Bệnh Ghẻ Lồi Trên Cây Có Múi / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bệnh Ghẻ Trên Cây Có Múi

Cây có múi là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, chiếm diện tích ưu thế ở các tỉnh thành Nam Bộ, đặc biệt một số vùng đã hình thành nên những thương hiệu nổi tiếng như cam sành Tam Bình, Trà Ôn. Gần đây, vùng Cầu Kè (Trà Vinh), Châu Thành (Hậu Giang) nổi lên là vùng trồng mới rất có hiệu quả. Nhìn chung, cây ăn trái ở Nam bộ phát triển rất nhanh về diện tích lẫn cơ cấu cây trồng và sản lượng, trong đó có phần đóng góp quan trọng của cây có múi.

Hiện nay, nhà nông đang đứng trước nhiều thách thức ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của cam quýt, trong đó đáng kể đến nhất đó là bệnh ghẻ và bệnh dal lu – da cám trên trái. Với những bệnh này, nếu biết cách phòng trị thì sẽ không có gì nguy hại nhưng nếu không phòng trị đúng sẽ làm mất giá trị thương phẩm rất đáng kể vì làm cho bề mặt vỏ trái trở nên xấu xí và bán không được giá. Vì thế nên chúng ta cần hiểu rõ về nó để biết cách phòng trị.

Bệnh ghẻ là do nấm và vi khuẩn, trong đó gây bệnh do vi khuẩn là nghiêm trọng nhất vì chúng lây lan rất nhanh và khó phòng trị. Để phòng trị chúng hiệu quả nhất nên dùng những thuốc BVTV có gốc Sulfur và phun ngừa định kỳ sẽ hiệu quả hơn. Có 3 loại bệnh ghẻ : ghẻ loét, ghẻ lõm và ghẻ nhám

Hình 1: Triệu chứng của vết bệnh ghẻ trên trái

(A): Triệu chứng vết bệnh ghẻ loét trên trái

(B): Triệu chứng vết bệnh ghẻ lõm trên trái

(C): Triệu chứng vết bệnh ghẻ nhám trên trái

I. Bệnh ghẻ loét cam quýt1. Triệu chứng

Bệnh lây lan chủ yếu qua gió mưa, dụng cụ làm vườn, động vật, chim, con người qua tay chân, quần áo, tấn công mạnh vào mùa mưa hay những vườn áp dụng biện pháp tưới phun trên tán lá.

Trong các giống cây có múi, loét nhiễm nặng nhất trên giống bưởi chùm, các giống thuộc nhóm cam mật như Hamlin, Pineapple, và Navel, chanh giấy (Mexican limes), chanh tàu và cam ba lá.

Hình 2: Triệu chứng vết bệnh ghẻ loét trên lá ở giai đoạn ra hoa

Bệnh ban đầu xuất hiện trên cành, lá non và trái. Triệu chứng ban đầu là những đốm bệnh màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm trên lá non, sau đó bệnh phát triển nhanh thành những vết bệnh màu nâu nhạt. Đường kính vết bệnh biến thiên theo giống trồng, trên bưởi thì vết bệnh thường lớn hơn so với cam quýt và chanh. Chung quanh vết bệnh thường có viền màu vàng sáng, các vết bệnh có thể liên kết lại với nhau thành từng mảng lớn đặc biệt là bệnh nhiễm theo các vết đục của sâu vẽ bùa.

Bệnh có thể lầm lẫn với bệnh ghẻ (sẹo), bệnh loét thể hiện trên cả hai mặt lá, chung quanh vết bệnh có viền vàng sáng và không làm lá biến dạng, nhăn nheo. Ngược lại bệnh ghẻ thường hiện diện ở một mặt lá, thường là mặt dưới, vết bệnh nhỏ hơn vết bệnh do loét gây ra và thường nhô cao trên bề mặt phiến lá, chung quanh không có quầng vàng. Sâu vẽ bùa thường tấn công trên lá non và tạo nên các vết thương là nơi vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào trong tế bào cây và gây hại.

b. Phòng trị

Cần tiêu hủy các cành, lá và trái bị bệnh trên vườn.

Bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh đặc biệt là trong mùa mưa bão, vì vậy cần chú ý phòng ngừa bệnh bằng những thuốc gốc đồng.

Nên trồng cây con sạch bệnh, dụng cụ làm vườn cũng nên khử trùng bằng Javel.

