.

Mất khả năng kiềm chế xã hội thông thường.

Chú ý không thể duy trì được, đãng trí rõ rệt.

Tự cao quá mức, khuếch đại, lạc quan.

Đánh giá màu sắc rực rỡ đẹp nhạy cảm chủ quan về ranh giới.

Lao vào mưu đồ ngông cuồng, không thực tế.

Tiêu tiền liều lĩnh.

Công kích, đam mê, si tình, đùa đến không thích hợp.

Có thể cau có ngờ vực.

Thời gian ít nhất 1 tuần.

Gián đoạn công việc xã hội, gia đình.

c. Hưng cảm nặng

Khí sắc tăng quá cao.

Hoạt động thể lực mạnh, kéo dài dẫn đến kích động xâm phạm hoặc hung bạo.

Tự đánh giá quá mức dẫn đến ý tưởng tự cao dẫn đến hoang tưởng tự cao hay tôn giáo về nguồn gốc hay vai trò nổi bật. Đôi khi có hoang tưởng được bệnh nhân.

Tư duy phi tán, nói nhanh có thể làm cho người khác không hiểu được bệnh nhân.

Sao nhãng ăn uống, vệ sinh cá nhân dẫn đến mất nước.

Có thể có hoang tưởng hoặc ảo giác có hoặc không phù hợp với khí sắc.

3. Điều trị bệnh loạn thần hưng trầm cảm

Nguyên tắc chung

Điều trị triệu chứng: Nhằm mục đích điều trị các giai đoạn (hưng hoặc trầm). Nếu các giai đoạn nặng phải nhập viện.

Trầm cảm: nhập viện để phòng ngừa nguy cơ tự sát cao.

Hưng cảm: nhập viện để đối phó với các hậu quả do kích động gây ra

Điều trị giai đoạn trầm cảm

* Lựa chọn thuốc:

– Nếu lo âu, kích thích chiếm ưu thế thì nên dùng thuốc chống trầm cảm gây êm dịu như Amitriptyline liều từ 50-150 mg/ngày.

– Nếu tình trạng ức chế chiếm ưu thế thì dùng chống trầm cảm hoạt hoá Survector 100-250 mg/ngày hoặc chống trầm cảm trung gian Anafanil 50-150 mg/ngày.

– Nếu lo âu chiếm ưu thế dùng thuốc chống trầm cảm mới không 3 vòng, không IMAO như Prozac 20-60 mg/ngày hoặc Stablon 12,5-37,5 mg/ngày.

* Thời gian điều trị: điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thường phải được điều trị trong thời gian dài 4-6 tháng đối với trầm cảm mức độ trung bình, 6 tháng đến 1 năm đối với hội chứng trầm cảm nặng. Việc chấm dứt điều trị cần được tiến hành dần dần trong 1 đến 2 tháng.

Điều trị giai đoạn hưng cảm

1. Thuốc an thần kinh: các thuốc an thần kinh được chỉ định để điều trị cơn hưng cảm.

– Chống loạn thần và làm yên dịu:

. Aminazine 50-300 mg/ngày

. Levomepromazin 50-300 mg/ngày

. Tercian 50-300 mg/ngày

. Thioridazine 50-300 mg/ngày

– Chống loạn thần mạnh, có tác dụng tối đa đối với các loại hoang tưởng, ảo giác:

. Haloperidol 5-20 mg/ngày

Thuốc an thần kinh luôn luôn phải được điều chỉnh tùy theo sự dung nạp và hiệu quả

2. Thuốc điều chỉnh khí sắc:

– Muối Lithium: Muối Lithium có hiệu quả điều trị nhưng chỉ tác dụng sau khoảng 8 ngày sử dụng, vì vậy phải được kết hợp với một thuốc an thần kinh lúc khởi đầu. Sự kết hợp này cần phải có sự theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng chặt chẽ, đặc biệt phải theo dõi nồng độ tập trung của Lithium trong máu, trong khoảng cho phép từ 0,5-1,2 mEq/lít.

– Carbamazepin (Tegretol): Hiệu quả điều trị của Carbamazepin xảy ra nhanh hơn so với Lithium và trong khoảng 3 ngày, được ưu tiên sử dụng trong trường hợp bệnh hưng trầm cảm có chu kỳ ngắn kết hợp với một thuốc an thần kinh lúc khởi đầu điều trị. Cần chú ý theo dõi lâm sàng chặt chẽ để đề phòng dị ứng. Liều dùng: 200-800 mg/ngày.

– Valpromide (Depamide): Depamide là chế phẩm của acide dipropylacetique (Depakin) đã được sử dụng trong điều chỉnh các rối loạn khí sắc của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực từ 1965.

– Thuốc có tác dụng:

. Làm ổn định cảm xúc.

. Yên dịu và tăng hiệu lực yên dịu của các thuốc hướng thần khác.

Được chỉ định:

– Depamid + An thần kinh ở giai đoạn cấp tính giảm nhanh tình trạng loạn thần và hưng cảm tâm lý vận động hơn là dùng an thần kinh đơn thuần.

– Dự phòng tái phát bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực giảm số cơn và thời gian kéo dài cơn.

