Bệnh Giời Leo Có Kiêng Gì Không / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bị Giời Leo Có Cần Kiêng Nước, Kiêng Gió Không?

Bệnh giời leo mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không có chế độ kiêng cữ phù hợp trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, những thắc mắc như bị giời leo có cần kiêng nước không, có được tắm không hay có cần kiêng gió không… đều đều được người bệnh quan tâm tìm hiểu.

Bệnh giời leo là hiện tượng nổi các chùm bóng nước nhỏ trên da kèm theo tình trạng đau nhức, bỏng rát khó chịu ở khu vực tổn thương. Bệnh do virus Herper zoster gây ra. Ban đầu chúng tấn công vào cơ thể và gây ra bệnh thủy đậu trước. Nhiều năm sau đó, virus vẫn có khả năng sống trong cơ thể ở trạng thái ngủ và tái hoạt động trở lại. Chúng làm tổn thương dây thần kinh cũng như vùng da bao bọc bên ngoài nơi virus Herper zoster trú ngụ.

Về cơ bản, giời leo là một bệnh lành tính, không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát tốt, virus có thể gây đau dây thần kinh kéo dài trong nhiều năm, cùng với đó là nhiều biến chứng nguy hiểm khác như bội nhiễm vi khuẩn, liệt mặt, suy giảm thính giác và thị lực nếu bị giời leo ở mặt.

Song song với quá trình điều trị bệnh, việc chăm sóc da và có chế độ kiêng cữ đúng cách sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc ức chế sự phát triển của virus và đẩy nhanh thời gian lành bệnh.

Bị giời leo có cần kiêng nước không?

Nguy hiểm hơn, thói quen kiêng cữ phản khoa học này còn khiến người bệnh có nguy cơ bị bội nhiễm, đau dây thần kinh kéo dài cùng nhiều biến chứng nặng nề khác.

Như vậy, người bị giời leo không cần phải kiêng nước. Người bệnh được khuyên nên thường xuyên vệ sinh da cho khu vực bị bệnh và tắm rửa giặt giũ mỗi ngày ít nhất 1 lần để đảm bảo cơ thể luôn sạch sẽ. Điều quan trọng là sau khi tiếp xúc với nước, cần dùng khăn mềm thấm khô khu vực da bị tổn thương trước khi mặc quần áo.

Việc tắm rửa cũng cần phải đúng cách và đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

Không dùng nước xối mạnh vào khu vực tổn thương khiến mụn nước bị vỡ.

Sử dụng nước mát hoặc nước có độ ấm vừa phải để tắm rửa. Nước quá nóng hay quá lạnh đều có thể gây kích ứng da, làm tăng cảm giác đau rát khó chịu.

Có thể dùng sữa tắm, dầu gội hoặc sữa rửa mặt nhưng nên chọn loại ít kiềm dịu nhẹ cho da. Tránh dùng loại chứa chất tẩy, chất tạo màu, tạo mùi.

Không kỳ cọ mạnh hoặc lấy khăn tắm chà sát lên vùng da bị giời leo.

Sử dụng khăn tắm và chậu riêng. Không giặt quần áo chung với người khác khiến mầm bệnh lây lan.

Sau khi tắm rửa xong, có thể thoa kem hay thuốc bác sĩ kê đơn sẽ giúp thuốc nhanh thẩm thấu vào da và phát huy được hiệu quả tốt hơn.

Bị giời leo có cần kiêng gió không?

Ngoài việc phải kiêng nước, dân gian còn quan niệm người bệnh phải kiêng cả gió. Chính vì vậy, khi bị bệnh nhiều người tự cách ly mình trong không gian kín, không giám bật quạt hoặc mặc quần áo dài tay để tránh gió.

Tuy nhiên, điều này chẳng những không giúp ích được gì cho quá trình điều trị. Ngược lại, trong điều kiện thời tiết nóng nực cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi khiến khu vực tổn thương bị ẩm ướt, nhiễm trùng.

Người bị giời leo vẫn có thể ra ngoài làm việc bình thường. Khi tới những nơi có gió lùa mạnh chỉ cần chú ý mọc một lớp áo mỏng che chắn cho da là được chứ không phải kiêng gió hoàn toàn.

Người bị bệnh giời leo cần kiêng gì?

