Bệnh Meniere Slideshare / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Meniere Là Gì? Có Chữa Khỏi Được Không?

Meniere là một bệnh mãn tính khá phổ biến. Những người mắc phải bệnh này có thể sẽ bị ù tai kéo dài hoặc mất thính giác vĩnh viễn.

Bệnh Meniere là một rối loạn ở tai trong, xảy ra do tăng bất thường dịch và ion nội môi ở tai trong. Bệnh gây ra những cơn chóng mặt tự phát, cảm giác xoay tròn, kèm theo sự mất thính lực dao động, ù tai, đôi lúc gây cảm giác đầy tai cho người bệnh.

Bệnh có thể gặp ở bất cứ tuổi nào đặc biệt lứa tuổi từ 20-40, ở trẻ em thường kết hợp với bất thường ở tai trong. Tỷ lệ mới mắc rất khó xác định vì không có tiêu chuẩn chẩn đoán. Theo các báo cáo tỷ lệ từ 10-150 ca/100.000 dân, 10-50% bệnh xảy ra hai bên.

Triệu chứng bệnh Meniere

Bệnh Meniere là bệnh mãn tính, nhưng có đặc điểm là thường xuất hiện theo từng cơn, gồm bốn triệu chứng chính là:

– Chóng mặt: Là cảm giác bản thân bị đu đưa, quay tròn nhiều lần hoặc là có cảm giác căn phòng, đồ đạc chuyển động xung quanh mình. Triệu chứng này xảy ra không báo trước, kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ hay lâu hơn, thậm chí kéo dài đến 24 giờ. Những cơn chóng mặt nghiêm trọng có thể gây buồn nôn và nôn.

– Điếc (mất thính lực): Là tình trạng mất khả năng nghe được âm thanh. Trong bệnh Meniere, điếc xảy ra dao động theo thời gian, tức là bạn có thể nghe âm thanh lúc được lúc mất, thường thấy gặp trong giai đoạn đầu của bệnh. Nhưng cuối cùng, phần lớn người bệnh sẽ bị điếc vĩnh viễn.

– Ù tai (tiếng kêu trong tai): Người bệnh thường nghe thấy những tiếng rung, ù, ầm ầm, tiếng huýt sáo hay cả tiếng rít ở trong tai.

– Cảm giác tai bị đầy hoặc bị căng: Là cảm giác tai bị bít lại hoặc căng tức.

Cơn kịch phát điển hình của bệnh Meniere bắt đầu với cảm giác đầy tai hay ù tai tăng dần và thính lực giảm dần; kèm theo buồn nôn, hoặc nôn. Một cơn bệnh có thể kéo dài từ 20 phút tới 4 giờ, sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần. Cơn chóng mặt đầu tiên thường dữ dội, những lần sau thường nhẹ hơn và có thể hết chóng mặt.

Các phương pháp điều trị chính gồm có:

Giảm lượng chất lỏng trong cơ thể, ăn ít muối đồng thời sử dụng thuốc điều trị giảm áp lực tai trong. Nghỉ ngơi khi xuất hiện các cơn đau đầu, không làm việc, đọc sách, xem tivi khi cơn đau đang diễn ra.

Một số trường hợp bệnh nhân đáp ứng đáp ứng điều trị với phương pháp phục hồi chức năng tiền đình, dùng máy trợ thính…

Thực hiện phẫu thuật can thiệp khi các cơn chóng mặt gây suy nhược nghiêm trọng hoặc các phương pháp điều trị khác không có tác dụng

Để phòng ngừa bệnh Meniere, mọi người cần hạn chế sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá và các chất kích thích, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giảm lượng muối giúp tăng cường điều trị bệnh. Ngoài ra người bệnh cần nghỉ ngơi khi xuất hiện các cơn đau đầu, chóng mặt. Khi xuất hiện các triệu chứng như trên, cần đến khám tại cơ sở y tế để có biện pháp điều trị phù hợp.

Bệnh Học Nội Khoa: Bệnh Huntington

Giảng viên Hoàng Thị Hậu Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ thông tin y học lâm sàng như sau: Bệnh Huntington là một bệnh di truyền gây thoái hóa các tế bào thần kinh trong não. Bệnh Huntington có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một người và thường dẫn đến rối loạn vận động, suy nghĩ và rối loạn tâm thần.

