Bệnh Học Yêu Thống / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Những Thông Tin Y Học Về Triệu Chứng Lupus Ban Đỏ Hệ Thống

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể. Cũng như trong các bệnh tự miễn khác, hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô của cơ thể, gây viêm và hủy hoại mô.

Lupus ban đỏ hệ thống gây nguy hiểm nhiều nhất cho tim, các khớp, da, phổi, các mạch máu, gan, thận, và hệ thần kinh. Quá trình phát triển bệnh rất khó đoán trước, có những giai đoạn bị ốm xen kẽ với những giai đoạn phục hồi. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ nhiều hơn gấp 9 lần ở đàn ông, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 15 đến 50, và phổ biến hơn ở những người không có nguồn gốc châu Âu.

Lupus ban đỏ hệ thống có thể điều trị được bằng cách điều trị các triệu chứng của bệnh, chủ yếu bằng các corticosteroid và các chất ức chế miễn dịch; nhưng chưa có biện pháp chữa trị triệt để nào. Lupus ban đỏ hệ thống có thể nguy hiểm chết người, nhưng với những tiến bộ trong y học hiện nay, tử vong đang trở nên hiếm hơn.

Những triệu chứng phổ biến của lupus ban đỏ hệ thống:

Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh có các triệu chứng giống và dễ bị nhầm với các bệnh khác. Bệnh này là một ví dụ điển hình trong chẩn đoán phân biệt, bởi vì các triệu chứng của nó rất khác nhau và xuất hiện không lường trước được. Vì thế bệnh rất khó chẩn đoán, nhiều người phải chịu đựng những triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống mà không rõ nguyên nhân và không được điều trị đúng trong nhiều năm.

Những triệu chứng ban đầu và kéo dài phổ biến bao gồm sốt, khó ở, đau khớp, mỏi cơ, mệt mỏi, và mất khả năng nhận thức tạm thời. Bởi vì các triệu chứng này cũng thường thấy ở những bệnh khác, chúng không phải là những tiêu chí chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, với một số biểu hiện ở những bộ phận sau đây bạn sẽ có một chút gợi ý nào đó về căn bệnh này.

Biểu hiện về da liễu Khoảng 30.5% bệnh nhân có các triệu chứng về da liễu (và 65% có các triệu chứng đó trong một thời điểm nào đó), với khoảng 30% từ 50% bị triệu chứng điển hình của bệnh là phát ban má. Một số có thể bị vảy nến màu đỏ và dày trên da (gọi là lupus dạng đĩa). Rụng tóc; loét miệng, mũi và âm đạo; và các thương tổn trên da cũng là những dấu hiệu có thể xuất hiện.

Biểu hiện về cơ xương Triệu chứng được khám nhiều nhất là đau khớp, những khớp nhỏ ở tay và cổ tay thường bị ảnh hưởng nhất, mặc dù tất cả các khớp đều có nguy cơ. Không giống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp trong lupus ít gây tàn tật và thường không gây hủy hoại trầm trọng cho khớp. Ít hơn 10% bệnh nhân viêm khớp lupus bị biến dạng bàn tay và bàn chân. Bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống cũng có nguy cơ bị lao xương khớp.

Biểu hiện về tim Bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có thể bị viêm các phần khác nhau ở tim, ví dụ như viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, và viêm màng trong tim. Viêm màng trong tim ở bệnh này thuộc dạng không viêm nhiễm điển hình và có thể ở van hai lá hoặc van ba lá. Xơ vữa động mạch cũng biểu hiện nhiều hơn và tiến triển nhanh hơn ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.

Biểu hiện về phổi Viêm phổi và màng phổi có thể gây ra bệnh viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phổi lupus, bệnh xơ cứng khe phổi mãn tính, tăng huyết áp phổi, nghẽn mạch phổi, xuất huyết phổi, và hội chứng co phổi.

Biểu hiện về thận Huyết niệu (có máu trong nước tiểu) hoặc protein niệu (có protein trong nước tiểu) là dấu hiệu về thận duy nhất. Việc hủy hoại thận cấp tính hoặc mãn tính có thể phát triển viêm thận lupus, dẫn tới suy thận cấp tính hoặc giai đoạn cuối. Nếu chẩn đoán ra và điều trị sớm lupus ban đỏ hệ thống thì suy thận giai đoạn cuối chỉ xảy ra ở ít hơn 5% các ca bệnh.

