Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Từng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở mèo con, chứng giảm bạch cầu hầu như đã được loại bỏ nhờ vắc-xin và nó không lây sang người. Nhưng những con mèo chưa được tiêm phòng, chẳng hạn như mèo hoang hoặc mèo hoang, vẫn có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là mèo con.

Giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Virus này tồn tại rất lâu trong môi trường và có khả năng chống lại nhiều chất khử trùng, vì vậy hầu hết mèo sẽ tiếp xúc với virus này đến một lúc nào đó.

Dấu hiệu và triệu chứng Giảm bạch cầu ở mèo

Các triệu chứng của giảm bạch cầu ở mèo có thể bao gồm:

+ Sốt, hôn mê

+Ăn mất ngon

+ Nôn mửa và tiêu chảy

Các vấn đề về tâm trạng và thờ ơ có thể khó phát hiện ở mèo, chúng thường dành nhiều thời gian để ngủ, nhưng nếu mèo không tỏ ra thích đồ chơi mà nó thường thích hoặc dường như tránh tiếp xúc với bạn, thì đây có thể là dấu hiệu cảm thấy không khỏe.

Virus này cũng gây ra sự sụt giảm đáng kể các tế bào bạch cầu, khiến những con mèo bị ảnh hưởng dễ bị nhiễm vi khuẩn thứ cấp. Mất nước và nhiễm trùng thứ phát thường đe dọa tính mạng trong những trường hợp này.

Giảm bạch cầu ở mèo làm tổn thương ruột, và giống như parvovirus ở chó, tấn công tủy xương và các hạch bạch huyết của động vật bị nhiễm bệnh.

Khi mèo mang thai bị nhiễm bệnh, mèo con của chúng có thể bị chết lưu hoặc bị các bất thường phát triển khác. Một số mèo con bị nhiễm bệnh trong giai đoạn sau của thai kỳ hoặc giai đoạn sơ sinh có thể sống sót nhưng vi rút có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của chúng, khiến mèo con sinh ra với tình trạng thiểu sản tiểu não làm tổn thương phần não ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát vận động của chúng.

Mèo con sinh ra với tình trạng này thường bị run và các vấn đề sức khỏe khác nếu chúng sống sót.

Chẩn đoán Giảm bạch cầu ở mèo

Chẩn đoán giảm bạch cầu ở mèo thường dựa trên tiền sử, triệu chứng và khám sức khỏe. Công thức máu có thể tiết lộ sự giảm sút của tất cả các loại bạch cầu (thực chất là định nghĩa của “giảm bạch cầu”).

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng có thể được thực hiện để kiểm tra sự hiện diện của vi rút.

Nguyên nhân Giảm bạch cầu ở mèo

Nguyên nhân gây ra chứng giảm bạch cầu ở mèo là do virus parvovirus ở mèo (FPV). Mèo có thể phát triển FPV khi chúng tiếp xúc với phân, chất nôn hoặc các chất dịch cơ thể khác bị nhiễm FPV.

Vi-rút FPV cũng có thể lây lan qua những người đã tiếp xúc với những con mèo khác có FPV mà không rửa tay hoặc thay quần áo. Vật liệu như giường hoặc đĩa thức ăn được dùng chung giữa mèo cũng có thể lây lan vi-rút.

Cách điều trị Giảm bạch cầu ở mèo

Thuốc kháng sinh sẽ không ảnh hưởng đến vi rút, nhưng bác sĩ thú y có thể kê đơn để ngăn ngừa hoặc chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thứ cấp và cũng có thể sử dụng thuốc để giảm nôn mửa. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần truyền máu.

Mèo con dưới 5 tháng thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất, và ngay cả khi được điều trị tích cực, kết quả có thể gây tử vong.

Chăm sóc mèo bị giảm bạch cầu tại nhà

Không nên chia sẻ hộp lót chuồng cho mèo bị nhiễm bệnh hoặc mèo không nhiễm bệnh trong vài tuần sau khi điều trị, nếu đã từng.

Phòng ngừa Giảm bạch cầu ở mèo

Tiêm phòng giúp bảo vệ tốt chống lại bệnh giảm bạch cầu và là một phần của các loại vắc xin cốt lõi thường được tiêm cho mèo. Bác sĩ thú y sẽ đề nghị một loạt vắc-xin (thường bắt đầu từ 6 đến 8 tuần tuổi), và điều quan trọng là phải tuân theo lịch trình này vì vắc-xin không có tác dụng bảo vệ hoàn toàn cho đến khi tiêm đủ loạt. Có nhiều loại vắc xin khác nhau và bác sĩ thú y có thể giúp bạn chọn loại phù hợp cho mèo.

