Bệnh Eczema Dị Ứng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Eczema Liên Quan Tới Yếu Tố Dị Ứng

Bệnh eczema được gọi là bệnh chàm. Việc điều trị nói chung không khó, Vấn đề quan trọng là sự giữ gìn của bệnh nhân để không tái phát.

Biểu hiện bệnh Eczema

Ông Nguyễn Văn Khương, 60 tuổi (Hưng Yên) là một nạn nhân điển hình của bệnh này. Ông cho biết mình bị nổi nốt đầy chân tay sau một lần… ăn cỗ. Thường thì ông không mấy khi uống rượu. Nhưng hôm đó, vì nhiều lý do mà ông không thể từ chối. Kết quả là về nhà ông bị lãnh đủ.

Ban đầu, trên tay chân ông phát ra các đám đỏ da hình tròn hay hình bầu dục. Chúng không liên kết với nhau nhưng cũng không sưng lên thành mụn nhọt. Tuy nhiên, chúng lại rất ngứa. Chỉ sau đấy ít lâu, trên các đám đỏ da lần lượt nổi các mụn nước.

Các mụn này to nhỏ không giống nhau nhưng có điểm chung như nhau, đó là ngứa không chịu được và không có mủ bên trong. Chính vì ngứa không chịu được nên ông đã gãi thoả sức trong những ngày sau đó.

Kết quả là chân tay ông, nhất là bàn chân bị xước hết da, chảy máu. Có nốt thì toác rộng, có nốt thì rớm máu nhưng có nốt đóng vảy. Chân tay ông đầy những chiến tích cũ. Sẹo chỗ này, sẹo chỗ kia. Đi khám, ông được chẩn đoán là bệnh eczema giai đoạn cấp tính.

Ngứa da là dấu hiệu điển hình

Thông thường, các bệnh ngoài da đều hay có biểu hiện ngứa. Nhưng trong bệnh eczema, dấu hiệu ngứa da là dấu hiệu điển hình nhất. Ngoài ra còn thấy đỏ da và mụn nước. Thường thì khi tiếp xúc với một dị nguyên hay là một yếu tố gây dị ứng nào đó, da vùng tiếp xúc sẽ bị đỏ lên rất điển hình.

Đám đỏ da có đặc điểm là xuất hiện nhiều ở vùng bàn tay, bàn chân, rất thường xuyên xuất hiện ở mặt mu, mặt ngoài và mặt trên. Hầu như không bao giờ xuất hiện ở mặt bụng, mặt trong và mặt dưới. Đám đỏ da có nhiều kích thước khác nhau nhưng thường là các đám kích cỡ khoảng 1-2cm đường kính.

Chúng có đặc điểm là ngứa, đỏ và tập trung nhiều ở trung tâm. Đỏ da có đặc điểm là bao giờ cũng là dấu hiệu đầu tiên và phải có của bệnh. Quan sát kỹ, thực chất đám đỏ da có các mụn nước nhỏ li ti lấm tấm như đầu đinh ghim nổi lên lờ mờ.

Chỉ sau đó một vài tiếng hay nửa ngày, trên các đám đỏ da nổi lên các nốt mụn nước ở chính tâm. Các nốt mụn có đặc điểm là to dần, màng da che phủ khá dày, không có mủ và càng ngày càng ngứa hơn. Khi gãi bật ra hoặc gãi cho chảy máu thì hết ngứa hoặc ngứa giảm. Nhưng đáng tiếc là giảm được ngứa thì da lại bị nhiễm khuẩn hoặc sẽ bị tổn thương sâu hơn để lại sẹo.

Trong cả hai giai đoạn là đỏ da và mụn nước, ngứa da bao giờ cũng đi kèm và làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Nhất là một số người thuộc cơ địa dị ứng, nóng tính, da khô thì càng cảm thấy ngứa hơn. Ngứa liên tiếp, càng gãi càng ngứa, càng kỳ cọ càng kích thích.

