Bệnh Dịch Yêu Ebook / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Chuyện ‘Yêu’ Của Người Bị Bệnh Tim Mạch

Nhiều người quan niệm chuyện ‘yêu’ đồng nghĩa với chuyện “ấy”. Thật sự ‘yêu’ rộng hơn nhiều, nói đến việc biểu lộ tình cảm bằng nhiều cách, thông qua một ánh mắt, cái nắm tay, cái ôm siết hay nụ hôn…, và dĩ nhiên là cả chuyện “ấy”. Dù có bệnh tim mạch, bạn và người bạn đời đừng ngại thể hiện cảm xúc bằng những cử chỉ quan tâm, chăm sóc, âu yếm… Những hoạt động này không đòi hỏi nhiều năng lượng, không ảnh hưởng đến tim mạch, nhưng là “liều thuốc cho trái tim” hữu hiệu, giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ nên tốt cho sức khỏe.

Còn chuyện “ấy”, hãy tiến hành khi cảm thấy tự tin, sẵn sàng và không quá bận tâm về bệnh tật. Chuyện “ấy” cũng là một hoạt động gắng sức, tiêu tốn nhiều năng lượng. Với người bệnh tim mạch, tùy theo độ nặng của bệnh mà có thể chịu được mức độ gắng sức khác nhau.

Ngưng lại nếu có triệu chứng

Không ai có thể kiểm soát những phản ứng của cơ thể lúc làm chuyện “ấy”. Khi đó biểu hiện tim mạch ở người bình thường lẫn người mắc bệnh không khác gì nhau: nhịp thở, nhịp tim và huyết áp tăng lên; đến lúc “cao trào” nhịp tim có thể lên đến 140-160 lần/phút, xong chuyện mọi thông số trở về mức trước đó. Vì vậy các biểu hiện như tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, da trở nên nóng, ẩm là bình thường. Triệu chứng đáng quan tâm là bạn cảm thấy đau thắt ngực, mệt nhiều, khó thở…

Đây là những triệu chứng cho thấy tim đang bị quá tải trước lượng hoạt động quá sức. Khi đó bạn cần ngưng lại, nghỉ ngơi, uống thuốc nếu đã có ý kiến của bác sĩ cho những trường hợp như thế này. Nếu triệu chứng không giảm, bạn cần gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Thuốc tim mạch và chuyện “ấy”

Một số loại thuốc tim mạch, nhất là thuốc hạ áp, có thể ảnh hưởng tới chất lượng của chuyện “ấy”. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra với một số ít người. Ngoài ra, uống thuốc theo toa điều trị sẽ giúp ổn định sức khỏe. Vì thế không nên tự ý ngừng thuốc. Bạn đừng xấu hổ mà hãy trao đổi với bác sĩ về những vấn đề gặp phải khi quan hệ, để tìm ra nguyên nhân gây trục trặc và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

Với “thần dược” Viagra, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng. Trong một số trường hợp, Viagra không được sử dụng. Chẳng hạn, nếu đang dùng thuốc nitrate, uống thêm Viagra có thể gây tụt huyết áp nhiều, nguy hiểm đến tính mạng. Viagra cũng là thuốc có nguy cơ đối với người bị huyết áp thấp, thiếu máu vành cấp, suy tim sung huyết, đang điều trị với nhiều thuốc hạ áp…

Một số biện pháp an toàn

Nên làm chuyện “ấy” vào thời điểm cả hai đều cảm thấy thoải mái về tinh thần. Thời điểm tốt nhất thường là vào buổi sáng, sau một đêm được nghỉ ngơi. Cần chọn địa điểm mát mẻ, thoải mái. Tránh làm chuyện “ấy” sau bữa ăn, nên chờ 1-3 giờ để thức ăn tiêu hóa (tim không phải làm việc quá sức để cùng lúc cung cấp máu cho hệ tiêu hóa và chuyện “ấy”). Không uống rượu trước khi “lâm trận”. Tránh dùng các chất có tính kích thích như cà phê, thức ăn vị chua, cay… Tránh những tư thế phức tạp, mất sức, tránh tư thế tạo áp lực lên thành ngực gây khó thở, ép tim. Cần chuẩn bị sẵn thuốc theo lời dặn dò của bác sĩ.

Nhiều người nghĩ rằng làm chuyện “ấy” khi có bệnh tim mạch sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay tử vong. Thật sự tỉ lệ này rất thấp, các nghiên cứu cho thấy ít hơn 1% số người bị nhồi máu cơ tim khi làm chuyện “ấy”. Không có lý do gì bắt người bệnh tim mạch kiêng khem nếu họ cảm thấy có thể và sẵn sàng. Họ chỉ cần biết điều tiết chuyện ‘yêu’ cho phù hợp với tình hình sức khỏe của mình, tránh gây quá tải cho tim thì việc này sẽ giúp hồi phục sức khỏe, tinh thần thoải mái.