Việc kiêng cữ đúng cách sẽ giúp đảm bảo cho quá trình hồi phục tổn thương được nhanh chóng, đồng thời nâng cao hiệu quả của phương pháp điều trị giời leo bạn đang áp dụng. Thực tế những thứ bạn cần kiêng không chỉ có thực phẩm mà ngay cả những thói quen sinh hoạt hàng ngày không phù hợp cũng cần phải tránh. Cụ thể như sau:

1. Kiêng các thực phẩm gây bất lợi cho bệnh

Khi bị giời leo bạn nên kiêng ăn các thực phẩm sau:

– Thức ăn chứa nhiều Arginine

Arginine là một loại Acid Amin không thể thiếu cho quá trình tạo ra Ure tại gan, duy trì sự cân bằng của nồng độ Amoniac trong máu. Chất này được tìm thấy trong Protein của hầu hết sinh vật sống. Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh giời leo phát triển một cách nhanh chóng gây ra các tổn thương nghiêm trọng trên da và khiến bệnh tình diễn biến phức tạp hơn.

Nhóm thức phẩm chứa nhiều protein nhất phải kể đến:

Nếu bạn không muốn bệnh giời leo phát triển nặng hơn thì tốt nhất nên tạm thời loại bỏ các thực phẩm trên ra khỏi thực đơn, ít nhất là cho đến khi các triệu chứng bệnh dứt hẳn. Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, Lysine và có đặc tính kháng virus, chống viêm tự nhiên. Chẳng hạn như: Cam, tía tô, tỏi, rau xanh, nghệ, cá ngừ, cá hồi…

– Các sản phẩm ngũ cốc đã qua quá trình tinh chế:

Ngũ cốc tinh chế đã trải qua một quá trình chiết tách, tinh luyện nên không còn giữ được nguyên vẹn thành phần dinh dưỡng vốn có. Thêm vào đó, chúng có hàm lượng đường khá cao. Khi sử dụng nhiều sẽ làm tăng đường trong máu, làm chậm lại dòng máu lưu thông đến tổn thương, từ đó ức chế quá trình hồi phục của tổn thương viêm nhiễm trên da. Vì vậy khi bị giời leo bạn cũng nên kiêng ăn các loại ngũ cốc tinh chế, bao gồm:

– Thức ăn nhanh, đồ hộp:

Nhóm thực phẩm này thường chứa nhiều dầu mỡ, muối, đường và thậm chí là các chất bảo quản độc hại. Chúng không chỉ nghèo nàn về giá trị dinh dưỡng mà còn làm chậm quá trình hồi phục phát ban, tổn thương do giời leo gây ra.

– Các món chiên:

Các món chiên nói riêng và đồ béo nói chung đều không tốt cho người bị giời leo. Sử dụng nhóm thực phẩm này quá nhiều trong thực đơn có thể đẩy mạnh phản ứng viêm nhiễm trên da, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

2. Bị giời leo nên kiêng uống rượu bia

Chất cồn trong bia rượu có thể gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể, làm hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả trước sự tấn công của virus gây bệnh giời leo, từ đó kéo dài thời gian điều trị bệnh.

Hơn nữa, lạm dụng rượu bia cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Bạn nên nói không với bia rượu ngay cả khi bệnh giời leo đã được chữa lành.

3. Tránh tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa

Người bị giời leo tiếp xúc trực tiếp với hóa chất công nghiệp, chất tẩy rửa như thuốc tây, nước rửa chén, xà phòng có thể khiến tổn thương trên da bị kích ứng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nếu bạn có cơ địa quá mẫn, việc tiếp xúc với hóa chất có thể tạo ra các phản ứng mạnh của hệ miễn dịch làm tình trạng viêm nhiễm trên da tăng nặng và có khả năng gây biến chứng cao.

4. Kiêng gãi

Gãi là một trong những hành động tối kỵ khi bị giời leo. Mặc dù có thể giúp bạn nhanh chóng dập tắt cơn ngứa ngáy khó chịu trên da nhưng khi dùng tay chạm vào da, vi khuẩn có thể từ móng tay xâm nhập vào tổn thương gây bội nhiễm vi khuẩn. Cùng với đó, việc cào gãi quá mạnh cũng khiến da bị trầy xước, chảy máu và lở loét rất nguy hiểm.

