Bệnh Lao Phổi Không Điển Hình / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Điển Hình Của Bệnh Lao Phổi

23-12-2009

Xin bác sĩ vui lòng cho tôi biết triệu chứng của bệnh lao. Tôi nghe nói bệnh này lây qua đường hô hấp, vậy trong trường hợp nghi ngờ thì tôi phải làm gì vì dạo này tôi bị ho nhiều, sụt cân và không hiểu sao khuya khi ngủ thì người cứ rượm mồ hôi dù tôi không làm gì cả. Rất mong sự hồi âm sớm của Bác sĩ.(T.M)

Trả lời: Chào bạn, trong thư bạn yêu cầu cho biết các triệu chứng của bệnh lao và các giai đoạn phát triển của bệnh, Chúng tôi xin được trả lời tóm tắt như sau:

– Bệnh lao gây ra bởi nhiễm vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis). Đây là một nhiễm trùng thường biểu hiện nhiều nhất ở phổi nhưng cũng có thể lan tới các cơ quan khác ngoài phổi và gây ra bệnh lao ở các cơ quan này như lao màng phổi, lao màng tim, lao màng não, lao xương, lao da, lao niệu sinh dục…..Mỗi thể bệnh có triệu chứng lâm sàng đặc trưng.

Triệu chứng điển hình của lao phổi bao gồm:

Ho khạc đàm kéo dài

Ho ra máu nhiều hoặc ít phụ thuộc vào vị trí tổn thương phổi

Sốt về chiều

Sụt ký

Đổ mồ hôi về đêm

Khó thở : Khi tổn thương lan rộng, xơ hóa và co kéo

Bệnh lao phổi được truyền đi như thế nào?

Vi trùng lao phổi thường được chứa trong các hạt nhỏ li ti. Các hạt này được phóng ra ngoài không khí từ những người bị lao phổi khi họ nói, hắt hơi, ho… Người ta nhiễm bệnh lao phổi khi hít phải những hạt chứa vi trùng này. Do đó, mỗi khi nói chuyện, bạn nên mang khẩu trang và nên ăn uống riêng, không nên dùng chung chén, dĩa, muỗng, đũa …với người khác để tránh lây bệnh

Sự nhiễm bệnh tuỳ thuộc vào một số yếu tố sau:

– Số lượng và nồng độ của vi trùng trong không khí. – Thời gian tiếp xúc với vi trùng – Khả năng đề kháng của cơ thể: những người có sức đề kháng yếu như mắc bệnh HIV, tiểu đường , ung thư, suy dinh dưỡng .. rất dễ mắc bệnh lao phổi

Ngày nay người ta phát hiện bệnh lao rất sớm nhờ khám sức khỏe định kỳ. Phân loại bệnh dựa vào xét nghiệm vi trùng lao. Nếu có vi trùng cần phải điều trị ngay nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và tránh lây lan cho cộng đồng. Việc chẩn đoán và điều trị lao phải do bác sĩ chuyên khoa đảm trách. Chúng tôi khuyên bạn nên đi khám bệnh tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế có chuyên khoa Hô hấp để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thân ái chào bạn!

B.S NGUYỄN QUỐC ĐỊNHChuyên Khoa Hô Hấp – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Viêm Phổi Không Điển Hình

Viêm phổi không điển hình – những thông tin cần biết

Viêm phổi là trạng nhiễm trùng gây viêm ở hai lá phổi. Trong đó, viêm phổi không điển hình là bệnh không phải do những vi khuẩn gây bệnh viêm phổi điển hình. Viêm phổi điển hình thường có xu hướng diễn biến nặng hơn viêm phổi không điển hình.

Viêm phổi không điển hình đôi khi được coi là “walking pneumonia” do những người mắc phải căn bệnh này thường ít khi phải nghỉ ngơi tại giường hay nhập viện.

