Bệnh Nhân Covid Cam Ranh / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

3 Bệnh Nhân Nặng Mắc Covid

Theo Tiểu Ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, hiện tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng gồm: Bệnh nhân 20, bệnh nhân 161 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và bệnh nhân 91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã có tiến triển.

Bệnh nhân 20 (bác ruột bệnh nhân 17) đang thở máy qua ống mở khí quản, phổi còn tổn thương nhưng oxy hóa máu đã cải thiện. Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều. Bệnh nhân ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết, không sốt.

Bệnh nhân 161 còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, ăn tiêu qua sonde, không có biểu hiện xuất huyết, không sốt.

Bệnh nhân 91 không sốt, thở máy. Không chảy máu mũi miệng, hút đàm có ít máu; tiểu nhiều 3000ml/24 giờ. Vấn đề hiện tại: Rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn. X-Quang phổi không tổn thương xấu thêm.

Hiện, cả nước còn 45 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế, trong đó: 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương; 4 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh; 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.

Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 là 3 ca; số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 8 ca. Tính đến 6h sáng nay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.

Số ca mắc COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: BYT

Khi dịch bệnh bùng phát mạnh, nhu cầu sử dụng máy thở tăng cao, khả năng đáp ứng máy thở sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài cũng không đủ cung ứng nhu cầu các nước trên thế giới, gây khó khăn cho việc đặt mua máy thở của Việt Nam từ nước ngoài.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao một số doanh nghiệp trong nước đã tích cực, khẩn trương nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị y tế phòng chống dịch như camera đo thân nhiệt từ xa, máy thở. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cần nhanh chóng chuẩn bị đủ các trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đặc biệt là máy thở, sẵn sàng các phương án ứng phó, kể cả với tình huống xấu nhất.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ số lượng các loại máy thở hiện đang sử dụng và dự trữ, đồng thời đánh giá đầy đủ nhu cầu máy thở cho các kịch bản và xây dựng kế hoạch huy động, đặt hàng sản xuất mới. Bộ Y tế chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất máy thở trong nước để chủ động trong nghiên cứu và sản xuất; nghiên cứu kiến nghị của các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy thở trong nước như ban hành tiêu chuẩn về máy thở, hỗ trợ thiết bị đo lường, thực hiện thủ tục thông quan và miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu để sản xuất máy thở.

Từ đó, Bộ Y tế sẵn sàng đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân lực sử dụng, vận hành máy thở; chủ động phương án cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng thay thế trong quá trình sử dụng máy thở đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bệnh Nhân Thứ 2 Nhiễm Covid

Ông Li Ding chính thức được xuất viện sau 21 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Theo bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, sau thời gian điều trị, bệnh nhân Li Ding đã có thể trạng lâm sàng ngày càng tốt lên. Từ sáng ngày 11/2, xét nghiệm của bệnh nhân này đã cho kết quả âm tính với Covid-19.

Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TPHCM đã tiến hành xét nghiệm thêm vài lần. Đến sáng 12/2, các bác sĩ đã có thể khẳng định ông Li Ding đã được điều trị thành công, âm tính với Covid -19 và đủ điều kiện để được xuất viện.

Được biết, khi nhập viện điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân Li Ding ngoài tình trạng bị nhiễm Covid-19 còn bị nhiều bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, từng đặt stent mạch vành, từng phẫu thuật ung thư phổi. Để điều trị cho người bệnh có cơ địa vốn đã bị nhiều loại bệnh tấn công, bệnh viện đã phải huy động liên chuyên khoa gồm Bệnh Nhiệt đới, Hô hấp, Tim mạch, Nội tiết phối hợp chặt chẽ các phương án sử dụng thuốc, chăm sóc cho người bệnh.

Gia đình ông Li Ding cảm thấy may mắn khi được các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị khỏi bệnh.

Trước đó, ngày 4/2 con trai ông Li Ding là Li ZiChao (bị nhiễm bệnh từ ông Li Ding) đã được bệnh viện Chợ Rẫy cho xuất viện sau 13 ngày điều trị. Vợ ông là người đi cùng chuyến bay, sinh hoạt cùng nhưng may mắn không bị nhiễm corona. Sau khi được chăm sóc, cách ly tại Bệnh viện Quận 11 bà đã được cho xuất viện.

