Bệnh Nghề Nghiệp Rung Toàn Thân / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bệnh Nghề Nghiệp Do Rung Toàn Thân

BNN do rung toàn thân là tình trạng bệnh lý gây nên do tiếp xúc với yếu tố rung xóc tần số thấp có hại do lao động ở một số ngành nghề. Biểu hiện bệnh lý tập chung gây tác hại chủ yếu đối với đường tiêu hóa như sa dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, suy nhược thần kinh, đau thần kinh tọa, đau lưng, thắt lưng…

Bệnh rung chuyển nghề nghiệp được phân loại dựa theo tác hại ở các tần số khác nhau, trong thực tế, bệnh được phân loại theo tần số: dưới 2Hz, 2-20Hz và trên 20Hz. BNN do rung toàn thân được đề cập có nghĩa là nói đến BNN gây nên bởi rung toàn thân, có tần số thấp (từ 2-20Hz).

BNN do rung toàn thân được công nhận là BNN được đền bù ở nước ta từ năm 2011.

Những nghề, công việc chính có nguy cơ mắc bệnh lớn như xe xúc gạt, CAT, Bella, máy kéo nông nghiệp, lâm nghiệp, máy bay trực thăng, xe tăng, xe bọc thép…

Triệu chứng lâm sàng

-Đau quanh vùng cột sống do tư thế lao động bắt buộc.

-Đau thắt lưng – tọa thường xuyên, sau giờ lao động.

-Rối loạn tiết liệu gây đái buốt, đái rắt, bí tiểu, nước tiểu đục.

-Hội chứng dạ dày, tá tràng.

-Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, trí nhớ giảm sút.

Chuẩn đoán:

+ Yếu tố tiếp xúc:

NLĐ được chuẩn đoán là BNN do rung toàn thân phải là người làm việc tiếp xúc với rung xóc vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh tối đa cho phép cả gia tốc và vận tốc theo TCVN 5127 – 90 với thời gian tiếp xúc từ 5 năm trở lên.

+ Lâm sàng: Xem phần lâm sàng

+ Cận lâm sàng:

-Chụp X quang cột sống thắt lưng với 2 tư thế thẳng và nghiêng: Các hình ảnh có thể gặp: Đốt sống lõm hình thấu kính, lún đốt sống, đĩa đệm, biến dạng hình thang.

-Nội soi dạ dày: Có hình ảnh loét dạ dày, tá tràng.

-Chụp dạ dày: có thể có hình ảnh sa dạ dày.

-Siêu âm ổ bụng: loại trừ các bệnh gây đau hạ sườn phải.

Điều trị

-Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tắm nóng, bơi, thể dục liệu pháp, thư giãn, xoa bóp… rất hiệu quả trong điều trị đau xương khớp, cột sống, đau thắt lưng, thần kinh tọa.

-Thuốc điều trị loét dạ dày, tá tràng, sa dạ dày kết hợp chế độ ăn uống, dinh dưỡng, quy định chặt chẽ thời gian ăn, các bữa ăn chính, ăn phụ phù hợp với công việc lái xe, điều kiện phương tiện đặc chủng có kết quả tốt trong điều trị bệnh dạ dày tá tràng và rối loạn tiêu hóa, tiết liệu.

-Dùng các loại sinh tố B6, B12, B1, A, các loại trà thảo dược bồi bổ thần kinh, an thần tránh mất ngủ và nâng cao thể trạng.

Dự phòng:

-Thiết kế, lắp đặt ghế chống rung xóc cho các loại xe, các loại phương tiện đặc chủng nhằm giảm thiểu tác hại do rung xóc gây nên cho người điều khiển.

-Hướng dẫn các bài tập thể dục, xoa bóp để những người lái xe, điều khiển các phương tiện đặc chủng tự tập luyện hàng ngày và khi nghỉ giải lao.

-Cung cấp nước uống thảo dược, sáng mắt, tăng lực thay thế, các loại nước thường dùng trong ca lao động.

-Khám tuyển: không tuyển những người gày yếu, thấp bé, nhẹ cân và những người mắc các bệnh xương khớp, bệnh đau thắt lưng, cột sống, thần kinh tọa, tiết niệu, suy nhược thần kinh.

-Khám sức khỏe định kỳ toàn diện, nếu nghi ngờ cho chụp phim dạ dày, tá tràng, cốt sống để tổ chức điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng sớm.

-Thời gian làm việc không nên quá 7 giờ/ ngày và không làm việc quá 3 giờ liên tục.