Nếu cơn ngứa khiến bạn khó chịu, xem xét sử dụng các biện pháp giảm ngứa an toàn hơn cho da như tắm nước mát, chườm lạnh hoặc sử dụng thuốc kháng histamin theo đơn bác sĩ.

5. Kiêng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi bị giời leo

Ánh nắng mặt trời gay gắt có thể làm tăng cảm giác đau rát, khó chịu trên da. Tia cực tím có trong ánh nắng thậm chí còn gây tổn hại đến lớp màng lipid bảo vệ da, đồng thời làm tăng sắc tố da. Điều này không chỉ khiến tổn thương do giời leo trở nên nghiêm trọng hơn mà còn khiến da bạn bị thâm đen, bị sẹo xấu sau khi lành lại.

Đây chính là lý do mà người bị giời leo được khuyên nên hạn chế đi ra ngoài nắng nếu không có công việc cấp thiết.

6. Tránh đến khu vực bị ô nhiễm, có nhiều bụi bẩn

Những nơi này ẩn chứa nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… Chúng có thể tấn công trực tiếp vào da và làm bệnh giời leo bùng phát mạnh hơn.

Chính vì vậy, khi bị giời leo bạn nên tránh xa môi trường ô nhiễm, có nhiều khói bụi. Chú ý thường xuyên lau chùi, vệ sinh môi trường sống quanh nhà , phòng ngủ để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh.

7. Không sử dụng thuốc bữa bãi

Để điều trị giời leo, thay vì đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo đơn thì nhiều bệnh nhân lại áp dụng các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian nhằm khắc phục bệnh tại nhà. Chẳng hạn như nhai đắp đậu xanh, đắp rau sam, bôi mật ong…

Mặc dù đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu song hầu hết các mẹo trên đều được áp dụng theo đường truyền miệng, chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả. Việc tự chữa trị bệnh tại nhà trong khi chưa biết rõ mức độ bệnh tình của mình có thể khiến bệnh tình của bạn không được kiểm soát tốt, thậm chí có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.

Đến đây thì thắc mắc bị giời leo có cần kiêng nước, kiêng gió không đã được làm sáng tỏ. Người bệnh vẫn có thể tiếp xúc với nước và gió như bình thường. Tuy nhiên cần đảm bảo giữ cho da luôn khô ráo, lau khô người ngay khi tắm rửa và che chắn cho da khi đến những nơi có gió mạnh để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tổn thương trên da.

Bệnh Giời Leo Có Lây Không?

30-09-2009

Loại bệnh gây nên những nốt sần đỏ, chảy nước xuất hiện ở mặt, tay, đùi… Dân gian gọi chứng bệnh này là giời leo, giời leo (hay Zone) là 1 bệnh có biểu hiện ngoài da do virus gây ra với triệu chứng chính là hồng ban – bóng nước ở một bên cơ thể kèm theo cảm giác đau rát nhiều.

Bệnh chỉ xảy ra ở những người đã từng bị thủy đậu. Nếu trẻ em được chủng ngừa thủy đậu từ nhỏ, chúng sẽ không bị thủy đậu và do đó sẽ không lo bị Zona về sau. Trên 10% bệnh nhân bị thủy đậu lúc nhỏ sẽ mắc phải Zona khi về già, thường trên 65 tuổi. Các đối tượng sau đây thường dễ bị Zona:

– 50% nguời già = 80 tuổi

– 50% người được ghép thận hay ghép tủy xương,

– Người bị nhiễm HIV/AIDS hay bị ung thư các loại, không kể tuổi.

– Người đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, các thuốc loại Corticoids lâu ngày để điều trị suyễn, viêm khớp…

2. Bệnh Zona có lây không? Zona là một bệnh không lây. Tuy nhiên người chưa từng bị thủy đậu hay chưa chủng ngừa thủy đậu có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với bệnh nhân Zona.

Virus gây Zona là một virus thuộc gia đình nhóm herpes, cũng là loại virus gây thủy đậu, có tên là varicella – zoster virus. Do đó người ta còn gọi Zona bằng một tên khác là herpes zoster.