Dấu hiệu xác nhận về mô học của bệnh lupus ban đỏ là viêm cầu thận màng với hình ảnh bất thường có dạng “vòng dây”. Hình ảnh đó là do ứ đọng các phức hợp miễn dịch dọc theo lớp màng nền cầu thận, tạo ra hình ảnh hạt điển hình khi xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang.

Biểu hiện thần kinh – tâm thần mà bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống mắc phải nhiều nhất là đau đầu, mặc dù vậy, người ta còn đang tranh cãi việc có loại đau đầu lupus đặc hiệu riêng không và có phương pháp tiếp cận tối ưu đối với đau đầu ở lupus ban đỏ hệ thống hay không.

Các biểu hiện thần kinh – tâm thần phổ biến khác là sa sút trí tuệ, rối loạn tính khí, các bệnh về mạch máu não, động kinh, bệnh đa dây thần kinh, rối loạn lo âu, và loạn tâm thần. Có thể xuất hiện hội chứng tăng huyết áp trong sọ nhưng rất hiếm, với đặc điểm là áp suất trong sọ tăng cao, phù gai thị, sưng đầu dây thần kinh thị giác, và đau đầu và đôi khi bị liệt nhẹ dây thần kinh vận nhãn ngoài, không có những tổn thương chiếm không gian trong sọ hoặc tâm thất nở rộng, và các thành phần huyết học và chất hóa học trong dịch não tủy đều bình thường.

Theo Hyluflex.com

Truyện: Ép Yêu 100 Ngày

Chương 895: Yêu là tác thành, không phải chiếm hữu (15)

Lực cầm tay nắm cửa của Lục Bán Thành tăng thêm một chút, qua mấy giây, hắn liền đẩy cửa đi vào thư phòng.

Mãi đến giờ ăn trưa, Lục Bán Thành mới đi ra khỏi thư phòng.

Lúc đi vào phòng ăn, hắn liếc nhìn Hứa Ôn Noãn một cái, lại ngồi bên cạnh cha hắn.

Cơm trưa có rất nhiều món, mẹ Lục ăn rất nhiều, lúc ăn cơm cũng không dừng nói chuyện với Hứa Ôn Noãn.

Cha Lục thỉnh thoảng sẽ xen vào vài câu, Lục Bán Thành luôn nói nhiều nhưng cũng trả lời ông vài câu về mấy chuyện làm ăn, cũng không nói gì nhiều.

Mấy ngày trước hắn vừa mới làm phẫu thuật nên không muốn ăn gì, chỉ gắp vài đũa lại thôi.

Lúc bảo mẫu múc canh, thấy Lục Bán Thành không ăn liền cau mày hỏi: “Thiếu gia, sao cậu ăn ít vậy, không hợp khẩu vị sao?”

Lục Bán Thành cười cười lắc đầu, còn chưa nói, bảo mẫu đã nhìn chằm chằm Lục Bán Thành thật cẩn thận, lại nói: “Thiếu gia, hình như dạo này cậu gầy đi rất nhiều, sắc mặt cũng rất tệ, không khỏe ở đâu sao?”

Bảo mẫu vừa nói thế, mẹ Lục liền nhìn con trai thật kỹ: “Tiểu Thái không nói mẹ còn không phát hiện, thật sự rất gầy nhà, A Thành, gần đây con bị bệnh sao?”

Lục Bán Thành nhận canh xong, lại uống một hớp mới ừ đại một tiếng, sau đó mới nói: “Mấy ngày trước con bị cảm.”

“Khám bệnh chưa? Bây giờ sao rồi?” Cha Lục nói.

Tất cả mọi người đều dồn sự chú ý lên người Lục Bán Thành, Hứa Ôn Noãn cũng không nhịn được mở mắt nhìn lướt qua thân thể của hắn.

So với lúc trước cô đến cửa tìm hắn, thật sự là gầy đi rất nhiều, sắc mặt trắng xám như là bị bệnh.

Lục Bán Thành mơ hồ cảm nhận được ánh mắt của Hứa Ôn Noãn, liền nhẹ nhàng quay đầu nhìn cô.

Hứa Ôn Noãn nhìn thấy tầm mắt của hắn hướng về phía mình liền cúi đầu bới cơm.

Thì ra chỉ là ảo giác thôi,.. Lục Bán Thành nhìn chằm chằm đỉnh đầu Hứa Ôn Noãn mấy lần mới thu lại tầm mắt, trả lời cha hắn: “Con khám bác sĩ rồi, không có gì.”

. . . . . .

Ăn cơm xong, Lục Bán Thành chơi cờ với Cha Lục.