Phân loại viêm phổi không điển hình

Ba chủng vi khuẩn phổ biến nhất thường gây ra viêm phổi không điển hình:

Viêm phổi do Mycoplasma

Bệnh này thường ảnh hưởng đến những người dưới 40 tuổi. Theo ước tính có ít nhất 2 triệu ca viêm phổi do Mycoplasma hàng năm. Viêm phổi dạng này thường xảy ra ở những đối tượng sinh sống hoặc làm việc tại các khu vực có mật độ dân cư đông đúc như trường học, nhà tù, khu ổ chuột và khu tập thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thể bị mắc viêm phổi do Mycoplasma mà không có yếu tố nguy cơ đặc biệt nào.

Viêm phổi do Legionella

Những người mắc viêm phổi do Legionella thường là do hít thở và tiếp xúc với những giọt nước trong không khí đã bị nhiễm khuẩn L. pneumophila. Chủng vi khuẩn này thường sinh sống trong các đường ống nước của các tòa nhà hay các tháp làm lạnh. Viêm phổi do Legionella có thể diễn biến nặng hơn so với các dạng viêm phổi không điển hình khác.

Không phải tất cả mọi người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đều bị viêm phổi. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Hút thuốc lá

Người cao tuổi

Người có hệ miễn dịch yếu

Mắc các bệnh mạn tính khác

Sốt Pontiac là một bệnh nhiễm trùng cũng do vi khuẩn này gây ra nhưng ít nghiêm trọng hơn. Những người bị sốt Pontiac không bị viêm phổi. Các triệu chứng của sốt Pontiac bao gồm đau đầu, sốt và đau nhức khắp cơ thể.

Viêm phổi do Chlamydophila

Dạng viêm phổi này có thể diễn ra quanh năm. Những người mắc bệnh này thường chỉ biểu hiện những triệu chứng nhẹ và hiếm khi xuất hiện những ca bệnh nặng.

Viêm phổi do Chlamydophila phổ biến nhất ở đối tượng trẻ em tuổi học đường. Theo ước tính, khoảng 50% người trưởng thành đã từng mắc phải căn bệnh này trước năm 20 tuổi.

Các triệu chứng của viêm phổi không điển hình

Triệu chứng của viêm phổi không điển hình thường nhẹ, bao gồm:

Bệnh nhân bị viêm phổi do Mycoplasma có thể bị phát ban.

Đặc biệt nếu bị viêm phổi do Legionella, bạn cũng thường bị tiêu chảy và đôi khi lú lẫn.

Khi nào nên đi khám bác sỹ

Khá khó để có thể phân biệt sự khác nhau giữa cảm lạnh và viêm phổi không điển hình. Hãy đi khám bác sỹ trong trường hợp bạn có dấu hiệu của cảm lạnh nhưng tình trạng bệnh đột ngột trở nên xấu hơn và xuất hiện những cơn ho dai dẳng, sốt hay ớn lạnh. Ngoài ra bạn cũng cần đi khám trong trường hợp:

Bạn bị đau ngực khi ho và hít thở

Cảm giác khó thở

Ho khiến bạn mất ngủ

Chẩn đoán viêm phổi không điển hình

Phương pháp chụp X quang thường cho kết quả chẩn đoán khá chính xác đối với bệnh viêm phổi không điển hình. Hình ảnh X quang cũng giúp phân biệt giữa viêm phổi và các bệnh hô hấp khác như viêm phế quản cấp.

Tùy theo các triệu chứng, bạn cũng có thể cần những xét nghiệm khác như:

Nuôi cấy dịch tiết từ phổi tìm vi khuẩn

Phương pháp nhuộm Gram vi khuẩn

Ngoáy lấy dịch họng (throat swab)

Đếm tế bào máu

Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu trong máu

Nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu máu

Điều trị viêm phổi không điển hình

Các kháng sinh là những lựa chọn hàng đầu để tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình. Kháng sinh đường uống được sử dụng trong những trường hợp nhẹ. Đối với trường hợp nặng, kháng sinh có thể được sử dụng đường tĩnh mạch.

Một số bệnh nhân bị viêm phổi nặng thường phải thở oxy.