Ông Hoàng Hy Bình, đại diện Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM chia sẻ, đây là lần thứ 2 ông đến Bệnh viện Chợ Rẫy để đón công dân nước mình xuất viện. Điều này thể hiện rất rõ sự tận tâm của các bác sỹ Việt Nam cũng như tình cảm hữu nghị của Chính phủ Việt Nam đối với người dân Trung Quốc trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhìn nhận, đây là nỗ lực đáng khen ngợi của đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy khi điều trị khỏi một ca bệnh nhiễm Covid -19 nặng trên nền nhiều bệnh lý phức tạp. Và đây cũng chính là thành công của Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, tính đến nay Việt Nam đã có 15 người được xác định dương tính với Covid – 19 phải nhập viện điều trị, trong đó có 7 trường hợp khỏi bệnh được xuất viện, vẫn còn 8 trường hợp tiếp tục điều trị, theo dõi và đang có những tiến triển tốt

Ngày 13/1, ông Li Ding, sống ở quận Wuchang thuộc thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cùng vợ sang Việt Nam ăn tết cùng con trai. Vợ chồng họ đã từ quê nhà đến Hà Nội bằng máy bay, tiếp đó ngày 17/1 họ bay vào Nha Trang. Cùng ngày, con ông là Li ZiChao (28 tuổi) làm việc tại Long An ra Nha Trang gặp bố mẹ. Họ ở cùng nhau 4 ngày rồi cả gia đình di chuyển về TPHCM bằng tàu lửa. Ngày 17/1, ông Li Ding có biểu hiện sốt, đến ngày 20/1 thì người con phát sốt. Ngày 20/1, cả gia đình bệnh nhân cùng đón taxi về Long An. Sau đó, ngày 22/1, thấy bố sốt cao, người con trai đã đưa bố đi khám tại Bệnh viện huyện Bình Chánh và được tư vấn đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Qua khám lâm sàng và khai thác dịch tễ, các bác sĩ nghi bệnh nhân Li Ding nhiễm Covid-19 nên cách ly cả 2 cha con để theo dõi. Kết quả xét nghiệm cho thấy hai cha con ông Li nhiễm Covid-19 và được nhập viện điều trị.

Thu Dịu

Bệnh Nhân Số 17 Nhiễm Covid

Theo tin tức từ báo Công an Nhân dân, về trường hợp N.H.N, bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 đã đi tới nhiều quốc gia trong đó có Italia nhưng không bị phát hiện khi nhập cảnh, Thượng tá Nguyễn Thị Bình Phương, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài chia sẻ vào chiều 11/3 cho biết: N.H.N có 2 hộ chiếu; Hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu của Vương Quốc Anh.

Ngày 15/2, N.H.N sử dụng 2 hộ chiếu trên làm thủ tục hàng không và xuất cảnh trên chuyến bay VN0055 theo hành trình từ Nội Bài sang Anh. Ngày 2/3/2020, trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Nội Bài, hành khách N.H.N tiếp tục sử dụng hộ chiếu Việt Nam để làm thủ tục nhập cảnh. Sau khi đi qua khu vực kiểm dịch y tế, đến khu vực làm thủ tục nhập cảnh, cán bộ, chiến sỹ Công an Cửa khẩu Nội Bài đã kiểm tra kỹ các trang của hộ chiếu, không phát hiện có dấu kiểm chứng nhập xuất cảnh của Italia cho nên đã giải quyết nhập cảnh bình thường, không phát hiện được hành khách này đã đi qua vùng dịch.

N. được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Tuy nhiên, trong hộ chiếu Việt Nam của hành khách thứ 17 nhiễm Covid-19 không có dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh Italia (nước nằm trong vùng dịch Covid-19); nhiều khả năng hành khách này đã dùng hộ chiếu Anh để đi sang các nước trong khối EU mà không cần visa và không đóng dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh trên hộ chiếu.

Do đó, cơ quan chức năng tại sân bay Nội Bài không phát hiện được hành khách này đã đến Italia nên không có biện pháp cách ly kịp thời, dẫn đến khó khăn trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Nhiều người thắc mắc liệu trường hợp một công dân sử dụng 2 hộ chiếu và khai báo gian dối về hành trình di chuyển để trốn trách cách ly Covid-19 bị xử lý thế nào?

Nhận định trên vấn đề pháp lý, trao đổi với PV Tri thức trực tuyến, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng văn phòng luật Nguyễn Anh) cho rằng người về từ vùng dịch nhưng không khai báo y tế, khai báo không trung thực là hành vi cần bị xử nghiêm.

