Bệnh Nghề Nghiệp Của Phi Công / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bệnh Nghề Nghiệp Của Thợ Điện

Thợ điện cũng biết sợ

Trong ngành điện, thợ truyền tải là một trong những người dễ mắc các bệnh nghề nghiệp nhất. Một trong những “bệnh” nghe có vẻ tréo ngoe mà đại đa số thợ điện mắc phải là “sợ bị giật”. Anh Nguyễn Phong, Công ty Điện lực Đống Đa là một thợ điện có hơn 20 năm kinh nghiệm “kéo dây” chia sẻ: Làm nghề điện càng lâu năm càng có một nỗi sợ hãi chung, đó là bị điện giật. Nguyên nhân rất đơn giản do anh em có kinh nghiệm thường phải kèm cặp những thợ điện trẻ. Mỗi khi xử lý sự cố trên cột điện vì diện tích nhỏ, không có chỗ đứng để cùng lúc thao tác nên thường chỉ có 1 thợ xử lý. Chính vì vậy, những thợ điện lâu năm đứng dưới cột chỉ đạo luôn cảm thấy “sợ” cho các thợ điện đang làm việc trên cột, nhất là những thợ trẻ. Không ít lần chỉ vì một động tác thừa, không chuẩn mà tôi đã nổi nóng đuổi “lính” mới xuống… để mình tự làm cho nhanh.

Tập cấp cứu nạn nhân bị điện giật

“Tôi cũng như nhiều anh em “thợ già” khi được phân công kèm lính mới thì cảm thấy gần như khủng hoảng”. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở những người làm việc trong môi trường căng thẳng. Người làm nghề điện không sợ bị điện giật nhưng lại sợ điện giật những đồng nghiệp của mình, bởi hơn ai hết các anh thấu hiểu chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến người thợ điện trả giá bằng một phần thân thể hoặc cả tính mạng” – anh Phong nói.

Theo tìm hiểu, ám ảnh lớn nhất của thợ đường dây là dây điện bọc chì. Trước đây dây điện cao thế, cáp điện ngầm thường bọc chì để cách điện. Các nhà khoa học đã chứng minh khi bị hồ quang điện đốt cháy, chì sẽ tỏa ra khí độc có thể gây ung thư nếu ai hít phải, nhẹ thì xây xẩm mặt mày, nặng thì ngất xỉu tại chỗ. Giới thợ điện cho rằng hầu hết những thợ điện lâu năm mắc bệnh ung thư phổi, tim mạch đều có nguyên nhân từ chì bọc dây điện.

Các đội vận hành, sửa chữa các trạm biến áp cũng “truyền tai nhau” về một “hung thần” khác là máy biến áp dầu. Trước đây, máy biến áp thường dùng dầu DO vừa để làm mát vừa để cách điện. Mỗi khi mùa nóng đến, phụ tải trên lưới trong các khu dân cư thường tăng vọt nên trên địa bàn Hà Nội và các thành phố lớn thường xuyên xảy ra sự cố chập, cháy nổ các trạm biến áp. Anh em đội sửa chữa thường “xanh mặt” khi gặp các trạm biến áp dầu bởi hồ quang điện phóng ra khi sự cố gặp dầu DO bốc cháy và tỏa khói chứa chất mônôxít cácbon (CO) cực độc. CO là chất khí không màu, không mùi cực kỳ nguy hiểm, chỉ cần hít phải một lượng 0,1% CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong.

Căn bệnh quái ác

Nghề điện vẫn được cho là một nghề cực kỳ nguy hiểm, mặc dù được trang bị bảo hộ lao động rất tốt, thường xuyên được tập huấn công tác an toàn nhưng mỗi năm vẫn xảy ra những tai nạn dẫn đến thương tích hoặc chết người. Bên cạnh những tai nạn lao động, người thợ điện còn bị mắc những bệnh nghề nghiệp thông thường cũng như những bệnh “đặc thù” mà ít người biết đến như vô sinh, mất khả năng sinh dục…

