Bệnh Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Văn Phòng / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bệnh Nghề Nghiệp Của Dân Văn Phòng

Việc ngồi quá lâu, tiếp xúc trực tiếp với máy tính gây ra một số bệnh với dân văn phòng

Nhưng thực tế, nếu không biết cách phòng tránh thì chính giới văn phòng sẽ dễ mắc phải một số bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Thờ ơ, chủ quan

Chị Đào Thị Lý ở xã Tuấn Hưng (Kim Thành) đã có thâm niên hơn chục năm làm việc ở văn phòng. Hằng ngày, chị làm việc trực tiếp với máy vi tính, thậm chí có ngày chị ngồi liên tục đến hơn 8 tiếng. “Tôi làm văn phòng hơn chục năm nay. Tôi thường thấy đau đầu, nhức chân tay, mỏi mắt nhưng tôi không đi khám vì nghĩ nó không ảnh hưởng nhiều lắm”, chị Lý cho biết.

Chị Phạm Thị Việt Trinh quê ở xã Đại Hợp (Tứ Kỳ) hiện đang làm chuyên viên văn phòng cũng mắc phải một số bệnh dù gắn bó với nghề chưa lâu. Do phải nhìn màn hình máy tính liên tục, chị thường mỏi cổ, đau vai, hoa mắt. Gần đây, các đợt đau nhức còn kéo từ lưng xuống chân. Chị Trinh đã tìm hiểu những bài tập massage mắt, nhỏ thuốc mắt. Ngoài ra, chị Trinh còn mua các loại thuốc giảm đau xương khớp và tích cực tập luyện thể dục vào buổi sáng.

Có khá nhiều người làm việc trong văn phòng, nhất là những người đã làm lâu năm dễ mắc phải một số bệnh lý trên. Tuy nhiên hầu hết mọi người chỉ tới khi đau không chịu nổi mới đi khám. Thái độ thờ ơ, chủ quan, ngại đi khám sức khỏe sẽ ảnh hưởng nhiều đến công việc.

Chị Nguyễn Thị Loan ở xã Nghĩa An (Ninh Giang) đang làm kế toán cho một công ty. Dù “mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu”, song đầu óc chị luôn phải căng thẳng với những bản kế hoạch, báo cáo. Chưa kể ngồi làm việc liên tục với máy vi tính, điều hòa nhiệt độ… khiến chị thường xuyên bị choáng váng mỗi khi đứng dậy và đau nhức toàn thân. Cách đây 1 tháng, chị đi khám sức khỏe, bác sĩ kết luận chị bị rối loạn tiền đình. “Trong gia đình, tôi là lao động chính. Giờ chuyển nghề cũng rất khó khăn nên tôi đành chấp nhận và tìm cách chữa bệnh thôi”, chị Loan chia sẻ.

Chủ động đề phòng

Theo số liệu từ trang báo Dailymail (Anh): 62% dân văn phòng bị đau vẹo cổ, 44% bị căng thẳng mắt, 38% bị đau bàn tay, 34% bị rối loạn giấc ngủ, 74% bị đau, khô họng, 73% bị nhức đầu, 80,9% bị đau lưng.

Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần tích cực vận động, tránh ngồi lâu trong thời gian dài. Chế độ ăn uống phải phù hợp, nên bổ sung những thực phẩm chứa vitamin A, E, D như rau xanh, trái cây… Nên tạo cho bản thân tinh thần, tâm lý thoải mái khi làm việc. Nếu bị mỏi hoặc khô mắt khi làm việc thì nên để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi. Nếu mỏi lưng, đau xương khớp cần ra khỏi phòng thực hiện những động tác co duỗi đơn giản hoặc thư giãn bằng cách nghe nhạc… Có thể đi cầu thang bộ thay vì sử dụng cầu thang máy, chơi các môn thể thao để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn đúng giờ giấc…

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tăng cường vận động, người làm việc trong văn phòng nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý sớm và kịp thời có biện pháp chữa trị.

