Bệnh K Đại Tràng Sigma / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bệnh Polyp Đại Tràng Sigma

Theo thống kê từ Viện Ung thư Quốc gia, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh polyp đại tràng sigma chiếm khoảng 23% tổng số bệnh nhân trên toàn thế giới. Bạn đã biết gì về bệnh polyp đại tràng sigma?

I. Bệnh polyp đại tràng sigma là gì?

Polyp đại tràng sigma nằm ở đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa, đoạn tiếp giáp với trực tràng phía trên. Vậy polyp đại tràng sigma là gì? Theo một số tài liệu y khoa, polyp đại tràng sigma là hiện tượng niêm mạc đại tràng xuất hiện khối u nhỏ, có dạng lồi bằng nốt ruồi lớn hoặc dạng phẳng nằm trên thành ruột. Khối u này phát triển đơn hoặc đa polyp đại tràng Sigma và có biểu hiện di căn.

Bệnh polyp đại tràng Sigma là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng, nhất là đối với người trên 50 tuổi. Thông thường, các triệu chứng của polyp đại tràng Sigma giai đoạn khởi phát không rõ ràng nên rất khó để nhận biết. Bệnh nhân thường phát hiện các triệu chứng khi chúng đã bắt đầu có dấu hiệu di căn hoặc biến chứng thành ung thư.

II. Tìm hiểu về bệnh polyp đại tràng Sigma

Polyp đại tràng sigma thực chất là hiện tượng tăng sinh tạo nên một tổn thương nhỏ trên bề mặt niêm mạc đại trực tràng với hình dạng như khối u có cuống hoặc không cuống. Đa số các polyp đại tràng sigma khởi phát đều lành tính nhưng về lâu dài, polyp đại tràng Sigma rất dễ chuyển sang ác tính (ung thư).

Hiện nay, polyp đại tràng Sigma được chia thành 2 dạng cụ thể đó là:

Polyp tăng sản: Kích thước nhỏ, thường gặp ở đoạn cuối đại tràng và nguy cơ biến chứng ung thư rất thấp.

Polyp tuyến: Phát triển rộng, chiếm khoảng ¾ polyp đại tràng.

Khi polyp đại tràng Sigma phát triển và di căn rộng thì khả năng đại tràng bị ung thư hóa rất cao. Vì vậy, khi phát hiện các biểu hiện khác thường ở đại tràng, bệnh nhân cần khám để được kiểm tra sinh thiết hoặc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ từ sớm, tránh bị di căn sang khu vực xung quanh.

1. Nguyên nhân gây polyp đại tràng Sigma

Các quá trình tăng sinh tế bào chịu sự kiểm soát của 2 nhóm gen đó là nhóm ức chế khối u và nhóm gen gây ung thư. Polyp đại tràng sigma là kết quả của sự tăng sinh bất thường của tế bào, do hiện tượng đột biến cấu trúc gen làm cho các tế bào phân chia quá mức. Các tế bào polyp đại tràng sẽ nhanh chóng phát triển và tích tụ thành những khối polyp, lâu dần bị tổn thương và dẫn đến di căn.

Chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra căn nguyên dẫn đến polyp đại tràng Sigma. Tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành cũng lưu ý một số tác nhân dễ gây ra bệnh polyp đại tràng Sigma, cụ thể như sau:

Thói quen ăn uống: Ăn nhiều chất béo động vật, đường tổng hợp hoặc sử dụng bia rượu, thuốc lá thường xuyên, ăn ít rau xanh, hoa quả tươi, uống không đủ nước,…

Thường xuyên căng thẳng: Các thống kê từ bệnh viện cho thấy, những người thường xuyên bị áp lực có nguy cơ mắc chứng polyp đại tràng Sigma cao hơn gấp 3 lần so với bình thường.

Di truyền: Polyp đại tràng Sigma có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, bệnh không có biểu hiện rõ ràng ở những người dưới 40 tuổi.

2. Triệu chứng polyp đại tràng Sigma

Hầu như trong các trường hợp, polyp đại tràng sigma không có bất cứ triệu chứng nào cụ thể. Bệnh thường được phát hiện qua các xét nghiệm sàng lọc ung thư ruột kết thông thường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận thấy một số triệu chứng phổ biến như là:

Rối loạn đại tiện, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn 1 tuần.

Phân có máu tươi hoặc phân đen là biểu hiện chảy máu trực tràng.

Thường xuyên có biểu hiện buồn nôn, nôn nếu bạn có một polyp lớn.

Triệu chứng polyp đại tràng Sigma thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa thông thường. Điều quan trọng nhất là cần phải kiểm tra sàng lọc thường xuyên để kịp thời phát hiện polyp có biểu hiện tăng sinh. Khi polyp đại tràng Sigma được tìm thấy ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân có thể điều trị chúng an toàn và ngăn ngừa được nguy cơ ung thư ruột kết. Tuyệt đối không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bệnh lý bất thường nào, bởi chúng có thể là nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

3. Những ai có nguy cơ mắc chứng polyp đại tràng Sigma?

Mặc dù nguyên nhân polyp đại tràng xích ma chưa được xác định cụ thể, nhưng bác sĩ chuyên khoa có thể xác định một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, đó có thể là:

Người trung niên có độ tuổi từ 40 trở lên.

Người thừa cân, béo phì.

Gia đình có người thân mắc bệnh ung thư ruột kết hoặc polyp.

Người đã từng mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc có polyp trong quá khứ.

Đối tượng bị ung thư buồng trứng, ung thư tử cung trước tuổi 50.

Người có tiền sử viêm đại trực tràng gây ảnh hưởng đến ruột kết hoặc mắc bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không kiểm soát.