Một trong những đặc trưng của ngành điện Việt Nam là sự tồn tại của những nhà máy điện, những trạm biến áp, đường dây có từ cách đây vài chục năm. Công nghệ sản xuất điện của các nhà máy, trạm biến áp và cả đường dây thời điểm đó tồn tại nhiều yếu tố độc hại và nguy hiểm đến sức khỏe người thợ điện, gây ra các bệnh nghề nghiệp đặc trưng. Đơn cử như Công ty Điện lực Bình Định, dù đã nhận điện lưới quốc gia nhưng vẫn phải duy trì chế độ bảo dưỡng cho nhà máy diesel gồm 23 tổ máy. Khi còn vận hành các máy phát điện diesel này – cách đây gần 20 năm – một số bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện và phải xử lý, điều trị hằng năm như bệnh ù tai, bệnh viêm da do dầu, bệnh tim mạch…

Theo các báo về công tác bảo hộ lao động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gần đây cho thấy, đã xuất hiện các bệnh nghề nghiệp theo đặc thù nghề và vị trí công tác như áp lực, nhiệt độ ở các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện từ trường ở các trạm biến áp, đường dây cao áp 500kV… gây ra các bệnh về tim mạch và cả những bệnh kín như ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Kiên, Phó giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia điện cao áp cho biết: “Một số nghiên cứu về điện trường đã cho thấy có sự tương quan giữa những người bị vô sinh, mất khả năng sinh dục khi liên tục làm việc, sinh sống trong môi trường có điện trường vượt mức độ cho phép. Ngoài ra, nồng độ chì trong máu cao quá 53-74% microgram thì khả năng sinh dục, số lượng và sức sống của tinh trùng giảm rõ rệt, tỷ lệ dị dạng lên tới 86%. Đặc biệt vợ của thợ điện bị nhiễm độc chì có khả năng đẻ non rất cao”.

Với tốc độ phát triển nhanh của xã hội, ngành điện đang đối mặt với nhiều thử thách để phát triển và ổn định năng lượng của đất nước. Chính vì vậy, để có một đội ngũ lao động khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần thì ngành điện phải luôn luôn quan tâm tới đời sống và quyền lợi của người lao động và coi đó là một trong những mục tiêu hàng đầu.

Thành Công

Bệnh Nghề Nghiệp Của Mc, Ca Sĩ

Mới đây, trong chương trình Ghế không tựa, Thanh Vân đã bật khóc khi tiết lộ cô có nguy cơ phải bỏ nghề vì gặp vấn đề lớn về sức khỏe.

“Cách đây 14 năm, từng có một thời gian không nói được, đi khám thì bác sĩ nói rằng có vấn đề về dây thanh quản. Thi thoảng nó sẽ nổi lên rất nhiều hạt nhỏ, bám vào dây thanh quản khiến mình không thể nói được. Nếu mổ đi thì nó sẽ liên tục mọc đi mọc lại, nhưng nếu giữ thì sẽ bị câm”, cô tiết lộ.

Suốt 14 năm trôi qua, cô vẫn tiếp tục công việc MC mà mình yêu thích. Nhưng đến nay, tình trạng sức khỏe lại kém đi khiến Vân Hugo không khỏi phiền lòng.

PGS.TS.BS Võ Thanh Quang, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng trung ương, Chủ tịch Hội Tai mũi họng Việt Nam, cho hay tình trạng bệnh như nữ MC miêu tả chưa rõ ràng. Để xác định đúng căn bệnh cũng như hướng điều trị, bệnh nhân cần phải thăm khám trực tiếp.

Theo chuyên gia này, những hạt bám vào dây thanh như cô nói có thể là các hạt xơ dây thanh. Chúng rất hay gặp ở những người có nghề nghiệp phải nói nhiều hoặc nói to như giáo viên, ca sĩ, MC.

Bác sĩ này đã từng mổ cho rất nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nhân dân nổi tiếng có tình trạng tương tự. Họ đều có thể quay trở lại với công việc của mình.

PGS Quang miêu tả dây thanh giống như dây đàn, khi chúng hiện các nốt sần (hạt xơ – PV) sẽ làm ảnh hưởng tới giọng nói. Những hạt này có thể lành hoặc ác tính, có thể tái phát hoặc không tùy theo từng bệnh lý.

Hạt xơ dây thanh ảnh hưởng đến chất lượng rung của dây thanh, gây rè tiếng, tạo khe hở thanh môn, làm cho hơi bị thoát nhiều ra ngoài, khi nói nhanh bị mệt.