Bệnh Nghề Nghiệp Của Dân Văn Phòng Và Cách Phòng Tránh

Do đặc thù công việc, nhân viên viên văn phòng thường xuyên làm việc bên bàn máy tính nên phần lớn thời gian cơ thể phải ở một tư thế nhất định. Các cơ luôn phải hoạt động liên tục trong thời gian dài dẫn đến tình trạng đau mỏi, co cơ, thậm chí khiến bạn không thể tiếp tục làm việc được nữa.

– Nên: Ngồi đúng tư thế, giữ cổ thẳng và không cúi gập phần đầu cổ quá lâu. Khoảng 30 lại nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng kết hợp vận động vai, gáy và cột sống cổ. Hãy bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất như vitamin B, C, E, kali, canxi kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ để hỗ trợ máu lưu thông.

– Không nên: Không nên ngồi một tư thế quá lâu, không bẻ cổ để phát ra tiếng kêu vì sẽ làm thoái hóa đĩa đệm gây phản tác dụng.

Những cơn đau đầu thường đến từng đợt kèm theo tình trạng hoa mắt chóng mắt và có cảm giác có vật đang gõ vào đầu, trong người bứt rứt, đi đứng không vững. Nguyên nhân do tập trung quá nhiều vào màn hình máy tính, áp lực căng thẳng lớn, thiếu ngủ…

– Không nên: Không tự ý uống thuốc giảm đau vì cách này chỉ là giải pháp tạm thời, không những không giải quyết được triệt để cơn đau đầu mà còn có thể khiến hệ thần kinh bị tổn thương.

Việc thường xuyên tiếp xúc với bức xạ từ màn hình máy tính trong điều kiện ánh sáng nhân tạo khiến tình trạng đỏ mắt, khô mắt, mỏi mắt và suy giảm thị lực ở dân văn phòng trở nên phổ biến.

– Nên: Cứ 10 phút 1 lần, bạn hãy để cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn bằng cách chớp nhẹ và phóng tầm mắt qua cửa sổ. Tranh thủ giờ nghỉ trưa để ra ngoài cho mắt được hoạt động trong ánh sáng tự nhiên.

Dùng thuốc nhỏ mắt phù hợp để giữ ẩm cho đôi mắt, tránh tình trạng khô mắt. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa vitamin A như sữa, trứng, rau xanh đậm, gan… giúp mắt khỏe và sáng hơn.

– Không nên: Không nên ngồi quá sát màn hình máy tính, không để mắt phải hoạt động căng thẳng liên tục trong thời gian dài.

Đây là một trong những căn bệnh phổ biến mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, những người làm văn phòng lại là đối tượng dễ bị trĩ nhất. Nguyên nhân cũng xuất phát từ tình trạng ngồi quá nhiều và lười vận động. Ngoài ra, những căng thẳng mệt mỏi do công việc tạo nên cũng khiến tĩnh mạch ở phần dưới trực tràng bị áp lực đè nén, gây ra bệnh trĩ.

Để không mắc phải căn bệnh khó chịu này, những nhân viên văn phòng nên tránh ngồi liên tục trong thời gian dài. Thay vào đó hãy dành khoảng 5 phút đứng dậy đi lại sau 1-2 tiếng làm việc để giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch trực tràng. Bên cạnh đó, hãy kết hợp uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung chất xơ cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

Mỗi công việc đều có đặc thù và có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp riêng. Bởi vậy, các chuyên gia y tế khuyên của Bệnh viện Hồng Ngọc bạn nên khám sức khỏe định kỳ từ 6-12 tháng/1 lần. Đây là cách hữu hiệu giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó có biện pháp phòng tránh và điều trị dứt điểm bệnh nếu có.

Phòng Chống Bệnh Nghề Nghiệp Trong Nhân Viên Y Tế

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

Nhân viên y tế là những người lao động đang thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân tại các cơ sở y tế.Nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy hại cho sức khỏe như: các yếu tố vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm); các yếu tố vật lý (các chất phóng xạ, bức xạ hồng ngoại, bức xạ tử ngoại, tiếng ồn…); các yếu tố hóa học (thuốc, hóa chất tiệt trùng, hóa chất trong phòng xét nghiệm…); các yếu tố hóa lý, bụi: bụi trong vải, quần áo, ga; các yếu tố ecgonomi (áp lực và cường độ lao động cao, tư thế lao động).