Zona không phải là một bệnh nhiễm trùng mà đúng hơn nó là một sự bùng phát thứ cấp của virus gây thủy đậu. Một số virus gây thủy đậu tồn tại trong cơ thể bệnh nhân dưới dạng bất hoạt trong tế bào thần kinh gần tủy sống trong nhiều năm. Chúng bị kềm giữ bởi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Sau đó, khi gặp điều kiện thuận lợi, virus sẽ “thức dậy ” trở thành dạng hoạt động, di chuyển dọc theo lộ trình thần kinh ra da. Trên đường di chuyển, virus gây tổn thương dọc sợi thần kinh. Hậu quả là bệnh nhân Zona bị nổi hồng ban cùng cảm giác rất đau đớn.

Varicella – zoster virus ( VZV ) chỉ gây thủy đậu và Zona.

Đầu tiên, bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, châm chích hay đau rát như bị phỏng ngoài da. Sau vài ngày, tại vị trí đau rát xuất hiện 1 hồng ban sưng phù. Trên nền hồng ban này sẽ có nhiều chùm mụn nước, bóng nước và hạch bạch huyết vùng lân cận có thể sưng to.

Hồng ban thường xuất hiện như một băng hay một dải, ở một bên cơ thể và thường có ở mặt ngực, bụng, lưng, tứ chi. Vị trí xuất hiện một bên của hồng ban – bóng nước kèm cảm giác đau rát nhiều là một triệu chứng đặc trưng của Zona. Nếu sang thương Zona xuất hiện ở vùng trán, virus có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng cho bệnh nhân dẫn đến mù lòa.

Ở một số bệnh nhân già yếu hay bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, sang thương Zona có thể xuất hiện ở hai bên cơ thể. Trong vòng 1 – 2 tuần sau khi xuất hiện, các bóng nước vỡ ra, khô đi, đóng mày và không còn virus nữa. Một trường hợp bị Zona điển hình chỉ kéo dài khoảng 1 tháng, tuy nhiên cảm giác đau do Varicella – zoster virus gây ra có thể tồn tại kéo dài nhiều tháng hay nhiều nămsau. Bệnh nhân bị chứng đau sau Zona.

** Đau nhức thần kinh sau Zona

– Là hiện tượng bệnh nhân vẫn còn cảm giác bị đau nhức dai dẳng nơi vùng da bị Zona dù thương tổn ngoài da đã lành. Đây là hậu quả do Varicella – zoster virus gây tổn hại sợi thần kinh trong quá trình di chuyển ra da để gây bệnh.

– Bệnh nhân có cảm giác như bị phỏng, rát và đau nhói rất nhiều ở vùng da đã bị Zona.

– Sự đau nhức này có thể kéo dài nhiều tháng hay có khi nhiều năm sau khi bệnh Zona đã khỏi. Càng lớn tuổi, bệnh nhân càng dễ bị biến chứng này và thường bị mất ngủ, suy sụp tinh thần do không thể chịu đựng được cơn đau. Theo thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân Zona bị biến chứng đau nhức thần kinh sau Zona, trong đó có :

+ 1/4 bệnh nhân trên 55 tuổi.

+ 2/4 bệnh nhân trên 60 tuổi.

+ 3/4 bệnh nhân trên 70 tuổi.

– Điều trị chủ yếu là giảm đau, giảm cảm giác khó chịu, làm lành các bóng nước và ngăn chặn bệnh lan rộng.

– Việc điều trị sớm trong vòng 2 – 3 ngày sau khi hồng ban xuất hiện sẽ giảm thiểu mức độ trầm trọng của bệnh và có thể giảm nguy cơ bị đau sau Zona. Riêng bệnh nhân bị Zona vùng mặt , trán cần được chữa trị ngay để tránh biến chứng mù loà.

– Thuốc điều trị chính là các thuốc kháng virus : Acyclovir ( Zovirax ), Famcyclovir

(Famvir) hay Valacyclovir (Valtrex) được dùng 3 đến 5 lần mỗi ngày trong 7 đến 10 ngày tùy theo từng loại thuốc.

+ Prednisone có thể được dùng để kháng viêm.

+ Thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm liều thấp có thể được dùng để điều trị các cơn đau. Trường hợp bệnh nhân đau nhiều có thể được chỉ định phong bế thần kinh.

B. Đau nhức thần kinh sau Zona

– Không dùng thuốc kháng virus vì VZV không còn.

– Không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là giảm cơn đau.

– Các thuốc giảm đau thông thường như : Paracetamol, Nor-amidopyrine… không có tác dụng.

– Các thuốc thường được chỉ định là : thuốc có Opioids, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh hay thuốc dán tại chổ có Lidocaine.