“Trong trường hợp thông thường, chúng chỉ gây khàn giọng chứ không câm nên mọi người không nên quá lo lắng”, PGS Quang cho hay.

Về phương pháp điều trị bệnh hạt xơ dây thanh, bác sĩ Quang cho biết bệnh nhân sẽ được áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn là chính, không cần mổ.

Bệnh nhân cần hạn chế nói nhiều và luyện giọng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, phương pháp điều trị trên chỉ giúp giảm các triệu chứng mà không thể giải quyết tận gốc hạt xơ, do đó, bệnh có thể tái phát.

Trường hợp hạt xơ to, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật và chỉ thực hiện khi điều trị bảo tồn không khỏi.

Sau phẫu thuật hạt xơ dây thanh, khản tiếng có thể tái phát nên bệnh nhân cần hạn chế nói trong một thời gian để thanh quản được phục hồi. Trường hợp phải thường xuyên nói nhiều, người bệnh nên sử dụng các thiết bị trợ âm nhằm khuếch đại tiếng.

Theo chúng tôi

Nguồn: giadinh.net.vn

Công Nhân Ngành Xăng Dầu: Nguy Cơ Mắc Bệnh Nghề Nghiệp

Phớt lờ quy định phụ nữ không được làm Theo bác sĩ Bồ Văn Vụ (Khoa bệnh Nghề nghiệp của Trung tâm sức khỏe Lao động và Môi trường tỉnh Bình Dương) cho biết: “Xăng dầu là chất độc, có chứa nhiều chất gây ung thư như các hợp chất có vòng thơm benzene, ethylbenzen, toluene, xylene…Ngoài ra, trong xăng dầu còn chứa các chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, bất tỉnh, thậm chí còn gây tử vong. Những công nhân tiếp xúc thường xuyên với xăng dầu còn có khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp như: Viêm mũi, họng, khí quản, phổi…Nguy hiểm hơn, có thể gây ung thư, tử vong”. Bác sĩ Vụ còn cho biết thêm, những công nhân sửa máy chạy bằng xăng, dầu còn có nguy cơ mắc các bệnh về da rất cao do các chất gây hại chứa trong xăng, dầu. Nó thẩm thấu qua da gây nên dị ứng da, các bệnh về da liễu, ung thư da…Nồng độ gây nhiễm độc khi hít thở cho 50% mẫu thử trong 5 phút là 300g/m3. Liều gây chết số mẫu thử LD 50 nếu tiếp xúc qua da trong 24 giờ là 4g/kg. Nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp của người lao động trong ngành xăng dầu đã quá rõ, vậy mà đến nay vẫn còn không ít các trạm xăng dầu không tuân thủ theo quy định về bảo hộ lao động và ngang nhiên sử dụng cả lao động nữ làm công việc bơm xăng dầu. Đã từng có “tuổi nghề” trên 4 năm, chị TT.Hà (Cây xăng thuộc địa bàn thị xã Thủ Dầu Một) cho biết: “Hồi mới vào nghề bơm xăng, ban đầu hít mùi xăng dầu tôi chóng mặt xây xẩm lắm nhưng làm riết rồi cũng quen dần. Nói thực, làm cái nghề bơm xăng này, cách vài ngày là mình ho và cảm thấy khó chịu lắm. Mùi hơi của xăng càng ngửi càng thấy khó thở!”. Qua trao đổi với hầu hết công nhân làm nghề bơm xăng, đa số đều cho biết: Làm việc trong môi trường này, mũi và khí quản thường có biểu hiện sụt sịt khô rát vì hít phải mùi hơi của xăng dầu. Anh Lê Văn Dũng, đã có trên 5 năm làm nghề tài xế xe bồn, thường xuyên tiếp xúc với mùi xăng, dầu tâm sự: “Tôi xuất thân từ bộ đội, đã từng có mặt ở chiến trường K, làm nghề lái xe bồn chở xăng từ hơn 10 năm. Làm nghề này tôi thường xuyên bị chảy nước mũi và khi đi khám mới biết mình bị viêm xoang mãn tính. Làm nghề này, tôi càng gầy đét, sụt cân và hay chóng mặt. Bây giờ tôi đã được chuyển sang làm bảo vệ cây xăng”. Còn chị Ngọc Thủy, nhân viên bơm xăng ở khu vực phường Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An) thì bộc bạch: “Chủ cây xăng ở đây cũng biết là phụ nữ làm nghề bơm xăng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dễ mắc bệnh hô hấp nhưng tôi năn nỉ riết ổng cũng chịu cho tôi tiếp tục làm việc. Thú thực, nếu tôi không làm nghề này thì làm nghề gì? Chẳng lẽ trở về quê thì khó kiếm sống quá!”.Phải chấp hành quy định về bảo hộ lao động Qua khảo sát thực tế của ngành BHLĐ, y tế cho thấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn còn nhiều trường hợp công nhân, người lao động làm công việc bơm xăng không đeo khẩu trang, không mang găng tay, không đeo kính bảo vệ mắt… Ngành chức năng kiểm tra nhắc nhở nhiều lần nhưng cũng không có biện pháp xử lý. Cả việc vi phạm Thông tư số 26/2013 của Bộ LĐTB-XH (quy định 1 trong 77 công việc phụ nữ không được làm, đó là nghề bơm xăng dầu), ngành chức năng cũng thiếu kiên quyết xử lý và tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn. Như lời một chủ cây xăng thanh minh: “Chung quy cũng để tạo công ăn việc làm cho lao động nữ. Tôi cũng đâu muốn vi phạm quy định!”. Để chấm dứt tình trạng vi phạm Thông tư 26/2013- Bộ LĐTB-XH và chấp hành nghiêm các quy định về bảo hộ lao động trong ngành xăng dầu, Phó Giám đốc Sở LĐTB- XH Bình Dương Nguyễn Phùng Trung đề nghị giải pháp là cần tăng cường kiểm tra liên ngành định kỳ và đột xuất để tuyên truyền giáo dục và xử lý kịp thời.