I/ Các bệnh nghề nghiệp nhân viên y tế có thể mắc theo nhóm yếu tố tác hại

Đây là nhóm bệnh nghề nghiệp (BNN)mắc nhiều nhất trong nhân viên y tế bởi họ là những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu, dịch tiết bị nhiễm bệnh (nước bọt, đờm dãi, mủ, nước tiểu, phân) thông qua các hoạt động khám, điều trị, làm các xét nghiệm, thí nghiệm động vật, sản xuất vacxin,…

Các công việc hoặc khoa/phòng có thể mắc:

– Khoa chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;

– Khoa truyền nhiễm;

– Khoa lao và các bệnh phổi;

– Khoa hồi sức cấp cứu, khoa khám bệnh;

– Khoa thuộc hệ ngoại: khoa ngoại, chấn thương, sản, tai mũi họng, mắt

– Giải phẫu bệnh;

– Khoa xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tế bào, vi sinh vật;

– Tiếp xúc với các ổ dịch (nhân viên y tế đi vào làm việc tại vùng dịch; nhân viên tẩy trùng, tẩy uế các ổ dịch; nhân viên thu gom và xử lý chất thải y tế…).

– Nhân viên tại phòng thí nghiệm động vật, sản xuất vacxin…

Bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam:

– Bệnh lao nghề nghiệp;

– Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp;

– Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp;

– Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

– Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

– Bệnh do virut: SAR, Ebola, cúm A/H5N1, herper, sởi, cúm, rubella, quai bị…

– Bệnh nhiễm khuẩn: lao, bạch hầu, thương hàn, liên cầu A…

– Bệnh nhiễm ký sinh trùng: bệnh sốt rét, dịch hạch, sốt xuất huyết

– Bệnh do yếu tố bức xạ ion hóa (chất phóng xạ) được quan tâm nhất trong nhóm này,gặp ở nhân viên y tế làm việc trong các khoa/phòng:

+ Khoa Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, SPECT-CT, PET-CT, CT- Scanner, can thiệp mạch, đo độ loãng xương…

+ Khoa Xét nghiệm, khoa xạ trị có sử dụng các chất phóng xạ để chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư

– Bệnh do yếu tố bức xạ không ion hóa: sử dụng tia laser (hồng ngoại, cực tím) trong điều trị bệnh nội khoa, da liễu, trong phẫu thuật. Sử dụng bức xạ cực tím để diệt vi khuẩn nấm mốc trong phòng phẫu thuật, vi sinh…

– Bệnh do ô nhiễm điện từ trường trong các bệnh viện chủ yếu ở các khoa/phòng phục hồi chức năng, nơi có sử dụng các máy điều trị sóng ngắn

– Bệnh do tiếp xúc với tiếng ồn cao:do máy phát điện, nồi hơi, máy giặt ở các khu vực giặt là (khoa chống nhiễm khuẩn) và khu nhà bếp…

Bệnh nghề nghiệpđược bảo hiểmở Việt Nam:

– Bệnh phóng xạ nghề nghiệp;

– Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn;

– Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp

Các công việc hoặc khoa/ phòng có thể mắc:

– Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: giặt là tiếp xúc với bụi bông vải trong quần áo, khăn, ga, bông, gạc…

– Khoa ngoại: công việc tiếp xúc với bụi talc ở găng y tế, trong bó bột điều trị gãy xương

– Khoa vi sinh, xét nghiệm, giải phẫu…tiếp xúc với hóa chất, hộ lí dùng hóa chất tẩy uế, làm sạch, khử trùng.

Các bệnh nghề nghiệpđược bảo hiểmở Việt Nam:

– Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

– Bệnh hen nghề nghiệp

Các công việc hoặc khoa/ phòng có thể mắc:

– Khoa Vi sinh; Khoa Xét nghiệm sinh hóa, huyết học; Khoa Giải phẫu bệnh; Khoa Ung bướu

– Hộ lí dùng hóa chất tẩy uế, làm sạch, khử trùng.