BS. LÊ ĐỨC THỌ – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh Giời Leo Kiêng Ăn Gì Cho Nhanh Khỏi Bệnh?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Phạm Bích Ngọc – Bác sĩ Bệnh viện da liễu Hà Nội

Trong bài viết này, VietSkin sẽ chia sẻ với bạn đọc những loại thực phẩm cần hạn chế, thậm chí là loại bỏ hẳn khỏi thực đơn trong khi điều trị bệnh giời leo.

1. Bệnh giời leo kiêng ăn gì? 1.1. Thực phẩm giàu Arginine

Arginine là một loại acid amin có trong protein của hầu hết các động vật. Bình thường, thực phẩm giàu Arginine rất có lợi cho sức khỏe, với công dụng tăng cường sức đề kháng và thậm chí là tăng cường sinh lý ở nam giới. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh giời leo thì chất này lại không hề tốt.

Arginine tham gia vào quá trình tạo Ure ở gan, tăng cường thải độc gan, điều hòa nồng độ Amoniac trong máu, tăng cường thải độc qua nước tiểu. Chính vì thế, đôi khi độc tố cũng được kích thích bài tiết qua da một cách mạnh mẽ. Hậu quả là da bị giời leo phản ứng mạnh với chất độc, vết tổn thương ngày càng trầm trọng.

Các thực phẩm nhiều Arginine cần hạn chế khi điều trị bệnh giời leo là:

Ngũ cốc tinh chế là những sản phẩm đã được chiết tách, sản xuất qua tinh luyện và xử lý nhiều khâu sinh học. Sau cùng, nhiều thành phần tự nhiên của ngũ cốc đã bị thay đổi, đặc biệt là lượng đường được tinh chế ở mức rất cao.

Nếu hấp thụ các loại ngũ cốc thành phẩm này, dung nạp một lượng lớn đường tinh chế vào trong cơ thể sẽ khiến điện giải rối loạn, tăng nguy cơ nhiễm trùng do giời leo gây ra. Đặc biệt là trong giai đoạn mụn nước của giời leo đã héo dần thì càng không nên dùng ngũ cốc tinh chế vì sẽ khiến quá trình hồi phục bị cản trở.

Các loại ngũ cốc tinh chế thường gặp là:

Đồ ăn chế biến sẵn có chứa hàm lượng chất béo xấu vô cùng lớn. Bình thường người khỏe mạnh cũng không nên dùng chứ không riêng gì những người có bệnh giời leo. Tuy nhiên, ở người bị bệnh da liễu như giời leo, những loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh,… sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm có trong cơ thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Những người bị giời leo có hệ thống miễn dịch rất yếu. Trong khi những loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia thì lại làm suy giảm sức đề kháng trầm trọng. Vì thế, trong quá trình điều trị bệnh giời leo, người bệnh không nên sử dụng các thức uống chứa cồn, hạn chế tiệc tùng.

2. Bệnh giời leo nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Thực phẩm giàu vitamin C: Với công dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và chống oxy hóa tốt, những món ăn chứa nhiều vitamin C vô cùng quan trọng cho sức khỏe của những người bị bệnh giời leo. Người bệnh nên ăn nhiều các loại rau có màu xanh sẫm, các trái cây mọng như cam, quýt, bưởi, dâu tây,…

Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có công dụng kích thích tế bào mới tái tạo, giúp cơ thể khỏe mạnh để kháng lại các yếu tô gây hại xâm nhập từ ngoài môi trường. Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh giời leo, người bệnh cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, thịt đỏ, các loại hải sản giàu omega và mỡ béo, thịt heo nạc,…

Thực phẩm giàu lysine: Lysine là một loại bazo vô cùng quan trọng, thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, tổng hợp enzym và kháng thể để cơ thể hồi phục được các tổn thương nhanh chóng hơn. Người có bệnh giời leo nếu bổ sung thực phẩm giày lysine sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, các vết tổn thương nhanh lành và ngăn ngừa được viêm sưng.

Ăn nhiều tỏi: Trong tỏi có chứa hợp chất allicin, có công dụng ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng rất tốt. Tỏi cũng có khả năng kháng khuẩn, làm dịu những tổn thương ngoài da. Vì thế, nên thêm vài nhánh tỏi vào bữa ăn hàng ngày nếu người bệnh đang điều trị giời leo.