Hứa Ôn Noãn lại tiếp tục nói chuyện với mẹ của Lục Bán Thành xong liền đi lên trên phòng ngủ của hắn.

Sau giờ ngọ mùa hạ, sau khi ăn uống no đủ xong sẽ cảm thấy mệt rã rời, Hứa Ôn Noãn ngồi trên ghế salon chơi điện thoại di động, liền buồn ngủ.

Ngủ như không ngủ, cô mơ hồ cảm giác được trong phòng có người mở cửa ra.

Cô cho rằng đó chỉ là ảo giác, không quá để ý, mãi đến khi cô bóng người chạm vào đỉnh đầu của mình, cô đột nhiên thức tỉnh, nhìn thấy khuôn mặt của Lục Bán Thành có chút gần mình, cô nhảy lên khỏi ghế salon theo phản xạ, liên tục lùi về phía sau vài bước, kéo dài khoảng cách của cô và hắn, cô mới bình tĩnh lại.

Hắn nhìn thấy cô ngủ trên ghế salon nên khoác cho cô một cái chăn sao?

Hứa Ôn Noãn hiểu lầm Lục Bán Thành nên ngớ ra một hồi, động môi hai lần cuối cùng cũng không nói được gì.

Lục Bán Thành cúi đầu, liếc nhìn chăn trong tay mình, lại ném chăn lên giường như chưa từng xảy ra chuyện gì, bình tĩnh nói: “Thức rồi thì chúng ta về thôi?”

Hứa Ôn Noãn không lên tiếng, chỉ gật đầu hai cái.

Bệnh Gút (Thống Phong) Là Gì?

Tác giả: Giang Lê, Tham vấn y khoa: BS. Huỳnh Ngọc Diễm.

Tìm hiểu chung

Bệnh gút (bệnh gout, thống phong) là bệnh gì?

Bệnh gút hay còn gọi là bệnh gout, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp. Đặc trưng của bệnh gút những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường rất hiếm.

Mặc dù bệnh có thể gây khó chịu và thậm chí làm bạn bị stress và mất ngủ trong thời gian dài do đây là bệnh mãn tính, gút vẫn có thể chữa trị được và bạn có thể phòng tránh bệnh tái phát dễ dàng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút là gì?

Các giai đoạn của bệnh gút là gì?

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

◊ Giai đoạn 1. Ở giai đoạn này, mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gút. Bạn có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi họ bị bệnh sỏi thận. ◊ Giai đoạn 2. Ở giai đoạn này, nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, bạn sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng. ◊ Giai đoạn 3. Ở giai đoạn 3 này, các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp. Đây là giai đoạn sẽ xuất hiện các khối chất nổi dưới da. Tình trạng này sẽ làm bạn bị đau nghiêm trọng hơn và thể phá hủy sụn.

Hầu hết người bị bệnh gút chỉ mắc 1 hoặc 2 giai đoạn, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn thấy đau khớp bất thình lình và dữ dội, bạn cần đi khám ngay. Mặc dù điều trị gút không quá khó khăn nhưng chẩn đoán chậm có thể làm bệnh diễn tiến nặng hơn và dẫn tới tổn thương khớp vĩnh viễn. Ngoài ra, bạn phải đi cấp cứu ngay nếu bị sốt kèm đau và sưng tấy khớp, để loại trù viêm khớp do nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?

Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong thận khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể. Chúng sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với những bệnh nhân bị gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

Nguyên nhân nào làm cho axit uric tăng cao trong cơ thể?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do bạn thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm chứa purine. Purine là chất có sẵn trong cơ thể, nhưng một số thực phẩm cũng chứa nhiều chất này. Bạn càng ăn nhiều purine, bạn càng có nguy cơ cao mắc bệnh gout. Khi mắc bệnh gút, cơn đau cấp có thể xuất hiện nếu bạn bị thương, mắc bệnh cấp tính, phẫu thuật, ăn quá nhiều thức ăn hoặc uống rượu.

Nguy cơ mắc bệnh

Những ai thường mắc phải bệnh gút (thống phong)?

Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30-50 tuổi thường mắc bệnh này nhiều hơn trong khi phụ nữ là trong giai đoạn sau mãn kinh. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút (thống phong)?

