Bệnh Nghề Nghiệp Tái Phát / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Giám Định Bệnh Nghề Nghiệp Tái Phát

Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Giám định Y khoa (tầng 3 nhà A) Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Tổ 10, Phường Nguyễn Thị Minh Khai, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ). Sáng từ 07 giờ đến 11giờ 30 phút. Chiều từ 13giờ 30 phút đến 17 giờ.

Bước 2: Cán bộ Phòng Giám định tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu tiếp nhận.

Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, trong thời gian 15 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết.

Nếu hồ sơ giám định hợp lệ, trong thời gian 30 ngày, Hội đồng Giám định Y khoa có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động.

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận Hội đồng Giám định Y khoa tổ chức khám và họp Hội đồng để có kết quả giám định.

– Người cần giám định đến khám giám định tại Phòng Giám định Y khoa (vì mới có đủ điều kiện máy móc để thực hiện khám cận lâm sàng).

Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc các giấy tờ: Giấy tờ điều trị bệnh nghề nghiệp tái phát: Giấy ra viện theo đúng quy định của Bộ Y tế ( bản sao). Trong trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị ngoại trú do bệnh nghề nghiệp tái phát (bản sao); Biên bản Giám định Y khoa các lần giám định trước ( bản sao); Chứng minh thư và y bạ ( xuất trình khi đến khám tại Hội đồng – theo quy định tại Thông tư số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH)

Phòng Giám định Y khoa tổ chức khám và giám định theo phiên, vì vậy trước khi khám 7 ngày Phòng Giám định có gửi giấy mời đối tượng đến khám.

– Sau khi Hội đồng Giám định Y khoa kết luận trong thời gian 7 ngày biên bản giám định được trả về nơi giới thiệu bằng đường công văn (thư bảo đảm). Khong gửi trực tiếp cho cá nhân.

Dịch Vụ Khám Bệnh Nghề Nghiệp

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường là Viện quốc gia đầu ngành về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

– Tên tiếng anh: Occupational Diseases Clinic – National Institute of Occupational and Environmental Health (NIOEH) – Tên tiếng Việt: Phòng khám Bệnh nghề nghiệp – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường – Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trong suốt hơn 30 năm hình thành và phát triển, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (trước đây là Viện Y học lao động và Môi trường) luôn khẳng định là Viện quốc gia đầu ngành của cả nước về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp. Ngoài nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn cho cả nước Viện còn trực tiếp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Phòng khám bệnh nghề nghiệp phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu bệnh nghề nghiệp: các bệnh phổi – phế quản nghề nghiệp, bệnh da nghề nghiệp, bệnh tai mũi họng nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do yếu tố vi sinh vật, bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý,…

Với đội ngũ chuyên gia, các giáo sư, bác sĩ đầu ngành về lĩnh vực bệnh nghề nghiệp chúng tôi đã và đang cung cấp dịch vụ khám sức khỏe tổng quát, khám chuyên khoa, khám bệnh nghề nghiệp, tư vấn, điều trị và dự phòng bệnh tốt nhất cho người lao động.

Các giáo sư, bác sĩ hội chẩn phim X quang bệnh bụi phổi – Silic nghề nghiệp Test áp da (Patch test) để chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp ở công nhân tiếp xúc với hóa chất Khám mắt bằng sinh hiển vi để chẩn đoán bệnh mắt nghề nghiệp của thợ hàn VỚI PHƯƠNG CHÂM “Luôn đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người lao động với chất lượng cao và tiết kiệm thời gian, chi phí tối đa cho khách hàng.” “Tiên phong trong sứ mệnh chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động”

Cùng nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ việc thăm khám chuyên sâu về bệnh nghề nghiệp: hệ thống máy sắc ký kí, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, các máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, nước tiểu; các máy đo đáp ứng thính giác thân não, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, đo sức nghe phục vụ thăm dò chuyên sâu về thính học; hệ thống nội soi tai mũi họng, sinh hiển vi; máy điện não vi tính, điện tim đặc biệt là máy Holter điện tim theo dõi liên tục 24 giờ về điện tim,…

Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng phục vụ người lao động ngày càng tốt hơn Viện luôn coi trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khám chẩn đoán, tư vấn, điều trị, dự phòng bệnh và thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng xét nghiệm, kiểm chuẩn trang thiết bị.