Triển vọng điều trị

Phần lớn những người mắc viêm phổi không điển hình có thể hồi phục hoàn toàn bằng điều trị kháng sinh. Cần lưu ý là phải sử dụng đủ liều kháng sinh cho một đợt điều trị. Nếu ngừng kháng sinh quá sớm, nguy cơ tái phát nhiễm trùng là rất cao.

Nếu không được điều trị kịp thời, đôi khi viêm phổi không điển hình có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm Vi Trùng Lao Và Triệu Chứng Điển Hình Của Bệnh Lao Phổi

10-08-2010

Xin bác sĩ vui lòng cho tôi biết triệu chứng của bệnh lao. Tôi nghe nói bệnh này lây qua đường hô hấp, vậy trong trường hợp nghi ngờ thì tôi phải làm gì vì dạo này tôi bị ho nhiều, sụt cân và không hiểu sao khuya khi ngủ thì người cứ rượm mồ hôi dù tôi không làm gì cả. Rất mong sự hồi âm sớm của Bác sĩ.(T.M)

Trả lời: Chào bạn, trong thư bạn yêu cầu cho biết các triệu chứng của bệnh lao và các giai đoạn phát triển của bệnh, chúng tôi xin phép được trả lời tóm tắt như sau:

– Bệnh lao gây ra bởi nhiễm vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis). Đây là một nhiễm trùng thường biểu hiện nhiều nhất ở phổi nhưng cũng có thể lan tới các cơ quan khác ngoài phổi và gây ra bệnh lao ở các cơ quan này như lao màng phổi, lao màng tim, lao màng não, lao xương, lao da, lao niệu sinh dục…..Mỗi thể bệnh có triệu chứng lâm sàng đặc trưng.

– Triệu chứng điển hình của lao phổi bao gồm:

+ Ho khạc đàm kéo dài

+ Ho ra máu nhiều hoặc ít phụ thuộc vào vị trí tổn thương phổi

+ Sốt về chiều

+ Sụt ký

+ Đổ mồ hôi về đêm

+ Khó thở : Khi tổn thương lan rộng, xơ hóa và co kéo

Bệnh lao phổi được truyền đi như thế nào?

Vi trùng lao phổi thường được chứa trong các hạt nhỏ li ti. Các hạt này được phóng ra ngoài không khí từ những người bị lao phổi khi họ nói, hắt hơi, ho… Người ta nhiễm bệnh lao phổi khi hít phải những hạt chứa vi trùng này. Do đó, mỗi khi nói chuyện, bạn nên mang khẩu trang và nên ăn uống riêng, không nên dùng chung chén, dĩa, muỗng, đũa …với người khác để tránh lây bệnh

Sự nhiễm bệnh tuỳ thuộc vào một số yếu tố sau:

– Số lượng và nồng độ của vi trùng trong không khí. – Thời gian tiếp xúc với vi trùng – Khả năng đề kháng của cơ thể: những người có sức đề kháng yếu như mắc bệnh HIV, tiểu đường , ung thư, suy dinh dưỡng .. rất dễ mắc bệnh lao phổi

Ngày nay người ta phát hiện bệnh lao rất sớm nhờ khám sức khỏe định kỳ. Phân loại bệnh dựa vào xét nghiệm vi trùng lao. Nếu có vi trùng cần phải điều trị ngay nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và tránh lây lan cho cộng đồng. Việc chẩn đoán và điều trị lao phải do bác sĩ chuyên khoa đảm trách. Chúng tôi khuyên bạn nên đi khám bệnh tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế có chuyên khoa Hô hấp để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thân ái chào bạn!

B.S NGUYỄN QUỐC ĐỊNHChuyên Khoa Hô Hấp – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh Lao Da Không Điển Hình Và Điều Trị

Có khoảng hơn 15 loài vi khuẩn Lao không điển hình trong môi trường (từ nước, đất, cây, súc vật). Chúng ít gây bệnh và không là nguồn nhiễm giữa người với người. Có sự gia tăng theo dịch nhiễm HIV. cấy khó, một vài loài chỉ được phát hiện nhờ sinh học phân tử.