Đỏ da, mụn nước, mẩn ngứa là dấu hiệu đặc trưng của bệnh eczema

Có thể điều trị khỏi không?

Việc điều trị bao gồm 3 biện pháp cơ bản: uống thuốc chống ngứa, uống và bôi corticoid (ví dụ như kem flucina), dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và chiếu tia. Các tia được sử dụng ở đây là UVA, UVB và PUVA. Việc điều trị nói chung không khó, có thể tiến hành ở các bệnh viện đa khoa. Vấn đề quan trọng là sự giữ gìn của bệnh nhân.

Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng được coi là phản ứng của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào trong hệ hô hấp. Các biểu hiện thường thấy như nghẹt mũi, chảy nước mũi, có cảm giác như bị “cảm”, rối loạn giấc ngủ. Khi bệnh trở thành mãn tính thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, vì vậy cần có những kiến thức cơ bản để phòng và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước những chất lạ xâm nhập vào cơ thể đặc biệt là qua đường hô hấp. Cơ thể khi đó sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên. Và phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin – đây là một chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng là bênh khá phổ biến hiện nay đặc biệt là sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng làm số lượng người bị viêm mũi dị ứng ngày một nhiều hơn.

Viêm mũi dị ứng được phân chia thành:

Viêm mũi dị ứng mùa xuân: khí hậu nóng ẩm, ấm áp, cây cối đâm chồi nẩy lộc, ra hoa, các phấn hoa, lông của cánh hoa, đài hoa… lẫn vào môi trường không khí, con người hít phải, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra các histamin, gây ra các triệu chứng nói trên.

Viêm mũi dị ứng quanh năm, không theo mùa: các kháng nguyên rất đa dạng, như bụi nhà, hơi, khí cống rãnh, nước thải, sống trong môi trường bị ô nhiễm…

Viêm mũi dị ứng theo nghề nghiệp: tác nhân là các sợi bông, lông, len, dạ, khí SO2, FeO, khí gas…

Nguyên nhân gây bệnh

Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi, ve…

Các thức ăn theo đường tiêu hóa như hải sản, tôm, cua…

Các thuốc trong điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh…

Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, mưa bão… là yếu tố gây viêm mũi dị ứng

Các nhân tố khác như độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mạn tính (lò viêm) ở xoang mũi, amiđan, răng, lợi miệng…

Ngoài ra, yếu tố để bệnh phát triển thuận lợi đó chính là sự dị hình của mũi, vách ngăn như vẹo, gai, mào vách ngắn.

Một số yếu tố tiền sử của gia đình cũng là nguyên nhân gây bệnh:

Trong gia đình có người bị hen, nổi mề đay, những cá nhân bị dị ứng dễ nhạy cảm kích thích với các yếu tố ngoại lai, dị nguyên.

Tiểu sử gia đình có người hay bị dị ứng, nếu các bà mẹ bị dị ứng thì còn cái có thể bị dị ứng theo (tới 65%)

Một nghiên cứu của nước ngoài đã đề cập đến vấn đề: dị ứng thường xuất hiện trên các cơ thể có rối loạn chuyển hóa, các rối loạn của gan, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm lý, tâm thần hoặc một số sản phẩm công nghiệp (sợi tổng hợp, khí ga, mỹ phẩm).

Triệu chứng, biểu hiện viêm mũi dị ứng

Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi (thông thường là chảy mũi loãng trong)

Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai

Đau họng và khạc đàm kéo dài

Ho khan

Cảm giác giống người bị “cảm” kéo dài

Bị rối loạn giấc ngủ, có thể có hiện tượng ngáy

Mất mùi và mất vị giác, khó tập trung

Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thảo dược

1. Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích thích

Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ sau khi ra bên ngoài trời

Vệ sinh nhà cửa và các đồ dùng trong nhà sạch sẽ và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời

Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải.

Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà

Hạn chế chơi thú bông nếu trẻ bị dị ứng

Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa hoặc các chất nặng mùi khác.

Nếu bị dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, người bệnh nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Người bệnh nên chú ý không nên sử dụng các thuốc nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày vì việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.

