Bệnh Gout Kiêng Ăn Cá Gì / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bệnh Gút (Gout) Kiêng Ăn Cá Gì

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá có chứa lượng lớn đạm và nhiều acid amin cao. Đặc biệt, hàm lượng đạm trong cá rất dễ hấp thu và tiêu hóa hơn đạm động vật. Bên cạnh đó, trong cá còn chứa thành phần DHA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh và tế bào não.

Chính nhờ những lợi ích tuyệt vời từ cá mà nhiều nhà dinh dưỡng học trên thế giới khuyên bệnh nhân nên thường xuyên sử dụng cá, ít nhất 1 – 2 lần trong tuần để giúp rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu chứng minh, những người bị rối loạn về chảy máu, đặc biệt là bệnh Gout nên hạn chế ăn cá.

Tại sao người bệnh Gout nên hạn chế ăn cá

Như đã đề cập ở trên, cá mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, người bị bệnh Gout nên hạn chế sử dụng chúng trong khẩu phần ăn hàng ngày nếu không muốn bệnh chuyển nặng. Bởi theo các bác sĩ khoa xương khớp, cá chứa hàm lượng purin cao mà bệnh Gout hình thành là do sự chuyển hóa purin trong cơ thể bị rối loạn gây ra.

Việc dung nạp quá nhiều cá, nhất là các loại cá có cơ thịt đỏ sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng phức tạp hơn. Chính vì vậy, người mắc bệnh Gout trong thời kỳ phát tác cấp tính tuyệt đối không nên ăn cá. Người bệnh chỉ ăn cá khi bệnh bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm nhưng với định lượng thấp. Bệnh nhân có thể lựa chọn một số loại cá cơ thịt trắng ít purin như:

Người bị Gout kiêng ăn cá gì

Người bị bệnh nên kiêng ăn một số loại cá sau đây để giúp kiểm soát và khắc phục bệnh.

1. Cá mòi Cá mòi hay còn gọi với tên khoa học là Sardinella tawilis. Là một loại cá sống trong môi trường nước ngọt. Thịt cá chứa nhiều dinh dưỡng như acid béo omega – 3, vitamin D, selenium, canxi, vitamin B12, protein,… Nhờ chứa thành phần dinh dưỡng và phong phú, cá mòi có những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm người bệnh Gout nên tránh. Bởi chúng chứa hàm lượng purin khá cao, từ 480 – 460 mg acid uric/ 100 gram.

2. Cá trích cơm Cá trích cơm là một chi trong các loại cá béo cỡ nhỏ thuộc họ cá trích Clupeidae. Loại cáy này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Chúng không những giúp bảo vệ tim mạch, làm sáng da, sáng mắt mà còn giúp ngăn ngừa ung thư, cải thiện triệu chứng một số bệnh.

Tuy nhiên, hàm lượng purin chứa trong cá trích cơm thường khá cao, cao hơn cả cá mòi. Cụ thể 100g cá trích cơm sẽ có 804 mg purin chuyển hóa thành acid uric và 795,6 Mg/MJ. Do đó, để giúp bệnh mau khỏi và ngăn ngừa chuyển biến xấu, người bị bệnh Gout nên loại bỏ loại cá này ra khỏi khẩu phần ăn.

3. Cá cơm Về phương diện dinh dưỡng, cá cơm chứa nhiều thành phần dưỡng chất rất cơ lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại thực phẩm này có hàm lượng purin khá cao, có khoảng 239 mg trong 100 g cá cơm. Do đó, người bị bệnh Gout nên hạn chế ăn cá cơm để giảm thiểu tình trạng đau nhức do bệnh gây ra. Tốt nhất, chỉ nên ăn 1 – 2 lần với liều lượng nhỏ mỗi tuần.

Ngoài các loại cá nêu trên, bệnh nhân cũng nên kiêng các loại cá sau:

Có thể thấy, một chế độ ăn bổ sung cá có thể giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là bệnh Gout người bệnh nên hạn chế sử dụng. Bởi cá có thể làm tăng nguy cơ khiến Gout chuyển sang mãn tính, gây khó khăn trong việc điều trị về sau.

Bệnh Gout Nên Kiêng Ăn Gì?

Bệnh gout là một trong những căn bệnh mang đến rất nhiều những nguy hiểm cho người mắc bệnh. Bệnh này mang đến sự nguy hiểm và nhiều biến chứng đe dọa đến cuộc sống của con người. Chúng khiến cho con người phải chịu những đau đớn, gặp khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt cũng trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy mà khi phát hiện mình bị mắc bệnh thì cần tìm được phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất.