Người có khả năng bị rối loạn di truyền như hội chứng Lynch hoặc hội chứng Gardner

Hãy trao đổi điều này với bác sĩ nếu bạn đang gặp phải một trong số những vấn đề trên.

4. Một số biến chứng do polyp đại tràng Sigma

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, polyp đại tràng Sigma có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

Viêm đại tràng sigma

Xoắn đại tràng sigma

Viêm túi thừa đại tràng sigma

U đại tràng sigma

Ngoài ra, bệnh có nguy cơ gia tăng và chuyển hướng thành polyp ống tiêu hóa, hình thành tế bào ung thư tại một số cơ quan như tuyến giáp, mật, tụy, tá tràng, gan,… Có khoảng 95% tỷ lệ bệnh nhân ung thư đại trực tràng xuất phát từ polyp đại tràng Sigma.

5. Giải pháp phát hiện và điều trị polyp đại tràng Sigma

Polyp đại tràng Sigma thường không có biểu hiện cụ thể, vì vậy chúng ta không thể tự chẩn đoán chúng. Hiện nay, phương pháp nội soi đại trực tràng được đánh giá rất cao bởi chúng có khả năng quan sát các góc khuất bên trong lòng đại tràng sigma, kể cả những vị trí nhỏ. Bên cạnh nội soi, kết hợp sinh thiết hỗ trợ tế bào ung thư ngay từ sớm sẽ mang lại độ chính xác cao hơn.

Nội soi đại tràng: Bác sĩ chuyên khoa tiến hành đưa thiết bị chuyên dụng có gắn camera siêu nhỏ vào đầu một ống mỏng, đưa vào hậu môn. Điều này sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ hơn đại tràng và trực tràng. Nếu phát hiện các khối polyp, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật lấy mô phân tích và loại bỏ ngay nếu nó là polyp lành tính.

Soi đại tràng sigma: Phương pháp này cũng tương tự như việc nội soi. Tuy nhiên, nó không có chức năng lấy mẫu mô sinh thiết. Nếu phát hiện các khối polyp, bác sĩ sẽ lên lịch để thực hiện nội soi loại bỏ.

Nhuộm màu tương phản: Xét nghiệm này được tiến hành khi bác sĩ tiêm barium lỏng vào trực tràng và chiếu tia X vào để chụp ảnh đại tràng. Barium tạo hình ảnh tương phản, giúp bác sĩ dễ nhận biết được tình trạng của polyp.

Chụp cắt lớp CT: Phương pháp này giúp hiển thị các mô sưng, khối u và vết loét ở polyp. Hình ảnh CT scan giúp xây dựng hình ảnh đại tràng và trực tràng theo chế độ xem 2 chiều và 3 chiều.

Kiểm tra phân: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cung cấp mẫu phân trong một bộ xét nghiệm. Sau đó, các mẫu phân sẽ được chuyển đến phòng phân tích để kiểm tra chảy máu vi thể. Nếu kết quả cho thấy trong phân có máu, có thể đây là dấu hiệu của polyp đại tràng Sigma.

6. Điều trị polyp đại tràng sigma bằng cách nào?

Loại bỏ triệt để tế bào tăng sinh là cách tốt nhất để điều trị chứng polyp đại tràng. Bác sĩ tiến hành kiểm tra các khối polyp dưới kính hiển vi và lấy mô sinh thiết. Nếu phát hiện có tế bào ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ chúng mà không cần đến phẫu thuật xâm lấn.

Với trường hợp polyp phát triển quá lớn và không thể loại bỏ trong quá trình nội soi thì bác sĩ sẽ đưa lịch hẹn phẫu thuật, tuy nhiên các trường hợp này thường rất hiếm.

7. Phòng tránh polyp đại tràng Sigma đúng cách

Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học có thể đẩy lùi được các tác nhân gây polyp đại tràng Sigma. Bạn có thể bổ sung cho cơ thể nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, thịt nạc, tăng lượng vitamin D và canxi cho cơ thể. Nhóm thực phẩm giàu vitamin D và canxi đó là:

Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng Sigma, bạn có thể giảm lượng chất béo, thịt đỏ, bia rượu, thực phẩm chế biến sẵn, thuốc lá và thường xuyên tập thể dục, thư giãn cơ thể.

Căn bệnh polyp đại tràng Sigma không gây ra nguy hiểm ban đầu, nhưng về lâu dài bệnh có nguy cơ gây ra biến chứng. chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ.

Tất Tần Tật Về Đại Tràng Sigma: Nguyên Nhân

Theo Wikipedia: “Đại tràng sigma có hình giống sigma (ς) trong ngôn ngữ Hy Lạp hay chữ S trong ngôn ngữ Latin. Vị trí đại tràng sigma nằm gần nhất với trực tràng và hậu môn, hình vòng dài khoảng 35 đến 40 cm (13.78-15.75 in). Bộ phận này thường nằm trong khung xương chậu, nhưng do có thể di động nên nó có thể nằm lạc chỗ trong ổ bụng”.

Đại tràng sigma hay còn gọi là đại tràng xích ma, có chức năng lưu trữ chất thải trong phân cho đến khi được đẩy ra ngoài. Bề mặt bên trong của đại tràng sigma nhìn tương tự như phần còn lại của ruột già. Đại tràng Sigma có các đường cong về phía hậu môn cho phép nó giữ khí ở phần cao của quai ruột, giúp đại tràng đẩy khí mà không đào thải phân cùng một lúc.

Với chức năng lưu trữ chất thải nên đại tràng sigma là khu vực dễ bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn, ngộ độc thức ăn hay ảnh hưởng của căn bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Về kích thước, đại tràng sigma có chiều dài khoảng 35 – 40cm và khi co lại, chúng có đường kính khoảng 1 inch (2,5 cm). Kích thước của đại tràng sigma thường phụ thuộc vào lượng chất thải chứa trong nó.

