Bệnh Lao Khớp Gối Có Lây Không / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bệnh Lao Xương Có Lây Không ?

Cho tôi hỏi bệnh lao xương có lây không? Bố tôi năm nay 68 tuổi, sau một thời gian bị đau cột sống và sốt nhẹ, người mệt mỏi, gia đình tôi lo bố bị thoái hóa cột sống nên đã đưa bố đi khám. Nhưng bác sĩ chẩn đoán bố tôi bị lao xương. Tuy nhiên, vì vợ chồng anh trai tôi ở xa nên không thể chăm sóc bố. Tôi đang tính đưa bố sang để tiện chăm sóc và điều trị vì nhà tôi gần bệnh viện hơn. Nhưng vì tôi vẫn đang nuôi con nhỏ nên rất lo lắng không biết bệnh này có lây nhiễm không? Xin chuyên mục giải đáp giúp tôi. Tôi cảm ơn. (Nguyễn Thị Liên, Phú Yên)

Lao xương khớp là căn bệnh viêm khớp do vi khuẩn lao, cụ thể là do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis tấn công trên cơ thể người. Trong đó, lao xương khớp là tình trạng nhiễm khuẩn ở xương khớp do trực khuẩn này gây ra. Lao xương khớp được coi là bệnh lao thứ phát, thường xuất hiện sau bệnh lao sơ nhiễm từ 2-3 năm sau khi vi khuẩn lao theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó trong hệ thống xương khớp.

Cụ thể, sau khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể sẽ diễn tiến qua 2 giai đoạn là lao nhiễm và lao bệnh. Ban đầu, cơ thể sẽ huy động đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính và lympho đến tiêu diệt các vi khuẩn lao. Nếu vi khuẩn lao bị tiêu diệt thì quá trình nhiễm lao kết thúc, các tổn thương sẽ xơ hóa, vôi hóa; phần lớn vi khuẩn lao sẽ bị tiêu diệt, một phần nhỏ ở trong trạng thái không chuyển hóa và có thể gây bệnh lao nội sinh về sau. Nếu hệ miễn dịch không thể tiêu diệt được các vi khuẩn lao, chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ và xâm nhập vào đường bạch huyết, hạch bạch huyết và kéo theo sự xuất hiện của các triệu chứng sơ nhiễm lao. Nếu phát hiện chậm, không điều trị kịp thời, vi khuẩn lao xâm nhập vào đường máu và gây tổn thương nhiều cơ quan như màng não, hạch, xương khớp… Bệnh lao xương khớp có thể xuất hiện đơn độc nhưng cũng có thể kèm theo lao ở phổi hay tại một số cơ quan khác.

Bệnh lao xương có lây không ?

Phần lớn, vi khuẩn lao được lây truyền trong không khí do người bệnh hay ho khạc, hắt hơi, nói chuyện… Nếu người khỏe mạnh hít phải các bệnh phẩm, vi khuẩn lao trong không khí cũng có thể bị nhiễm bệnh. Đặc biệt là với những người có kèm theo lao phổi là dễ lây truyền bệnh nhất. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây truyền qua vết cắt, vết xước ngoài da và ở niêm mạc mắt họng. Người mẹ mắc bệnh cũng sẽ truyền trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis cho thai nhi qua tĩnh mạch rốn.

Tất cả các thể bệnh lao đều có khả năng lây nhiễm bệnh rất cao nhất là khi có hiện tượng phát tán vi khuẩn ra ngoài không khí, khi tiếp xúc gần gũi. Nếu bố chị được chẩn đoán là bị lao xương thì cần phải hết sức chú ý, hỏi kỹ ngoài lao xương thì còn bị lao ở cơ quan nào khác hay không (nhất là lao phổi). Chị cần nhắc nhở người bệnh sử dụng khẩu trang hoặc che miệng bằng khăn giấy mỗi khi ho hoặc hắt hơi, cười nói. Đồng thời tuân thủ đúng theo chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ điều trị. Tốt nhất, chị nên cách ly bé với người bệnh, không nên cho bé tiếp xúc với bệnh nhân trong giai đoạn đang điều trị bệnh để tránh lây nhiễm.