Giời Leo Có Nguy Hiểm Không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Nguyễn Thị Nhật Lệ – Bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Cuba

1. Bệnh giời leo có nguy hiểm không?

Giời leo không phải căn bệnh nguy hiểm nếu người bệnh điều trị từ sớm dưới sự theo dõi của bác sĩ. N hưng nếu để bệnh kéo dài lâu, nhất là khi cơ thể miễn dịch kém thì vùng da giời leo có thể bị nhiễm trùng. Bệnh sẽ phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, khiến cho da lâu lành, khó khỏi. Thậm chí tổn thương lan rộng còn gây xuất huyết, hoại tử và dễ để lại nhiều biến chứng hơn.

Bệnh giời leo đặc biệt nguy hiểm nếu như xuất hiện ở những vị trí như sau:

Giời leo ở mắt: Bệnh vô cùng nguy hiểm vì dễ gây ra sẹo giác mạc, bọng mủ hoặc thiên đầu thống. Siêu vi sẽ tấn công vào nhánh thần kinh mắt khiến thị lực bị giảm hoặc mất hoàn toàn.

Giời leo ở tai: Bệnh sẽ lan ra vùng mặt. Lúc này siêu vi có thể tấn công đến dây thần kinh số VII, gây ra bệnh liệt mặt, rất khó phục hồi. Sau đó bệnh lan lên trán, thậm chí có thể lan vào mắt.

2. Điều trị bệnh giời leo như thế nào? 2.1. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Khi có những biểu hiện bệnh đầu tiên, người bệnh nên tìm đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê một số loại thuốc như sau:

Thuốc làm dịu da, ức chế virus: Kem kẽm, dung dịch Jarish bôi, Dalibour, thuốc xanh Methylen, Castelani. Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần.

Dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh: Samicason, Begendrem,… dùng trong trường hợp có nhiễm khuẩn.

Hồ nước hoặc hồ Tetraprenisolon: Dùng trong trường hợp vết thương có dịch mủ.

Bôi một trong các chế phẩm nhóm Steroid: Pesancort, Flucinar, Gentrison, Diproson, Fobancort nếu vùng da có những tổn thương khô.

Uống Amoxicilin hoặc Erythromycin: Nếu tổn thương có dịch mủ trắng. Mỗi đợt dùng kháng sinh kéo dài từ 5 – 7 ngày.

Thuốc kháng Histamin: Cetrizin, Loratadin,… giúp giảm phù nề, ngứa rát. Thời gian sử dụng thường là 5 – 10 ngày.

Thuốc giảm đau: Có thể dùng Paracetamol, hỗn hợp thần kinh.

2.2. Một số lưu ý khi điều trị

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên lưu ý những điều sau đây để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đồng thời tránh khiến cho vết thương trở nên nghiêm trọng với những thói quen xấu thông thường:

Khi bị mắc bệnh giời leo do côn trùng, tuyệt đối không nên sờ tay vào vùng da bị nhiễm bệnh rồi lại chạm vào những vùng da khác. Bởi vì giời leo dễ lây lan sang vùng da lành thông qua những tiếp xúc thông thường.

Sử dụng những vật dụng cá nhân riêng để chăm sóc vùng da bị bệnh. Tránh để virus lây lan sang những người khỏe mạnh khác.

Khi cảm thấy vùng da nào bị đau, nóng rát hay nổi vệt đỏ thì nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch. Sau đó để khô thoáng, tránh bị viêm nhiễm. Nếu thấy không ổn thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn ngay.

Khi mắc bệnh giời leo, sức đề kháng của cơ thể rất yếu vì thế bạn cần bổ sung thêm những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như cam, nho, bưởi, rau xanh,…

Uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày, bổ sung thêm nước cam, chanh để tăng cường giải độc, cải thiện sức đề kháng.

Ăn những thức ăn mát cho cơ thể như khổ qua, hạt sen, rau má, bí xanh, các loại rau xanh sậm màu,… để giảm sưng viêm, đau ngứa.

Tránh các loại thực phẩm chứa Arginine như yến mạch, bánh mì trắng, ngũ cốc tinh chế, socola, thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, thức uống có chứa cồn như rượu bia.