Xử lý vật liệu trồng và đất trước khi trồng. Đối với hạt, mắt ghép, trái tại các trạm đóng gói có thể xử lý bằng Javel với nồng độ 1.500 ppm trong 5-10 phút.

Cần phun thuốc gốc Sulfur định kỳ với các loại thuốc để phòng ngừa bệnh theo các đợt đọt non.

Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa có hoạt chất Chlorpiryfos

Trong vườn nên quét vôi vào gốc vào cuối mùa nắng, xới gốc và bón vôi sẽ giúp hạn chế mầm bệnh phát triển

Trong vườn có nhiều cây bị bệnh nặng, nên hạn chế việc phun nước tưới thẳng lên tán cây, vì như vậy sẽ giúp phân tán mầm bệnh trôi nổi trong nước tưới hay bắn các giọt vi khuẩn sang lá, cành, trái khác.

II. Bệnh ghẻ nhám cam quýta. Triệu chứng:

Bệnh gây hại trên lá, trái, cành; bệnh nhiễm rất sớm trên các bộ phận còn non của cây. Bệnh gây hại nặng trong lúc có ẩm độ và nhiệt độ cao hoặc trên vườn cây già thiếu chăm sóc. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, tròn, màu xanh nhạt. Sau đó vết bệnh nhô lên, khi vết bệnh già trên đỉnh thì vết bệnh có màu vàng nhạt đến vàng nâu nhạt.

Ở lá vết bệnh thường nhô lên ở phía mặt dưới của lá làm lá cong lại hoặc bị vặn vẹo, lá bị biến dạng. Trên trái và cành vết bệnh nhô lên giống như trên lá. Bệnh nặng làm lá nhỏ lại hoặc vàng và rụng, cành bị khô chết, trái sượng, méo mó. Bệnh nhẹ làm da trái, cành bị sần sùi màu vàng nhạt, có các vảy màu vàng cạo nhẹ sẽ tróc ra, vết bệnh giống như rắc cám lên vỏ trái nên còn được gọi lá bệnh “da cám”.

b. Phòng trị

Thường xuyên vệ sinh vườn cây, cắt tỉa và thu gom các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy.

Phun ngừa khi cây ra đọt non hoặc khi hoa rụng cánh 2/3 bằng thuốc gốc đồng hoặc gốc Sulfur (Sulfex 80WG)

III. Bệnh ghẻ lõm cam quýta. Triệu chứng:

Bệnh gây hại nặng trên quýt Tiều, cam Sành, cam Mật và hiện nay bắt đầu gây hại trên quýt đường (xiêm). Bệnh nhiễm rất sớm trên trái nhưng thường đến lúc trái đạt kích thước tối đa hoặc trái bắt đầu vào giai đoạn chín (lên da lươn) bệnh mới thể hiện triệu chứng.

Đầu tiên vết bệnh lá những chấm nhỏ màu nâu, sau đó lớn dần, có viền màu nâu. Trên trái quýt Tiều, bên trong vết bệnh có màu trắng xám, đôi khi có những chấm nhỏ màu đen. Trên trái cam Mật vết bệnh có màu nâu, viền nâu đậm; nhiều vết bệnh có thể liên kết lại với nhau thành vết bất dạng.

Bệnh thường gây hại nặng ở những vườn cây già, trái ở tầng trên hoặc trái phơi ra ngoài nắng. Bệnh làm trái cam mật rất dễ bị rụng.

b. Phòng trị

Thu gom những trái bị bệnh đem tiêu hủy.

Những vườn thường bị bệnh xảy ra phun ngừa định kỳ từ khi trái được 2 tháng tuổi cho đến trước khi thu hoạch 15 ngày.

Giai đoạn đầu phun 30 ngày/lần, giai đoạn chuẩn bị lên da lươn đến thu hoạch phun 10 ngày/lần bằng thuốc Sulfex 80WG

Bài viết được thực hiện bởi: Th.S NGUYỄN KHIẾT TÂM – Công ty Vinhthinh Biostadt JSC Tổng hợp các nguồn từ ĐHCT