Chúc gia đình chị luôn khỏe mạnh!

Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Lao Ở Khớp Háng, Lao Khớp Gối, Lao Cột Sống Tại Bệnh Viện 7A

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh viêm khớp mạn tính hay gặp nhất trong nhóm bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính. Bệnh VCSDK có mối lên hệ chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 (80-90%) của hệ thống kháng nguyên hòa hợp tổ chức, bệnh thường gặp ở nam giới (80-90%), trẻ tuổi (dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 80%).

1. ĐẠI CƯƠNG VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh viêm khớp mạn tính hay gặp nhất trong nhóm bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính. Bệnh VCSDK có mối lên hệ chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 (80-90%) của hệ thống kháng nguyên hòa hợp tổ chức, bệnh thường gặp ở nam giới (80-90%), trẻ tuổi (dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 80%).

Nguyên nhân của bệnh VCSDK hiện nay chưa rõ, nhưng bệnh có hai đặc điểm chính là viêm và tạo xương mới, đặc biệt tại cột sống và khớp cùng chậu.

Kháng nguyên HLA-B27 gặp trong 90% trường hợp, ngoài ra còn do yếu tố gen khác và tác nhân nhiễm khuẩn. Yếu tố gia đình chiếm 10%.

Sự nhiễm khuẩn ở các đối tượng này gây phản ứng miễn dịch kéo dài có sự tham gia của TNFα. Phản ứng miễn dịch gβy ra một chuỗi phản ứng viêm, trong phản ứng viêm có các enzym nhú cyclo-oxygenase (COX) dưới hai dạng COX-1 và COX – 2.

II. CHẨN ĐOÁN VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP

Dựa vào tiêu chuẩn ACR – 1984 sửa đổi (Tiêu chuẩn New York), dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và triệu chứng X quang khớp cùng chậu như sau.

Tiêu chuẩn lâm sàng:

– Tiền sử hay hiện tại có đau vùng lưng – thắt lưng kéo dài trên 3 tháng, cải thiện khi luyện tập, không giảm khi nghỉ

– Hạn chế vận động cột sống thắt lưng ở 3 tư thế cúi, ngửa, nghiêng và xoay.

– Độ giãn lồng ngực giảm (dưới hoặc bằng 2,5cm).

+ Tiêu chuẩn X quang

– Viêm khớp cùng chậu một bên ở giai đoạn 3 hoặc 4.

– Viêm khớp cùng chậu hai bên từ giai đoạn 2 trở lên.

– X quang khung chậu thẳng: viêm khớp cùng chậu là dấu hiệu sớm để chẩn đoán bệnh, thường tổn thương cả 2 bên, có 4 mức độ:

+ Giai đoạn 1: khe khớp rộng ra do mất calci dưới sụn.

+ Giai đoạn 2: khe khớp mờ, có hình răng cưa ở rìa khe khớp.

+ Giai đoạn 3: xơ hóa khớp, có thể dính một phần khớp.

+ Giai đoạn 4: dính khớp cùng chậu hoàn toàn.

_ X quang cột sống: mất đường cong sinh lý, thân đốt sống hình vuông, xơ hóa và calci hóa các dây chằng cạnh cột sống và trước cột sống tạo hình ảnh đường ray xe lửa, “đốt sống cây tre”.

_ X quang khớp ngoại vi: hẹp khe khớp, ăn mòn xương, hư chỏm xương,..

_ Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) giúp chẩn đoán sớm tổn thương khớp cùng chậu khi chưa phát hiện được bằng X quang thường.

+ Chẩn đoán xác định: khi có một tiêu chuẩn lâm sàng và một tiêu chuẩn X quang

– Nhầm chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh cần làm thêm xét nghiệm về phản ứng viêm (Vs, CRP)

– Để chẩn đoán xác định trong giai đoạn sớm của bệnh nếu có điều kiện thì làm thêm HLA-B27, dương tính trên 80% trường hợp, chụp cộng hưởng từ khớp cùng chậu.