Không ăn đồ ăn chứa nhiều canxi như tôm, cua,…

3. Cách ngăn ngừa bệnh giời leo tái phát

Dù tỷ lệ tái phát bệnh giời leo không cao, nhưng ở những người có hệ miễn dịch kém thì vẫn cần thận trọng. Vì một khi bệnh giời leo tái phát, các triệu chứng sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Không nên bật đèn sáng khi ngủ vào ban đêm, đặc biệt trong các mùa sinh sản, mùa gặt. Vì đó là thời điểm các loại côn trùng bị mất môi trường sinh sống, có xu hướng bay vào nhà để trú ngụ. Đèn sáng lại dễ thu hút chúng nhiều hơn.

Không dùng tay đập côn trùng để tránh độc tố gây giời leo dính vào người. Nếu vô tình đập phải chúng thì tuyệt đối không rửa tay bằng xà phòng.

Luôn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ cho nơi ở khô thoáng, tránh ẩm thấp.

Bổ sung các loại thực phẩm mát lành, các rau củ, hoa quả để tăng sức đề kháng, tăng sức khỏe làn da cải thiện hệ miễn dịch.

Qua bài viết trên, VietSkin đã giúp giải đáp thắc mắc “bệnh giời leo có nguy hiểm không”. Để đề phòng và chữa trị bệnh giời leo không khó. Nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại những biến chứng khá nguy hiểm hoặc để lại sẹo rất mất thẩm mỹ. Vì thế khi thấy dấu hiệu của bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị càng sớm càng tốt tránh được các biến chứng đáng tiếc.

Khi Người Mắc Bệnh Giời Leo Chúng Ta Nên Kiêng Những Gì ?

“Giời leo” – tên quen gọi trong nhân dân chính là bệnh viêm da do côn trùng. “Giời leo” là viêm da tiếp xúc do côn trùng, còn Zona là bệnh do vi-rút.

Khi người mắc bệnh giời leo chúng ta nên kiêng cử nhũng gì ? nên ăn nhũng thức ăn gì có lợi cho sức khoẻ ?

Trả lời: “Giời leo” – tên quen gọi trong nhân dân chính là bệnh viêm da do côn trùng. “Giời leo” là viêm da tiếp xúc do côn trùng, còn Zona là bệnh do vi-rút. “Giời leo” có thể gặp bất kỳ tại vùng da nào trên cơ thể, trong khi đó, Zona lại là những vệt tấy đỏ viêm da chạy dọc kéo dài theo dây thần kinh trên cơ thể: dọc cánh tay, dọc thân sườn… Và Zona lại chỉ xuất hiện trên một nửa của cơ thể, hoặc bên phải hoặc bên trái.

Chính vì vậy, khá nhiều bệnh nhân bị “giời leo” tự điều trị hoặc điều trị không đúng chuyên khoa da liễu nên đã sử dụng nhầm thuốc. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, khi bị giời leo, bạn nên đi khám sớm, lúc này, việc điều trị đơn giản, có thể chỉ với 2 loại thuốc bôi có tác dụng làm dịu mát và điều trị chống viêm. Tuy nhiên khi có nhiễm trùng, việc chỉ định ngoài thuốc bôi sẽ cần uống kháng sinh. Bạn nên đến khám chuyên khoa da liễu để được kê đơn chính xác.

Điều cơ bản khi bác sĩ điều trị bệnh nhân Zona là căn dặn bệnh nhân không được nặn, lễ những mụn nước ngoài da. Việc chích hay lễ những bong bóng nước ấy sẽ gây bội nhiễm, có thể làm bệnh nặng hơn, và sau này các vết sẹo để lại cũng rất phức tạp.

Trái rạ thì người ta sợ ra gió, và cử tắm. Về mặt y học, chúng tôi không khuyến khích điều này. Bệnh nhân cần được tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh kỹ lưỡng. Tuy nhiên, điều cơ bản cần nhớ là trong lúc này sức đề kháng của bệnh nhân đang kém do bị nhiễm siêu vi thì cần phải giữ ấm và tắm nước nóng, không hoạt động mạnh, nghỉ ngơi nhiều để cơ thể có điều kiện chống lại vi khuẩn, và không được can thiệp vào những mụn nước ngoài da.

Đối với những san thương ở diện rộng cần băng lại bằng loại gạc chứa chất nhờn để không bị dính vào da khi gỡ ra, tránh gây chảy máu, nhiễm trùng. Hiện nay có những loại gạc tẩm chất nhờn rất tốt.

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)