Các vi khuẩn Lao không điển hình chủ yếu gây tổn thương ở da và mô mềm, viêm hạch, tốn thương phổi và các thể lan tỏa ở người suy giảm miễn dịch. Sự tiêm nhiễm vi khuẩn qua da do da bị rách hở vì tai nạn hay do một số điều trị như chích thuốc, phẫu thuật hoặc thứ phát bằng đường bạch huyết và máu.

LÂM SÀNG CÁC THƯƠNG TỔN LAO KHÔNG ĐIỂN HÌNH

Mycobacterium abscessus

Thuộc nhóm Mycobacteria sinh sản nhanh, ít gây bệnh, hiếm khi gây áp-xe, có nguồn gốc do thuốc.

Áp-xe lan tỏa được mô tả ở những người suy giảm miễn dịch và ở người thẩm phân lọc máu.

Mycobacterium avium nội tế bào

Tiêm nhiễm ở da tạo nên nốt viêm, áp-xe hay viêm hạch.

Những ca Lupus vulgaris đã được mô tả và hệ gene của vi khuẩn đã được tìm thấy trong bệnh Sarcoidose.

Mycobacterium chelonae

Sinh sản nhanh, cho những áp-xe dạng giống Sporotrichose nguồn gốc chấn thương hay do điều trị.

Dạng nặng lan tỏa ở người suy giảm miễn dịch.

Mycobacterium fortuitum

Là nguyên nhân thường gặp của Lao da không điển hình sau M. marinum.

Thương tổn đa dạng: sẩn nốt, loét, phân bố giống Sporotrichose.

Tổn thương giác mạc cũng được ghi nhận.

Mycobacterium haemophilum

Khó cấy, gây những loét, nhiều nốt, áp-xe dưới da và thương tổn lan tỏa. Vài ca viêm xương tủy được mô tả.

Mycobacterium kansasii

Gây thương tổn phổi, ở da thì hiếm, đôi khi có dạng Ban Lao sẩn hoại tử.

Mycobacterium marinum

Là nguyên nhân thường gặp trong bệnh Lao da không điển hình gây bệnh u hạt hồ bơi. Tiêm nhiễm qua da sau một chấn thương nhỏ, thường ở vùng nhô lên của xương (đầu gối, cùi chỏ, bàn tay, chân, mặt).

Thời gian ủ bệnh trung bình là 3 tuần. Thương tổn đầu tiên là những sẩn không đau diễn tiến thành nốt viêm hay những mảng vảy có thể dẫn tới loét, phân bố giống bệnh Sporotri­chose dọc theo đường bạch huyết, không gây tổn thương hạch, có thể kèm theo viêm khớp hay viêm màng bao hoạt dịch (ténosynovite).

Xét nghiệm trực tiếp thường âm tính. Chẩn đoán dựa vào bệnh sử lâm sàng, mô học và cây. Thử nghiệm trong da với marinin không còn được dùng nữa.

Điều trị bằng kháng sinh kết hợp như Rifampicin 300-600mg/ngày và Ethambutol 900- 1500mg/ngày hoặc đơn hóa trị liệu bằng Co-trimoxazole 2 viên X 800/160mg/ngày hoặc Minocycline100mg/ngày. Thời gian điều trị 6 tuần hay hơn. Có thể phẫu thuật trong vài trường hợp.

Mycobacterium ulcerans

Là tác nhân gây loét Buruli (ở Uganda) hay loét Baimsdale (ở úc) điển hình là sự lan rộng thành những loét sâu, thường xảy ra ở những vùng gian chí tuyến (intertropicale) như Uganda, Cộng hòa Congo, Côte d’Ivoire, úc, Nam Mỹ.

Thường ở trẻ em không mang giày dép đi trên cỏ gần dòng nước.

Là vi khuẩn Lao độc nhất tiết độc tố gây hoại tử mỡ dưới da.