III. ĐIỀU TRỊ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP

Mục đích điều trị là kiểm soát tình trạng đau và viêm, duy trì chức năng vận động của các khớp và cột sống, tránh biến dạng khớp và cột sống.

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bao gồm các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị cơ bản bệnh, nhóm thuốc kháng TNF – α (Remicade, Entanecept,…) khi kháng với các thuốc điều trị.

a. Thuốc giảm đau: có thể lựa chọn một trong các thuốc sau

– Acetaminophen 0,5g: 2-4 viên/24 giờ, hoặc các chế phẩm kết hợp khác.

– Floctafenin (Idarac) 200mg: 2 viên/24 giờ.

b. Thuốc kháng viêm không steroid:

+ Diclofenac (Voltarel) viên 50mg: 100mg/ngày, hoặc ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu, sau chuyển sang uống.

+ Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg: 1-2 viên/ngày, hoặc ống tiêm bắp 15mg/ngày trong 2-3 ngày đầu, sau chuyển sang uống.

+ Piroxicam (Felden, Brexin) viên hay ống 20mg: uống 1 viên một ngày, hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-3 ngày đầu, sau chuyển sang uống.

+ Celecoxib (Celebrex) viên 200mg: 1-2 viên/ngày. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử tim mạch, và thận trọng hơn bệnh nhân cao tuổi.

c. Thuốc tác dụng chậm (điều trị cơ bản): đối với viêm cột sống dính khớp thể khớp ngoại vi.

– Sulfasalazin (Salazopyrine): viên uống 500mg. Liều khởi đầu 500mg mỗi ngày, tăng dần từng 500mg mỗi tuần, liều điều trị 1000-2000mg/24 giờ. Thời gian sử dụng 5 năm nếu không có tác dụng phụ.

– Methotrexat khởi đầu 7,5mg mỗi lần mỗi tuần, sau đó duy trì 10-15mg/tuần

d. Nhóm thuốc sinh học mới: kháng thể đơn dòng chống yếu tố hoại tử u TNF-a (Remicade, Entanecept,…). Điều trị sinh học mở ra hy vọng lui bệnh cho nhiều bệnh nhân VCSDK nặng, tiến triển nhanh, các trường hợp kháng với các thuốc điều trị.

e. Thuốc corticoid

Điều trị corticoid tại chỗ: tiêm khớp, tiêm các điểm bám gân (hydrocortisone acetat: 125mg/5ml, Depo-medrol 40mg/ml,..

Điều trị corticoid toàn thân trong trường hợp bệnh tiến triển nặng không đáp ứng với các thuốc chống viêm không steroid hoặc phụ thuộc corticoid, liều dùng 1-1,5mg/kg/24 giờ.

f. Thuốc điều trị phối hợp:

– Thuốc giãn cơ: trong VCSDK có hiện tượng co các cơ vân tại cột sống, do đó thuốc giãn cơ có tác dụng tốt. Có thể dùng: Myonal 50mg (3 viên/ngày), Mydocalm 150mg (2 viên/ngày),…

– Bệnh nhân có dùng methotrexat, có thiếu máu: acid folic 5mg x2 viên/ngày

– Bệnh nhân có loãng xương: biphosphonate

– Bệnh nhân có thoái hóa khớp thứ phát: diacerin, glucosamine sulfat, chondroitin.

– Phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng (do sử dụng NSAIDs và corticoid) bằng nhóm ức chế bõm proton, các thuốc bảo vệ tế bào.

2. Điều trị ngoại khoa:

Được chỉ định khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả.

Thay khớp nhân tạo: thay khớp háng, thay khớp gối, giải phóng khớp dính hoặc khớp bị biến dạng.