3.Miễn dịch liệu pháp

Sau khi biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào người bệnh sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều lượng tăng dần và làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa

Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Nhưng thời gian điều trị khá dài từ 4 – 5 năm mới đạt hiệu quả mong muốn và triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.

K im ngân hoa: mỗi ngày dùng 6g hoa, hoặc 12g kim ngân cuộng. Sắc uống, ngày 2-3 lần trước bữa ăn. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, chống viêm mũi dị ứng rất tốt.

Kim ngân hoa 6g, ké đầu ngựa 3g. Sắc uống, ngày một thang chia 2-3 lần trước bữa ăn, sẽ tăng thêm tác dụng chống dị ứng.

Kim ngân hoa, liên kiều (bỏ hạt), mỗi vị 6g; ké đầu ngựa 3g. Sắc uống như trên.

Bạc hà 12g, cúc hoa vàng 6g. Sắc 15-20 phút; xông hơi vào mũi khoảng 3-5 phút. Sau đó gạn lấy dịch thuốc uống ấm. Ngày 2 lần sáng và tối.

Ngũ sắc (cây hoa cứt lợn) 12g, cóc mẳn 10g. Sắc uống ngày một thang, chia hai lần trước bữa ăn.

Hoặc có thể lấy từng loại cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, nhỏ vào mũi, nhiều lần trong ngày.

Cách phòng trị viêm mũi dị ứng theo y học cổ truyền

Để cắt các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi tức thì, cần:

Day bấm mạnh vào một số huyệt quanh vùng mũi:

Hai huyệt nghinh hương: nằm ngang với phía dưới cánh mũi, ngang ra 2 bên khoảng 5mm.

Hai huyệt tứ bạch: nằm cách chỗ lượn của góc sống mũi và cánh mũi, ngang ra hai bên, khoảng 5mm.

Huyệt tố liêu: chỗ nhô cao của đầu mũi. Dùng đầu ngón tay trỏ ấn mạnh nhiều lần vào huyệt.

Các huyệt này có tác dụng tức thì và lâu dài. Hằng ngày có thể tác động nhiều lần.

Xoang Bách Phục – Lối thoát diệu kỳ cho bệnh viêm mũi xoang dị ứng

Muốn bệnh ổn định, không tái phát thì người bệnh cần phải đảm bảo: Làm GIẢM MẪN CẢM cho cơ địa + TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH của cơ thể để hạn chế sự ảnh hưởng của dị nguyên đối với người bệnh. Điều mà Xoang Bách Phục luôn khác biệt so với sản phẩm khác về xoang mũi, đó là hết hợp hoạt chất ImmuneGamma (được sản xuất độc quyền theo công nghệ Mỹ) giúp tăng cường miễn dịch mạnh mẽ, nên sẽ cải thiện rõ rệt sức đề kháng cho người bệnh

Ngoài các tác dụng lâu dài, các thảo dược khác như Gai bồ kết, hoắc hương, kim ngân hoa sẽ giúp tăng cường đào thải các dịch mũi ứ đọng ở tận cùng bên trong các hốc mũi xoang, mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho người bệnh chỉ sau ít ngày sử dụng.

Có thể nói, với ba tác động: GIẢM MẪN CẢM – TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH – TĂNG ĐÀO THẢI DỊCH NHẦY, Xoang Bách Phục tự hào mang đến lối thoát diệu kì cho người bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng

Để mua đúng Xoang Bách Phục tại nhà thuốc hãy xem TẠI ĐÂY

Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng – vui lòng gọi về tổng đài 1800 1258 (miễn phí cước gọi) để được giải đáp thắc mắc

Dị Ứng Thời Tiết +5 Bí Quyết Điều Trị Dị Ứng Theo Mùa

Dị ứng thời tiết là một chứng bệnh rất thường xảy ra khi thay đổi thời tiết với những người cơ địa yếu, nhạy cảm. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hàng ngày.

Nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết

Viêm da dị ứng theo mùa khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tùy vào cơ địa mỗi người mà tình trạng bệnh nặng nhẹ khác nhau.

Theo y học hiện đại, da dị ứng thời tiết là một loại bệnh mạn tính, đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm.

Người bệnh mắc viêm da thường rất dễ tái phát khi có sự thay đổi thời tiết. Tình trạng này hay xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng, hay bị những bệnh như hen, hoặc viêm xoang viêm mũi dị ứng thời tiết.

Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời chuyển lạnh, độ ẩm cao khiến da giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờ. Điều này khiến da bị mất nước và da trở nên khô hơn, ít đóng vảy.

Khi này các protein trong cơ thể biến chất trở thành chất đối nghịch với cơ thể. Vì vậy, cơ thể phản ứng bằng cách ngứa, nổi mẩn, sẩn mề đay.

Theo đông y, nguyên nhân gây dị ứng do thời tiết đó là do các yếu tố ngoại tà như: phong hàn, phong nhiệt, phong thấp… xâm nhập vào cơ thể. Vì thế, gây uất kết ở da dẫn đến tình trạng mẩn ngứa, mẩn đỏ.

Một số người không bị phát ban nhưng lại dị ứng thời tiết sổ mũi khiến mũi gặp tình trạng chảy nước mũi và khó thở. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm xoang ở nhiều người.

Với những người da mẫn cảm, chỉ cần thời tiết chuyển lạnh là đã có cảm giác ngứa và sưng nề.

Nguyên nhân là do thời tiết lạnh làm giãn mạch khiến chất huyết tương của máu tràn qua thành mạch và xâm nhập trực tiếp vào các mô.

Khi đó, cơ thể bị dị ứng sẽ chủ động sản sinh ra hoạt chất histamin gây ngứa da.

Biểu hiện của dị ứng thời tiết

Đây là một trong những biểu hiện thường gặp khi bị dị ứng khi thay đổi thời tiết. Bề mặt da sẽ xuất hiện các nốt phát ban với các nốt mẩn đỏ và ngứa.

Những khu vực dễ bị nổi mẩn, phát ban nhất là những vùng da hở như: mặt, bàn tay, chân,…

Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và sẽ gãi theo phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, nếu càng gãi, các ban đỏ càng lan rộng thành từng đám rồi nổi lên khắp bề mặt da.

Da bị sưng tấy khi dị ứng do thời tiết là điều dễ thấy.

Nhất là các vùng da xung quanh môi hay mặt, tình trạng này sẽ nặng hơn. Thường, khi bị sưng rộp, tấy đỏ đa phần đều do người bệnh thường xuyên ăn các loại hải sản hay trứng gây nên.

Chàm bội nhiễm hay Eczema

Đây là tình trạng xuất hiện các nốt dị ứng mẩn đỏ và có vảy ở đầu. Những nốt dị ứng này sẽ xuất hiện gần khu mặt, đầu gối hay khủy tay.

Có triệu chứng này là khi tình trạng viêm da đang rất nguy hiểm.

Tình trạng này khiến người bệnh khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, mẩn dị ứng nổi khắp cơ thể.

Ngoài các biểu hiển nổi mẩn bề mặt da, nhiều người khi bị dị ứng thời tiết còn gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Khi trẻ bị dị ứng thời tiết sẽ kéo theo nhiều biến chứng khác. Ho dị ứng thời tiết và sổ mũi dị ứng thời tiết là hai biến chứng thường gặp nhất.

Histamine có nguồn gốc từ quá trình decarboxy hóa của axít amin histidine, phản ứng được xúc tác bởi enzyme L-histidine decarboxylase.

Nó là một amin có tính hút nước và tính gây giãn mạch.

Sự chuyển hóa từ histidine thành histamine bởi histidine decarboxylase

Histamine chỉ tồn tại ở một trong hai dạng, hoặc ở dạng dự trữ, hoặc ở dạng không hoạt động.

