Bệnh Ghẻ Khoai Lang / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Ghẻ Củ Khoai Tây

Tác nhân gây hại: do nấm Actinmyces scabies = Streptomyces scabies gây ra

Bệnh ghẻ của khoai tây trên thế giới. Bệnh không gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất khoai tây nhưng ảnh hưởng đến chất lượng củ.

1. Triệu chứng bệnh ghẻ củ khoai tây

Quy luật phát sinh gây hại bệnh ghẻ của khoai tây Actinmyces scabies = Streptomyces scabies:

Mầm bệnh tồn tại lâu trong củ bệnh, xác bả thực vật. Chúng phát triển ở nhiệt độ nóng (25-30oC) và khô, trong môi trường kiềm (pH=5,0-5,8), bệnh lan truyền mạnh qua những vết xây xát.

Khả năng gây hại (common scab) bệnh ghẻ của khoai tây Actinmyces scabies = Streptomyces scabies:

(A); (B) Bệnh ghẻ củ trên khoai tây.

– Triệu chứng điểm hình trên củ là các vết đốm nhỏ ướt, hình tròn có màu nâu hoặc nâu đỏ, xung quanh có vết bệnh sần sùi. Đôi khi, có thể quan sát thấy các vết sùi lõm hình nhẫn trên mặt củ. Triệu chứng bệnh thường thể hiện rõ vào thời kỳ thu hoạt củ.

– Tuy sẹo có thể không ảnh hưởng đến năng suất trực tiếp nhưng sẽ làm giảm chất lượng củ.

2. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ khoai tây

– Bệnh ghẻ khoai tây do xạ khuẩn Streptomyces scabies (Thaxter) Waksman and Herici gây ra. Đây là loại sinh vật gây gây bệnh nằm trung gian giữa vi khuẩn và nấm, theo phân loại nấm chúng thuộc loại nấm bất toàn. Sợi nấm nhỏ mảnh có hình xoắn không màu. Bào tử được sinh ra với số lượng lớn từ sợi nấm, bào tử có hình cầu hoặc hình bầu dục. Một số tài liệu công bố bệnh là do vi khuẩn hình sợi gây ra.

– Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 20 – 22 độ C.

– Streptomyces scabies tồn tại trên các tàn dư cây bệnh trong đất và gây hại ở các bộ phận cây nằm dưới mặt đất.

– Chúng còn có thể sống sót qua bộ máy tiêu của động vật và tồn tại trong phân động vật. Bệnh lan truyền qua củ giống và qua nước tưới.

– Bệnh gây hại mạnh ở những ruộng khoai tây độc canh nhiều vụ liên tiếp. Bệnh hại nặng trong điều kiện nhiệt độ ấm áp, đất khô, đặc biệt là khoai tây trồng ở chất đất cát pha.

– S. Scabies có phạm vi ký chủ rộng gây hại trên một số cây trồng như củ cải, cà rốt, củ cải đỏ, chúng tôi đất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh. Bệnh hại mạnh trong điều kiện pH 5,5 – 7,5. Có một số loài tương tự có thể tồn tại và phát triển ở độ pH thấp hơn được phát hiện ở mỹ.

– Giống chống bệnh gồm các giống King Edward, Maris Piper,…

– Các giống khoai tây Trung Quốc nhiễm bệnh nặng.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh ghẻ của khoai tây Actinmyces scabies = Streptomyces scabies:

– Không dùng củ khoai bệnh làm giống, sử dụng giống chống bệnh, giống sạch bệnh. Lấy giống từ những vùng trồng khoai tây không bị nhiễm bệnh. Bảo đảm ẩm độ của đất trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, đặc biệt là giai đoạn khoai tây hình thành củ cho đến khi thu hoạch.

– Luân canh cây trồng không phải ký chủ của Streptomyces Scabies.

– Điều chỉnh pH thích hợp (5,2-6,4).

– Trước khi bảo quản có thể nhúng củ trong dung dịch thuốc gốc đồng trong 1-2 giờ. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Điều Trị Lang Ben Và Cách Phân Biệt Lang Ben Với Bệnh Bạch Biến.

Lang ben là một căn bệnh nấm da, biểu hiện thường là các đốm trắng lan rộng, thi thoảng gây ngứa. Việt nam có khí hậu nhiệt đới nên thường rất dễ gặp loại nấm da này. Bệnh Thường Gặp sẽ chia sẻ cho bạn cách điều trị lang ben và cách để phân biệt được bệnh lang ben với bạch biến giúp điều trị đúng bệnh.

Điều trị lang ben đúng cách để bệnh không tiếp tục phát triển.

Bệnh lang ben không chỉ gây khó chịu và những bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh mà còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ, nhất là bị lang ben ở những vùng da dễ lộ như mặt, cổ hay tay, chân. Điều trị bệnh lang ben để bệnh không tái phát và mang lại sự tự tin cho người bệnh.