2.1. Polyp đại tràng

Là khu vực rất dễ bị nhiễm bệnh nên đại tràng sigma tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh. Một số bệnh có thể kể tới như

Theo các chuyên gia tiêu hóa cho biết, bất cứ ai cũng có thể bị polyp đại trực tràng. Thông thường, bệnh Polyp đại trực tràng thường không biểu hiện rõ ràng, đôi khi không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Thế nhưng, một số bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng cơ thể mệt mỏi, phân lẫn máu hoặc chảy máu trực tràng. Khi polyp tăng dần kích thước, có thể gây tắc ruột với các triệu chứng như buồn nôn hoặc táo bón.

Các polyp hầu hết không phải ung thư tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị muộn, các khối polyp lớn dần có thể gây biến chứng ung thư đại trực tràng. Vì thế, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám khi thấy xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên.

2.2. U đại tràng Sigma

Khi các tế bào bất thường phát triển bên trong đại tràng sẽ xảy ra tình trạng u đại tràng sigma. Nếu không điều trị kịp thời, các tế bào này có thể lây lan sang các phận khác gây biến chứng nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp tế bào phát triển vào các mạch máu và hệ thống bạch huyết, rất nguy hiểm cho tính mạng.

2.3. Viêm đại tràng Sigma

Viêm đại tràng có thể do nhiễm khuẩn đường ruột Salmonella, Shigella hoặc do lỵ amip. Bệnh xảy ra cũng có thể là do nhiễm trùng khác như vi khuẩn kỵ khí (Clostridium difficile) hoặc nhiễm vi khuẩn lao. Biểu hiện của tình trạng này là những vết loét mở hình thành bên trong đường ruột, gây đau nhức ở bụng hoặc hố chậu hai bên. Triệu chứng sẽ giảm đi khi người bệnh đi ngoài. Bên cạnh đó người bệnh còn gặp phải các biểu hiện như đau bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, phân có nhầy hoặc máu, đầy hơi,…

2.4. Viêm túi thừa đại tràng

Khi bị viêm đại tràng sigma, túi thừa sẽ trở nên sưng và đỏ, chúng có thể gây đau đớn ở người bệnh. Trong trường hợp viêm túi thừa nặng, chúng có thể gây biến chứng áp xe, tắc nghẽn ruột hoặc thủng ruột,… gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, khi bị sốt nếu có dấu hiệu buồn nôn hoặc cảm thấy đau ở vùng bụng, hãy đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp chữa trị phù hợp.

2.5. Xoắn đại tràng Sigma

Xoắn đại tràng sigma là căn bệnh mà đại tràng trong bụng sẽ bị xoắn lại từ 180 – 540 độ. Bệnh lý này xảy ra sẽ khiến cho các mạch máu trong đại tràng bị tắc nghẽn dẫn đến thiếu máu và sẽ bị hoại tử nếu để lâu. Tình trạng này không phổ biến, chủ yếu xảy ra những người ở độ tuổi trung niên từ 50 tuổi trở lên, có biểu hiện thường xuyên bị táo bón, bị phình đại tràng bẩm sinh…

3. Phương pháp chẩn đoán đại tràng sigma

Nội soi đại tràng: Nội soi cho phép bác sĩ kiểm tra sức khỏe của đại tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng ống soi mỏng, linh hoạt gắn kết với máy ảnh nhỏ đưa từ hậu môn của bạn. Lúc này thiết bị truyền hình ảnh về máy tính, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh.

Sinh thiết: Sau khi nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ đưa mẫu mô đến phân tích phòng thí nghiệm.

4. Đại tràng sigma ăn gì và kiêng gì?

Việc ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến việc phòng chống và điều trị bệnh viêm đại tràng sigma. Bởi một chế độ dinh dưỡng tốt góp phần quyết định đến quá trình phục hồi và ngăn ngừa bệnh quay trở lại. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị và tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh thì bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý.

4.1. Những thực phẩm người bệnh nên ăn

Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất đạm từ cá, sữa đậu nành, sữa không chứa lactose để tăng cường lượng đạm cần thiết cho cơ thể.

Khi ăn thịt nên sử dụng thịt ninh kỹ hoặc thịt xay nhỏ vo viên, điều này giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn, tránh dạ dày và đại tràng phải hoạt động nhiều.

Ăn nhiều hoa quả như: đu đủ chín, cam, xoài, bưởi… và rau xanh để bổ sung chất xơ cho cơ thể, tránh tình trạng táo bón.

Để giúp bệnh phục hồi nhanh, bạn có thể sử dụng nước ép trái cây giàu vitamin và khoáng chất như táo, ổi, quýt…

Có thể uống nước dừa để làm mềm phân và dịu niêm mạc dạ dày, giảm cơn đau.

Một số người bị viêm đại tràng sigma có hiện tượng tiêu chảy, nên ăn thức ăn có chứa nhiều chất cellulose như: khoai lang, khoai mì, đậu đen, rau muống, đậu nành hay sầu riêng…

Ngoài ra, khi chế biến nên hạn chế các món chiên xào, rán vì những món này khiến dạ dày tăng động, co bóp nhiều, khó hấp thụ hơn và dễ khiến tình trạng bệnh viêm đại trạng nặng thêm.

4.2. Những thực phẩm người bệnh nên kiêng ăn

Đồ tanh, sống, để lâu: người bệnh nên thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi để phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa. Một số đồ đồ tanh, lạnh, sống như: nem chua, gỏi, rau sống… thường có vi khuẩn có hại phát triển mạnh, sẽ làm giảm số lượng lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: các loại đồ ăn nhanh như: pate, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, món rán, chiên, xào, các loại nước sốt… là thực phẩm tuyệt đối nên tránh với người bệnh. Các loại thức ăn này gây ra hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, dễ gây tiêu chảy.