Bệnh Ghẻ Sẹo Trên Cây Có Múi

Bệnh ghẻ sẹo trên cây có múi đang là vấn đề nan giải cho bà con trồng cây ăn trái vào mùa mưa. Bệnh phát dịch và hoành hành gây thiệt hại cho nhiều hộ gia đình. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Những loại cây có múi như: bưởi, cam, chanh hay quýt là những cây có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, vào mùa mưa những loại cây này thường bị nấm bệnh tấn công gây hại. Vết bệnh để lại trên cây làm giảm giá trị kinh tế và khiến nhiều bà con điêu đứng khi mùa vụ thất thu. Những biện pháp thông thường như phun xịt các loại chất hóa học hay cắt tỉa cành chưa có hiệu quả chưa cao,lâu ngày bị kháng thuốc, thậm chí nếu phun nhiều hóa chất sẽ gây ra tác hại lâu dài cho đất và cây cũng sẽ chết dần, và đặc biệt là sức khoẻ Nông dân nhiễm các thuốc hoá học gây ung thư.

Bệnh ghẻ sẹo trên cây có múi là gì?

Bệnh được xác định là do nấm Basidiomycetes gây ra.

Triệu chứng của bệnh ghẻ sẹo

Nấm bệnh thường gây hại trên lá, có trường hợp gây bệnh trên cành non. Bệnh gây ra những vết đốm nhỏ có màu vàng cam hơi đỏ và ở xung quanh có lớp viền nhạt màu. Nấm bệnh làm cho cây xuất hiện các lớp bột màu vàng. Dần dần bệnh lây lan làm cho cây có những đốm chi chít mặt dưới lá, khiến lá vàng và rụng sớm. Đối với cành thì nấm bệnh làm cho bị teo lại, chồi trở nên kém phát triển và héo khô.

Môi trường phát triển cho nấm bệnh

Nấm bệnh sinh sôi ở nhiệt độ từ 32 – 35 độ C. Thời điểm bệnh gây thiệt hại lớn nhất là vào mùa mưa. Giai đoạn này bà con nên cắt bỏ các cành lá có dấu hiệu nhiễm bệnh để tập trung tiêu huỷ. Tăng cường bón phân lân và phân kali giúp cho cây có khả năng chống chịu tốt với bệnh. Tuân thủ chế độ tưới tiêu nghiêm ngặt.

Chúng tôi có gì cho bà con?

Nano Đồng với công thức siêu phân tử có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nấm, vi khuẩn gấp 5 lần so với các loại Nano Đồng thông thường. Hạt Nano có khả năng xuyên thủng vào bên trong tế bào gây tổn thương tế bào Vi Khuẩn, Vi Nấm làm mất khả năng vận chuyển oxy của chúng và dẫn đến nấm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn.

Pha 50 ml Nano Đồng vào bình 16 – 25 lít nước hoặc 1 lít pha với 300 – 500 lít nước. Sau đó phun xịt ướt đều hai mặt lá tán cây, đổ gốc hoặc tưới.

Nếu dùng đơn phun xịt vào sáng sớm hay trưa nắng là tốt nhất.

Cách 2: Phối thuốc khác để trị bệnh và chống kháng thuốc

Bước 1: Pha 25 ml Nano Đồng vào bình 16 – 20 lít hoặc pha 1 lít Nano Đồng vào 600 – 800 lít nước.

Bước 2: Dùng một nửa ½ liều lượng thông thường của Thuốc Kháng Sinh, Thuốc Hóa Học, Thuốc Trừ Sâu, Nano Chitosan. Nano Bạc của Bio Sun: Pha vào bình xịt hoặc hoặc phuy dung dịch Nano Đồng đã pha sẵn ở bước 1. Sau đó phun xịt, đổ gốc cho cây.

Có thể sử dụng lại sau 10 -14 ngày có thể phun lặp lại nếu Áp Lực Bệnh Cao.

Không sử dụng với vôi. bệnh ghẻ sẹo trên cây có múi

Sử dụng cách ly sau 10 ngày. bệnh ghẻ sẹo trên cây có múi

Sử dụng định kỳ 45 ngày/lần để tăng hiệu quả phòng trừ.

Sử dụng 2 đợt đầu cách nhau 15 ngày.

Không sử dụng chung với: thuốc gốc ” Đồng” đơn vị khác, Vôi, Lân,…

CHỌN NANO ĐỒNG Ở ĐÂU LÀ TỐT? bệnh ghẻ sẹo trên cây có múi

Với lượng nhu cầu trên toàn quốc, những sản phẩm về Công nghệ Nano Đồng tràn lan với nhiều mẫu mã, chất lượng, … đang làm băn khoăn cho các nông dân và đại lý. Họ đau đầu về những tiêu chí chọn lựa sản phẩm tốt nhất và tiết kiệm nhất. Vậy tin tưởng ở đâu là đúng đắn?