– Quản lý kho hóa chất, thuốc độc hại

Các bệnh nghề nghiệpđược bảo hiểmở Việt Nam:

– Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

– Bệnh hen nghề nghiệp

– Bệnh da nghề nghiệp: viêm da tiếp xúc, dị ứng

– Bệnh hô hấp: nhiễm độc cấp tính, viêm phổi…

– Bệnh ung thư, bệnh ở hệ thần kinh, bệnh thận tiết niệu, bệnh cơ quan sinh sản…

Các bệnh nghề nghiệp do các yếu tố ecgonomi (bệnh do yếu tố tổ chức lao động không hợp lý, do căng thẳng lao động…)

Do đặc tính chất của công việc phải khám, cấp cứu, chăm sóc và điều trị bệnh nhân liên tục 24/24 h nên nhân viên y tế phải làm ca, trực đêm.Công việc đòi hỏi sự tập trung, áp lực và tránh nhiệm cao, tư thế lao động không thoải mái…dẫn đến stress trong công việc, các bệnh cơ xương khớp xuất hiện.

II/ Phòng chống mắc bệnh nghề nghiệp trong nhân viên y tế.

Đặc điểm phát sinh của nhóm bệnh này gồm 3 yếu tố: nguồn gây bệnh (tác nhân); đường lây, môi trường; vật chủ lây bệnh. Về nguyên tắc để phòng bệnh phải loại bỏ đi ít nhất một trong 3 yếu tố trên bằng biện pháp sau:

Tác động lên nguồn gây bệnh bằng các biện pháp như:

+ Cách ly, cô lập nguồn gây bệnh, biện pháp này rất quan trọng đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

+ Xử lí tiệt trùng, tẩy uế các bệnh phẩm,sinh phẩm, chất thải ( phân, nước tiểu), các đồ dùng bị nhiễm bệnh.

+ Vệ sinh, tẩy uế thường xuyên vật dụng, nhà cửa nơi làm việc.

+ Xử lí chất thải đúng nơi quy định.

+ Trong quá trình làm việc phải cẩn thận và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn, tuân thủ quy trình phòng chống nhiễm khuẩn và thực hành an toàn khi sử dụng vật sắc nhọn. Phòng ngừa các tai nạn rủi ro nghề nghiệp do kim tiêm và các vật sắc nhọn.

+ Thường xuyên rửa và sát khuẩn tay sau khi khám bệnh, làm thủ thuật.

+ Sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân như khẩu trang, mũ, găng tay, quần áo bảo hộ…

+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh đảm bảo như nước uống, thức ăn và kiểm soát tốt các vật trung gian truyền bệnh.

+ Tuân thủ đúng nguyên tắc an toàn vệ sinh khi làm việc.

+ Chủ động tiêm phòng vaccin phòng bệnh: tiêm vaccin phòng bệnh viêm gan B, A; lao, quai bị, rubella, sởi, thủy đậu…

– Tuyệt đối đảm bảo nguyên tắc an toàn vệ sinh bức xạ. Đo kiểm tra an toàn bức xạ ion hóa định kì nơi làm việc.

– Tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng các máy phát bức xạ ion hóa, khi sử dụng nguồn hóa chất đồng vị phóng xạ.

– Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân phòng chống bức xạ ion hóa, phòng chống tiếng ồn (nút tai)

– Đeo liều kế cá nhân và kiểm tra định kì

– Thường xuyên đo kiểm tra môi trường tiếng ồn, đo bức xạ cực tím khi sử dụng để diệt khuẩn trong phòng mổ, phòng vi sinh…

– Khám sức khỏe cho người tiếp xúc với chất phóng xạ chú ý khám da, khám mắt và làm xét nghiệm huyết đồ, làm thêm các xét nghiệm khác nhằm phát hiện sớm bệnh phóng xạ nghề nghiệp

– Khám sức khỏe cho người tiếp xúc với tiếng ồn: khám tai mũi họng và đo thính lực …

3.Các bệnh do hóa chất, bụi.

– Nắm được quy tắc an toàn khi làm việc với hóa chất. Nhận biết các yếu tố nguy cơ và sử trí ban đầu.

– Sử dụng đầy đủ và đúng các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân.

– Biết được độc tính hóa chất khi sử dụng, đường xâm nhập, biểu hiện bệnh và biện pháp phòng ngừa

– Nắm được các biện pháp sơ cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn.