Điều trị bệnh lang ben chủ yếu là dùng thuốc để diệt nấm, khôi phục lại làn da ban đầu, có thể là thuốc bôi hay thuốc uống. Điều trị lang ben cần có chỉ định của bác sĩ bôi trong thời gian 3 hay 4 tuần (tùy thuốc), hay uống thuốc 5-7 ngày với những trường hợp bị lang ben trên diện rộng và khó điều trị.

Sau vài lần bôi thuốc các vảy trên da do đốm lang ben để lại sẽ dần biến mất, màu da sẽ trở lại bình thường sau vài tháng. Điều trị lang ben cần có thời gian để hồi phục sắc tố da, không phải da tróc vẩy là điều trị không khỏi. Châm nấm lang ben ăn rất sâu trong da và dễ dàng tái phát vào mùa nóng nên những ai bị bệnh này cần lưu ý để bôi thuốc đề phòng trước để ngăn ngừa nấm mọc lại.

Bệnh bạch biến là một căn bệnh về sắc tố da, không ngứa, không lây lan như lang ben, bệnh này khiến sắc tố da bị mất đi rất nhanh. Bệnh lang ben là một bệnh nấm lây lan, gây ngứa, nhìn kỹ thì thấy mọc thành đốm lan rộng trên da.

Nhiều người dễ nhầm bệnh lang ben với bệnh bạch biến bởi vì hai căn bệnh này đều có màu trắng khác thường trên da. Thực tế thì lang ben không khó chẩn đoán, nhưng một số người không có kinh nghiệm tự chẩn đoán nhầm bạch biến thành lang ben và mua thuốc điều trị sai nên không khỏi bệnh. Và ngược lại nhầm lang ben thành bạch biến nên không điều trị đúng cách làm bệnh lây lan rộng rồi trở nên nặng hơn, khó chữa hơn.

Biểu hiện của bệnh bạch biến (bệnh phong) có những đốm trắng hiện lên trên da giống dấu lang ben, nhiều người không phân biệt được nên nhầm tưởng và chủ quan không điều trị bệnh. Những tổn thương mà bệnh lang ben mang lại là các đốm tròn hay bầu dục trên da, chúng có các vảy nhỏ, các đốm liên kết với nhau thành những mảng lớn.

Mảng nấm lang ben trên da có thể tồn tại nhiều năm, biểu hiện rõ rệt hơn vào mùa nóng vì lúc này da chúng ta đen đi, các đốm màu trắng hay hồng và nâu ở cổ lưng, ngực bụng trông nổi bật hơn. Điều trị lang ben không hề dễ, bởi loại nấm gây bệnh chính là một loại vi sinh vật kí sinh trên da bình thường.

Cách phân biệt bệnh lang ben và bạch biến: Bệnh lang ben có vảy mịn trên chỗ tổn thương, bạch biến thì không có vảy. Biểu hiện rõ nhất là lang ben gây ngứa nhưng bạch biến thì không. Khi mới bị bệnh thì lang ben chỉ có vài đốm nấm, nhưng rồi nó lan rộng dần, còn bạch biến chỉ mất sắc tố nhanh chứ không lan rộng thêm.

Với nội dung kiến thức trên bạn sẽ biết cách phân biệt bạch biến và lang ben, đồng thời biết cách để điều trị lang ben hiệu quả an toàn, chấm dứt những tổn thương do nấm trên da.

Bệnh Lang Ben: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Lang ben (tên tiếng Anh: Tinea versicolor hay pityriasis versicolor) là bệnh nhiễm nấm trên da được gây ra bởi loại nấm men tự nhiên sống trên da có tên Malassezia. Khi nấm phát triển ngoài tầm kiểm soát sẽ ảnh hưởng tới màu sắc tự nhiên trên da. Khi đó, trên da bạn sẽ xuất hiện các mảng da sáng hơn hoặc tối hơn vùng da xung quanh.

Nguy cơ mắc bệnh lang ben

Lang ben có thể xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:

Bạn có da nhờn

Trong khí hậu nóng ẩm

Da bạn ra mồ hôi nhiều

Hệ miễn dich của bạn yếu.

Do nấm men phát triển tự nhiên trên da của bạn nên bệnh lang ben không phải là bệnh lây truyền. Bệnh lang ben có ảnh hưởng tới nhiều người ở mọi màu da và thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Trong nấm men có chứa axit có tính tẩy da khiến cho các vùng da trở nên khác biệt với phần da còn lại. Có thể sẽ là dạng các điểm hoặc các mảng da. Dấu hiệu và triệu trứng lang ben bao gồm:

Các mảng da có màu trắng, hồng, đỏ hoặc nâu và có thể sáng hơn hoặc tối hơn so với màu da nguyên bản.