IV. THEO DÕI VÀ TIÊN LƯỢNG VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP

– Bệnh nhân phải được điều trị tích cực và theo dõi trong suốt quá trình điều trị. Đánh giá bệnh hoạt động theo các chỉ số hoạt động (BASDAI – Bath Ankylosing Spondylitis Disease Activity Index)

– Cần làm các xét nghiệm định kỳ theo dõi CTM, chức năng gan thận, mỗi 2 tuần trong tháng đầu, mỗi tháng trong 3 tháng đầu, sau đó có thể mỗi 3 tháng. Tùy theo diễn tiến của bệnh có thể xét nghiệm đột xuất.

– Tiên lượng nặng khi viêm các khớp ngoại biên (khớp háng, khớp gối), trẻ tuổi, có biểu hiện ngoài khớp, HLA-B27 dương tính, lệ thuộc corticoid. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây dính, biến dạng khớp.

Lao Lực Có Lây Không?

Chào em! Thông thường, lao lực chỉ là một thuật ngữ ám chỉ tình trạng quá sức, gắng sức hơn khả năng chịu đựng của cơ thể. Cơ thể bị suy giảm sức khoẻ, mất sức mà không được hồi phục đầy đủ gây ra tình trạng gầy, yếu, suy kiệt và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trong khi đó, bệnh lao là do vi khuẩn lao gây ra. Bất kể người bệnh có gắng sức hay không gắng sức, miễn là nhiễm vi khuẩn lao vào cơ thể với tải lượng vi khuẩn đủ lớn thì sẽ bị mắc bệnh lao. Tất nhiên khi thể trạng yếu, cơ thể có sức đề kháng kém nếu tiếp xúc với trực khuẩn lao thì sẽ dễ bị nhiễm bệnh lao. Bệnh lao biểu hiện đa đạng, khi vi khuẩn lao nhiễm vào cơ quan, bộ phận nào thì cơ quan đó bị bệnh như: lao xương, lao khớp, lao màng hạch, lao màng bụng, lao màng não,…. Trong đó, bệnh lao phổi hay gặp nhất và cũng hay gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Theo số liệu thống kê, trên thế giới, hiện nay có khoảng 1/3 dân số đã bị nhiễm lao, riêng khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam có gần 40% dân số đã nhiễm lao, tuy nhiên, chỉ có 5-10% những người nhiễm lao chuyển thành mắc bệnh lao trong cuộc đời. Đó là lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch như giai đoạn nhiễm virut, suy kiệt do lao động nặng, dùng một số thuốc giảm miễn dịch kéo dài, mắc một số bệnh mạn tính khác (đái tháo đường, nhiễm HIV,…). Trong trường hợp bị bệnh lao, nếu không được điều trị đúng phác đồ và dứt điểm thì vi khuẩn sẽ kháng thuốc và khó điều trị khỏi bệnh, gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, với trường hợp của bố em, nếu đã loại trừ bệnh lao và xác định là lao lực thì tình trạng này sẽ không gây lây nhiễm cho những người xung quanh và chỉ cần nghỉ ngơi, tăng cường chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thì cơ thể sẽ hồi phục. Thân mến!

Bệnh Lao Hạch Có Lây Không?

Bình thường các hạch của cơ thể rất nhỏ, chỉ lớn bằng hạt thóc, hạt đỗ, hạt ngô nhỏ. Các hạch mềm nằm lẫn trong các mô xung quanh, ở tổ chức mỡ dưới hay hay lẫn trong thớ cơ nên khó nhận biết. Khi hạch đã có thể sờ nắn thấy nghĩa là chúng đã sưng to. Nếu hạch có sưng nóng, đỏ, sờ thấy đau, mật độ mềm thì dùng thử kháng sinh, nếu bớt sưng đau, kích thước nhỏ đi thì là viêm hạch do nhiễm khuẩn.

Nếu hạch cứng, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, sờ như hạt đạn chì, chân lan tỏa như rễ cây thì phải coi chừng đây có thể là hạch ung thư hoặc hạch di căn ung thư.

Nếu hạch lúc sưng lúc giảm, lúc không lúc đau thì có thể là hạch viêm do nhiễm khuẩn thông thường.

Nếu hạch phát triển chậm, sờ nắn không đau, mềm căng thì có thể là lao hạch.