Histamine giải phóng vào synapse bị phân hủy bởi acetaldehyde dehydrogenase. Sư thiếu hụt enzyme này sẽ gây ra phản ứng dị ứng do các bể histamine trong synapse.

Histamine còn bị phân hủy bởi histamine-N-methyltransferase và diamine oxidase.

Một vài dạng bệnh do thức ăn, còn gọi là ngộ độc thức ăn, có nguyên nhân do sự chuyển hóa từ histidine thành histamine trong thức ăn chín, chẳng hạn như cá.Một số bệnh dị ứng như dị ứng thời tiết,dị ứng hóa chất,dị ứng chất tẩy nhuộm dị ứng xi măng người ta thấy lượng histamine tăng lên.

Những điều cần tránh khi bị dị ứng thời tiết

Hạn chế bổ sung thực phẩm giàu đạm

Với những người thường xuyên bị dị ứng thời tiết phải làm sao?, bạn không nên ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm, như: tôm, cua, cá, thịt bò, gà,….

Bởi đây là một trong số những tác nhân khiến tình trạng dị ứng, mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.

PREDHA WOMEN’S Thực Phẩm Chức Năng Dành Cho Bà Bầu được bác sĩ khuyên dùng. Hãy tìm hiểu ngay

Thực phẩm có tính cay, nóng sẽ khiến cho tình trạng dị ứng, nổi mẩn trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, nếu là người có tiền sử bị dị ứng thì không nên ăn những thực phẩm dạng này.

Kiêng đồ ăn mặn, chất kích thích, dầu mỡ

Đây đều là những “kẻ thù” của những người bị dị ứng. Nó khiến cho tình trạng dị ứng, mẩn ngứa ngày càng nặng thêm. Vì thế, bạn nên loại bỏ những thực phẩm này khỏi thực đơn hàng ngày khi xuất hiện dấu hiệu dị ứng.

Đối với những bệnh nhân bị dị ứng gió thì nên hạn chế ra gió nếu như không muốn tình trạng ngứa ngáy nặng hơn. Nếu bắt buộc phải ra gió, bạn nên ăn mặc kín, hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Cơ thể nóng có nghĩa là chứa nhiều độc tố – đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẩn ngứa, phát ban và giảm sức đề kháng.

Vì thế, bạn nên thường xuyên thải độc cho cơ thể, tăng cường thực phẩm có tác dụng giải nhiệt như: bí đao, khổ qua, đậu phụ,….

Thường bệnh nhân dị ứng rất khó chịu và muốn mau chóng khỏi. Vì thế, họ sử dụng nhiều loại thuốc, kem chống dị ứng để chấm dứt cơn ngứa.

Tuy nhiên chữa dị ứng thời tiết không phải chỉ bôi một hai loại kem là có thể khỏi ngay được. Mặt khác, sử dụng tràn lan các loại thuốc còn dẫn đến tác hại to lớn, ảnh hưởng xấu đến gan, thận.

Một số phương pháp điều trị dị ứng thời tiết

Hiện tượng dị ứng do thời tiết thường xảy ra vào thời điểm giao mùa.

Nhiều người xuất hiện tình trạng phát ban, nhưng nhiều người lại bị mũi dị ứng thời tiết. Vì thế, cách chữa bệnh dị ứng thời tiết hiện nay chỉ nhằm điều trị trước mắt.

Để giảm thiểu tác động của tình trạng dị ứng lên cuộc sống hàng ngày, ngay khi có dấu hiệu bạn cần có biện pháp xử lý kịp thời.

Khoai tây khá lành tính và mát, rất có hiệu quả khi điều trị dị ứng khi giao mùa.

Khi phát hiện có các nốt mẩn đỏ trên cơ thể, bạn có thể cắt vài lát khoai tây đắp lên vùng da bị ngứa khoảng 20 phút.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng phương pháp này, mỗi ngày chỉ nên đắp 2 lần, những nốt mẩn ngứa từ từ sẽ hết.