Thực phẩm chứa nhiều đường: sữa tươi, đồ ăn nhiều đường, mật ong, bánh kẹo ngọt, socola… là những thực phẩm người bệnh nên hạn chế, bởi chúng thường gây đầy bụng, khó tiêu.

Một số thực phẩm như: đậu quả, bông cải xanh, ngô, nấm hay hành củ cũng nên hạn chế sử dụng bởi chúng chứa chứa hàm lượng chất xơ cao dẫn đến tình trạng khó tiêu.

Những đồ uống có chứa cồn, gas, cafein… khiến người bệnh khó kiểm soát các triệu chứng của bệnh và còn làm cho bệnh nặng thêm. Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng, nếu không cần thiết có thể loại bỏ hoàn toàn để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

4.3. Một số thói quen ăn uống người bệnh nên thay đổi:

Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.

Tránh ăn đồ ăn lạ để không làm tăng nhiễm khuẩn đường ruột.

Ăn đúng giờ, đủ bữa, không nên bỏ bữa.

Không nên vừa ăn vừa xem phim để tránh nuốt nhiều không khí vào trong dạ dày gây chướng bụng đầy hơi.

Với mỗi nguyên nhân gây bệnh và thể trạng từng người, bác sĩ sẽ có những chỉ định biện pháp khác nhau. Thông thường để điều trị đại tràng Sigma, sử dụng thuốc tây vẫn là phương pháp được bác sĩ chỉ định nhiều nhất.

Một số nhóm thuốc hay được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này, có thể kể tới như:

Thuốc kháng sinh trị viêm nhiễm.

Thuốc giảm đau, hạ sốt trong trường hợp xuất hiện triệu chứng này.

Thuốc làm lành niêm mạc vết loét.

Thuốc tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch.

Trường hợp người bệnh dùng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng này.

6. Chế độ ăn cho người viêm đại tràng sigma mạn tính

Khi đã có phương pháp điều trị hợp lý thì việc ăn uống đầy đủ thành phần chất dinh dưỡng là điều quan trọng: – Người bệnh nên dùng đa dạng các loại thực phẩm như thịt, cá, sữa chua, sữa đậu tương… theo hàm lượng khoảng 1g/ kg/ ngày.

Một số lưu ý cho người viêm đại tràng

Bổ sung năng lượng tùy theo sức khỏe từng người, nhưng không nên thấp hoặc vượt quá nhiều: 30 – 35 Kcal/ kg/ ngày.

Chất béo: nên hạn chế không quá 15g/ ngày.

Uống đủ nước, muối khoáng và các vitamin.

Với người cao tuổi khi có dấu hiệu đau bụng, rối loạn tiêu hóa cần được khám sớm để xác định bệnh, tránh để bệnh trở thành mãn tính rất khó chữa.

Không nên tự ý chẩn đoán bệnh, không tự ý mua thuốc điều trị để tránh trường hợp sử dụng sai thuốc gây tác dụng phụ.

Kiên trì điều trị, tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ và không nên bỏ quên hoặc dùng thuốc không đều như bác sĩ chỉ định.

Người bệnh nên tập đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày và hình thành thói quen tốt này. Luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, hạn chế lo âu để tránh việc khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Tổng Quan Về Bệnh Ung Thư Đại Tràng Sigma

Ung thư đại tràng sigma (xích – ma) là tình trạng tế bào ung thư xuất hiện và phát triển xâm lấn ở niêm mạc đại tràng sigma. Ung thư đại tràng sigma là hậu quả của chứng viêm đại tràng, polyp đại tràng kéo dài mà không được điều trị đúng cách. Hiện nay, bệnh ung thư đại tràng sigma được chia thành 2 dạng cụ thể đó là:

– U đại tràng sigma lành tính: Hầu hết các ca u đại tràng sigma đều lành tính và đều có cách điều trị phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. U tràng sigma lành tính được hướng dẫn điều trị theo phác đồ bao gồm cả việc dùng thuốc theo đơn và phẫu thuật cắt u.

Tuy nhiên, u đại tràng sigma lành tính vẫn có nguy cơ để lại biến chứng nếu bệnh nhân không cải thiện chế độ dinh dưỡng, tinh thần và chất lượng cuộc sống. Bệnh u đại tràng sigma có thể tái phát khi bệnh nhân thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, ăn uống không điều độ,…

– U đại tràng sigma ác tính (ung thư): Là biến chứng từ các khối u đại tràng lành tính do điều trị không đúng cách hoặc điều trị không kịp thời. Bệnh ung thư đại tràng sigma có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ung thư đại tràng xích ma được điều trị kết hợp từ các phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để ngăn chặn tế bào ung thư lây lan. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần giữ được tinh thần lạc quan và cần được người thân chăm sóc, quan tâm.

II. Những điều cần biết về bệnh ung thư đại tràng sigma

Khi niêm mạc sigma xuất hiện các tế bào lạ, các mô cơ xung quanh nó sẽ bị tổn thương và nhanh chóng phát triển thành các khối ung thư. Ung thư đại tràng sigma được chia thành 4 giai đoạn cụ thể đó là:

Giai đoạn 1: Các khối u nhỏ như polyp xuất hiện tập trung tại đại tràng sigma và xâm lấn đến các vùng niêm mạc của đại tràng.

Giai đoạn 2: Hình thành các tổn thương và lan rộng đến niêm mạc đại tràng.

Giai đoạn 3, 4: Tế bào ung thư xâm lấn vào các hạch bạch huyết, di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể.