Các đốm lang ben không hòa vào màu da tự nhiên còn lại.

Mảng lang ben có thể thấy ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở cổ, ngực, lưng và cánh tay.

Đốm lang ben có xu hướng biến mất khi trời mát mẻ và trở nên nặng hơn trong khí hậu nóng ẩm. Chúng có thể khô và có vảy, gây ngứa và đau nhưng thường không phổ biến.

Bệnh bạch biến có thể bị nhầm lẫn với việc bị lang ben tuy nhiên bạn có thể phân biệt bệnh bạch biến bằng một số đặc điểm:

Bạch biến không ảnh hưởng tới kết cấu da của bạn.

Thường bệnh bạch biến sẽ xuất hiện ở ngón tay, cổ tay, nách, miệng, mắt hoặc háng.

Bệnh bạch biến thường tạo ra các mảng đối xứng.

Bác sĩ có thể chẩn đoán bạn bị nấm da thông qua việc quan sát vùng da lang ben. Đôi khi bác sĩ có thể dùng đèn tia cực tím để soi da trong khoảng cách từ 15 – 20 cm. Nếu da có nấm men thì sẽ uất hiện màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu da của bạn bằng cách cạo phần da và vẩy ở vùng bị lang ben để soi dưới kính hiển vi. Đối với trẻ em, việc lấy mẫu da có thể dùng lớp băng keo dính vào vùng da lang ben sau đó lấy ra. Mẫu da sau đó sẽ được xem xét kĩ trên kính hiển vi.

Giải pháp điều trị lang ben

Nếu các triệu chứng lang ben của bạn không quá nghiêm trọng, bạn có thể dùng các loại sản phẩm trên da chống nấm dạng kem kết hợp với dầu gội, sữa tắm, xà phòng chuyên biệt. Các sản phẩm này giúp kiểm soát sự phát triển của nấm men. Thông thường các sản phẩm chống nấm sẽ có chứa kẽm, clotrimazole, miconazol, pyrithione, selenium sulfide và terbinafine.

Trong trường hợp bệnh lang ben của bạn nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê cả thuốc bôi chống nấm và thuốc uống. Tuy nhiên, các loại này có thể có phản ứng phụ nên sẽ cần phải có sự theo dõi của bác sĩ khi sử dụng.

Điều trị lang ben thường sẽ hướng tới việc loại bỏ nấm men trên da. Tuy nhiên, việc đổi màu da của bệnh lang ben phải mất vài tháng mới trở lại bình thường.

Mẹo phòng chống bệnh lang ben tái phát

Lang ben là bệnh rất dễ tái phát do nấm men thường sống trên da. Do đó, bạn nên áp dụng một số mẹo sau để phòng bệnh:

Tránh dùng các sản phẩm khiến da trở nên dầu nhờn.

Giảm tiếp xúc với ánh mặt trời, do ánh nắng có thể khiến da bị kích ứng khiến bị nổi mẩn đỏ hơn.

Dùng kem chống nắng mỗi ngày với độ SPF từ 30 trở lên.

Không mặc quần áo bó sát, nên ưu tiên các loại vải thoáng có nhiều cotton để giảm mồ hôi trên da.

Bệnh Hắc Lào Lang Beng Có Lây Không?

Hiện nay, có rất nhiều người mắc bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như nấm, di truyền, da không được vệ sinh sạch sẽ. Đối với những trường hợp bị bệnh do nấm gay ra thì cần phải cẩn trọng đối với nguyên nhân này vì có thể khiến cho bệnh lan ra nhiều vị trí khác trên cơ thể.

Đối với tình trạng bệnh do nấm thì tỷ lây lan rất cao so với những nguyên nhân khác. Mỗi khi thời tiết thay đổi, nóng ẩm có thể tiết nhiều mồ hôi sẽ làm cho các tế bào nấm phát triển nhanh chóng và lan ra các vùng khác trên cơ thể. Lúc mới bị, dạ chỉ bị tổn thương nhẹ chỉ xuất hiện các chấm nhỏ. Khi bệnh ngày càng phát triển sẽ lan rộng ra các vùng xung quanh làm mất thẩm mỹ. Đối với những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng sẽ có hình đốm màu trắng sữa.

Theo một số chuyên gia y tế, căn bệnh hắc lào lang beng có tỷ lệ lây lan nhanh hơn rất nhiều so với những căn bệnh ngoài ra khác. Căn bệnh này có thể lây lan ở các vùng da trên có thể và lây lan trực tiếp từ người sang người thông qua một số đồ vật cá nhân như chiếu, quần áo hoặc khăn tắm.