– Thông thoáng và giữ vệ sinh nơi làm việc

4.Các bệnh do các yếu tố ecgonomi

– Cần bố trí làm việc, nghỉ ngơi hợp lí.

– Tăng cường luyện tập thể thao và tập bài tập thích hợp giữa giờ nhằm giảm đau mỏi xương khớp

Nhân viên y tế có trách nhiệm hướng dẫn, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, sức khỏe của người lao động nhưng thực tế họ lại được hưởng ít sự chăm sóc sức khỏe tại nơi mình làm việc giống như những người lao động khác. Năm 2011-2012, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường nay đổi tên thành Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ tiến hành quan trắc tại một số bệnh viện thuộc khu vực phía Bắc, trong đó có cả bệnh viện đa khoa/chuyên khoa tuyến trung uơng và bệnh viện đa khoa/chuyên khoa tuyến tỉnh/thành kết quả cho thấy: công tác chăm sóc sức khỏe của nhân viên y tế còn nhiều hạn chế. Nhiều bệnh viện không thuờng xuyên khám sức khỏe định kì hàng năm cho nhân viên y tế. Có bệnh viện không có hồ sơ sức khỏe người lao động. Cán bộ phụ trách y tế hầu như là kiêm nghiệm và thường xuyên thay đổi nên công tác chăm sóc sức khỏe của nhân viên y tế chưa quan tâm. Việc khám bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế không được triển khai ở rất nhiều bệnh viện.

Đểgiúp cho công tác chẩn đoán cũng như công tác giám định bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế tại các cơ sở y tế thì mỗi cơ sở y tế cần:

-Có cán bộ phụ trách an toàn vệ sinh lao động, cán bộ phụ trách y tế

– Lập hồ sơ vệ sinh lao động, đo kiểm tra môi trường lao động và có đánh giá tiếp xúc đối với yếu tố vi sinh vật (báo cáo quan trắc môi trường lao động được thực hiện theo nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2023)

– Có hồ sơ sức khỏe cho từng nhân viên y tế

– Khám sức khỏe tuyển dụng cần chú ý làm các xét nghiệm như chụp X-quang tim phổi; HBsAg, anti HCV, HIV…

– Khám sức khỏe định kì hàng năm

– Khám bệnh nghề nghiệp cho một số khoa phòng có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, mẫu hồ sơ và các chỉ định khám và xét nghiệm đối với bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm theo phụ lục 4 thông tư 28/2023/BYT

– Làm tốt công tác khai báo tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi đang làm việc. Xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính

– Cần tổ chức lớp tập huấn về an toàn lao động và phòng chống BNN ở nhân viên y tế.

Bệnh Trĩ Đang Dần Trở Thành Bệnh Nghề Nghiệp Của Dân Văn Phòng

Nhiều nhân viên văn phòng bỗng bàng hoàng với kết luận bị trĩ, và một trong những nguyên nhân là do… ngồi quá nhiều trong thời gian liên tục, kéo dài. Mắc phải chứng bệnh khó nói này khiến dân văn phòng đối mặt với không ít phiền toái cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc và cuộc sống.

Không phải ngẫu nhiên mà nhân viên công sở và dân văn phòng thuộc đối tượng mắc bệnh này khá cao. Thời gian ngồi một chỗ lên tới 8 – 9 tiếng/ngày; 5 – 6 ngày/tuần chính là nguyên nhân sinh ra căn bệnh mà ai nhắc tới cũng ngại. Dám chắc không dưới 6/10 người cảm thấy mỏi phần hông khi ngồi làm việc, không dưới 5/10 nhân viên văn phòng đại tiện khó khăn, càng không thiếu người thấy đại tiện ra máu lại bỏ qua chẳng để ý.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN DÂN VĂN PHÒNG LÀ ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH TRĨ

Nếu bạn là một người làm văn phòng thì nên cẩn thận vì đây chính là căn bệnh mà khả năng cao bạn sẽ phải đối mặt. Bệnh hình thành khi các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng bị căng giãn quá mức, làm giảm lưu thông máu và tạo thành các búi trĩ. Do do đặc thù công việc, những thói quen sau cũng làm tăng nguy cơ mắc trĩ ở những người làm văn phòng.