Cà rốt được xem là “thần dược” chữa nổi mẩn do thời tiết. Bên cạnh đó còn có tác dụng giải độc gan rất hiệu quả.

Khi mới ở giai đoạn đầu của bệnh, sử dụng nước ép cà rốt có hiệu quả rất tốt.

Bạn sử dụng 500ml nước, xay cùng 1 của cà rốt, 1 củ cải đường, dưa leo,… và sử dụng như loại nước sinh tố thông thường.

Các hợp chất có trong cà rốt sẽ làm mát cơ thể, giúp các nốt phát ban dịu và lặn dần.

Mật ong khá lành tính, có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi bị phát ban do thời tiết, bạn pha 3 muỗng mật ong nguyên chất với nước ấm rồi uống mỗi buổi sáng.

Tình trạng dị ứng sẽ thuyên giảm rất nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại mật ong nguyên chất, vì mật ong pha đường sẽ gây nóng trong, khiến tình trạng dị ứng ngày càng nặng hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sáp ong rừng để chữa viêm mũi dị ứng thời tiết.

Lấy 1 miếng Sáp ong rừng nhai nát rồi nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 – 3 lần vừa giảm triệu chứng ho, đau họng vừa cải thiện căn bệnh viêm mũi dị ứng.

Khi bị nổi mẩn, phát ban do thời tiết nên uống 1-2 chén trà xanh mỗi ngày, uống cho thêm một ít mật ong. Trà xanh có tác dụng kháng viêm rất tốt, giúp cho tình trạng mẩn ngứa thuyên giảm.

Tỏi có chứa quercetin, một chất chống histamine tự nhiên có công dụng kháng khuẩn, virus và tính chất tăng cường miễn dịch nên được xem là “thần dược” trong trị viêm mũi dị ứng thời tiết.

Bạn có thể ăn sống tỏi hoặc dùng nước ép tỏi hòa với 2 thìa cà phê mật ong rồi nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.

Tuy nhiên bạn không nên nhỏ nước tỏi để chữa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ. Bởi niêm mạc mũi của trẻ còn non, rất dễ bị kích ứng.

Cách phòng tránh hiện tượng dị ứng thời tiết

Viêm da dị ứng là một bệnh mạn tính hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn.

Bên cạnh việc chữa bệnh dị ứng thời tiết bằng các phương pháp dân gian, bạn nên có những biện pháp phòng tránh hiệu quả khi thời tiết thay đổi.

Nên rửa mắt bằng nguồn nước sạch nếu bạn có cảm giác ngứa và tấy trong mắt.

Khi ra ngoài đường vào ngày nhiều gió, nên đeo kính và đeo khẩu trang.

Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn và lông các loại động vật nuôi.

Khử trùng, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

Không nên dùng quá nhiều loại mỹ phẩm cùng một lúc. Nên dùng mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Tránh dùng những thức ăn dễ gây dị ứng như thực phẩm chế biến từ hải sản, chất kích thích, đồ ăn nhanh…

Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng da và đặc biệt là tránh tiếp xúc với các chất đã gây cho da bị kích ứng trước đó.

Khi trời chuyển lạnh, luôn giữ ấm cơ thể, tránh sử dụng áo quần may bằng những loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố…

Không nên mặc các loại quần áo quá chật nhằm tránh tình trạng cọ xát dễ gây kích thích tại chỗ.

Luôn bổ sung ẩm cho da, để tránh tình trạng da bị khô, rất dễ mẩn ngứa.

Viêm da do thời tiết là một căn bệnh rất thường gặp và không trừ một ai.

Nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Vì thế, nếu tình trạng dị ứng ngày càng nặng bạn cần tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời.

Nguồn: chúng tôi

Dị Ứng Lông Chó Mèo

Với nhiều người, chơi đùa và chăm sóc chó mèo chính là cách đơn giản nhất để giải tỏa tâm lý, căng thẳng hay mệt mỏi. Thế nhưng, nếu bị dị ứng lông chó mèo, điều này lại không hề đơn giản khi họ luôn bị hắt hơi, ngứa mũi và nổi mẩn sau khi tiếp xúc với chúng. Vậy dị ứng lông chó mèo là gì, nguyên nhân và cách xử lý thế nào?