1. Nguyên nhân gây ung thư đại tràng sigma

Theo thống kê từ Viện Ung thư Quốc gia, Hoa Kỳ là đất nước có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại tràng sigma rất cao, đứng thứ 3 trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chưa tìm thấy nguyên nhân gây ung thư ruột kết cụ thể. Các nghiên cứu mới đây cũng chỉ chứng minh được rằng, sự phân chia bị lỗi của các DNA là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ruột kết.

Cụ thể, khi các DNA của một tế bào bị lỗi và trở thành tế bào ung thư thì các tế bào vẫn tiếp tục phân chia và tạo thành một khối u dựa trên sự phân chia của các tế bào không cần thiết. Theo thời gian, các tế bào ung thư phát triển xâm lấn và phá hủy các mô xung quanh, tạo nên hiện tượng tiền gửi (di căn) tại các vị trí lân cận. Hiện nay, bệnh ung thư đại tràng sigma được khái quát là từ các nguyên nhân sau:

– Di truyền đột biến gen làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng sigma:

Đột biến gen làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, nhưng các đột biến này chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Bệnh nhân rất khó tránh khỏi ung thư đại tràng sigma, nhưng tùy thuộc vào cơ địa và chế độ ăn uống, sinh hoạt mà bệnh có biểu hiện hoàn toàn khác nhau.

Ung thư đại tràng sigma do đột biến gen được chia thành các dạng cụ thể đó là:

Bệnh đa nang adenomatous (FAP): Là một dạng rối loạn của hàng nghìn polyp trong niêm mạc đại tràng và trực tràng rất hiếm gặp. Bệnh nhân mắc FAP không được điều trị có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng trước 40 tuổi.

– Chế độ ăn uống không đảm bảo làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết:

Các nghiên cứu tại Đại học Hoa Kỳ đã thực hiện trên một nhóm người trong độ tuổi trưởng thành và chỉ ra chế độ ăn kiêng kiểu Tây có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng sigma rất cao. Chế độ ăn kiêng của phương Tây thường tập trung bổ sung chất béo và hạn chế chất xơ.

Ngoài các nguyên nhân được kể trên, thì tác nhân gây ung thư đại tràng còn có thể là:

Thường xuyên sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, thức uống có gaz, caffein,…

Bệnh nhân có tiền sử với các bệnh về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, mắc bệnh Crohn, polyp đại tràng,…

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng,…

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư đại tràng sigma

Thường xuyên đau bụng, chướng bụng, đầy bụng.

Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón,…

Đại tiện có máu, nhầy hoặc phân cứng có màu đen.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện giảm cân đột ngột, ăn không ngon miệng, kiệt sức không rõ nguyên nhân.

Khi thường xuyên mắc phải các triệu chứng trên, các bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và kịp thời đưa ra giải pháp điều trị.

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại trà sigma

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng bao gồm:

– Người cao tuổi: Đa số bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng ung thư đại tràng đều trên 50 tuổi. Mặc dù chứng ung thư ruột già vẫn thường gặp ở những người trẻ tuổi, nhưng tỷ lệ không cao.

– Người Mỹ gốc Phi: Là đối tượng có khả năng mắc bệnh ung thư ruột kết cao hơn so với các chủng tộc khác.

– Người có tiền sử mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc polyp: Nếu bệnh nhân có tiền sử mắc chứng polyp tuyến thượng thận hoặc các ung thư đường tiêu hóa thì khả năng mắc bệnh ung thư đại tràng xích ma rất cao trong tương lai.

– Thường xuyên mắc bệnh viêm ruột: Đối tượng mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính, viêm loét đại tràng, Crohn cũng có khả năng mắc chứng ung thư đại tràng sigma rất cao.

– Ăn nhiều chất béo, ít chất xơ: Một số nghiên cứu đã chỉ ra, chế độ ăn uống có mối liên hệ trực tiếp đến tình trạng ung thư ruột già.

– Ít vận động: Nếu bạn không hoạt động thường xuyên thì rất có khả năng chứng ung thư ruột kết sẽ bùng phát. Các chuyên gia đầu ngành khuyến khích mỗi người nên có chế độ hoạt động phù hợp để làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.

– Bệnh nhân tiểu đường: Những người có cơ địa kháng insulin hoặc mắc bệnh tiểu đường thì cũng có khả năng mắc bệnh ung thư đại tràng sigma.

– Người bị béo phì: Tỷ lệ người mắc chứng béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng rất cao, chiếm khoảng 23% và có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.

– Người sử dụng thuốc lá: Khói thuốc lá có tác động trực tiếp đến phổi, gan và nghiêm trọng nhất là trực tràng.

– Xạ trị ung thư: Các liệu pháp xạ trị ung thư trước đó làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng sigma và trực tràng.

4. Biện pháp phòng ngừa và điều trị ung thư đại tràng sigma

– Bước 1: Khám sàng lọc ung thư đại tràng

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và khám sàng lọc ung thư, đặc biệt là đối với những người ở tuổi từ 50 trở lên hoặc những gia đình có người từng mắc bệnh ung thư đại tràng sigma. Mỗi sàng lọc tồn tại đều có những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy hãy lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ về vấn đề này ngay từ thời điểm ban đầu.

– Bước 2: Cải thiện lối sống lành mạnh

Bạn có thể duy trì thói quen tốt và cải thiện chế độ ăn uống của mình để làm giảm nguy cơ gây ung thư đại tràng bằng các bước sau:

Bổ sung đầy đủ rau xanh, trái cây và ngũ cốc. Các vitamin, khoáng chất và chất xơ trong nhóm thực phẩm này có khả năng ngăn ngừa tế bào oxy hóa, phòng chống bệnh ung thư.

