Viêm amidan ho ra máu, ra máu tươi hay ra đờm có lẫn máu tươi đều khiến bệnh nhân sợ hãi không biết liệu đây có phải là dấu hiệu bệnh ung thư hay không.
Theo thống kê thì bệnh ung thư amidan là bệnh phổ biến ở nam giới độ tuổi từ 40 – 60 tuổi và là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay.
Bệnh ung thư amidan có nhiều triệu chứng tương tự với bệnh amidan như đau sưng họng, khó nuốt, xuất hiệu bướu ở cổ và đặc biệt nước bọt có máu, ho khạc đờm có máu,…
Song, theo chuyên gia thì viêm amidan khạc ra máu không phải là bệnh ung thư amidan.
Triệu chứng viêm amidan khạc ra máu xuất hiện ở giai đoạn mạn tính, đi kèm với hạt bã đậu mùi hôi, hạch cổ sưng to, đau và hoàn toàn có thể biến mất khi điều trị.
Bên cạnh đó, ung thư amidan sẽ có các dấu hiệu khác thường như không sốt, hạch cổ không sưng, thấy vướng ở cổ, uống thuốc hạch không mất mà cứng hơn, to hơn.
Ho khạc đờm ra máu là giai đoạn sau của ung thư, tình trạng xuất huyết đi kèm khó thở, ho kéo dài, đau lan ra nhiều bộ phận khác.
Tốt nhất, để biết chính xác bệnh tình cũng như phương pháp điều trị dứt điểm, hiệu quả nhất, bạn nên đến ngay bệnh viện để khám sớm nhất có thể.
2. Viêm amidan khạc đờm có máu có nguy hiểm không?Mặc dù không phải là triệu chứng của bệnh ung thư amidan, song viêm amidan khạc ra máu cũng rất nguy hiểm.
Đây là tình trạng dễ gặp khi viêm amidan chuyển qua giai đoạn mạn tính. Tình trạng ho khan, ho kéo dài sẽ khiến các nhu mô amidan bị viêm nhiễm và hệ thống mạch máu nhỏ ở bên trong vòm họng vỡ ra. Kết quả là người bệnh viêm amidan khạc ra máu hay ho ra máu, khạc đờm có lẫn máu, nhiều khi xuất hiện cả bã đậu trắng có mùi hôi.
Đi kèm với đó là các dấu hiệu nặng nề khác như hạch hầu sưng đỏ, đau dữ dội, ho kéo dài, sốt cao, hơi thở có mùi hôi,…
Không chỉ khiến người bệnh đau đớn, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà bệnh còn để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe amidan, viêm cơ tim, rối loạn nhịp thở,…
3. Viêm amidan khạc ra máu phải làm gì?Khi bị viêm amidan khạc ra máu khi ho, khạc đờm, việc đầu tiên là bạn phải đến ngay bệnh viện để khám.
Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Ở tình trạng mạn tính có triệu chứng này, thì thông thường phẫu thuật cắt bỏ amidan là giải pháp tốt nhất. Kết hợp với đó là sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau, đào thải dịch dạng xịt, dạng uống, dạng tiêm kê theo đơn của bác sĩ.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân xuất hiện nhiều triệu chứng xoang mũi khác thì sẽ được chỉ định điều trị xoang mũi thích hợp.
Việc điều trị viêm amidan khạc ra máu càng sớm sẽ tăng hiệu quả chữa bệnh, tránh để lại nhiều biến chứng cũng như tái phát về sau.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý những điều sau:
Xây dựng chế độ ăn uống kiêng khem khoa học: tránh ăn đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, chất kích thích, nước đá lạnh.
Bổ sung hoa quả nhiều vitamin C như dâu tây, cam, việt quất,… các loại rau xanh có màu đậm như rau chân vịt, cải chíp, ngũ cốc,…
Dùng nước ấm, nước muối sinh lý để súc miệng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau khi ngủ, sau khi ăn để tránh vi khuẩn có hại bám vào amidan gây viêm nhiễm nặng hơn.
Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ sớm, tránh căng thẳng, làm việc quá sức, tập luyện thể thao nhẹ nhàng,…
Giữ ấm cổ họng khi thời tiết lạnh, mưa bằng áo cao cổ, khăn quàng cổ,…
Hạn chế ngồi điều hoà quá nhiều sẽ gây khô cổ, đau cổ, kích thích phản ứng ho tác động xấu đến amidan.
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cổ họng qua đường thở.
Tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc và ý kiến của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian. Đặc biệt với các loại thuốc kháng sinh cần phải uống đủ liều nếu không sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh rất nguy hiểm.