Nguy Cơ Mắc Bệnh Nghề Nghiệp Của Công Nhân Mỏ Đá, Khai Thác Đá

Công nhân mỏ đá, mỏ khai khoáng dễ mắc bệnh nghề nghiệp

VN đang có một số “trung tâm” khai thác đá xây dựng, đá granit ở Thái Nguyên, Đà Nẵng, Bình Định, Đồng Nai…

Không chỉ ảnh hưởng tính mạng và sự an toàn của cư dân sống xung quanh mỏ đá (loạt bài “Tai họa từ mỏ đá”- Tuổi Trẻ 25-5), công nhân trực tiếp khai thác và chế biến đá cũng gặp không ít rắc rối về sức khỏe.

Ông Đinh Xuân Ngôn, trưởng khoa (Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường Bộ Y tế), nói với Tuổi Trẻ:

– Tại VN, theo chúng tôi được biết là chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe đối với cư dân sống xung quanh các mỏ đá, mỏ khai khoáng nhưng đã có nhiều nghiên cứu về sức khỏe người lao động. Ở các mỏ đá có hai kiểu vấn đề đối với đá granit là lượng silic trong đá rất cao, tới 20-50%, còn đá xây dựng, đá công trình lượng silic chỉ 5%.

Công nhân tiếp xúc với silic hằng ngày trong khi điều kiện bảo hộ lao động hạn chế sẽ dễ bị bệnh bụi phổi silic. Đây là bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất trong số 29 bệnh nghề nghiệp đã được bảo hiểm, chiếm tới 85% số người mắc bệnh nghề nghiệp đã được giám định.

Thứ nữa, khai thác đá thường nổ mìn phá đá, tiếp xúc với tiếng ồn từ khai thác, chế biến, tiếng máy khoan, máy nghiền đá nên bệnh thường gặp thứ hai ở nhóm công nhân mỏ đá là điếc hoặc ảnh hưởng thính lực. Thứ nữa là bệnh đường hô hấp do tiếp xúc với bụi, bệnh về da, mắt…

– Đi giám sát nhiều công ty chúng tôi nhận thấy một vấn đề là khẩu trang càng bảo hộ tốt thì càng gây hiện tượng thở khó khăn, người khai thác, chế biến đá có cường độ làm việc cao mà khẩu trang lại bít bùng nên họ thường thích sử dụng khẩu trang vải đơn giản nhưng hiệu quả ngăn bụi hạn chế.* Ông đánh giá thế nào về điều kiện cho công nhân mỏ đá và những cư dân sống quanh khu vực khai thác, chế biến đá?