Với người suy tim độ I-II làm chuyện “ấy” chừng mực sẽ có lợi, người suy tim độ III cần hạn chế hơn, người suy tim độ IV nên kiêng hẳn. Người bệnh cao huyết áp có chỉ số huyết áp quá cao cần điều trị ổn định rồi mới “lâm trận” để tránh tai biến. Với người vừa bị nhồi máu cơ tim, thông thường có thể làm chuyện “ấy” sau sáu tuần, với người vừa được phẫu thuật tim thường là sau 2-4 tuần.

BS CKI NGÔ BẢO KHOA

Nhận Biết Hội Chứng “Cuồng Yêu”

Nhìn qua cửa kính của phòng chăm sóc đặc biệt Khoa Phỏng (Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM), thấy bệnh nhân G. được băng kín, khuôn mặt bị đen vì phỏng axit, đôi mắt ướt nhem và tỏ ra hoảng sợ khi có người lạ.

Theo CQĐT, Phùng Chấn An (35 tuổi, ở quận 10) là dược sĩ trung cấp, từng có vợ con nhưng đã li hôn. Gần 2 năm nay, An quen biết và có tình cảm với chị G. Tuy nhiên, gần đây giữa An và chị G. phát sinh mâu thuẫn. Kiểm tra điện thoại di động của chị G, CQĐT thấy nhiều tin nhắn thể hiện 2 người có mâu thuẫn gay gắt. Đêm 26/2, An đến quán cà phê Bóng Đèn, tắt hết hệ thống camera, tạt axit vào người G. rồi bỏ trốn.

Trước đó, một vụ án giết người tình đã xảy ra tại quán cà phê võng Thanh Trúc (đường Bình Mỹ, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi). Hôm đó, chị Nguyễn Thị K.C. (26 tuổi) cùng với Bùi Văn Xuân Lắm, 30 tuổi (cả hai cùng xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi) vào quán gọi nước uống và đồ ăn sáng. Lúc sau, những người ngôi trong quán nghe tiếng kêu cứu của chị K.C, rồi thấy Lắm cầm dao đi nhanh ra ngoài lấy xe máy chạy mất. Mọi người tới chỗ chị K.C . thì thấy chị này nằm chết gục tại chỗ với nhiều vết đâm trên người.

“Biết người theo đuổi mình cuồng yêu nhưng vì sợ đối phương làm bậy nên không dám nói lời chia tay mà âm thầm chịu đựng, là một cách hiểu sai lầm; các bạn cần nhận thức rằng chỉ có chia tay mới là lối thoát, bạn cần hướng đến sự an toàn cho chính mình”.

PGS-TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn

Theo người dân địa phương, cả Lắm và chị K.C. từng có gia đình riêng, song đã ly hôn. Lắm làm nghề tài xế nhưng một năm trở lại đây chỉ ở nhà chơi bời lêu lổng. Trong thời gian này, Lắm quen biết và có tình cảm với chị K.C. Lắm không có nghề nghiệp nhưng lại mê cờ bạc nên nợ nần chồng chất, lại hay ghen tuông vô cớ…

Một chuyện tình khác giữa Hữu Quang và Thu Trang, tuy không dẫn đến án mạng song để lại những chấn động ám ảnh Thu Trang và cả gia đình cô. Khi những say đắm ban đầu qua đi, Thu Trang phát hiện Hữu Quang không “ga lăng” như thời gian đầu, mà thực ra là một gã trai cục cằn. Trang đòi chia tay, Quang đã không ngần ngại khủng bố tinh thần Trang bằng các cuộc gọi, tin nhắn.

Quang còn mang cả hung khí đến trường, dọa giết Trang, khiến cô bị chấn động tâm lý nặng. “Quang liên tục gọi điện đe dọa sẽ nói cho mọi người biết chuyện hai đứa quan hệ với nhau, đe dọa sẽ báo cho gia đình biết (Trang đang học lớp 9 một trường THCS tại TPHCM) khiến em hoang mang, lo lắng”, Trang nói.

Có thời gian, mỗi ngày, Quang chờ Trang trước cổng trường, và theo dõi Trang sát sao từng bước. Biết Trang đổi số di động, Quang gọi điện thọai bàn lúc nửa đêm để đòi gặp, khiến Trang lo sợ đến mức bỏ học, không dám ra khỏi nhà. Bị khủng hoảng tâm lý nặng, Trang được bố mẹ đưa đi nhập viện tâm thần để điều trị. Về phần Quang, sau khi gia đình Trang phát hiện, đã trình báo công an, và Quang đã bị xử lý vì hành vi quấy rối người khác.