Khi tình trạng hắc lào lang beng không được điều trị đúng cách sẽ lây lan ra khắp cơ thể khiến cho người bệnh khó có thể điều trị dứt điểm được. Chính vì vậy, khi thấy biểu hiện của bệnh ở giai đoạn đầu cần phải có phương pháp điều trị sớm tránh tình trạng bệnh để lâu khó điều trị.

Hắc lào lây qua đường gì?

Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh

Việc bạn tiếp xúc với cùng da bị bệnh trên cơ thể người bệnh là con đường lây lan nhanh nhất và ngắn nhất. Vì mầm bệnh có khả năng ký sinh và tấn công những vùng da khỏe mạnh sau khi tiếp xúc.

Nấm trên cơ thể người bệnh còn có thể tự phát tán trong môi trường không khí nên dễ dàng khiến cho người khác mắc phải. Bởi bởi công cộng là môi trường lý tưởng nhất để nấm hắc lào lây lan, phát triển và tấn công được nhiều người nhất. Chính vì vậy, đối với những người thường xuyên đi bơi mà không vệ sinh cơ thể đúng sẽ rất dễ mắc phải bệnh.

Dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh

Nấm bệnh có khả năng sinh sống và phát triển trong các vật dụng cá nhân của người mắc phải như quần áo, khăn tắm, đệm và gối. Khi tiếp xúc với những vật dụng này của người bệnh cũng có nguy cơ cao mắc phải.

Quan hệ tình dục với người mắc bệnh

Bệnh hắc lào có thể lây qua đường tình dục, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể người bệnh ngay cả các bộ phận bên trong cơ thể hoặc cả vùng kín. Việc tiếp xúc cơ thể trực tiếp với người bệnh sẽ làm cho nguy cơ mắc bệnh tăng lên rất cao. Đây được coi là con đường lây lan bệnh cực kỳ nhanh từ người mắc bệnh sang người bình thường.

Tiếp xúc với động vật nuôi trong nhà

Nấm bệnh có thể xuất hiện ở con vật nuôi trong nhà, khi bạn tiếp xúc với vật nuôi cũng có nguy cơ lây hắc lào rất cao. Một số hành động ôm ấp, cưng nưng hoặc ngủ cùng thú nuôi cũng sẽ làm tăng nguy cơ nấm bệnh tấn công.

Ngoài ra, đối với những người có hệ thống miễn dịch yếu thì khả năng bị lây nhiễm và mắc bệnh rất lớn so với người bình thường.

Do bệnh có tốc độ lây lan nhanh vì vậy người bệnh nếu phát hiện mắc phải cần nhanh chóng tự cách ly và hạn chế tiếp xúc để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh ra diện rộng và cho người xung quanh.

Hắc lào có dễ lây lan không?

Như đã phân tích ở trên thì căn bệnh này rất dễ lây lan khi có môi trường thích hợp. Một số triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rất sớm nên bạn cần phải phát hiện và có hướng điều trị sớm và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sau. Đối với những trường hợp xử lý không đúng cách sẽ khiến cho bệnh lây lan nhanh hơn.

Không thường xuyên vệ sinh vùng da tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh mẽ hơn.

Mặc những bộ trang phục bó sát làm chà xát vào những vùng da bị bệnh.

Sử dụng những loại thuốc, mỹ phẩm trên vùng da đang mắc bệnh không phù hợp.

Thời tiết thay đổi thất thường, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Người có hệ thống miễn dịch kém.

Người bệnh cần phải tránh những yếu tốt này để giúp giảm các triệu chứng của bệnh cũng như giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhân.

Do bệnh hắc lào rất dễ lây lan nên bạn cũng cần phải có một vài biện pháp để hạn chế sự phát triển của căn bệnh này.

Một số biện pháp có thể giúp bạn hạn chế tối đa sự lây lan của bệnh như:

Sau khi phát hiện bệnh cần phải nhanh chóng tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ vùng da. Nên vệ sinh sạch vùng da bị bệnh để hạn chế tình trạng lây ra các vùng khác trên cơ thể.

Trong quá trình tắm rửa nên thay mới quần áo vừa mặc. Không nên sử dụng lại đồ vừa mặc.

Bệnh hắc lào rất dễ lây lan nên tránh xa những loại đồ vật mà coi là nguồn gốc phát sinh bệnh.

Thường xuyên dọn dẹp, giặt chăn gối hoặc những đồ vật có nguy cơ nấm có thể tiếp xúc và lây lan bệnh cho người khác.

Khi biết mình mắc bệnh nên tự cách ly trong vài ngày đầu hoặc nếu khi cần tiếp xúc nên mặc đồ dài để cho lại vùng bị bệnh để hạn chế tối đa sự lây nhiễm của bệnh cho người xung quanh.

Luôn đảm bảo cho cơ thể luôn khô thoáng sạch sẽ bằng cách tắm hàng ngày khoảng 1-2 lần. Sau khi tắm xong cần lau khô người trước khi mắc quần áo.