Hầu hết những người mắc bệnh Huntington phát triển các dấu hiệu và triệu chứng ở độ tuổi 30 hoặc 40.

Triệu chứng nhận biết bệnh Huntington

Bệnh Huntington là bệnh nội khoa thường gây ra các rối loạn vận động, nhận thức và tâm thần với một loạt các dấu hiệu và triệu chứng. Những triệu chứng xuất hiện đầu tiên rất khác nhau giữa những người bị ảnh hưởng. Trong quá trình bệnh, một số rối loạn dường như chiếm ưu thế hơn hoặc có ảnh hưởng lớn hơn đến chức năng.

– Các vấn đề về cơ bắp như cứng hoặc co thắt cơ

– Chuyển động mắt chậm hoặc bất thường

– Dáng đi, tư thế và thăng bằng bất thường

– Khó khăn trong lời nói hoặc nuốt

– Khó tập trung vào công việc

– Thiếu linh hoạt hoặc có xu hướng suy nghĩ, hành vi hoặc hành động bất thường

– Thiếu kiểm soát xung động có thể dẫn đến sự bùng nổ, hành động mà không suy nghĩ và quan hệ tình dục bừa bãi

– Thiếu nhận thức về hành vi và khả năng của chính mình

– Chậm chạp trong việc xử lý suy nghĩ

Khó khăn trong việc học thông tin mới

– Cảm giác khó chịu, buồn bã hay thờ ơ

– Xa lánh xã hội

– Mất ngủ

– Mệt mỏi và mất năng lượng

– Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, chết hoặc tự tử

Các rối loạn tâm thần phổ biến khác bao gồm:

– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế – một tình trạng được đánh dấu bằng suy nghĩ tái phát, xâm nhập và hành vi lặp đi lặp lại

– Tâm trạng hưng phấn, hoạt động quá mức, hành vi bốc đồng và lòng tự trọng bị thổi phồng

– Rối loạn lưỡng cực – một tình trạng với các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm xen kẽ

– Ngoài các triệu chứng trên, giảm cân là phổ biến ở những người mắc bệnh Huntington, đặc biệt là khi bệnh tiến triển.

Nguyên nhân gây bệnh Huntington

Bệnh Huntington được gây ra bởi một khiếm khuyết di truyền ở một gen duy nhất. Bệnh Huntington là một rối loạn chi phối tự phát, có nghĩa là một người chỉ cần một bản sao của gen khiếm khuyết để phát triển rối loạn.

Cha hoặc mẹ có gen bị lỗi có thể chuyển qua bản sao khiếm khuyết của gen hoặc bản sao khỏe mạnh. Mỗi đứa trẻ trong gia đình có 50% nguy cơ thừa hưởng gen gây ra rối loạn di truyền.

Biến chứng khi mắc bệnh Huntington

Y sĩ đa khoa cần lưu ý: Sau khi bắt đầu bệnh Huntington, khả năng chức năng của một người dần dần xấu đi theo thời gian. Tốc độ tiến triển của bệnh và thời gian khác nhau.Thời gian từ khi phát sinh bệnh đến khi chết thường là khoảng 10 đến 30 năm. Bệnh thiếu niên Huntington thường dẫn đến tử vong trong vòng 10 năm sau khi các triệu chứng phát triển.

Nguồn: Hoàng Thị Hậu – (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)

Rubella (Bệnh Sởi Đức) Là Bệnh Gì?

Tác giả: Giang Lê, Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh.

Rubella (bệnh sởi Đức) là bệnh gì?

Rubella, còn được gọi là bệnh sởi Đức hay sởi ba ngày, là một bệnh virus truyền nhiễm và dễ nhận ra qua loại ban (đốm hoặc nhọt) đỏ đặc trưng. Rubella từng là bệnh rất phổ biến ở trẻ em trước khi nhà nước và Bộ Y tế khuyến cáo mọi trẻ em phải được tiêm vắc xin tiêm liên phòng bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR).

Rubella không giống như bệnh sởi (Rubeola), mặc dù hai bệnh đều gây phát ban đỏ. Rubella được gây ra bởi một loại virus khác với bệnh sởi, không phải là bệnh dễ lây nhiễm và nghiêm trọng như bệnh sởi.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Rubella (bệnh sởi Đức) là gì?