Lao hạch là bệnh không lây cho người xung quanh khi tiếp xúc và dễ điều trị.

Con đường xâm nhập của trực khuẩn lao

Trực khuẩn lao có 4 con đường xâm nhập cơ thể và gây lao hạch: Trực khuẩn lao xâm nhập phổi, sau đó vào máu rồi đến tổ chức hạch và gây lao hạch. Trực khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp hệ bạch huyết qua tổn thương lao ở niêm mạc miệng hoặc từ nhiễm khuẩn, tổn thương thông thường do sang chấn. Trực khuẩn lao có thể đi qua niêm mạc miệng vào đường bạch huyết (lao hạch tiên phát), cũng có thể xâm nhập hệ bạch huyết qua niêm mạc miệng mà không gây bệnh lý gì.

Như vậy, đường xâm nhập của trực khuẩn lao thường do nhiễm khuẩn lao toàn thân, gây viêm hạch nhiều chỗ.

Diễn tiến và triệu chứng của bệnh lao hạch

Khi bị lao hạch, người bệnh sẽ thấy xuất hiện một hoặc một nhóm hạch trên cơ thể bị sưng to, xuất hiện nhiều ở cổ với đặc điểm: Hạch xuất hiện tự nhiên mà người bệnh không rõ hạch bắt đầu có hay to lên từ lúc nào. Hạch sưng to dần mà không gây đau, với mật độ chắc, bề mặt nhẵn. Vùng da hạch sưng to không nóng, không tấy đỏ. Thường có nhiều hạch cùng một chỗ bị sưng, cái to cái nhỏ không đều nhau tập hợp thành một chuỗi. Có khi chỉ gặp một hạch đơn độc sưng to vùng cổ vùng cổ, không đau, không nóng, không đỏ.

Hạch lao phát triển qua 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu: Hạch bắt đầu sưng to, với các hạch to nhỏ không đều nhau, chưa dính vào da và cũng chưa dính vào nên di động còn dễ.

Giai đoạn sau: Giai đoạn này chuyển sang thể viêm hạch và viêm quanh hạch. Lúc này các hạch có thể bị dính vào với nhau thành các mảng, có thể hoặc chưa dính vào da và các tổ chức xung quanh. Nếu có sẽ làm hạn chế di động.

Giai đoạn nhuyễn hóa: Các hạch mềm dần, da vùng hạch bắt đầu sưng tấy đỏ nhưng không nóng và không đau. Khi hạch đã hóa mủ thì dễ vỡ.

Riêng ở thể khối u (viêm hạch lao phì đại, rất ít gặp, có triệu chứng sau: xuất hiện khối u ở cổ, một hay vài hạch nổi to, sau đó dính thành một khối lớn không đau, di động, không có viêm quanh hạch, sờ chắc. Khối u hạch to dần, chiếm gần hết vùng bên cổ khiến các hạch khác (dưới hàm, mang tai…) cũng bị phì đại. U nằm ở một bên hoặc cả 2 bên làm cho cổ như bị bạnh ra.

Lao hạch không lây, dễ điều trị

So với các thể lao khác thì lao hạch điều trị dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 4-7 tháng tùy theo thể trạng bệnh. Với trường hợp bệnh nhân lao hạch bị u lympho lao hạch, lao không thành mủ, di động, khu trú thì có thể sử dụng phương pháp cắt bỏ. Lao hạch ở trẻ em dễ dàng chữa khỏi nếu được điều trị toàn thân đúng cách.

Để phòng ngừa bệnh lao hạch, cách tốt nhất là nâng cao sức đề kháng cơ thể, tránh để viêm hạch mạn tính kéo dài, tạo điều kiện cho trực khuẩn lao xâm nhập gây bệnh. Khi có chẩn đoán là mắc lao hạch, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa lao, phối hợp nâng cao thể trạng với chế độ ăn uống tốt và nghỉ ngơi hợp lý.

BS. Đức Vĩnh Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/benh-lao-hach-co-lay-khong-n182437.html

Bệnh Lao Phổi Có Lây Không? Bệnh Lao Phổi Lây Như Thế Nào?