Dân văn phòng phải ngồi làm việc với giấy tờ, máy tính từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày

Ngồi nhiều, ít vận động: Đặc thù công việc của dân văn phòng là phải ngồi làm việc với giấy tờ, máy tính từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Việc ngồi liên tục trong nhiều giờ liền góp phần làm tăng áp lực lên hậu môn – trực tràng. Ngồi quá lâu và lười vận động là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc trĩ ở dân văn phòng.

Lười uống nước, thực đơn thiếu rau xanh: Một ngày có 3 bữa thì dân văn phòng phải ăn đến 2 bữa ở ngoài. Đồ ăn ở ngoài thì rất ít khi đảm bảo được chuyện đủ rau xanh. Thêm vào đó, thói quen ăn nhiều đồ khô, thức ăn nhanh cộng với chuyện lười uống nước sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Khi tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây áp lực lên hậu môn – trực tràng, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành các búi trĩ.

Thường xuyên uống bia, rượu sau giờ làm: Thói quen ăn nhậu sau mỗi giờ làm thường là thói quen khó bỏ của cánh đàn ông làm việc văn phòng. Việc thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ (đồ nhắm) cũng gây ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Chúng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón, đại tiện ra máu và làm tăng khả năng mắc trĩ.

Stress: Sự mệt mỏi sau một ngày làm việc cũng hạn chế sự vận động bên ngoài của bạn khi về nhà. Bởi khi đó chúng ta chỉ có tâm lý và nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi, xả stress theo lối sống hiện đại bằng việc ngồi ôm máy tính tán gẫu với bạn bè trên mạng xã hội và bạn lại mắc phải một sai lầm lớn trong sinh hoạt.

NHỮNG NGUY CƠ SỨC KHỎE DÂN VĂN PHÒNG PHẢI ĐỐI MẶT KHI MẮC TRĨ ?

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường không nhận biết sớm bản thân bị trĩ cho đến khi các triệu chứng như đau rát, xuất huyết và các búi trĩ đã xuất hiện rõ rệt.

Lúc này, dân văn phòng có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe như:

– Đau rát, khó khăn khi ngồi: Do thời gian phát hiện bệnh thường khá muộn, các búi trĩ lúc này đã lớn và gây ra tình trạng đau rát khi ngồi. Những cơn đau gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và công việc của người bệnh.

– Cơ thể suy nhược vì mất máu: Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất của bệnh trĩ. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, vài tia máu rất nhỏ dính vào thỏi phân rắn, máu chỉ có khi táo bón, khi đại tiện phải rặn.

– Chức năng hậu môn bị rối loạn: Mắc trĩ lâu ngày có thể gây ra hiện tượng rò hậu môn, người bệnh lúc này sẽ phải đối mặt với tình trạng nhớp nháp, hôi hám.

– Mắc bệnh vùng kín ở nữ giới: Bệnh trĩ có thể gây ra các vấn đề ở vùng kín do vị trí giữa hậu môn và vùng kín ở nữ giới khá gần nhau.

– Hoại tử dẫn đến viêm nhiễm: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm xảy ra khi các búi trĩ bị nghẹt. Lâu ngày, các búi trĩ này có thể bị hoại tử dẫn đến viêm nhiễm

DÂN VĂN PHÒNG CẦN LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ NGUY CƠ MẮC BỆNH TRĨ?

Thực phẩm giàu chất xơ giúp ngừa táo bón, giảm nguy cơ mắc trĩ

Để phòng tránh và khắc phục có hiệu quả bệnh trĩ ở dân văn phòng, bạn nên lưu ý và thực hiện một số điều sau:

– Tránh đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài. Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi trong thời gian dài thì nên đứng lên 5 đến 10 phút sau khoảng một tiếng ngồi làm việc.

– Chuyển sang leo thang bộ nếu văn phòng ở tầng thấp thay vì đi thang máy để cơ thể được vận động nhiều hơn.

– Tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế ăn đồ cay nóng, uống rượu bia… vì chúng sẽ gây táo bón và suy giãn tĩnh mạch. Khi có triệu chứng táo bón, cần tìm cách để chấm dứt tình trạng này, không để táo bón xuất hiện thường xuyên.

– Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.