Sử dụng rượu khoa học, nếu bạn biết cách sử dụng, rượu vẫn mang lại tác dụng điều hòa khí huyết cho cơ thể. Chỉ nên sử dụng ít hơn 1-2 ly rượu nhỏ mỗi ngày.

Nói không với thuốc lá chính là một bước bảo vệ sức khỏe đại tràng vô cùng quan trọng.

Luyện tập thể thao đều đặn vào các ngày trong tuần. Hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện thể thao, vận động cơ thể, chạy bộ hoặc đi bộ, hít thở không khí,…

Duy trì cân nặng cơ thể ở mức ổn định. Nếu bạn muốn giảm cân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn và bài tập phù hợp.

– Bước 3: Phòng chống ung thư đại tràng simag cho những người có nguy cơ cao

Hiện nay, y khoa đã nghiên cứu ra một số loại thuốc giúp ngăn chặn nguy cơ ung thư đại tràng hoặc làm giảm triệu chứng polyp tiền ung thư. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ được áp dụng theo đơn, nên bệnh nhân hãy hỏi bác sĩ về vấn đề này.

Bệnh Viêm Đại Tràng Sigma Điều Trị Như Thế Nào ?

Đại tràng sigma là nơi lưu giữ chất thải cuối cùng trước khi được tống ra ngoài, với vị trí này rất dễ bị nhiễm trùng gây viêm do ngộ độc thức ăn, rối loạn thần kinh thực vật hoặc do nhiễm trùng từ hậu môn trực tràng gây nên bệnh viêm đại tràng sigma. Khi phát bệnh sẽ gây nên một số triệu chứng bao gồm:

Buồn nôn, nôn mửa

Sốt nhẹ hoặc sốt cao do viêm

Đau thắt bụng dưới, cơn đau đau lan lên phía trên đau dữ dội kéo dài

Phân có lẫn nhiều chất nhầy và máu

Cơ thể suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu máu

Táo bón xen kẽ tiêu chảy làm bệnh nhân khó khăn khi đi đại tiện

Đặc biệt nguy hiểm đó là trong trường hợp nặng bệnh nhân thậm chí có xu hướng tự tử do bị kích thích thần kinh, gây trầm cảm.

Chẩn đoán phát hiện viêm đại tràng sigma

Thông qua các dấu hiệu bên ngoài chưa thể khẳng định chắc chắn được bệnh viêm đại tràng sigma. Các bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số chẩn đoán xét nghiệm khác để biết chính xác bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số xét nghiệm dùng chuẩn đoán viêm đại tràng bao gồm:

Xét nghiệm máu: Biết được huyết thanh học, số lượng máu, bảng chuyển hóa toàn diện của bệnh.

Phương pháp nội soi hoặc sinh thiết để phát hiện các đặc trưng của bệnh bao gồm chất niêm mạc hồng ban bất thường, quan sát viêm loét hay không, kích thước vùng viêm nhiễm.

Chụp X- quang vùng bụng

Kiểm tra hố barium tương phản

Cách điều trị bệnh viêm đại tràng Sigma hiện nay

Đối với dạng viêm đại tràng sigma thì việc điều trị được bác sĩ sử dụng nhiều nhất hiện nay là dùng thuốc tây y. Trường hợp dùng thuốc ức chế viêm nhiễm tại đại tràng sigma các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ để kết hợp thuốc với nhau triệt tiêu các triệu chứng do bệnh gây ra. Một số nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định bao gồm:

Thuốc kháng sinh trị viêm nhiễm

Thuốc giảm đau, hạ sốt trong trường hợp xuất hiện triệu chứng này

Thuốc làm lành niêm mạc vết loét

Thuốc tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch

Việc phối hợp dùng thuốc trị viêm đại tràng Sigma muốn có hiệu quả tốt, thì người bệnh cần phối hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Điều này là bắt buộc thực hiện nếu muốn bệnh khỏi nhanh và đồng thời còn giúp phòng bệnh tái phát. Hãy xem một số cách điều trị hỗ trợ từ sinh hoạt, ăn uống cho bệnh nhân bị viêm đại tràng Sigma cần nắm rõ bao gồm:

Người bệnh có thể uống nước dừa nhằm làm mềm phân và làm dịu niêm mạc dạ dày giảm cơn đau, hoặc uống nước ép táo để bổ sung chất sắt và phốt pho tốt cho đại tràng.

2/ Tránh dùng một số thực phẩm

Thực phẩm cần được loại trừ khỏi chế độ ăn cho người bị viêm đại tràng Sigma nếu không muốn bệnh nặng hơn bao gồm: là đường trắng, bánh mì trắng và các sản phẩm bột mì trắng, thực phẩm có nhiều gia vị, thực phẩm có muối cao, trà mạnh, cà phê và đồ uống có cồn và thực phẩm nấu trong chảo nhôm.v.v..

4/ Lưu ý một số thói quen khác

Bệnh nhân nên đi đại tiện cùng một giờ mỗi ngày, hãy dành ra 10 đến 15 phút để hình thành thói quen tốt này.

Uống hai ly nước điều đầu tiên vào buổi sáng sẽ kích thích sự vận động ruột bình thường.

Có thể dùng thuốc tẩy giun nếu không có chuyển động ruột.

Hạn chế căng thẳng thần kinh gây co thắt ruột đại tràng, hãy sống vui vẻ, hạn chế áp lực từ công việc.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, GĐ chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết: “Ngay cả những loại thuốc được dùng để điều trị viêm đại tràng hiện nay đa phần cũng không thể điều trị tận gốc bệnh lý này do không có thành phần dược tính mạnh. Bệnh nhân hay bị tái phát sau một thời gian điều trị.