Theo luật sư, khai báo y tế sau khi nhập cảnh là bắt buộc để phục vụ phòng chống dịch. Điều này đòi hỏi sự tự giác của mỗi cá nhân vì sức khỏe bản thân và cộng đồng.

“Khai báo trung thực giúp phát hiện sớm, giúp cách ly khoanh vùng ổ dịch kịp thời nếu có ca bệnh, từ đó ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra cộng đồng”, ông Thơm nhìn nhận.

Ông Thơm cho rằng cá nhân nào khai báo gian dối khi nhập cảnh, không chấp hành việc cách ly mà cố tình né tránh các quy định phòng dịch thì cần xử lý nghiêm minh.

“Nếu kết quả xét nghiệm dương tính mà làm lây nhiễm bệnh cho người khác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự”, luật sư nói và viện dẫn Điều 240 Bộ luật Hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người khác.

Cũng trao đổi về vấn đề này trên báo Dân Sinh, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh cho biết, theo khoản 3 Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì bệnh nhân thứ 17 phải khai báo kịp thời cho cơ quan chức năng là mình có đến Italia nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được diễn ra tốt nhất.

Nếu bệnh nhân cố tình lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật hình sự 2015, bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu việc phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; làm chết người thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Phạt tù từ 10 năm đến 12 năm đối với trường hợp phạm tội đẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; làm chết 02 người trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quan điểm của luật sư thì khả năng bệnh nhân thứ 17 cố tình lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác là rất thấp (coi như không có). Bởi vậy, để xử lý bệnh nhân thứ 17 một cách đúng pháp luật và phù hợp với thực tiễn thì cơ quan chức năng cần xem xét đến nhiều yếu tố, như là chủ ý của bệnh nhân thứ 17 này như thế nào, tại sao không khai báo mình từng đến Italia…

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến của Bộ Công an về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 chiều 10/3, Bộ trưởng Tô Lâm đã yêu cầu cơ quan chức năng xử nghiêm theo quy định các trường hợp không khai báo, khai báo gian dối và không chấp hành cách ly y tế.

Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 9/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng cần có biện pháp quyết liệt, đồng bộ, kịp thời để ngăn chặn có hiệu quả nguồn lây cũng như xử lý nghiêm trường hợp giấu bệnh.

Sức Khoẻ Của Hai Bệnh Nhân Covid

45 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế có 27 bệnh nhân người Việt Nam, 18 bệnh nhân là người nước ngoài. Đa số bệnh nhân có tình trạng sức khoẻ ổn định, chức năng sống được kiểm soát.

Các bác sỹ vẫn đang tích cực điều trị cho hai bệnh nhân.

Trong số 45 bệnh nhân này có 2 bệnh nhân cao tuổi có bệnh lý nền phải thở máy và điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Sáng ngày 17/3, chúng tôi Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng chúng tôi Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cùng, chúng tôi Nguyễn Gia Bình, chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực và các chuyên gia của Đội cơ động phản ứng nhanh (Bệnh viện Bạch Mai), các bác sỹ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đã hội chẩn cho hai trường hợp bệnh nhân này.

Cập nhật đến đến sáng ngày 17/3 cho biết, bệnh nhân nữ người Việt (64 tuổi có bệnh lý nền là rối loạn tiền đình) vẫn đang thở máy, lọc máu duy trì được các chỉ số sinh tồn ổn, bệnh nhân tỉnh, dừng an thần.

Trước đó, từ cuối giờ chiều ngày 15/3, bệnh nhân có triệu chứng khó thở tăng lên. Đến 22h cùng ngày, bệnh nhân biểu hiện suy hô hấp tăng. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã chỉ định đặt ống khí quản, thở máy, đặt catheter tĩnh mạch, chuyển bệnh nhân tới khoa Hồi sức tích cực, lọc máu, theo dõi điều trị.

Bệnh nhân nam người Anh (69 tuổi có bệnh nền là đái tháo đường type 2, tăng huyết áp), vẫn đang thở máy, nhịp tim đều, tình trạng suy hô hấp tăng, hiện đang dùng các kỹ thuật huy động phổi, tạm thời chưa phải dùng ECMO.

Bệnh nhân này từ ngày 15/3 đã được thở máy, lọc máu. Từ 2h30 sáng ngày 16/3, bệnh nhân được chuyển sang khoa Hồi sức tích cực.

D.Ngân