– Xu hướng của y học hiện đại là sử dụng tinh chất chiết xuất từ các loại thảo dược để phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch. Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại sản phẩm hỗ trợ hồi phục chức năng hậu môn, làm bền hệ tĩnh mạch và ngăn ngừa trĩ tái phát.

Viên uống hỗ trợ điều trị Bmass với 13 thành phần tự nhiên như cao dẻ ngựa, việt quất, Rutin, Dosmin và Hesperdine, và Witch Hazel được chiết xuất từ cây phỉ, giàu hợp chất chống oxy hóa, giúp tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ nhuận tràng, giảm trĩ giúp người bệnh sinh hoạt dễ dàng hơn. Đặc biệt, hợp chất Tanin mang giúp làm săn se, hạn chế hiện tượng xung huyết búi tĩnh mạch.

với công thức đặc biệt cùng cơ chế tác động tổng hợp, tác động đồng thời lên cả nguyên nhân và các triệu chứng bệnh trĩ. Giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng bệnh và ngăn bệnh tái phát trở lại.

Hỗ trợ nhuận tràng, hỗ trợ giảm trĩ

Người bị táo bón, người bị bệnh trĩ

Liều lượng: Uống 2 viên/ ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nhà sản xuất: Olympian Labs – Mỹ

Nhà nhập khẩu: Vietlink Media JSC.

Dạng bào chế: Viên nang cứng

Quy cách sản phẩm: Hộp 1 lọ x 30 viên

Sản phẩm có bán online tại chúng tôi và các nhà thuốc lớn trên toàn quốc

* Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Đình Bách – Cố vấn chuyên môn của chúng tôi

Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Đình Bách – Cố vấn chuyên môn của chúng tôi

Đạo Đức Nghề Nghiệp Của Một Lập Trình Viên

Đạo đức nghề nghiệp của một lập trình viên

Thứ hai: đánh giá, săm soi, ca ngợi, dìm hàng, hỏi han lương bổng … của công ty A hay công ty B nào đó

Nghề nghiệp nào cũng vậy, không phân biệt sang hèn cũng đều có những quy tắc đạo đức của riêng nó: bác sĩ có lời thề Hippocrates để luôn nhớ tận tâm cứu chữa bệnh nhân, thầy cô giáo cũng có trách nhiệm giáo dục và hướng dẫn học trò nên người, kẻ buôn bán cũng cần phải tuân thủ luật cân đủ bán đúng, … Vậy, với tư cách là một lập trình viên, bạn có biết những quy tắc đạo đức nào mà mình cần tuân theo?

Sự chuyên nghiệp

Nói qua một chút về sự chuyên nghiệp. Đã là người đi làm, ai mà chẳng muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, một công ty tốt. Và mọi người có biết không, chính mình là 1 nhân tố đóng góp nên cái “sự tốt, sự chuyên nghiệp” đó.

Nhưng nói thì dễ, làm mới khó, đã bao lần bạn thỏa hiệp với chính mình:

Dev xong rồi, nhưng lười test lại, thôi thì cứ đưa cho tester kiểm tra, có bug thì tính sau

Task được giao đã làm xong rồi, nhưng lỡ estimate cao quá, thôi thì ngồi chơi cho hết thời gian đã estimate vậy

Chưa thấy ai giao task, thôi lấy tí thời gian làm freelance kiếm thêm chút cháo vậy

Ai cũng có thể thấy rằng những điểm trên là không tốt, là thiếu chuyên nghiệp. Bản thân mình cũng từng phạm phải những điều như vậy. Bất cứ ai cũng có thể như vậy

Bạn có thể tranh luận rằng, mấy chuyện đó có sai thì cũng nhỏ xíu, đâu có gây ảnh hưởng gì lớn đâu, dự án vẫn chạy tốt mà. Dẫu vậy, cái gì đã sai thì nó sẽ không thể đúng. Thỏa hiệp với cái sai là đánh mất đi cơ hội làm điều đúng. Tỏ ra chuyên nghiệp là tôn trọng nghề nghiệp, là tôn trọng chính mình.