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp sản phẩm về Công Nghệ Nano Đồng. Từ những phương pháp nghiên cứu và chế tạo, nhiều sản phẩm từ đạt đến không đạt chất lượng làm dấy lên nổi lo cho Nông dân khi chọn lựa.

Hiểu được điều đó, Vi sinh nông nghiệp do ThS. Trần Huy Khoa – Tổng giám đốc CTy – đã nghiên cứu bằng những tâm huyết và chuyên môn tạo ra một Công Nghệ Nano Đồng an toàn tuyệt đối trong nuôi trồng cũng như cho các nông dân khi sử dụng. Sản phẩm đã được chứng nhận đạt chuẩn.

Mọi chi tiết cần kỹ thuật tư vấn, Bà con Nông dân vui lòng liên hệ trực tiếp 01233 928 928 để Biosun hỗ trợ Bà con mọi lúc, điều trị và cải thiện bệnh ở cây ăn quả

THAM KHẢO THÊM CÁC SẢN PHẨM CỦA BIOSUN

Facebook : Trung Tâm Nghiên Cứu Công Nghệ Sinh Học Bio Sun

Quản Lý Bệnh Ghẻ Sẹo Trên Cây Có Múi

Hiện nay nhóm cây có múi được trồng khá phổ biến và phân bố từ Bắc vào Nam, với nhiều chủng loại đa dạng khác nhau vì đây là nông sản cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh trên cây có múi là vấn đề được bà con nông dân quan tâm, đặc biệt dịch bệnh gây hại vào mùa mưa trong đó có bệnh ghẻ sẹo là điển hình, bà con nông dân còn gọi là ghẻ nhám.

1.Tác nhân triệu chứng và biểu hiện

Bệnh do nấm Elsinoe fawcettii gây ra, vết bệnh xuất hiện trên cành, lá và kể cả trái non. Trên lá, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, màu vàng hơi nổi gồ, khi nặng trên lá xuất hiện những khối u to, mặt dưới lá bị lỏm và làm lá bị biến dạng. Mầm bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa theo các đợt lá và chồi non. Khi tấn công trên cành làm cho cành bị khô và chết.

Đối với trái bị nhiễm bệnh, vỏ sẽ nổi gai sần sùi rời rạc hoặc liên kết lại gây mất phẩm chất, nếu ngay giai đoạn trái non sẽ làm trái bị cứng, thậm chí ngừng phát triển, ảnh hưởng đến năng suất.

Bệnh phát triển mạnh khi nhiệt độ cao và ẩm độ thấp. Thời điểm bệnh gây thiệt hại lớn nhất là vào mùa mưa. Giai đoạn này bà con nên cắt bỏ các cành lá có dấu hiệu nhiễm bệnh để tập trung tiêu huỷ.

Bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp sau để quản lý tốt bệnh:

– Cắt tỉa cành lá bị bệnh, vệ sinh vườn để tiêu diệt nguồn bệnh và làm vườn thông thoáng, lưu ý phải sát khuẩn dụng cụ.

– Bón phân cân đối để cây ra cơi đọt đồng loạt dễ quản lí bệnh.

– Không nên tưới nước thẳng lên tán cây dễ làm mầm bệnh lây lan.

– Phun thuốc ngừa bệnh vào các đợt cây ra đọt non, sau khi rụng hoa, thời kì trái non, sau đó phun định kì 10-15 ngày/lần. Sử dụng thuốc có các hoạt chất: Thiram, Difenconazole, Nano bạc, Zineb,….

Xử Lý Bệnh Ghẻ Nhám Trên Cây Có Múi

Bệnh ghẻ nhám (Citrus Scab) còn gọi là bệnh ghẻ lồi, ghẻ sẹo. Bệnh ghẻ là do nấm Elsinoe fawcettii khá nghiêm trọng nhất vì chúng lây lan rất nhanh và khó phòng trị. Bệnh thường phát sinh sớm ở các bộ phận còn non: lộc non, lá non, trái non…

Trên lá non khi bệnh mới phát sinh vết bệnh có dạng chấm nhỏ (mụn nhỏ li ti) màu vàng trong hơi nổi gờ.