PGS.TS Khúc Xuyền Giám đốc TT Sức khỏe nghề nghiệp & MT (Nguồn tin: Tạp chí BHLĐ 11/2014)

Bệnh Sạm Da Nghề Nghiệp

Bệnh sạm da nghề nghiệp (Thông tư liên bộ số 29-TTLB) Thế nào là bệnh sạm da nghề nghiệp?

Trong bệnh sạm da, da chuyển từ màu bình thường qua màu vàng sáng đến màu nâu đen, cuối cùng là màu thâm sạm dưới tác động của ( tia tử ngoại ) ánh nắng mặt trời.

Bệnh sạm da nghề nghiệp ở nước ta được công nhận là bệnh nghề nghiệp được đền bù từ năm 1991.

Những công việc có nguy cơ mắc bệnh:

Bệnh thường gặp trong các công việc khi tiếp xúc với : Xăng, dầu hỏa, dầu nhờn, dầu mazut, dầu đá phiến, benzen, parafin, nhựa than, acridin, anthracen, nhựa đường, bitum, creosot, hơi hydrocacbua, bạc, chì, asen, than đen, sa thạch, hóa chất cao su, hợp chất lưu huỳnh, phenol, bức xạ ion hóa… đó là những chất quang động.

Biểu hiện lâm sàng:

+ Triệu chứng toàn thân: Thường biểu hiện trước các triệu chứng ngoài da, người mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, ăn kém ngon, trí nhớ giảm, xút cân, năng suất lao động giảm. Bệnh nhân có cảm giác ngứa, nóng rát tại các vùng tổn thương.

+ Triệu chứng ngoài da:

– Khởi đầu là giai đoạn đỏ da, rồi đến các dát thâm. Da sạm xuất hiện ở phần da hở hoặc vùng tiếp xúc. Da khô, sạm thâm hình mạng lưới, có vùng da teo xen kẽ, da bong vảy và giãn mạch rõ.

Chẩn đoán bệnh :

– Những người làm việc ở môi trường có hơi và bụi hydrocacbua cao quá giới hạn cho phép (0,30mg/l) hoặc tiếp xúc với các chất quang động.

– Biểu hiện ngoài da: Da khô, sạm thâm hình lưới, có vùng da teo, bong vảy, dãn mạch; da sạm ở vùng tiếp xúc hoặc vùng da hở; ngứa, nóng rát tại các vùng tổn thương.

– Toàn thân: Mệt mỏi, sút cân, thiểu lực, trí nhớ giảm, nhịp tim chậm, huyết áp hạ.

– Đo liều sinh vật dương tính < 4 phút; Porphyrin niệu từ 22,7 – 8,3g/l.

Điều trị:

– Bôi kem có chứa hydroquinol như Leucodilin B, Domina, Mayfair

– Uống sinh tố C liều cao, các loại sinh tố B1, B6, A, D…

– Các loại chống Ôxy hóa như Selen phus hoặc L. Cystin… .

Dự phòng:

– Thay đổi nguyên liệu hoặc thời gian làm việc để tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh (Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng , tia tử ngoại ).

– Cải thiện môi trường làm việc, thông gió hút bụi…,

– Trang bị đầy đủ và sử dụng hiệu quả quần áo bảo hộ lao động,

– Dùng thuốc bảo vệ da như kem chống nắng, Paba, oxybenzon, dioxybenzon…/.​

Khoa Bệnh Phổi Nghề Nghiệp

Thông tin đầy đủ và chi tiết Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương ở Hà Nội. chúng tôi cung cấp thông tin bao gồm địa chỉ Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương ở đâu? Các thông tin khác như thời gian làm việc, số điện thoại liên hệ Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương bảng giá dịch vụ, hình ảnh, hỏi đáp và review.

Giới thiệu

Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương là cơ sở trực thuộc Bệnh viện Phổi Trung ương ở Hà Nội. Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp các dịch vụ Hô hấp khu vực Hà Nội

Tên: Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương

Trực thuộc: Bệnh viện Phổi Trung ương

Chuyên khoa: Hô hấp

Loại hình: Khoa/cơ sở thuộc Bệnh viện/Viện

Dịch vụ: Khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y Tế về Hô hấp

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Bảo hiểm: BHXH, BHYT Theo quy định của Bộ Y Tế

Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương ở đâu?

Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương là cơ sở trực thuộc Bệnh viện Phổi Trung ương ở Hà Nội

Địa chỉ: 463 Hoàng Hoa Thám, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội

Số điện thoại Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương?

Thông tin liên hệ Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương

Hoặc liên hệ với Bệnh viện Phổi Trung ương để biết thông tin chi tiết

Thời gian làm việc Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương

Lịch làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 07h00 – 20h00

Lịch làm việc của Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương có thể thay đổi. Liên hệ Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương để cập nhật giờ làm việc Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương chính xác nhất.

Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương tuyển dụng

Liên hệ với Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương. Hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Phổi Trung ương để biết thông tin Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương tuyển dụng.

Dịch Vụ Khám Bệnh Nghề Nghiệp

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường là Viện quốc gia đầu ngành về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

– Tên tiếng anh: Occupational Diseases Clinic – National Institute of Occupational and Environmental Health (NIOEH) – Tên tiếng Việt: Phòng khám Bệnh nghề nghiệp – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường – Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trong suốt hơn 30 năm hình thành và phát triển, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (trước đây là Viện Y học lao động và Môi trường) luôn khẳng định là Viện quốc gia đầu ngành của cả nước về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp. Ngoài nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn cho cả nước Viện còn trực tiếp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Phòng khám bệnh nghề nghiệp phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu bệnh nghề nghiệp: các bệnh phổi – phế quản nghề nghiệp, bệnh da nghề nghiệp, bệnh tai mũi họng nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do yếu tố vi sinh vật, bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý,…

Với đội ngũ chuyên gia, các giáo sư, bác sĩ đầu ngành về lĩnh vực bệnh nghề nghiệp chúng tôi đã và đang cung cấp dịch vụ khám sức khỏe tổng quát, khám chuyên khoa, khám bệnh nghề nghiệp, tư vấn, điều trị và dự phòng bệnh tốt nhất cho người lao động.

Các giáo sư, bác sĩ hội chẩn phim X quang bệnh bụi phổi – Silic nghề nghiệp Test áp da (Patch test) để chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp ở công nhân tiếp xúc với hóa chất Khám mắt bằng sinh hiển vi để chẩn đoán bệnh mắt nghề nghiệp của thợ hàn VỚI PHƯƠNG CHÂM “Luôn đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người lao động với chất lượng cao và tiết kiệm thời gian, chi phí tối đa cho khách hàng.” “Tiên phong trong sứ mệnh chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động”

Cùng nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ việc thăm khám chuyên sâu về bệnh nghề nghiệp: hệ thống máy sắc ký kí, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, các máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, nước tiểu; các máy đo đáp ứng thính giác thân não, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, đo sức nghe phục vụ thăm dò chuyên sâu về thính học; hệ thống nội soi tai mũi họng, sinh hiển vi; máy điện não vi tính, điện tim đặc biệt là máy Holter điện tim theo dõi liên tục 24 giờ về điện tim,…

Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng phục vụ người lao động ngày càng tốt hơn Viện luôn coi trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khám chẩn đoán, tư vấn, điều trị, dự phòng bệnh và thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng xét nghiệm, kiểm chuẩn trang thiết bị.

Tất cả những quan tâm, những nỗ lực đó của Phòng khám Bệnh nghề nghiệp – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đã góp phần nâng cao chất lượng khám chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh xứng đáng là đơn vị đầu ngành về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp, đáp ứng sự tin tưởng và mong đợi của mọi người.

Bệnh Nghề Nghiệp Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh Nghề Nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp? (Câu hỏi từ anh H., Q.3)

Trả lời: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. (Theo điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2023/QH13).

Bệnh nghề nghiệp xảy ra cấp tính hoặc từ từ, hay còn gọi là mãn tính. Một số bệnh không chữa khỏi và để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được.

Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do phải thường xuyên và lâu dài tiếp xúc với điều kiện lao động không tốt. Ngay từ khi có lao động, bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện và gây ảnh hưởng tới người lao động.

Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh nghề nghiệp có thể kể đến như sau:

Làm việc trong điều kiện khí hậu không tiện nghi: Quá nóng, quá lạnh, gây ra bệnh say nóng, say nắng, cảm lạnh, ngất;…

Làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng…

Làm việc trong điều kiện tiếng ồn sản xuất thường xuyên vượt quá mức giới hạn 85 dB

Làm việc trong điều kiện rung động tác động thường xuyên với các thông số có hại đối với cơ thể con người…

Làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc thường xuyên với bụi sản xuất, đặc biệt là bụi độc như bụi ôxít silíc, bụi than, quặng phóng xạ, bụi crôm…

Làm việc trong điều kiện có tác dụng của các chất độc, tiếp xúc lâu với các chất hóa học kích thích (nhựa thông, sơn, dung môi, mỡ, khoáng…)

Làm việc trong điều kiện có tác dụng của các tia phóng xạ, các chất phóng xạ và đồng vị, các tia rơn ghen.

Làm việc trong điều kiện có tác dụng thường xuyên của tia năng lượng cường độ lớn (tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao).

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường ESE

Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động