Đạo đức của một lập trình viên

Đạo đức là một phạm trù trừu tượng và khó có thể cân đo đong đếm một cách chính xác. Nhưng chúng ta biết rằng, tỏ ra chuyên nghiệp là chúng ta đang thực hành đạo đức nghề nghiệp. Vậy câu hỏi đặt ra là, liệu có tiêu chuẩn chung nào đó để mọi người dựa vào đó làm kim chỉ nam cho sự chuyên nghiệp không? Câu trả lời là: có.

Có thể tóm tắt trong 10 điều đáng chú ý sau đây:

1. Cung cấp các sản phẩm đảm bảo an toàn và chất lượng

Không tạo ra các sản phẩm có hại cho người khác (vd: đánh cắp thông tin, chèn mã độc, …), gây tác động xấu lên cộng đồng hoặc ảnh hưởng tiêu cực tới người khác. Không nói dối khách hàng để lấp liếm một sản phẩm tệ.

2. Trung thực về kinh nghiệm và kĩ năng

Không chém gió quá mức về kĩ năng của mình để đánh lừa doanh nghiệp hoặc khách hàng nhằm trục lợi cho bản thân. Có trách nhiệm với lời hứa của mình, không hứa cho có rồi để đó.

3. Có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra

Đại loại là không làm cho xong để lấy tiền, lúc gặp bug cần sửa lỗi thì cao chạy xa bay và thoái thác trách nhiệm. Nguyên tắc này có thể hiểu là: phát triển và kiểm thử phần mềm cẩn thận, hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng khi cần thiết.

4. Trung thực trong đánh giá

Khi được yêu cầu đánh giá phần mềm hoặc sản phẩm nào đó, cần đảm bảo tính khách quan và trung thực khi nhận xét. Tránh tình trạng nhận đút lót để ưu ái cho sản phẩm tệ hơn (Một dạng của reviewer nói láo ăn tiền)

5. Công nhận năng lực của người khác (Trả lương xứng đáng)

Nói nôm na là nếu bạn là quản lí, bạn cần đánh giá đúng năng lực và đóng góp của nhân viên, từ đó trả thù lao tương xứng. Tránh tình trạng lờ đóng góp, bới sai lầm trong các buổi review để nhằm hạ thấp vai trò và mức lương của nhân viên.

6. Giữ bí mật thông tin có được trong quá trình làm việc

Tránh tiết lộ thông tin sản phẩm cho đối thủ cạnh tranh, phát tán thông tin mật, hoặc ăn cắp công nghệ, …

7. Tránh để công việc bên ngoài ảnh hưởng tới công việc chính

Có thể hiểu nôm na là không nhận dự án freelance để rồi đem lên công ty làm, không cày 2 3 job dẫn tới sức khỏe không đảm bảo cho dự án nào cả. Tất nhiên, không có nghĩa là ngoài công việc chính bạn không được làm gì cả, vấn đề là không để chúng ảnh hưởng lẫn nhau.

8. Sẵn lòng hỗ trợ người khác

Hỗ trợ đồng nghiệp hòa nhập với môi trường mới, chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau tiến bộ, hoặc đóng góp vào các dự án mã nguồn mở hỗ trợ cộng đồng, … Tránh tình trạng “dìm hàng” người khác.

9. Cố gắng phát triển sản phẩm tốt với một chi phí hợp lí

Estimate quá thấp thì lập trình viên là người chịu thiệt, nhưng định giá hoặc ước lượng quá cao (vượt qua giá trị thật), hoặc ước lượng khống để trục lợi là điều không nên. Không vẽ hưu vẽ vượn sai mục đích để vòi vĩnh sếp hoặc khách hàng.

10. Luôn không ngừng cải tiến bản thân

Lập trình viên cần phải là người có tinh thần cầu tiến, luôn luôn trao dồi kiến thức mới để nâng cao kĩ năng và kinh nghiệm cho bản thân.

Tóm lại

Khi bạn trở nên chuyên nghiệp, có ý thức thực hành “đạo đức nghề nghiệp” và chia sẻ nó, hãy cứ tin là rồi đây bạn sẽ được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và “có đạo đức”.

DevPro Việt Nam via nhungdongcodevui https://nhungdongcodevui.com/2023/07/14/dao-duc-nghe-nghiep-cua-mot-lap-trinh-vien/