Giữ mèo con và mèo trong nhà và tránh xa những con mèo chưa được tiêm phòng khác là cách tốt nhất để ngăn ngừa tiếp xúc với vi rút.

Vì vi-rút tồn tại quá lâu trong môi trường, nếu bạn từng nuôi mèo bị giảm bạch cầu, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y về các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện trước khi đưa bất kỳ mèo con mới hoặc mèo chưa được tiêm phòng nào vào nhà.

Dung dịch tẩy pha loãng để làm sạch bề mặt và để thời gian tiếp xúc thích hợp sẽ tiêu diệt vi rút panleukopenia nhưng không thể sử dụng trên tất cả các bề mặt có thể chứa vi rút. Nên vứt bỏ bất kỳ bộ đồ giường bẩn và đồ chơi mềm nào mà mèo bị nhiễm bệnh đã từng sử dụng hoặc chơi cùng.

Que Test Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh khá phổ biến mà hầu như tất cả các loài vật thuộc họ Mèo (Felidae) đều dễ mắc phải. Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và nguy cơ gây tử vong cho mèo rất cao. Vì vậy việc chẩn đoán sớm, chính xác được việc mèo bị mắc bệnh giảm bạch cầu sẽ giúp mèo có tỷ lệ cứu sống cao hơn. Có nhiều cách test giảm bạch cầu ở mèo, trong đó dùng que test là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất bởi có thể dễ dàng tìm mua và test ngay tại nhà. Life Pet sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng que test giảm bạch cầu ở mèo trong bài sau.

Cách test giảm bạch cầu ở mèo

Để test giảm bạch cầu ở mèo, bạn có thể chẩn đoán bệnh bằng 2 cách phổ biến sau:

Xét nghiệm máu để test giảm bạch cầu ở mèo là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất. Vì kết quả được đưa ra dựa trên số lượng bạch cầu sau khi xét nghiệm. Nếu mèo bị mắc bệnh thì số lượng bạch cầu sẽ giảm nghiêm trọng.

Que test giảm bạch cầu ở mèo là que dùng để kiểm tra xem mèo có bị mắc bệnh giảm bạch cầu hay không. Test giảm bạch cầu ở mèo bằng que test sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vì bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Khi nào cần dùng que test giảm bạch cầu ở mèo?

Bạn nên dùng que test giảm bạch cầu ở mèo khi nhận thấy mèo của mình có những triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu hoặc nghi ngờ mèo mắc bệnh FPV nhưng không thể đi xét nghiệm thì có thể sử dụng que test giảm bạch cầu để test bệnh ngay tại nhà.

Các biểu hiện thường gặp có thể kể đến đó là:

Thân nhiệt không ổn định, sốt đột ngột hoặc hạ nhiệt liên tục.

Mèo bỏ ăn, mệt ủ rũ yếu ớt.

Nôn khan hoặc nôn ra dịch vàng bọt trắng.

Mắt kèm nhèm, trũng, sụp mí, lờ đờ, có gỉ.

Tiêu chảy cấp, chảy dãi thành dòng với mùi hôi khó chịu.

Mất nước trầm trọng dẫn tới khàn tiếng, mất tiếng.

Các triệu chứng thần kinh: đi loạng choạng, mất thăng bằng, run rẩy lắc lư. Mức độ nặng hơn có thể co giật động kinh.

Bạn có thể mua que test giảm bạch cầu ở mèo tại các trung tâm thú y với mức giá từ 100.000 – 200.000 VND.

Cũng chính vì cách sử dụng đơn giản cùng việc cho ra được kết quả nhanh chóng và khá chính xác, nên nếu được bạn hãy luôn thủ sẵn một bộ que test giảm bạch cầu ở mèo để có thể sử dụng tại nhà ngay khi nghi ngờ mèo mắc bệnh.

Cách sử dụng que test giảm bạch cầu ở mèo

Bộ que test giảm bạch cầu ở mèo gồm:

1 que để lấy bệnh phẩm

1 ống chứa dung dịch pha loãng

Thiết bị xét nghiệm.

Bộ dụng cụ khá nhỏ gọn nên bạn sẽ không phải lo lắng về việc cất giữ hoặc bảo quản.

Bạn có thể dễ dàng sử dụng bộ que test giảm bạch cầu chỉ trong 4 bước sau đây để có thể biết được tình trạng bệnh của bé mèo:

Bước 1: Lấy bệnh phẩm để lấy mẫu phân hoặc mẫu dịch nôn của mèo. Sau đó thực hiện việc kiểm tra.

Bước 2: Cho que test vào ống chứa dung dịch và khuấy xoay tròn que trong chất pha loãng.

Bước 3: Nhỏ từ 3 – 4 giọt vào vùng S của thiết bị xét nghiệm.

Bước 4: Đợi từ 5 – 10 phút để đọc kết quả.

Trong trường hợp không xuất hiện bất cứ vạch nào, bạn nên làm lại xét nghiệm lần nữa để ra được kết quả.

Cách xem kết quả trên que test giảm bạch cầu cho mèo

Sau khi test giảm bạch cầu ở mèo bằng que test, chờ khoảng 5 – 10 phút kết quả sẽ xuất hiện trên que test:

Với trường hợp test ra kết quả dương tính, ngay lập tức đem mèo ra thú y để được chữa trị kịp thời. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là căn bệnh không thể chữa trị tại nhà, đặc biệt bệnh có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh, chỉ cần 2-3 ngày phát bệnh mà không được chữa trị thì tỉ lệ tử vong là rất cao.

Bên cạnh đó, bạn nên cách ly mèo bệnh với những thú nuôi khác trong nhà nếu có, vì giảm bạch cầu ở mèo có tính lây nhiễm cao. Có khả năng tạo thành ổ dịch nếu bạn không cẩn thận.

Với trường hợp test ra kết quả âm tính, bạn vẫn không nên chủ quan, vì triệu chứng tiêu chảy vẫn tiềm tàng những nguy cơ của các căn bệnh khác. Hãy theo dõi và quan sát kỹ các triệu chứng ở mèo để xác định bệnh và mang mèo ra thú y nếu tình trạng kéo dài.

Cuối cùng để phòng tránh mèo không bị nhiễm bệnh giảm bạch cầu, tốt nhất bạn vẫn nên tiêm phòng vacxin đầy đủ cho bé hằng năm. Bên cạnh đó luôn vệ sinh môi trường sống cho mèo, hạn chế tiếp xúc với mèo lạ, mèo hoang hoặc để mèo di chuyển đến những nơi nghi ngờ là ổ dịch như lò mổ, nơi có nhiều chất thải và phủ tạng mèo.

Cách Chữa Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Trong cơ thể, máu có ba tế bào chính, trong đó có bạch cầu. Bạch cầu hay bạch huyết cầu (nghĩa là “tế bào máu trắng”, còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng tạo ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh máu trắng, hay còn gọi là bệnh care ở mèo, mà trong đó hệ bạch huyết và tủy rối loạn, tạo ra những bạch cầu ác tính. Chúng tăng sinh ra ngoài tầm kiểm soát của cơ thể, lấn át hết các tế bào khiến máu không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh do virus FPV gây ra, đây là loại virus cực kỳ cứng đầu khi đề kháng với các chất sát trùng mạnh như cloroform, acid, nhạy cảm với Clorox và tồn tại ở nhiệt độ tới 56 độ C trong 30 phút. ĐIều này đồng nghĩa với việc chúng ta không thể sử dụng các chất sát trùng nêu trên để loại bỏ loại vi khuẩn này.

FPV thường đi vào theo đường miệng, việc nhiễm bệnh xảy ra đầu tiên ở mô lympho của vùng miệng-hầu (vùng hạch amidal) và lympho ruột. Sau 24 giờ nhiễm bệnh, virus hiện diện trong máu và phân bố khắp nơi trong cơ thể. Trong vòng hai ngày nhiễm bệnh, hầu như tất cả các mô trong cơ thể điều chứa một số lượng lớn virus. Khi kháng thể tuần hoàn xuất hiện, thì số lượng virus giảm dần. Nhưng vẫn còn một số lượng nhỏ virus thể tồn tại đến hàng năm trong một số mô, Nhưng nếu sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ đủ mạnh thì sẽ trung hòa hết virus trong lúc chúng lưu lại thì những mèo con bị nhiễm virus dai dẵng cũng không có khả năng lây lan bệnh

Ở mèo mẹ mang thai bị sảy thai hay đẻ non, mèo con có thể bị nhiễm vi rút ngay từ 2-3 tuần tuổi và chết hàng loạt trong vài ngày. Mèo ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng tỉ lệ tử vong rất cao. Từ 25-75% mèo chết trong các ổ dịch và gần 100% đối với mèo con. Ở mèo con mới sinh bị nhiễm bệnh, mô bị phá hủy nghiêm trọng là những mô có sự phân chia nhanh như tuyến ức và não tủy. Còn những mèo lớn thì những mô như lympho, tủy xương, và những tế bào bề mặt của ruột sẽ bị ảnh hưởng nghiêm thay vì mô tuyến ức và não tủy.

Ngoài ra, mèo hoang, mèo không rõ nguồn gốc cũng là nguy cơ lây lan bệnh dịch. Hay ở các nơi giết mổ, chất thải, phụ tạng mèo cũng là nguyên nhân lây lan bệnh dịch nên chúng ta cần phải đề phòng hơn nữa những mối nguy hại này.

Triệu chứng bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Ở giai đoạn nhẹ: Mèo vẫn nhanh nhẹn nhưng đi lại có biểu hiện loạng choạng, không còn giữ được thăng bằng, mặt lảo đảo, chậm chạp dần, miệng chảy dãi, có mùi khó chịu.

Ở giai đoạn nặng hơn: Triệu chứng dễ thấy nhất chính là bỏ ăn, mệt mỏi nôn ra dịch vàng có bọt, ỉa chảy lông tả tơi, miệng chảy dãi mạnh, mùi hôi và tanh, tai chảy nước và đầy ra chất bẩn màu đen. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở mèo con cao hơn rất nhiều. Mèo con có thể chết đột ngột mà không có dấu hiệu nào đi kèm, nếu có vài triệu chứng, chúng có thể tử vong sau 5 ngày mắc bệnh.

Giai đoạn cuối mèo bị tiêu chảy ra máu, không còn vận động và dẫn tới tử vong.

Cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Việc chủng ngừa thực hiện khi mèo con được 8 đến 10 tuần tuổi. Việc tiêm chủng lần 2 nên tiến hành vào 4 tuần sau. Ở những vùng nơi mà việc nhiễm bệnh cao, và để có được sự bảo vệ tối ưu, việc tiêm chủng lần 3 nên tiến hành vào lúc 16 tuần tuổi.

Miễn dịch thụ động từ mèo mẹ qua sữa đầu phải được xem xét trước khi thiết lập chương trình tiêm chủng định kỳ. Sự can thiệp của miễn dịch thụ động tư mẹ là nguyên nhân phổ biến nhất của sự thất bại trong việc tiêm chủng. Có sự tồn tại mối tương quan trực tiếp giữa mức độ kháng thể FPV của mèo mẹ tại thời điểm sinh và thời gian của miễn dịch thụ động ở mèo con. Miễn dịch thụ động của mèo con, nếu đủ mạnh sẽ không những bảo vệ mèo con chống lại FPV có độc tính mà còn phản ứng với virus của vaccine và can thiệp vào việc tạo miễn dịch.

Khi đón mèo về nhà mới cần cách ly với đàn mèo trong nhà từ 15-20 ngày dù trước khi về nhà, mèo lang thang hay mèo hoang cũng sẽ được Trạm thú y kiểm tra sức khỏe.

Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và khu vực nuôi mèo.

Một phần nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu xuất phát từ tập tính đi tìm bạn tình của mèo khi động dục vì vậy việc triệt sản cho mèo cái và thiến mèo đực được xem là một giải pháp giúp bạn có thể ngăn ngừa khả năng mắc bệnh của mèo..

Cách cải thiện bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Đây là bệnh nguy hiểm rất dễ chết ở mèo, mèo chỉ mắc một lần trong đời sau đó sẽ tự miễn dịch, không bị lại (đối với mèo không tiêm phòng). Dịch bùng phát mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nồm, mầm bệnh có sẵn trong môi trường tự nhiên. Mèo trên 5 tháng tuổi, khả năng chữa khỏi cao hơn. Còn mèo dưới 2 tháng tuổi khả năng chữa được khá mong manh. Hiện nay, bệnh giảm bạch cầu ở mèo chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà bỏ mặc chú mèo của mình. Vì khi bạn bỏ mặc chúng, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, và cái chết là không thể tránh khỏi, Vậy nên, khi gặp những dấu hiện nhận biết bệnh ở trên, bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú y gần nhất trong khoảng thời gian sớm nhất để có thể kịp thời cứu chữa.

Bệnh giảm bạch cầu mèo thường có tỷ lệ chết cao, nhưng nếu cố gắng, sự chăm sóc tốt thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm. Mục tiêu chính là giữ cho những mèo bị ảnh hưởng bệnh còn sống và sức khỏe tốt cho đến khi khả năng phòng vệ tự nhiên có thể đảm nhận được, như sự xuất hiện của kháng thể và sự gia tăng số lượng bạch cầu tuần hoàn. Kháng thể thường xuất hiện khoảng sau 3-4 ngày sau khi thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh, hai hoặc 3 ngày sau sự đáp ứng ngược lại ở bạch cầu có thể mong đợi xảy ra. Do đó nếu mèo bệnh được chăm sóc từ 5 đến 7 ngày sau cơn bệnh thì cơ hội hồi phục thường rất tốt.

Những chăm sóc về mặt thú y là nhằm vào việc giảm nôn mửa, tiêu chảy và mất nước gây mất cân bằng điện giải và nhằm vào việc phòng những bệnh vi khuẩn thứ phát có thể xảy ra.

3291 views

Các Câu Hỏi Về Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Bệnh giảm bạch cầu lây truyền như thế nào?

Tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp với phân bị nhiễm virrus, ví dụ: trên đĩa thức ăn, thảm, khăn lót, v.v., bọ chét. Bệnh có thể truyền từ mèo mẹ mang thai sang mèo con qua nhau thai

Mức độ lây lan của bệnh Giảm bạch cầu như thế nào?

Mức độ lây lan là cực cao do Virus có khả năng sống lâu trong môi trường và có độc lực cao.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thời gian ủ bệnh là 2-10 ngày

Dấu hiệu mèo bị nhiễm bệnh là gì?

Nôn mửa dữ dội và tiêu chảy, sốt, mất nước, sụt cân, chán ăn, trầm cảm. Đôi khi người ta thấy mèo con đã chết, trước đó không có dấu hiệu của bệnh.

Sau khi khỏi bệnh, mèo sẽ còn thải virus trong bao lâu?

Mèo bị nhiễm FPV có thể tiếp tục bài tiết vi-rút trong ít nhất sáu tuần sau khi khỏi bệnh.

Chẩn đoán bệnh giảm bạch cầu trên mèo bằng các nào?

Xét nghiệm công thức máu tổng quát giúp tìm ra dấu hiệu bệnh khi Virus làm thay đổi các chỉ số về Hồng cầu và bạch cầu trong công thức máu.

Xét nghiệm test mẫu phân tìm ra kháng nguyên là virus hoặc kháng thể chống lại virus trong mẫu phân. Test kháng nguyên hay kháng thể là tuỳ loại sản phẩm.

Chữa bệnh cho mèo mắc giảm bạch cầu như thế nào?

Cần điều trị tích cực nếu mèo muốn sống sót, vì bệnh này có thể giết chết mèo trong vòng chưa đầy 24 giờ. Điều trị bằng cách truyền máu toàn phần để cải thiện tình trạng giảm tiểu cầu, truyền dịch tĩnh mạch vì hầu hết mèo bị mất nước, tiêm vitamin A, B và C, kháng sinh thế hệ IV để ngăn ngừa nhiễm trùng huyết, bênh lý phát triển ở hầu hết mèo bị giảm bạch cầu nếu không dùng kháng sinh.

Cơ hội sống của mèo mắc bệnh giảm bạch cầu như thế nào? (tiên lượng về bệnh)

Đối với mèo con bị mắc bệnh tại thời điểm nhỏ hơn hai tháng tuổi, 95% tử vong bất kể cac nỗ lực điều trị.

Mèo con hơn hai tháng tuổi có tỷ lệ tử vong 60-70% khi điều trị và tỷ lệ tử vong gần 100% nếu không được điều trị.

Mèo trưởng thành có tỷ lệ tử vong 10-20% nếu được điều trị, và tỷ lệ tử vong 85% nếu không được điều trị.

Mèo già có tỷ lệ tử vong 20-30% nếu được điều trị và tỷ lệ tử vong 90% nếu không được điều trị.

Vì virus giảm bạch cầu có khả năng lây lan cao và độc lực mạnh nên phương pháp phòng bệnh tốt nhất là chủ động tiêm vacxin cho mèo con khi đạt độ tuổi từ 6-8 tuần.

Cần lưu ý gì để phòng bệnh giảm bạch cầu với mèo nuôi thành đàn?

Nếu bạn nuôi mèo thành đàn cần xây dựng hàng rào hoặc đóng chuồng để hạn chế mèo tiếp xúc với môi trường quá rộng. Đồng thời lên kế hoạch làm vệ sinh, phun khử trùng chuồng trại là điều cần thiết.

Virus giảm bạch cầu sống trong môi trường bao nhiêu lâu?

Trigene Advance,

Virkon & Bleach (5%) ( diluted 1 part bleach to 32 parts water @32ml/litre of water)

Thuốc khử trùng nào diệt được virus gây bệnh giảm bạch cầu?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây sang người không?