Bệnh nghề nghiệp có một đặc trưng là không phát bệnh ngay, phải 10 – 15 năm sau khi tiếp xúc thường xuyên mới phát tác nên người ta thường chủ quan.

Có nơi cung cấp khẩu trang và nút tai chống ồn cho công nhân, nhưng công nhân lại muốn bỏ nút tai để còn trò chuyện trong khi làm việc. Quan trọng phải là người đứng đầu và ý thức của từng công nhân.

Vừa qua tôi có xem loạt bài “Tai họa từ mỏ đá” trên Tuổi Trẻ và thấy những phản hồi từ cư dân xung quanh mỏ (chưa nói đến sức khỏe công nhân) đã có những vấn đề đáng ngại. Rất nên có những đánh giá và phương án di dời để việc khai thác không ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe cư dân xung quanh.

Những Bệnh Nghề Nghiệp Mà Công Nhân Dệt May Thường Mắc

Công nhân may thường gặp một số bệnh về da liễu như bệnh sạm da, bệnh viêm da chàm tiếp xúc, bệnh dị ứng, bệnh viêm loét da, viêm móng… Nguyên nhân gây ra những căn bệnh về da của người lao động là do môi trường làm việc như bụi vải; bụi từ máy móc; hóa chất từ các chất nhuộm công nghiệp.

Để giảm bị mắc phải các bệnh da nghề nghiệp cần sử dụng quần áo bảo hộ lao động chuyên dụng, mũ, khẩu trang, găng tay. Bên cạnh đó, công nhân may cũng nên rửa tay bằng xà phòng, thay quần áo sạch khi tan ca. Sử dụng kem làm ẩm da nếu phải tiếp xúc với các loại hóa chất làm khô da; khám sức khỏe định kỳ.

Công nhân may có đặc thù nghề nghiệp là liên tục phải quan sát các đường kim, mũi chỉ trong suốt ca lao động để đảm bảo tính chính xác cho sản phẩm. Mức độ tập trung quan sát khi thực hiện thao tác có thể là nguy cơ gây ra tình trạng căng thẳng và rối loạn cảm xúc. Sự yêu cầu chính xác về thành phẩm; hoặc áp lực từ các chỉ tiêu có thể khiến người công nhân cảm thấy quá tải hoặc áp lực.

Người công nhân nên tự làm phong phú đời sống tinh thần bằng cách đọc sách, nghe nhạc, xem phim, biết cho cơ thể nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng trước khi bước vào quá trình làm việc mới.

Điếc là căn bệnh có tỷ lệ nhiều người mắc. Nguyên nhân gây ra điếc ở công nhân may là do phải tiếp xúc với môi trường tiếng ồn vượt quá quy chuẩn cho phép trong thời gian dài. Tiếng ồn gây ra từ sự vận hành của máy móc như máy may, máy dệt,… là nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này.

Để giảm bị điếc nghề nghiệp, nên thường xuyên sử dụng nút tai chống ồn; và lên lịch đi khám sức khỏe định kỳ.

Công nhân may phải tiếp xúc, hít nhiều loại sợi đay, gai, bông…; lại không mang khẩu trang trong quá trình sản xuất nên nguy cơ mắc bệnh bụi phổi bông rất lớn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh bụi phổi bông là do hít phải sợi đay, gai, bông… là tức ngực, khó thở, ho.

Để giảm bị bệnh về bụi phổi, công nhân nên sử dụng mặt nạ chống bụi; khẩu trang; quần áo bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, nên vệ sinh cá nhân; tắm rửa; thay quần áo sạch sẽ sau khi tan ca. Tránh hút thuốc lá và nên khám sức khỏe định kỳ.

Để phòng tránh căn bệnh này, người công nhân nên có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và dưỡng chất; tăng cường vận động bằng một vài bài tập đơn giản và thuần thục tranh thủ bất cứ thời gian rảnh rỗi để tăng cường sự dẻo dai cơ thể. Có thể tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có giàu vitamin D giúp ích cho quá trình tái tạo canxi trong cơ thể. Thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe xương khớp./.