Tùy vào mức độ phản ứng, các dấu hiệu dị ứng lông chó mèo sẽ thể hiện tương ứng. Việc theo dõi và nhận biết các triệu chứng có thể hơi khó khăn, nhưng nếu để ý và quan sát một chút, bạn sẽ xác định được vấn đề. Trên thực tế, các dấu hiệu dị ứng có thể phát triển chỉ trong vài phút hoặc vài giờ ngay sau khi tiếp xúc với lông chó mèo.

Những triệu chứng dị ứng lông chó mèo thường gặp như:

Theo các nhà khoa học, di truyền đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của dị ứng. Điều này có nghĩa là, khả năng bạn gặp các vấn đề về dị ứng sẽ cao hơn nếu những thành viên trong gia đình đã từng bị dị ứng. Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc bất cứ thứ gì có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy, khi hệ miễn dịch bị kích thích, nó sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng như: Ngứa, sổ mũi, nổi mẩn đỏ và hen suyễn.

Nếu bạn bị dị ứng lông chó mèo, thực chất là bạn dị ứng với protein có trong vảy da, nước bọt hoặc nước tiểu dính vào lông của chúng. Khi protein của chó mèo đi vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ coi chúng là có hại và bắt đầu tạo ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập đó.

Một điều mà bạn cũng cần lưu ý, đó là ngay cả khi dị ứng với lông mèo không xảy ra thì nó vẫn có thể khiến các triệu chứng khác bùng phát. Chó, mèo hoặc bất cứ con vật gì đều có thể mang theo phấn hoa, nấm mốc và các chất gây dị ứng khác trên lông của chúng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dị ứng.

Dù dị ứng lông chó mèo biểu hiện ra sao hay mức độ thế nào, cách kiểm soát các triệu chứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với chúng. Giảm tiếp xúc bằng cách không để chó mèo ở gần nơi sống, cẩn thận với người có nuôi các con vật này và tránh chúng ở bên ngoài. Hút bụi nhà thường xuyên, rửa tay với xà phòng để loại trừ vi khuẩn là những lưu ý cần thiết sau khi ôm, hôn chó mèo. Tuy nhiên, nếu tình trạng dị ứng vẫn tiếp diễn, bạn cần một biện pháp điều trị mạnh tay hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng corticosteroid dạng xịt mũi để giảm viêm và kiểm soát các triệu chứng dị ứng lông chó mèo đường hô hấp. Corticosteroid dùng đường mũi với liều thấp và ít tác dụng phụ hơn so với dùng để uống.

Thuốc thông mũi có thể giúp thu nhỏ các mô bị sưng phù trong mũi và khiến bạn thở dễ dàng hơn. Lưu ý, thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp và thường chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, tăng nhãn áp hoặc bệnh tim mạch. Vì vậy, hãy cẩn trọng trước khi sử dụng.

Ngoài các loại thuốc ở trên, người bị dị ứng lông chó mèo có thể “đào tạo” hệ miễn dịch của mình ít nhạy cảm với dị nguyên hơn bằng một phương pháp gọi là liệu pháp miễn dịch. Bác sĩ có thể tiêm hoặc đặt dưới lưỡi một lượng nhỏ chất gây dị ứng, sau đó tăng dần liều đến ngưỡng cho phép mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị, cũng như hạn chế thấp nhất tình trạng dị ứng xảy ra. Liệu pháp miễn dịch thường được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Không để chó, mèo ở trong phòng ngủ hay những nơi sinh hoạt chính của bạn.

Quét dọn và lau sàn nhà thường xuyên, nên dùng máy hút bụi để thu gom hết phần lông của chó, mèo rơi ra.

Nếu nhà có thảm, hãy chọn loại thật mỏng và thường xuyên giặt sạch bằng nước nóng để loại bỏ lông chó mèo.