1. Bệnh lao phổi có lây không? Yếu tố tạo điều kiện để lao phổi lây lan

Bệnh lao phổi có lây không? Theo nhiều kết quả nghiên cứu, bệnh lao phổi bệnh lao phổi không tồn tại ổ chữa mầm bệnh trong tự nhiên và cũng không có vật trung gian truyền bệnh. Nguồn bệnh lao chủ yếu từ những người bị lao phổi, thanh quản, phế quản trong khi khạc đờm, khi ho ra vi khuẩn …Chính vì thế, bệnh lao phổi có khả năng lây lan từ người này sang người khác.

Vi trùng lao sẽ lan nhanh chóng từ không khí vào bên trong cơ thể khi người bệnh hắt hơi, ho, khạc nhổ…. Nếu cơ địa của bạn kém thì chỉ cần hít phải một lượng nhỏ vi khuẩn cũng đã nhiễm lao. Đây là lý do mà một bệnh nhân bị lao phổi có thể lây nhiễm sang cho khoảng 10 – 15 người mỗi năm thông qua những hoạt động giao tiếp hàng ngày. Thậm chí, nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỉ lệ lây lan còn tăng theo cấp số nhân.

Với những người có sức đề kháng tốt thì sẽ ngăn cản không cho vi khuẩn lao sinh sôi và phát triển. Tuy nhiên, những trường hợp sức đề kháng kém, sức đề kháng bị giảm sút ở người phụ nữ mang thai hay đang mắc phải bệnh suy giảm như ( cảm cúm, sốt, chóng mắt, suy giảm miễn dịch… ) đều sẽ nhanh chóng phát bệnh.

Vậy đâu là yếu tố tạo điều kiện để lao phổi lây lan? Đó là : Suy dinh dưỡng, bệnh mãn tính, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng các loại thuốc, bệnh HIV/AIDS và những bệnh ung thư đều có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch dẫn tới sự lây lan của bệnh. Lâu dần, nhiễm trùng phổi ban đầu lan rộng ra đến tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả thận, cột sống và ảnh hương đến cả não.

Bên cạnh bệnh lao phổi có lây không thì cách thức lây truyền bệnh cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Vậy bệnh lao phổi lây qua đường nào?

Đây được xem là đường lây lan gần nhất và nhanh nhất để truyền căn bệnh từ người này sang người khác. Bạn chỉ cần tiếp xúc trực tiếp với người đang bị bệnh lao phổi như trò chuyện là nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập rất cao.

Bệnh lao phổi có sự truyền nhiễm lây lan cao hơn khi người bệnh ho, khạc nhổ hay hắt hơi. Những vi khuẩn này sẽ nhanh chóng xâm nhập vào người bệnh và hình thành bệnh.

Bên cạnh đường hô hấp thì khi bạn ở chung với người bị mắc bệnh lao phổi và dùng chung đụng với những đồ vật như khăn mặt, bát đũa hay thậm chí là ngồi ăn cơm chung. Trường hợp này có tỉ lệ lây bệnh là rất cao vì lúc này vi khuẩn rất dễ xâm nhập khi gặp điều kiện thích hợp như vậy.

Thực tế, bệnh lao phổi sẽ không lây qua đường quan hệ tình dục nhưng trong khi quan hệ tình dục, cả 2 người sẽ phát sinh những hành vi như hôn sâu, hôn trao đổi tuyến nước bọt thì cũng rất dễ gây bệnh cho người bạn tình của mình.

Chính vì thế, nếu muốn bạn tình của mình bị lây thì người bệnh thì cần phải hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này, có thể quan hệ nhưng không hôn. Để đảm bảo an toàn thì không nên quan hệ tình dục trong thời gian này.

Bên cạnh đường hô hấp trên khiến người bệnh lo lắng bệnh lao phổi có lây không thì bệnh có thể lây lan qua những vết trầy xước, các vết thương khi cọ xát. Do vậy, tuyệt đối để không bị lây, không nên chủ quan tiếp xúc với người bệnh bị lao phổi.