Trẻ có thể không có triệu chứng nào khi mắc bệnh Rubella. Thông thường, bệnh phải mất từ 2 đến 3 tuần sau khi phơi nhiễm mới có triệu chứng.

Nếu xuất hiện, các triệu chứng có thể bao gồm:

Phát ban da ở đầu rồi lan dần xuống cơ thể, kéo dài từ 2 đến 3 ngày;

Đau đầu, sốt nhẹ;

Nghẹt mũi hoặc sổ mũi;

Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc sau tai.

Người lớn và thanh thiếu niên sẽ có thêm các triệu chứng gồm:

Ăn không ngon;

Viêm kết mạc (nhiễm trùng mi mắt và nhãn cầu);

Sưng và đau khớp ở phụ nữ trẻ tuổi.

Các triệu chứng thường biến mất trong vòng vài ngày nhưng cũng có trường hợp phát ban lâu hơn. Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám hoặc đưa trẻ đến bệnh viện khi bạn thấy bạn hoặc trẻ bị phát ban hoặc có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Khi mang thai, bạn sẽ được bác sĩ phụ sản cho xét nghiệm Rubella và tiêm vắc xin khi cần. Tuy vậy, nếu bạn có thai hoặc nghĩ mình đang mang thai và đồng thời phát hiện có triệu chứng của Rubella, bạn phải nhập viện ngay lập tức để bác sĩ theo dõi.

Nguyên nhân gây ra bệnh Rubella (bệnh sởi Đức) là gì?

Virus Rubella là nguyên nhân gây bệnh Rubella. Virus truyền từ người sang người thông qua sự tiếp xúc với dịch tiết từ mũi và cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Bệnh này có tính lây nhiễm cao và dễ lây truyền cho người khác. Một người bệnh có thể truyền virus cho những người khác từ 1 tuần trước khi xuất hiện phát ban da cho đến tận 1 tuần sau khi hết phát ban. Phụ nữ mang thai có thể truyền virus cho con thông qua đường máu.

Những ai thường mắc phải bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)?

Bất kỳ ai cũng có thể bị Rubella. Bệnh Rubella ở cả trẻ em và người lớn đều khỏi nhanh, không nghiêm trọng và hiếm khi có biến chứng. Mối đe dọa thực sự của bệnh Rubella là khi truyền nhiễm cho phụ nữ mang thai. Nếu mẹ mang thai bị nhiễm virus, nhất là trong vòng 4 tháng đầu thai kì, trẻ sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc thậm chí thai nhi chết lưu.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)?

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh Rubella cao nếu bạn:

Chưa từng bị Rubella;

Chưa tiêm vắc xin liên phòng quai bị, sởi và Rubella;

Đi đến quốc gia khác hoặc các nơi đang có dịch Rubella.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)?

Hiện nay, quá trình phát bệnh và tự miễn dịch Rubella vẫn chưa có cách rút ngắn. Một khi nhiễm bệnh Rubella, cơ thể bạn và trẻ sẽ tự đề kháng và miễn dịch với bệnh vĩnh viễn. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hay giảm đau thông thường như paracetamol liều trẻ em. Bạn cũng có thể hỏi dược sĩ tại quầy thuốc để mua kem bôi ngoài da nếu trẻ bị ngứa.

Nếu đang mang thai, bác sĩ có thể chỉ định kháng nguyên Rubella (hyperimmune globulin) để giúp bạn tự đề kháng virus nhưng con bạn vẫn có nguy cơ bị tật bẩm sinh.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đoán bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)?

Bệnh Rubella khá khó chẩn đoán vì các triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán từ bệnh sử và khám lâm sàng các triệu chứng của bạn hoặc trẻ. Nếu bạn đang mang thai có triệu chứng Rubella hoặc từng tiếp xúc với người bệnh Rubella, bác sĩ có thể lấy dịch từ cổ họng, lấy mẫu máu hoặc nước tiểu để xét nghiệm.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Rubella (bệnh sởi Đức)?

Bạn có thể kiểm soát bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tránh cho trẻ gãi khi ngứa vì sẽ để lại sẹo, bạn có thể dùng kem bôi giảm ngứa bán ở tiệm thuốc.