Vì vậy, để chữa khỏi dứt điểm viêm đại tràng chỉ với các loại thuốc thông thường hay các phương pháp bổ trợ là điều khá khó khăn. Đồng thời, phương pháp này chỉ dành cho người bệnh ở mức độ nhẹ. Đối với người bệnh mãn tính cần sử dụng thuốc đặc trị tác động đến tận căn nguyên gốc rễ.”

Phương pháp Đông y chữa viêm đại tràng mang lại hiệu quả cao

Để có thể khắc phục viêm đại tràng một cách hiệu quả, ngăn ngừa tái phát, bác sĩ Tuyết Lan khuyên người bệnh nên tìm đến phương pháp của Đông y. Lý do là bởi: Theo quan niệm của Đông y, nguyên tắc điều trị viêm đại tràng cần tập chung vào vấn đề cốt lõi gây bệnh để từ đó khắc phục.

Khi đã làm được điều này thì các triệu chứng cũng sẽ dần thuyên giảm theo. Ngoài ra, nếu căn nguyên đã được loại bỏ thì bệnh cũng sẽ không thể tái phát. Vì vậy mà mang lại hiệu quả bền vững hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc và công sức cho người bệnh.

Một trong những bài thuốc được chuyên gia đánh giá cao và thường được bác sĩ Tuyết Lan ứng dụng chữa cho bệnh nhân là Tiêu thực Phục tràng hoàn của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc Đông y đánh bay viêm đại tràng hiệu quả

Tiêu thực phục tràng hoàn là bài thuốc được bào chế dựa trên đơn thuốc bí truyền của người Tày. Thành phần dược liệu sạch, đạt chuẩn GACP – WHO. Đặc biệt có 3 cây thuốc đặc trị – bí quyết của riêng người Tày là cây Cháp phe, cây Án mật, cây Si lung. Nhờ đó đem lại hiệu quả toàn diện, triệt để hơn bao giờ hết.

Bài thuốc là thành công của đề án nghiên cứu “Chữa viêm đại tràng cấp và mãn tính bằng thảo dược Đông y” của Trung tâm Thuốc dân tộc – đơn vị đi đầu về y học cổ truyền tại Việt Nam, với sự tham gia của những chuyên gia đầu ngành.

Tiêu thực Phục tràng hoàn chữa bệnh tuân theo nguyên tắc “biện chứng luận trị”, kết hợp trong ngoài của Đông y dựa trên cơ chế tích hợp 4 trong 1.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, Tiêu thực Phục tràng hoàn giúp phục hồi chức năng đại tràng, trị các chứng đau bụng, tiêu chảy, phân sống, táo bón, đi ngoài nhiều lần, chướng bụng, đầy hơi. Đồng thời tác động ổn định tiêu hóa, tái tạo niêm mạc đại tràng.

Qua nhiều năm đưa vào ứng dụng bài thuốc đã giúp hàng nghìn người bệnh thoát khỏi viêm đau dạ dày và nhận được những phản hồi rất tích cực.

Kết quả khảo sát của chuyên mục trên 500 người bệnh viêm đại tràng điều trị bằng Tiêu thực Phục tràng hoàn cho thấy:

386 người (77,2%) hết hoàn toàn các triệu chứng, sức đề kháng được cải thiện dưới 60 ngày dùng thuốc

74 người (14,8%) giảm triệu chứng, tăng đề kháng sau 60 ngày dùng thuốc

40 ngươi (4%) đạt hiệu quả chậm do bệnh quá nặng hoặc nhờn thuốc do điều trị bằng nhiều phương pháp trước đó.

Bài thuốc này cũng từng được Thạc sĩ – Bác sĩ Tuyết Lan giới thiệu và chia sẻ trong chương trình VTV2 Sống khỏe mỗi ngày.

Chị Lê Thị Tuyền – Bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính lâu năm không khỏi, nhờ cơ duyên gặp gỡ bác sĩ Tuyết Lan trong buổi chia sẻ của VTV2 Sống khỏe mỗi ngày đã tìm được liệu trình thích hợp và thoát khỏi căn bệnh này chỉ sau gần 3 tháng điều trị.

Tiêu thực Phục tràng hoàn có hiệu quả điều trị bệnh cao là điều không thể phủ nhân. Điều đó đã được minh chứng từ nhiều năm nay. Nếu đang muốn chữa viêm đại tràng sigma, bạn có thể tham khảo giải pháp này.

Lưu ý: Tham khảo ý kiến và tư vấn từ chuyên gia trước khi quyết định để có liệu trình trị bệnh thích hợp.

Viêm đại tràng sigma là một căn bệnh viêm nhiễm có nhiều tác hại tới cơ thể như gây biến chứng thủng đại tràng, ung thư đại tràng lúc này việc điều trị không chỉ là dùng thuốc mà người bệnh có nguy cơ phải tiến hành phẫu thuật điều trị, vừa tốn kém lại đe dọa tới sức khỏe. Chính vì vậy ngay khi quan sát thấy các biểu hiện bất thường cần tới bệnh viện khám chuẩn đoán càng sớm càng tốt trị dứt điểm bệnh, bảo vệ sức khỏe của mình.