Khởi đầu là một nốt hay viêm mô tế bào (ở đùi, cánh tay, thân mình). Diễn tiến nhanh thành mảng loét hoại tử, loét khổng lồ, không đau, kết hợp biến chứng xương khớp đa dạng.

Chẩn đoán dựa trên lâm sàng, dịch tễ học và mô học trong giai đoạn đầu có hoại tử quanh mô mỡ kết hợp với nhiều trực khuẩn và ở giai đoạn trễ là những u hạt dạng lao.

Cấy Mycobacterium ulcerans rất khó, đôi khi cần các xét nghiệm sinh học phân tử để xác định chẩn đoán.

Điều trị bao gồm phẫu thuật và ghép da nhất là tại những vùng khớp kết hợp với điều trị kháng sinh như Clofazimin, Rifampicin hay Trimethoprim-sulfamethoxazole.

Điều trị hỗ trợ bằng liệu pháp nhiệt.

Các loài khác

Có nhiều loài gây bệnh trong các thể lan tỏa, ở những người suy giảm miễn dịch.

Thường có biểu hiện gây sốt, tiêu chảy, nổi nhiều hạch, gan lách to và hiếm hơn là thương tổn phổi.

Các thương tổn da thì hiếm, là những nốt viêm mạn tính.

Bảng tóm tắt các bệnh Lao da không điển hình ở người:

Tóm lại, đây là những thể bệnh tương đối ít gặp, việc cấy và định danh loài vi khuẩn gây bệnh vẫn còn giới hạn trong thực hành. Biểu hiện lâm sàng ở da thường là các sẩn cục tiến triển đến loét, viêm mạn tính. Do những tiến bộ trong trị liệu, tiên lượng bệnh cũng được cải thiện tốt hơn

Dấu Hiệu Điển Hình Của Bệnh Ung Thư Phổi

Là bệnh phổ biến thứ 2 trong 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới nước ta song biểu hiện bệnh ở giai đoạn sớm thường nghèo nàn, hoặc không có triệu chứng.

1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi hay ung thư phế quản là bệnh lý ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang. Bệnh hiện đứng thứ 2 trong số 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới nước ta (xếp sau ung thư gan).

Bệnh gồm hai nhóm khác nhau về điều trị và tiên lượng bệnh: Ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm 15-20%) và Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (chiếm 80-85%).

GS. TS Mai Trọng Khoa, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết ung thư phổi được xếp vào loại ung thư khó phát hiện sớm. Dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, song tiên lượng bệnh vẫn còn dè dặt. Tiền sử bệnh, thể trạng, loại mô học ung thư phổi, giai đoạn, phương pháp và phản ứng với điều trị là các tác nhân đóng vai trò tiên lượng trong bệnh lý ác tính này.

2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi chưa rõ ràng song người ta tìm thấy mỗi liên hệ giữa một số yếu tố với bệnh lý ác tính này.

Thuốc lá

Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Tỉ lệ ung thư phổi tăng lên theo số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút mỗi ngày. Tỉ lệ ung thư phổi ở người nghiện thuốc lá cao hơn rất nhiều. 90% các trường hợp ung thư phổi là ở người nghiên thuốc lá.

Trong khói thuốc lá có đến hơn 40 chất có khả năng gây ung thư đó là các Hydrocarbure thơm đa vòng (như: 3-4 Benzopyren, Dibenzanthracen), Polonium 40 và Sélénium trong giấy cuốn thuốc lá. Hút thuốc lá chủ động làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi lên 13 lần. Hút thuốc thụ động trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ.

Ô nhiễm không khí

Do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ.

Nghề nghiệp

Công nhân làm việc ở một số mỏ mỏ kền, mỏ phóng xạ… hay làm việc trong một số ngành công nghiệp hóa dầu, khí đốt, nhựa… có nguy cơ ung thư phổi cao hơn.

Di truyền

Các bệnh ở phế quản phổi

Sẹo cũ của các tổn thương phổi.