Bạn hoặc trẻ bị bệnh nên tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi khỏi bệnh, đặc biệt không được ở gần hoặc tiếp xúc người đang mang thai.

Không cho trẻ đang mắc bệnh Rubella uống aspirin.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bệnh Rubella chỉ gây nguy hiểm cho thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ, do đó tất cả các bà mẹ đều được khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh Rubella nấu chưa có miễn dịch ít nhất hai tháng trước khi dự định mang thai. Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tránh những hậu quả đáng tiếc do bé bị nhiễm Rubella bẩm sinh.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chẩn Đoán Bệnh Dịch Hạch Bệnh Học Bệnh Truyền Nhiễm

Để chẩn đoán bệnh dịch hạch cần dựa vào ba yếu tố: biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố dịch tễ.

Chẩn đoán xác định:

Sốt cao đột ngột

Hạch viêm, rất đau. Đau trước khi nổi hạch.

Dấu hiệu nhiễm độc thần kinh, kết mạc mắt xung huyết, người bứt rứt khó chịu.

Vùng đang có dịch lưu hành, trong xóm làng có người mới bị hoặc đang bị bệnh dịch hạch

Chuột chết tự nhiên rất nhiều và rất nhiều trong xóm và quanh nhà.

Mật độ chuột và tỷ số bọ chét tăng cao.

Soi và cấy có Y.pertis trong hạch, máu ngoại vi, dịch họng.

Huyết thanh chẩn đoán: làm 2 lần cách nhau 10-12 ngày. Lần đầu khi bệnh nhân mới vào viện. hiệu giá kháng thể lần hai tăng gấp 4 lần so với lần một.

Bạch cầu tăng cao trên 16 G/L, đa nhân trung tính tăng cao trên 80%, có khi lên tới 100 G/L

Trong thể nặng:

Dự trữ kiềm giảm thấp

Ure huyết tăng cao

Tiểu cầu giảm, có hiện tượng rối loạn đông máu, đặc biệt CIVD

Chụp Xquang tim phổi có hình ảnh đông đặc phổi, tràn dịch màng phổi hoặc phù phổi.

Chẩn đoán phân biệt:

Viêm hạch khu vực do nhiễm khuẩn ở chi dưới, vùng mông.

Hạch lao, ung thư, giang mai. Không có tính chất viêm của một nhiễm khuẩn cấp tính.

Hạch trong bệnh hạch xoài Nicolas Farve. Hạch ít đau, vỡ mủ chậm. Bệnh do virus gây nên. Khoảng 10-25 ngày sau khi bị lây nhiễm, chỗ virus xâm nhập thấy xuất hiện vết loét bé, vết loét lành nhanh chóng. Hạch xuất hiện ở bẹn liên kết với nhau to bằng quả trứng gà, sờ chỗ cứng chỗ mềm, đau, ít khi vỡ mủ, để lại nhiều lỗ rò ra bên ngoài.

Phản ứng Flei dương tính:

Hạch trong bệnh Tularemia. Do vi khuẩn pasteurella rularensis gây nên. Bệnh nhân sốt cao, rét run. Hạch viêm, đau ít. Không có hiện tượng viêm quanh hạch. Bên cạnh có vết loét ở da, chảy nước đóng vảy. Bệnh ít gặp ở các nước nhiệt đới.

Bệnh Sodoku: vết chuột cắn viêm tấy kèm theo viêm hạch. Hạch viêm rắn, di động, đau ít. Hạch không hóa mủ. Phân lập xoắn khuẩn từ chất dịch viêm tấy hoặc chất hạch.

Thoát vị bẹn thường gặp ở trẻ em.

Apxe cơ đáy chậu.

Hạch cổ vùng dưới xương đòn

Viêm tấy amidal

Bạch hầu

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

Hạch vùng nách: viêm tuyến vú, ung thư vú.

Thể viêm phổi cần phân biệt với:

Viêm phổi, viêm phế quản do bệnh cúm

Viêm phổi do phế cầu: khạc ra đờm lẫn máu tươi màu gỉ sắt

Thể nhiễm khuẩn huyết cần phân biệt với: thương hàn, bệnh sốt rét, ricketsia, các nung mủ sâu.

coppy ghi nguồn: https://drugsofcanada.com

link bài viết: chẩn đoán bệnh dịch hạch