Hầu hết ở các vết bệnh rất ít thấy xuất hiện quầng vàng xung quanh vết bệnh. Lúc đầu bệnh chỉ xuất hiện ở một mặt lá thường là ở mặt dưới lá. Khi bệnh phát triển mạnh vết bệnh thường có dạng những khối u (mụn to) nổi lên trên mặt lá, mặt dưới lõm vào.

Bệnh gây hại nặng trong lúc có độ ẩm và nhiệt độ cao hoặc trên vườn cây già thiếu chăm sóc

Với những hình ảnh nhiễm bệnh nêu trên không chỉ làm giảm phẩm chất trái mà còn mất đi giá trị thương phẩm về mặt thẩm mỹ khó bán được giá cao.

Kỹ sư Đức Thành khuyến cáo bà con “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nên phòng bệnh định kì thường xuyên từ giai đoạn trái non đến khi thu hoạch, vì khi đã nhiễm bệnh nặng dù có phun thuốc nhiều đến mức nào cũng khó có thể quay lại trạng thái ban đầu.

Sử dụng thuốc trừ bệnhUPPER 400SC với Azoxystrobin: 250 g/l và Difenoconazole: 150 g/l là 2 hoạt chất phòng trị nấm tiến tiến nhất hiện nay phù hợp cho mọi giai đoạn của cây trồng, đặc biệt là giai đoạn mang trái. Liều lượng: 25ml /25 lít nước

Công dụng: tiêu diệt nấm bệnh và tăng đề kháng cho cây, giúp ngăn chặn nấm xâm hại gây bệnh. Ngoài ra, còn làm xanh lá tẩy sạch những vết bệnh vừa chóm, sáng đẹp trái nâng cao giá trị thương phẩm.

Lưu ý: Trong quá trình chăm sóc cây, nên cân đối giữa bón phân hữu cơ và vô cơ để cây trồng phát triển khoẻ mạnh.

Trừ Bệnh Ghẻ Nhám Trên Nhóm Cây Có Múi

Tác nhân: Do nấm Elsinoe fawcettii

Tên tiếng Anh: Citrus scab

Triệu chứng:

– Bệnh thường gây hại trên cành non, ngọn và trái non. Trên lá, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, ở những chấm này lá bị mất màu, trong mờ và nhô về mặt phía dưới của lá. Sau đó, vết bệnh chuyển thành những mụn giống mụn ghẻ nên gọi là bệnh ghẻ nhám, có màu nâu, lá bị cong ngược về phía dưới và biến dạng.

– Trường hợp vườn cây bị nặng lá sẽ bị vàng và rụng sớm.Trái cây nhiễm bệnh, vỏ sẽ nổi nhiều gai sần sùi, có màu nâu xám rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn. Nếu bệnh tấn công trên cành cây thì vết bệnh cũng lồi và có biểu hiện như vết bệnh ở trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng. Trường hợp cành non, cành có thể khô và chết.

Phát sinh gây hại:

– Nấm bệnh tập trung chủ yếu trên lá và cành non của cây đã nhiễm bệnh, sau đó theo gió và nước lây qua các lá và cây mới. Bệnh phát triển và lây lan trong mùa mưa và gây hại mạnh nhất ở giai đoạn cây ra ngọn non, cành non và trái non. Nấm bệnh lây trực tiếp hoặc qua vết xước trên cây. Vết bệnh biểu hiện ra bề mặt (lá, cành, trái) khi cây bị nhiễm bệnh sau 3-10 ngày. Bệnh gây hại mạnh ở những vườn cây không được chăm sóc, vệ sinh kỹ…

Biện pháp phòng trừ:

– Tránh trồng cây con bị bệnh, trồng thưa, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng.

– Vườn ươm, vườn trồng phải cao ráo, tránh đọng nước.

– Cắt bỏ cành lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy, dụng cụ làm vườn phải được khử trùng bằng Javel.

– Bón phân cân đối theo giai đoạn để tránh ra đọt liên tục.

– Không nên tưới nước thẳng lên tán cây sẽ làm cho mầm bệnh lây lan mạnh.

– Phun thuốc phòng ngừa bệnh vào các đợt cây ra đọt, lá non, hoa, trái, sau đó phun định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần.

700 g/200 lit nươc

600 g/200 lít nước

150 ml/200 lít nước

Top 70WP