Những nguy hiểm mà bệnh gout mang lại cho con người

Trước hết để có thể biết được bệnh gout nên kiêng ăn gì, chúng ta cần tìm hiểu những nguy hại mà căn bệnh này có thể gây ra cho cuộc sống của con người.

· Sinh hoạt bị đảo lộn:

Các cơn đau tới thường xuyên hơn, làm cho bạn mất giấc ngủ. Mất ngủ dẫn đến một loạt những vấn đề như mệt mỏi, căng thẳng , stress, hay tâm trạng thay đổi cũng là những nguyên nhân làm cho bệnh gút có xu hướng nặng lên

Những cơn đau gút thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng tới việc đi lại, làm việc nhà, hay sinh hoạt hàng ngày. Gây teo cơ, hay tiêu xương dẫn đến thương tật vĩnh viễn.

Tophi là kết quả của việc lắng đọng của tinh thể urat xuất hiện ở dưới da trong giai đoạn gút mạn tính. Tophi thường xuất hiện ở cánh tay, chân, khủy tay, hay mắt cá chân và tai, nặng dần chúng có thể phá hủy khớp của con người.

· Sự phá hủy khớp

Nếu bệnh gút không được kịp thời ngăn chăn và điều trị , cường độ các cơn đau ngày càng tăng lên và thường xuyên hơn , do vậy những khớp có thể bị phá hủy nhanh chóng hơn, gây nên nhiều căn bệnh hơn nữa.

· Hải sản các loại như : tôm, cua, ốc, sò, hến…

· Các loại thịt có màu đỏ bên ngoài như : thịt trâu, bò, ngựa, hay thịt dê…

· Phủ tạng động vật điển hình như : lưỡi, lòng, hay tim, gan, thận, óc…

· Trứng gia cầm nói chung, đặc biệt là các loại trứng đang phát triển , hình thành phôi như trứng vịt lộn, hay cút lộn …

· Kiêng tất cả những loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, hay măng tây, nấm, giá,

· Không ăn đêm, ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho chức năng gan

· Giảm các thực phẩm có chứa giàu chất béo như : mỡ, da động vật, hay thức ăn chiên, quay, hay thực phẩm chế biến với các chất béo no như: mì tôm, hay thức ăn nhanh.

· Tuyệt đối không được uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : rượu, bia, hay cơm rượu,…

· Hạn chế những đồ uống có ga, nước uống ngọt có chứa nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, đây cũng là một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

· Giảm các loại đồ uống có vị chua như : nước cam, chanh, hay nước trái cây giàu vitamin C vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận , đồng thời tăng nguy cơ sỏi thận.

Bệnh Gout Kiêng Ăn Rau Gì ?

Trong điều trị bệnh gout (bệnh gút), chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc kiêng cữ các thực phẩm từ động vật, người bệnh gout cũng cần kiêng ăn một số loại rau.

Nguồn cung cấp purine cho cơ thể tới từ các thực phẩm ăn hàng ngày, không chỉ thực phẩm từ động vật ( thịt bò, nội tạng động vật,…) mà một số thực phẩm từ thực vật cũng có hàm lượng purine rất cao. Do đó, người có nguy cơ mắc bệnh gout (acid uric máu cao) và người đã mắc bệnh gout, bên cạnh việc kiêng cữ thực phẩm có hàm lượng purine cao từ động vật thì cần kiêng cữ những loại rau sau:

Đậu Hà Lan

Đậu hà lan là loại thực phẩm rất quen thuốc hiện nay, nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng bởi nó cung cấp lượng lớn vitamin C, K1, B, acid folic…tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trong đậu hà lan lại có chứa các thành phần làm kích hoạt các protein, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Mà khi lượng protein được chuyển hóa mạnh sẽ càng sinh ra nhiều acid uric hơn, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là tái phát dù đã chữa khỏi bệnh. Chính vì thế khi đang mắc bệnh thì bạn cần tránh sử dụng thực phẩm này.