Bên cạnh nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là ăn nhiều thực phẩm chứa purine, còn rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, như: * Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản; * Tuổi tác và giới tính. Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi * Uống nhiều bia trong thời gian dài; * Béo phì; * Có người nhà từng bị gút. Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh gout, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này. * Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật. * Tăng cân quá mức; * Tăng huyết áp; * Chức năng thận bất thường; * Sử dụng một số loại thuốc nhất định. Một số loại thuốc bạn đang dùng có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong thể, chẳng hạn như: o Aspirin. Thuốc giảm đau này sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric nếu bạn uống thường xuyên 1-2 viên mỗi ngày. o Thuốc lợi tiểu o Thuốc hóa trị liệu o Các loại thuốc có thể làm giảm hệ miễn dịch như cyclosporine. * Tiền sử mắc một số bệnh nhu tiểu đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, huyết áp cao. * Mất nước. Nếu thiếu nước, cơ thể khó loại bỏ axit uric qua nước tiểu, do đó làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh gút (thống phong)? Bệnh gout thường rất khó để chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng gần giống với các bệnh khác. Bạn có mức axit uric cao không có nghĩa là đã mắc bệnh gout.

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán từ bệnh sử và khám lâm sàng. Ngoài ra, các bác sĩ có thể làm xét nghiệm đo nồng độ acid uric trong máu nhưng xét nghiệm này có thể không đáng tin cậy, vì không phải ai có nồng độ acid uric trong máu cao cũng bị gút. Cách chắc chắn nhất để chẩn đoán bệnh gút chọc hút dịch khớp. Phương pháp này sử dụng kim lấy chất dịch từ khớp. Chất dịch này được kiểm tra xem liệu có chứa các tinh thể axit uric hay không. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể tiến hành một số xét nghiệm khác để đảm bảo kết quả chẩn đoán như: * Phân tích chất lỏng hoạt dịch; * Thử máu. Xét nghiệm nhằn giúp bác sĩ xác định lượng axit uric có cao hay không. * Chụp X-quang khớp; * Siêu âm khớp * Chụp CT.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh gút (thống phong)?

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), như indomethacin và naproxen để giảm đau cho bạn khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng Corticosteroids, một loại kháng viêm mạnh để điều trị. Loại corticosteroid phổ biến nhất là thuốc prednisone. Bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng colchicine nếu NSAIDs và Corticosteroids không có tác dụng. Bạn nên sử dụng thuốc càng sớm càng tốt khi cơn đau bất ngờ xảy ra. Sau khi bạn uống thuốc, cơn đau thường sẽ biến mất trong vòng 12 giờ. Để ngăn ngừa các cơn đau nghiêm trọng tái phát trong tương lai, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc uống hằng ngày như allopurinol hoặc probenecid. Các loại thuốc này sẽ giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn.

Những biến chứng nào có thể xảy ra nếu bạn không dùng thuốc trị gout?

Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Thực tế, bệnh này không thể gây ra các vấn đề sức khỏe sau: * U cục tophi. Bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn. * Tồn thương khớp. Nếu người bệnh không dúng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thươn vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác. * Sỏi thận. Nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể axit uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn trong thận. Điều này sẽ gây ra sỏi thận.

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gút (thống phong)?

Bệnh gout nên ăn gì?

Chữa Bệnh Lupus Ban Đỏ Hệ Thống

Bệnh không rõ nguyên nhân trong đó các mô và tế bào trải qua tổn thương trung gian bởi các phức hợp miễn dịch và tự kháng thể gắn ở mô. Di truyền, môi trường, và các yếu tố nội tiết có vai trò quan trọng trong bệnh sinh. Tăng hoạt động tế bào T và B, sản xuất các tự kháng thể đặc hiệu với yếu tố quyết định kháng nguyên nhân, và các bất thường chức năng tế bào T xảy ra.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Các đặc điểm thường gặp gồm:

* Thể chất-mệt mỏi, sốt, khó ở, sụt cân * Da-nổi ban (đặc biệt ban hình cánh bướm ở má), mẫn cảm với ánh nắng, viêm mạch, rụng tóc, loét miệng * Viêm khớp-viêm, cân đối, không bào mòn * Huyết học-thiếu máu (có thể tan máu), giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, bệnh hạch bạnh huyết, lách to, huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch * Tim phổi-viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm màng trong tim. Bệnh nhân cũng tăng nguy cơ nhồi máu có tim do xơ vữa động mạch được gia tốc. * Viêm thận-phân loại chủ yếu theo mô học (Bảng 319-2, trang 2727, HPIM-18) * Tiêu hóa-viêm phúc mạc, viêm mạch * Thần kinh-hội chứng não hữu cơ, co giật, rối loạn tâm thần, viêm não