XEM THÊM MỘT SỐ BÀI LIÊN QUAN:

Bệnh Án K Đại Tràng Sigma, Tuần 4, Đoàn Nguyễn Nhật Tín, Tổ 8, Y2009A, Niên Học 2014

I. Phần hành chánh: Họ tên BN: Phạm Thị Hồng Y. tuổi: 48 Giới tính: nữ Địa chỉ (địa phương): Quận 10 Ngày nhập viện: 5/2/2023 Khoa: Ngoại TQ

II. Lý do nhập viện: đau bụng

IV.Tiền căn: Bản thân:Gai cột sống, sỏi thận đã điều trị khỏi Ngoại khoa: chưa ghi nhận tiền căn ngoại khoa Không đi khám sức khỏe định kì Gia đình : chưa ghi nhận bất thường, không ai trong gia đình bị ung thư đại trực tràng hay bệnh lý đa polyp

V. Khám: Tổng quát: BN tỉnh, tiếp xúc tốt Sinh hiệu: mạch 84l/ph – T=370C NT 20l/ph – Ha 120/80 Thể trạng gầy (BMI=15) Da niêm nhạt, kết mạc mắt không vàng Tuyến giáp không to Hạch ngoại vi không sờ chạm, không phù Ngực: Ngực cân đối, di động đều theo nhịp thở, không co kéo cơ hô hấp phụ, không sẹo mổ cũ, không dấu sao mạch, không tuần hoàn bàng hệ. Rung thanh đều 2 bên, không điểm đau khu trú thành ngực Phổi trong, không rale Mỏm tim ở khoang liên sườn V đường trung đòn (T), không rung miêu, không ổ đập bất thường T1,T2 đều rõ. Bụng: Bụng cân đối, di động theo nhịp thở, không tuần hoàn bàng hệ, không sẹo mổ cũ Bụng chướng nhẹ, chướng ngoại vi nhiều hơn chướng trung tâm, ấn đau nhẹ HC(T), sờ thấy 1 khối u ở ¼ bụng dưới trái, kích thước 4x5cm, bề mặt lổm nhổm, không di động, mật độ chắc, ấn đau nhẹ. Gan lách không sờ chạm Nhu động ruột 5l/ph Toucher Rectal: Quan sát bên ngoài: không có sang thương nào. Cơ vòng HM co thắt tốt, trong lòng TT không sờ chạm sang thương, bóng trực tràng trống Rút găng có máu bầm theo găng

BN từ chối thăm âm đạo

Các cơ quan khác:Chưa ghi nhận bất thườngVI. Đặt vấn đề: BN nữ, 48 tuổi, NV vì đau bụng – Khối u vùng bụng trái lổm nhổm 4×5 cm, phát hiện 2 tháng

– Hội chứng bán tắc: Đau bụng quặn cơn khắp bụng, đau nhiều HCT Bụng chướng nhẹ, chướng ngoại vi Đi cầu khó, 1-2 ngày mới đi được Gas (+) – Sụt cân 8kg/ 2 tháng – Toucher rectal: bóng trực tràng trống, có máu theo găng

VII. Chẩn đoán sơ bộ: Bán tắc ruột do K đại tràng trái/ Thiếu máu mạnVIII. Chẩn đoán phân biệt: Bán tắc ruột do K đại tràng Sigma Bán tắc ruột do u buồng trứng chèn ép đại tràng Bán tắc ruột do u xơ tử cung dưới thanh mạc có cuống chèn ép đại tràng U hạch mạc treo Lymphoma

IX. Đề nghị CLS: – CTM, Ion đồ, Chức năng đông máu, TPTNT – Sinh hóa máu: AST, ALT, Ure, Creatinine, Protein, Albumin – Anti HIV, HbsAg – CA 19-9, CEA – XQ bụng không sửa soạn, Siêu âm bụng, Nội soi đại tràng bấm sinh thiết làm GPB, CT Scan/ MRI bụng chậu

Chức năng đông máu: trong giới hạn bình thường

TPTNT: trong giới hạn bình thường

Sinh hóa máu: Ure 3.3 Creatinin 53 Glucose 4.3 AST 15 ALT 22 Protein total 64 (66 – 87) Albumin 38 (40 – 55)

Ion đồ: trong giới hạn bình thường

Miễn dịch: HbsAg 4229.43 Reactive Anti HIV: âm tính CA 19-9 11.94 (0 – 37) CEA 6.44 (0 – 5)

CT Scan: Vùng đại tràng T có mass đậm độ mô, kích thước 44 x 47 mm, đoạn dài 73 mm, tăng quang vừa sau tiêm cản quang, xâm lấn mỡ chung quanh và hạch mạc treo. Vài hạch lân cận và sau phúc mạc dmax = 14 mm KL: – U đại tràng (T), xâm lấn mỡ chung quanh / Hạch lân cận và sau phúc mạc, phân độ CT: T4a N2 M0. – Nhân xơ tử cung Nội soi đại tràng:Đại tràng Sigma có bướu chồi sùi, kích thước lớn, chiếm hết 2/3 lòng đại tràng, có hoại tử trung tâm. KL: K đại tràng Sigma

Giải phẫu bệnh: Carcinôm tuyến dạng nhú, biệt hóa cao

XI. Chẩn đoán xác định:Bán tắc ruột do Ung thư đại tràng Sigma T4a N2 M0/ Thiếu máu thiếu sắt mạn tính mức độ nhẹ

XII. Hướng điều trị:Điều trị nội, chuẩn bị ruột, lên lịch mổ chương trình cắt đại tràng Sigma 1 thì – Điều trị nội khoa: Nhịn ăn hoàn toàn, bù nước và điện giải Đặt sonde mũi dạ dày Uống bổ sung Sắt – Acid Folic Theo dõi tình trạng chướng bụng, đau bụng, đi tiêu, trung tiện trong 48h, nếu các triệu chứng giảm rõ thì lên lịch mổ chương trình, nếu không đáp ứng thì mổ cấp cứu giải áp đưa đại tràng trái ra làm HMNT, rồi nối đại trực tràng sau.

– Mổ chương trình cắt đại tràng Sigma: Nếu mở bụng thấy chưa di căn xa, khối u có thê cắt được thì cắt đoạn đại tràng Sigma theo quy tắc mạch máu, kẹp cắt ĐM- TM đại tràng Sigma, nạo hạch theo giai đoạn, Hạ đại tràng trái- nối đại trực tràng tận tận 1 thì. Đặt dẫn lưu dự phòng.