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu hũ, tương…)

Đậu nành và các chế phẩm được làm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ… mặc dù cực tốt cho sức khỏe con người thế nhưng chúng lại chứa nhiều đạm và dễ dàng gây tổn thương đến các đầu khớp nối với nhau trong cơ thể, gây ra cảm giác tê dại, đau nhức, nếu để lâu bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Giá đỗ

Giá đỗ là thực phẩm cực giàu dinh dưỡng, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin khác nhau như vitamin B1, B2, C, E, các amino acid, protein, khoáng chất…tốt cho sức khỏe. Nhưng với người bị bệnh gout thì nên tránh xa giá đỗ bởi giá đỗ có chứa rất nhiều protein (ta gọi là đạm thực vật), nên có nhiều nhân purin – là thủ phạm gây ra bệnh gout. Vì vậy ở những người mà đang mắc bệnh mà tiếp tục ăn sẽ càng làm tăng nồng độ acid uric, khiến tinh thể urate lắng đọng nhiều hơn tại xương khớp, người bệnh sẽ thường xuyên phải gánh chịu những cơn đau nhức nghiêm trọng.

Nấm

Nấm cũng là thực phẩm giàu chất đạm hơn nhiều so với các loại rau của quả khác, vì thế đối với những người bị bệnh gout thì không hề có lợi bởi khi bạn ăn nhiều nấm sẽ làm tăng các triệu chứng bệnh gout, khiến cho các chỉ số AU trong máu tăng cao, các triệu chứng bệnh cũng sẽ phát triển nặng hơn. Người đang trong giai đoạn điều trị mà ăn nấm sẽ khó chữa khỏi, thời gian điều trị lâu, thậm chí còn dễ tái phát sau điều trị.

Măng tây

Không chỉ giá đỗ, dọc mùng, đậu hà lan mà người bị gout cũng không nên ăn măng tây khi đang bị gout. Măng tay được xếp vào nhóm thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh, mặc dù có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, giúp chống lão hóa và ngừa ung thư…nhưng nó lại chứa thành phần nhân purin cực kỳ cao, thậm chí là cao ở mức ngất ngửng (150mg/100g thực phẩm) khiến cho bệnh gout tiến triển mạnh hơn, vì thế bạn tuyệt đối không được ăn thực phẩm này.

Dọc mùng (bạc hà)

Dọc mùng hay còn gọi là rau bạc hà, là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích trong bữa ăn, thường dùng để nấu canh chua. Dọc mùng cực kỳ giàu dinh dưỡng như vitamin B2, PP, C, bột đường, kali, magie, sắt, canxi, protein…rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh gout thì lại khác, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều sẽ làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu khó kiểm soát hơn, thậm chí acid uric còn dễ kết tinh lại với nhau tạo nên các khối u tophi tại các khớp, khiến bệnh nhân thấy đau nhiều hơn, khớp sưng tấy hơn, vì thế bạn không nên ăn loại rau này.

Lời kết

Nếu Quý vị còn thắc mắc gì về bệnh chế độ dinh dưỡng của bệnh gout, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của Y Khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn Miễn phí – 0967888943

Đặc biệt, nếu Quý vị có nhu cầu khám và điều trị bệnh gout, xin vui lòng đăng ký trước để được ThS. BS Vũ Thịnh với nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh gout thăm khám và điều trị trực tiếp – Điện thoại đặt hẹn: (028) 62675991

Bệnh (Gout) Gút Có Được Ăn Cá Hồi Không? Nên Ăn Những Loại Cá Gì?

Cá hồi là món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn với nhiều người. Nhưng người bệnh gout có được ăn cá hồi không? Ăn thế nào cho đúng cách vẫn là thắc mắc của nhiều người.

1. Giá trị dinh dưỡng trong cá hồi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bởi trong cá hồi có chứa hàm lượng axit béo Omega – 3 cao, giàu protein, vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin D, kali,… Đây đều là những chất có lợi giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa một số bệnh tật. Cụ thể:

– Hàm lượng Omega – 3 có trong cá hồi sẽ giúp giảm viêm, ngăn ngừa nguy cơ tim mạch, huyết áp

– Giàu vitamin và khoáng chất tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.

– Tăng cường sức khỏe, bảo vệ mắt

– Tốt cho hệ xương khớp

– Hỗ trợ giảm cân

– Cải thiện não bộ và các bệnh rối loạn thần kinh

– Giúp da chắc khỏe, ngăn ngừa ung thư

Ngoài ra, cá hồi còn giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm, cải thiện giấc ngủ, trị bệnh thiếu chú ý và tăng động ở trẻ em.