Tất cả những quan tâm, những nỗ lực đó của Phòng khám Bệnh nghề nghiệp – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đã góp phần nâng cao chất lượng khám chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh xứng đáng là đơn vị đầu ngành về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp, đáp ứng sự tin tưởng và mong đợi của mọi người.

Hồ Sơ Khám Phát Hiện Bệnh Nghề Nghiệp Gồm Những Gì?

Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp phải chuẩn bị những giấy tờ nào? Mong Trung tâm phản hồi sớm! Tôi cảm ơn. (Câu hỏi từ anh N., Q.3)

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. (Theo điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13). Bệnh nghề nghiệp xảy ra cấp tính hoặc từ từ, hay còn gọi là mãn tính. Một số bệnh không chữa khỏi và để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được.

Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được quy định tại điều 8 của Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.

1. Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định. Trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.

2. Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định.

3. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:

a) Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động. Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2016;

b) Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại;

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường ESE

Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Bệnh Nghề Nghiệp Của Mc, Ca Sĩ

Mới đây, trong chương trình Ghế không tựa, Thanh Vân đã bật khóc khi tiết lộ cô có nguy cơ phải bỏ nghề vì gặp vấn đề lớn về sức khỏe.

“Cách đây 14 năm, từng có một thời gian không nói được, đi khám thì bác sĩ nói rằng có vấn đề về dây thanh quản. Thi thoảng nó sẽ nổi lên rất nhiều hạt nhỏ, bám vào dây thanh quản khiến mình không thể nói được. Nếu mổ đi thì nó sẽ liên tục mọc đi mọc lại, nhưng nếu giữ thì sẽ bị câm”, cô tiết lộ.

Suốt 14 năm trôi qua, cô vẫn tiếp tục công việc MC mà mình yêu thích. Nhưng đến nay, tình trạng sức khỏe lại kém đi khiến Vân Hugo không khỏi phiền lòng.

PGS.TS.BS Võ Thanh Quang, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng trung ương, Chủ tịch Hội Tai mũi họng Việt Nam, cho hay tình trạng bệnh như nữ MC miêu tả chưa rõ ràng. Để xác định đúng căn bệnh cũng như hướng điều trị, bệnh nhân cần phải thăm khám trực tiếp.

Theo chuyên gia này, những hạt bám vào dây thanh như cô nói có thể là các hạt xơ dây thanh. Chúng rất hay gặp ở những người có nghề nghiệp phải nói nhiều hoặc nói to như giáo viên, ca sĩ, MC.

Bác sĩ này đã từng mổ cho rất nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nhân dân nổi tiếng có tình trạng tương tự. Họ đều có thể quay trở lại với công việc của mình.

PGS Quang miêu tả dây thanh giống như dây đàn, khi chúng hiện các nốt sần (hạt xơ – PV) sẽ làm ảnh hưởng tới giọng nói. Những hạt này có thể lành hoặc ác tính, có thể tái phát hoặc không tùy theo từng bệnh lý.

Hạt xơ dây thanh ảnh hưởng đến chất lượng rung của dây thanh, gây rè tiếng, tạo khe hở thanh môn, làm cho hơi bị thoát nhiều ra ngoài, khi nói nhanh bị mệt.

“Trong trường hợp thông thường, chúng chỉ gây khàn giọng chứ không câm nên mọi người không nên quá lo lắng”, PGS Quang cho hay.

Về phương pháp điều trị bệnh hạt xơ dây thanh, bác sĩ Quang cho biết bệnh nhân sẽ được áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn là chính, không cần mổ.

Bệnh nhân cần hạn chế nói nhiều và luyện giọng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, phương pháp điều trị trên chỉ giúp giảm các triệu chứng mà không thể giải quyết tận gốc hạt xơ, do đó, bệnh có thể tái phát.

Trường hợp hạt xơ to, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật và chỉ thực hiện khi điều trị bảo tồn không khỏi.

Sau phẫu thuật hạt xơ dây thanh, khản tiếng có thể tái phát nên bệnh nhân cần hạn chế nói trong một thời gian để thanh quản được phục hồi. Trường hợp phải thường xuyên nói nhiều, người bệnh nên sử dụng các thiết bị trợ âm nhằm khuếch đại tiếng.

Theo chúng tôi

Nguồn: giadinh.net.vn