. Giảm số lần tới nhập viện từ 60-80%.

. Giảm cường độ cơn (nếu cơn xuất hiện).

Liều lượng:

. Liều cao: 900-1200 mg

. Trung bình: 600-900 mg

. Liều thấp duy trì: 300-600 mg

Sử dụng liều lượng thuốc tùy thuộc vào khả năng dung nạp của từng cá thể điều trị “đa trị liệu” thì liều cần ít hơn khi sử dụng “đơn trị liệu”. Thuốc chia làm 2 lần trong ngày 8 giờ sáng và 8 giờ tối.

Bệnh Nhân Số 17 Nhiễm Covid

Theo tin tức từ báo Công an Nhân dân, về trường hợp N.H.N, bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 đã đi tới nhiều quốc gia trong đó có Italia nhưng không bị phát hiện khi nhập cảnh, Thượng tá Nguyễn Thị Bình Phương, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài chia sẻ vào chiều 11/3 cho biết: N.H.N có 2 hộ chiếu; Hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu của Vương Quốc Anh.

Ngày 15/2, N.H.N sử dụng 2 hộ chiếu trên làm thủ tục hàng không và xuất cảnh trên chuyến bay VN0055 theo hành trình từ Nội Bài sang Anh. Ngày 2/3/2020, trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Nội Bài, hành khách N.H.N tiếp tục sử dụng hộ chiếu Việt Nam để làm thủ tục nhập cảnh. Sau khi đi qua khu vực kiểm dịch y tế, đến khu vực làm thủ tục nhập cảnh, cán bộ, chiến sỹ Công an Cửa khẩu Nội Bài đã kiểm tra kỹ các trang của hộ chiếu, không phát hiện có dấu kiểm chứng nhập xuất cảnh của Italia cho nên đã giải quyết nhập cảnh bình thường, không phát hiện được hành khách này đã đi qua vùng dịch.

N. được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Tuy nhiên, trong hộ chiếu Việt Nam của hành khách thứ 17 nhiễm Covid-19 không có dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh Italia (nước nằm trong vùng dịch Covid-19); nhiều khả năng hành khách này đã dùng hộ chiếu Anh để đi sang các nước trong khối EU mà không cần visa và không đóng dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh trên hộ chiếu.

Do đó, cơ quan chức năng tại sân bay Nội Bài không phát hiện được hành khách này đã đến Italia nên không có biện pháp cách ly kịp thời, dẫn đến khó khăn trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Nhiều người thắc mắc liệu trường hợp một công dân sử dụng 2 hộ chiếu và khai báo gian dối về hành trình di chuyển để trốn trách cách ly Covid-19 bị xử lý thế nào?

Nhận định trên vấn đề pháp lý, trao đổi với PV Tri thức trực tuyến, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng văn phòng luật Nguyễn Anh) cho rằng người về từ vùng dịch nhưng không khai báo y tế, khai báo không trung thực là hành vi cần bị xử nghiêm.

Theo luật sư, khai báo y tế sau khi nhập cảnh là bắt buộc để phục vụ phòng chống dịch. Điều này đòi hỏi sự tự giác của mỗi cá nhân vì sức khỏe bản thân và cộng đồng.

“Khai báo trung thực giúp phát hiện sớm, giúp cách ly khoanh vùng ổ dịch kịp thời nếu có ca bệnh, từ đó ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra cộng đồng”, ông Thơm nhìn nhận.

Ông Thơm cho rằng cá nhân nào khai báo gian dối khi nhập cảnh, không chấp hành việc cách ly mà cố tình né tránh các quy định phòng dịch thì cần xử lý nghiêm minh.

“Nếu kết quả xét nghiệm dương tính mà làm lây nhiễm bệnh cho người khác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự”, luật sư nói và viện dẫn Điều 240 Bộ luật Hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người khác.

Cũng trao đổi về vấn đề này trên báo Dân Sinh, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh cho biết, theo khoản 3 Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì bệnh nhân thứ 17 phải khai báo kịp thời cho cơ quan chức năng là mình có đến Italia nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được diễn ra tốt nhất.

Nếu bệnh nhân cố tình lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật hình sự 2015, bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu việc phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; làm chết người thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Phạt tù từ 10 năm đến 12 năm đối với trường hợp phạm tội đẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; làm chết 02 người trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quan điểm của luật sư thì khả năng bệnh nhân thứ 17 cố tình lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác là rất thấp (coi như không có). Bởi vậy, để xử lý bệnh nhân thứ 17 một cách đúng pháp luật và phù hợp với thực tiễn thì cơ quan chức năng cần xem xét đến nhiều yếu tố, như là chủ ý của bệnh nhân thứ 17 này như thế nào, tại sao không khai báo mình từng đến Italia…

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến của Bộ Công an về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 chiều 10/3, Bộ trưởng Tô Lâm đã yêu cầu cơ quan chức năng xử nghiêm theo quy định các trường hợp không khai báo, khai báo gian dối và không chấp hành cách ly y tế.

Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 9/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng cần có biện pháp quyết liệt, đồng bộ, kịp thời để ngăn chặn có hiệu quả nguồn lây cũng như xử lý nghiêm trường hợp giấu bệnh.