Cá hồi là thực phẩm giàu dinh dưỡng được các chuyên gia khuyên dùng, tuy nhiên với hàm lượng đạm cao liệu người bệnh gút có ăn được cá hồi?

2. Bệnh gout có ăn được cá hồi không?

Nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, các chuyên gia khuyên người bệnh gout nên hạn chế ăn cá hồi. Nếu ăn, chỉ nên dùng với lượng < 100g/ngày và không nên sử dụng thường xuyên. Bởi, mặc dù có chứa nhiều chất dinh dưỡng như omega-3, vitamin B, A, D nhưng cá hồi cũng chứa một lượng đạm có nhân purin nhất định. Khi ăn nhiều cá hồi sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, khả năng đào thải kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi để muối urat tích tụ ở khớp gây ra cơn đau gút cấp tính.

3. Bệnh gout nên ăn những loại cá gì? 3.1. Các loại cá nên ăn

Người bệnh gút vẫn có thể ăn được những loại cá ít nhân purin là các loại cá có thịt trắng chủ yếu sống ở sông. Cá sông có hàm lượng purin thường dưới 100mg như cá diêu hồng, cá hồi, cá quả, cá trắm cỏ, cá rô, cá chép… Tuy nhiên, mặc dù ăn được thì người bệnh vẫn phải chú ý sử dụng với lượng vừa phải và chế biến đúng cách.

3.2. Các loại cá không nên ăn

Người bệnh gút nên kiêng các loại cá giàu đạm có nhân purin cao nhất là cá biển. Một số loài cá có chứa lượng purin từ 150 – 825 mg purin/100g cá, không nên ăn bao gồm: cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá mòi, cá trích, cá tuyết…

Nếu sử dụng các loại cá này, cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành axit uric từ đó làm bệnh gút ngày nặng.

3.3. Chế biến cá cho người bệnh gout

Thức ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho người bệnh gút. Bởi vậy, khi chế biến cá, thay vì rán hãy nướng hoặc hấp cá.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người bệnh gút chỉ nên ăn cá tối đa 2 lần/tuần.

Purin được tìm thấy trong thịt cá nhưng không có trong dầu cá. Chính vì vậy, người bệnh vẫn có thể dùng viên dầu cá để bổ sung các vi chất cần thiết.

Nên kết hợp ăn cá với các loại rau xanh để tăng khả năng đào thải axit uric và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

4. Một số lưu ý dành cho người bệnh gút

Ngoài việc chú ý ăn uống như: hạn chế ăn thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật… người bệnh gút cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Bổ sung các thực phẩm chứa ít nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, sữa, pho mát, rau quả như bắp cải, bông cải xanh, lê, táo, kiwi…

– Vận động, thể dục thể thao thường xuyên

– Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, căng thẳng… để không làm các cơn đau nghiêm trọng hơn.

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc bệnh gút có ăn được cá hồi không chính là có nhưng chỉ nên ăn hạn chế với liều lượng vừa phải. Thay vào đó, người bệnh có thể ăn các loại cá thịt trắng như bài viết đã đề cập. Ngoài ra, cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để hạn chế cơn đau gout.

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Bệnh Gout Cần Kiêng Thức Ăn Gì ?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh gout. Để điều trị hiệu quả bệnh gout, người bệnh cần kiêng cữ một số loại thực phẩm sau đây. 1. Về chế độ ăn – Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như:

Các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…

Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…

Hải sản các loại: Tôm, cua, ốc, cá biển…

Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…

Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

Không ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan (Gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric).

– Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như:

Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…, Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…

Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…

Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ…

Giảm các thực phẩm giàu chất béo như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.

2. Về đồ uống

Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu,…

Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gout.

Giảm các đồ uống có tính toan (có vị chua) như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.

Bên cạnh đó, người bệnh gout cũng cần thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý như sau:

Không nên để cơ thể bị lạnh: Không tắm khuya, không để nhiệt độ phòng quá lạnh,…

Lưu ý không để xảy ra các chấn thương tại các vị trí khớp bàn ngón chân, cổ chân, đầu gối.

Không thức khuya.

Lời kết

Nếu Quý vị có thắc mắc gì về bệnh gout, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của Y Khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn Miễn phí – 0967888943

Đặc biệt, nếu Quý vị có nhu cầu khám và điều trị bệnh gout, xin vui lòng đăng ký trước để được ThS. BS Vũ Thịnh với nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh gout thăm khám và điều trị trực tiếp – Điện thoại đặt hẹn: (028) 62675991