Lao phổi cũ: nhiều trường hợp ung thư phổi phát triển trên sẹo lao phổi cũ đã được phát hiện.

Một số yếu tố khác

Giới: Nam giới mắc ung thư phổi nhiều hơn nữ giới song đây có lẽ do nam giới hút thuốc nhiều hơn nam giới.

Tuổi: Thường gặp nhiều nhất ở tuổi 40-60, dưới 40 tuổi ít gặp và trên 70 tuổi tỉ lệ cũng thấp.

3. Triệu chứng của ung thư phổi

Giai đoạn sớm

Theo GS Khoa, bệnh phát triển âm thầm, các triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Dấu hiệu gợi ý thường là nam giới trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào, ho khan kéo dài, có thể có đờm lẫn máu, điều trị kháng sinh không hiệu quả.

Giai đoạn tiến triển

Triệu chứng đa dạng tuỳ theo vị trí u, mức độ lan rộng của tổn thương. Người bệnh có thể thấy đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí; kèm thêm khó thở khi khối u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp.

Khó nuốt, nuốt đau, khàn tiếng, tim đập nhanh, đau vai lan mặt trong cánh tay, rối loạn cảm giác, toàn thân mệt mỏi, gày sút, sốt… cũng có thể là triệu chứng của bệnh.

Triệu chứng điển hình: gồm ho dai dẳng, uống thuốc không khỏi hoặc ngày càng nặng hơn, ho ra máu, cơn ho khác thương so với trước đây, viêm phổi, viêm phế quản… mãi không khỏi hoặc tái đi tái lại nhiều lần, cảm thấy khó thở, khò khè không rõ nguyên nhân, giọng khàn, nuốt đau… Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên bạn hãy đến bệnh viện để sàng lọc bệnh.

4. Điều trị

Nguyên tắc điều trị ung thư phổi dựa vào thể trạng bệnh nhân, loại mô bệnh học, giai đoạn bệnh. Điều trị ung thư phổi gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa chất.Có thể điều trị đơn thuần một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau.

Ung thư phổi không thế bào nhỏ

Phẫu thuật được chỉ định cho giai đoạn O, I, II, IIIA.

Phương pháp phẫu thuật:

– Cắt thùy phổi kèm theo vét hạch rốn thuỳ, được chỉ định với bệnh nhân bị ung thư phế quản ngoại vi.

– Cắt lá phổi kèm theo vét hạch rốn phổi và trung thất, có thể cắt một phần màng tim, thành ngực. Thường được chỉ định với ung thư ở phế quản gốc, cạnh carina và hoặc xâm lấn cực phế quản thyu trên.

– Phẫu thuật cắt phân thuỳ trong trường hợp khối u nhỏ, nằm ngoại vi mà chức năng hô hấp còn hạn chế.

Xạ trị

Xạ trị tiền phẫu: chỉ định cho giai đoạn IIIB, kích thước u quá lớn để xét khả năng phẫu thuật sau đó.

Xạ trị hậu phẫu: chỉ định cho giai đoạn II, IIIA và các trường hợp phẫu thuật cắt bỏ không hoàn toàn để lại tổ chức ung thư sau phẫu thuật.

Xạ trị đơn thuần triệt căn: cho giai đoạn I, II, IIIA có chống chỉ định hoặc bệnh nhân từ chối phẫu thuật, hóa chất.

Hóa trị

Chỉ định cho giai đoạn IV, IIIB, IIIA, các trường hợp chống chỉ định hoặc bệnh nhân từ chỗi phẫu thuật, tia xạ. Giai đoạn IB, IIA cần được cân nhắc.

Ung thư phổi tế bào nhỏ

Điều trị gồm 2 phương pháp: hóa – xạ trị đồng thời cho giai đoạn khư trú và hóa chất cho giai đoạn lan tỏa

5. Phòng bệnh ung thư phổi

Không hút thuốc lá, bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi.

Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc hợp lý…

Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có triệu chứng ho kéo dài, đau ngực…

Nguồn: https://vietnamnet.vn