Bệnh lupus do thuốc

Hình ảnh lâm sàng và miễn dịch tương tự như lupus ban đỏ hệ thống tự phát có thể gây ra do thuốc; đặc biệt: Procainamid, Hydralazin, Isoniazid, Chlorpromazin, Methyldopa, Minocyclin, các thuốc kháng TNF. Biểu hiện chủ yếu ở thể tạng, khớp, và màng tim-màng phổi; bệnh của thận và hệ thần kinh trung ương là hiếm gặp. Tất cả bệnh nhân có kháng thể kháng nhân (ANA); kháng thể kháng histon có thể có, nhưng kháng thể kháng dsDNA và giảm bổ thể máu là không thường gặp. Hầu hết bệnh nhân được cải thiện sau khi ngừng thuốc.

Bệnh sử và thăm khám

Sự hiện diện của kháng thể kháng nhân là một đặc điểm cốt yếu, nhưng nếu chỉ (+) thì không đặc hiệu cho lupus ban đỏ hệ thống. Xét nghiệm đánh giá nên gồm: công thức máu, tốc độ máu lắng, kháng thể kháng nhân và các dưới nhóm (kháng thể kháng dsDNA, ssDNA, Sm, Ro, La, histon), nồng độ bổ thể (C3, C4, CH50), các globulin miễn dịch huyết thanh, kháng thể giang mai, PT, PTT, kháng thể kháng cardiolipin, chất chống đông lupus, phân tích nước tiểu.

Chụp x-quang thích hợp

Điện tâm đồ

Xem xét làm sinh thiết thận nếu có bằng chứng của viêm cầu thận

Khi từ 4 tiêu chuẩn trở lên (Bảng 319-3, trang 2728, HPIM-18).

ĐIỀU TRỊ Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Lựa chọn điều trị dựa vào kiểu và mức độ nặng của biểu hiện bệnh. Mục tiêu nhằm kiểm soát các biểu hiện cấp tính, nặng của bệnh và xây dựng các chiến lược bảo tồn mà ở đó các triệu chứng bị ngăn chặn ở mức có thể chấp nhận được. Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào (1) hoặc bệnh đe dọa tính mạng hoặc có khả năng gây tổn thương cơ quan; (2) hoặc các biểu hiện bệnh có thể phục hồi; và (3) cách tiếp cận tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng của bệnh và điều trị (Ảnh 319-2, trang 2729, và Bảng 319-5, trang 2732, HPIM-18).

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN CHO BỆNH KHÔNG ĐE DỌA TÍNH MẠNG

NSAIDs (Ibuprofen 400-800 mg x 3-4 lần/ngày). Phải xem xét biến chứng thận, tiêu hóa và tim mạch.

Thuốc chống sốt rét (Hydroxychloroquin 400 mg/ngày)-có thể cải thiện các biểu hiện về thể chất, da, khớp. Đánh giá về mắt trước và trong khi dùng thuốc để loại trừ độc tính ở mắt.

Belimumab (10 mg/kg đường tĩnh mạch vào các tuần 0, 2, 4 sau đó dùng hàng tháng). Thuốc ức chế kích thích đặc hiệu tế bào lympho B không nên dùng ở lupus ban đỏ hệ thống nặng như viêm thận hoặc bệnh của hệ thần kinh trung ương và hạn chế với bệnh hoạt động nhẹ đến vừa.

ĐIỀU TRỊ LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG ĐE DỌA TÍNH MẠNG

Glucocorticoid toàn thân.

Các thuốc gây độc tế bào/ức chế miễn dịch-cùng với Glucocorticoid để điều trị lupus ban đỏ hệ thống nặng.

1. Cyclophosphamid-liều 500-750 mg/m2 tĩnh mạch × 6 tháng sau đó bảo tồn với Mycophenolat mofetil hoặc Azathioprin. Các nghiên cứu của châu Au cho thấy Cyclophosphamid 500 mg x 6 liều mỗi 2 tuần có thể có hiệu quả, nhưng vẫn chưa rõ liệu những dữ liệu này có áp dụng cho Hoa Kỳ hay không.

2. Mycophenolat mofetil-2-3 g/ngày; có hiệu quả trong hạn chế viêm thận. Một tỉ lệ cao hơn bệnh nhân da đen đáp ứng với Myco-phenolate mofetil khi so sánh với Cyclophosphamid.

3. Azathioprin-có thể có hiệu quả nhưng đáp ứng chậm