Làm sạch không khí bằng máy làm sạch không khí để loại bỏ lông của chúng.

Tắm rửa và vệ sinh cho chó, mèo thường xuyên để giảm lượng lông rơi rụng trong nhà, từ đó giảm lượng chất gây dị ứng.

Rửa tay, thay quần áo sau khi tiếp xúc với chó, mèo

Phụ Bì Khang – Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ điều trị dị ứng, mề đay hàng đầu Việt Nam

Trên thực tế, dị ứng lông chó mèo không quá nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài, chúng sẽ phát triển và trở nên tồi tệ hơn. Nếu dị ứng ngoài tầm kiểm soát, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn hay viêm da dị ứng hết sức nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia, ngoài thuốc chống dị ứng, người bị dị ứng lông chó mèo nên dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để việc điều trị đạt kết quả tốt hơn, cũng như tránh được tác dụng phụ. Nổi bật trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị dị ứng mề đay hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần từ các thảo dược quý, giúp giảm triệu chứng dần dần và ngăn ngừa tái phát.

Thành phần chính của Phụ Bì Khang là cao gan – được chiết xuất từ gan động vật, chứa nhiều sắt, vitamin, protein, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, cao gan giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, đặc biệt phù hợp cho những người dùng thuốc trong thời gian dài.

Bên cạnh cao gan, sản phẩm còn có thêm cao nhàu giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc cho thận. Công dụng của Phụ Bì Khang càng được củng cố khi có mặt của L-carnitine fumarate – 1 acid amin đóng vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng cho cơ thể, bảo vệ tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Chính nhờ sự phối hợp toàn diện giữa các thành phần, Phụ Bì Khang hỗ trợ điều trị hiệu quả các trường hợp dị ứng, mề đay, mẩn ngứa tái phát, giúp giảm ngứa từ trong ra ngoài và ngăn ngừa tái phát. Tất cả các thành phần của sản phẩm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Kinh nghiệm cải thiện mề đay dị ứng thành công

Chị Mỹ Ẩn bị mề đay mẩn ngứa sau một lần ăn hải sản với bạn bè. Sau hơn 4 năm kiêng khem khổ sở vì mề đay liên tục tái phát, thậm chí phải chuyển vào Nam sinh sống với hy vọng khỏi bệnh nhưng mọi sự cố gắng của chị dường như chưa đủ. May mắn tìm được thông tin hữu ích, chị Ẩn đã thoát khỏi cơn ngứa và có thể ăn uống bình thường như bao người khác.

Và còn rất nhiều những trường hợp bị dị ứng, mề đay, mẩn ngứa tái phát đã cải thiện tình trạng của mình nhờ sử dụng Phụ Bì Khang.

Trên thực tế, điều trị dị ứng nổi mề đay không đơn giản do căn nguyên gây bệnh khác phức tạp và phụ thuộc rất lớn vào cơ địa người mắc. Cùng lắng nghe những phân tích từ Ths Diệp Xuân Thanh về cách điều trị mề đay hiệu quả, an toàn qua video sau:

Sản phẩm Phụ Bì Khang đã được nghiên cứu tại 3 bệnh viện da liễu đầu ngành là: Bệnh viện Da liễu TW, Bệnh viện Da liễu TP. HCM và Đại học Y Hà Nội cho hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị mề đay cấp và mạn tính.

Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định:

Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh mề đay.

Làm giảm các triệu chứng mề đay và giảm tái phát.

Theo dõi bệnh nhân điều trị phối hợp Phụ Bì Khang + Kháng histamin sau 4 tuần không thấy có tác dụng phụ.

Hiệu quả rõ rệt sau 4 tuần sử dụng.

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 708 tháng 3/2010, số 733 tháng 7/2011 và số 4/2014.

Nhờ những đóng góp tích cực của mình trong việc hỗ trợ điều trị hiệu quả mề đay, mẩn ngứa tái phát, Phụ Bì Khang đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý:

Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em

Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế châu Á Thái Bình Dương

Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng