Bệnh ghẻ là một bệnh có thể lây. Đối với những trường hợp có yếu tố thuận lợi tạo điều kiện lây lan ghẻ, như khu vực đông đúc, kém vệ sinh, nghèo nàn về chế độ dinh dưỡng,… thì tỉ lệ mắc bệnh ghẻ có thể chiếm đến 60%. Trong số các bệnh phổ biến, tỉ lệ bệnh ghẻ khoảng từ 2,8% cho đến 3% trường hợp mắc bệnh.
Những con đường lây bệnh ghẻ
Có hai con đường lây bệnh ghẻ điển hình là đường tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp. Trong hai con đường lây nhiễm chính cũng có một số yếu tố nhỏ góp phần làm cho ghẻ có điều kiện thuận lợi để lây lan sang người khác.
1. Con đường tiếp xúc trực tiếp với con ghẻ
Con đường tiếp xúc trực tiếp là một trong những con đường lây bệnh ghẻ khá phổ biến. Người bị nhiễm bệnh ghẻ thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp thường qua một số yếu tố bao gồm:
Người tiếp xúc với môi trường ẩm thấp, không có các vật dụng bảo vệ.
Người thường xuyên ngâm mình, tiếp xúc tay chân trong những vùng nước bị nhiễm bẩn.
Những trường hợp tiếp xúc với môi trường đất bẩn.
Nếu trứng hoặc cái ghẻ ngoài môi trường bám vào các vị trí như da, kẽ móng tay, kẽ móng chân,… có thể bắt đầu phát triển và đào hang vào dưới da. Các triệu chứng của bệnh ghẻ bắt đầu xuất hiện nhiều sau khoảng 2 tuần cho đến 30 ngày.
2. Con đường tiếp xúc gián tiếp
Ngoài tiếp xúc trực tiếp với con ghẻ và trứng ghẻ, bệnh nhân cũng có thể bị mắc bệnh ghẻ do con đường tiếp xúc gián tiếp. Đối với con đường tiếp xúc gián tiếp, các yếu tố nguy cơ rất đa dạng bao gồm:
Tiếp xúc gián tiếp với da của người bị ghẻ có khả năng nhiễm ghẻ cao. Những trường hợp tiếp xúc với da của bệnh nhân khiến cho ghẻ lây lan có thể xảy ra nhiều trong những gia đình nhỏ, không gian chật hẹp, những khu vực đông dân cư.
Người sử dụng chung các vật dụng cá nhân của bệnh nhân bị ghẻ như quần áo, chăn, dra, ngủ cùng giường,… đều có thể tạo điều kiện cho trứng ghẻ hoặc cái ghẻ xâm nhập. Con đường lây nhiễm này là một trong những con đường lây nhiễm phổ biến nhất. Đặc biệt do triệu chứng ghẻ không bùng phát ngay nên khó phát hiện khi bị cái ghẻ xâm nhập.
Những trường hợp người bị nhiễm cái ghẻ nếu không biết và có quan hệ tình dục với người khác thì cũng có khả năng lây nhiễm bệnh ghẻ từ người sang người.
Các hoạt động như bắt tay, ôm,… cũng có thể dẫn đến tình trạng ghẻ lây nhiễm từ người sang người.
Cần làm gì khi bị bệnh ghẻ?
Do ghẻ là một bệnh ngoài da dễ lây nên khi mắc bệnh này cần chú ý thực hiện các biện pháp điều trị và phòng tránh phù hợp để loại bỏ bệnh ghẻ trên da. Bệnh nhân cần chú ý một số lưu ý sau đây:
Thăm khám và điều trị sớm đối với bệnh ghẻ để tránh bệnh tái đi tái lại gây khó chịu.
Đối với những gia đình nhỏ, khi thăm khám và điều trị cho bệnh nhân cần chú ý thăm khám và điều trị chung cho những người thân khác trong gia đình vì khả năng bệnh ghẻ lây trong khu vực diện tích nhỏ là rất cao.
Người bệnh cũng cần chú ý sử dụng các loại thuốc điều trị ghẻ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến da, nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Thực hiện vệ sinh cá nhân thường xuyên, đúng cách, giặt giũ quần áo và các vật dụng cá nhân thường xuyên.