Theo bà Lưu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “cuồng yêu”, chẳng hạn đặt quá nhiều kỳ vọng vào người yêu nhưng không được đáp trả; tính tình đa nghi, ích kỷ, mong muốn chiếm hữu người khác quá cao và thiếu niềm tin trong tình yêu; bị ảnh hưởng nhiều từ phim ảnh bạo lực hoặc do bản tính nóng nảy thiếu kiểm soát về lời nói và hành động của bản thân.

Bên cạnh đó, mạng xã hội hiện nay như Facbook, Twitter, các trang văn hóa đồi trụy… cũng ảnh hưởng lớn đến tính cách, tư duy và vấn đề giáo dục trong giới trẻ, từ đó sinh ra các hành động như giết người tình rồi tự sát, hoặc không yêu thì sinh ra quấy rối, khủng bố tinh thấn đối phương.

PGS- TS Huỳnh Văn Sơn, chuyên gia tâm lý (Trường đại học Sư phạm TPHCM), thì cho rằng nguyên nhân của “cuồng yêu” chủ yếu xuất phát từ tâm lý như sự hụt hẫng trong đời sống gia đình với những ám ảnh thời thơ ấu; sự mất tự tin về cái tôi tình yêu; sự sang chấn sau một cú sốc về tình cảm hoặc những thất bại hay đổ vỡ không hẳn về tình yêu; sự nhận thức lệch lạc với quan điểm về tình yêu ích kỷ và sự quá đáng…

Còn theo BS Chuyên khoa I Vũ Kim Hoàn, Phó Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TPHCM, “cuồng yêu” có thể được thể hiện qua hoang tưởng ghen tuông và được xem là bệnh lý.

Nguyên nhân của bệnh lý này là thời niên thiếu có vấn đề về gia đình, bị bỏ rơi, bị lạm dụng tình dục, giáo dục lệch lạc, khó khăn trong cuộc sống… làm nhân cách phát triển lệch lạc hình thành nên tính cách, tâm lý không ổn định. Bên cạnh đó, các yếu tố như áp lực cuộc sống, công việc cũng là yếu tố khởi phát, thúc đẩy họ rơi vào bệnh lý.

Theo PGS- TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, ngay khi nhận dạng người “cuồng yêu” đang là người theo đuổi hay đang yêu mình, bạn cần tỏ rõ thái độ lạnh nhạt, nhất thiết không nói chuyện, nhanh chóng cắt đứt mối quan hệ. Bên cạnh đó, khi thấy hắn bắt đầu có biểu hiện đeo bám, dai dẳng, trơ trẽn, lì lợm, thiếu tế nhị… thì lập tức cần sự “phản kháng” quyết liệt. Thậm chí có thể nhờ bạn bè, người thân can thiệp.

Với người bị kẻ “cuồng yêu” quấy rối, Bs Vũ Kim Hoàn khuyên: “Trường hợp này bạn nên đi khám, vì nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, công việc… Nhưng cách tốt nhất là phải điều trị cái gốc, giải quyết dứt điểm mối quan hệ”.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Đào Lưu nhận xét: “Về phần những kẻ cuồng yêu, kết cục của họ thường không thể thoát khỏi vòng lao lý”.

Theo Nguyễn Dũng (Tiền Phong)

Cùng Danh Mục:

Comments

Dịch Tễ Học Bệnh Dịch Hạch

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do vi khuẩn yersinia pertis gây ra. Bệnh biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc kết hợp với viêm hạch bạch huyết, trường hợp nặng gây viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh gây dịch chủ yếu ở động vật hoang dã đặc biệt là loài gặm nhấm, chủ yếu ở chuột, bọ chét đốt chuột sau đó truyền sang người.

Tình hình bệnh:

Bệnh dịch hạch đã được biết đến từ lâu trong lịch sử loài người và đã từng gây ra ít nhất 3 vụ đại dịch lớn trên toàn cầu với nhiều trường hợp mắc và tử vong.

Đại dịch lần thứ nhất xảy ra và thế kỉ VI làm gần 100 triệu trường hợp tử vong, nặng nhất ở châu Á, châu Âu và Địa Trung Hải.

Đại dịch lần thứ hai xảy ra vào thế kỉ XIV đã làm chết 25 triệu người châu Âu và 40 triệu người chấu Á và châu Phi. Mất gần 100 năm sau mới hồi phục được dân số. Vụ dịch này kéo dài 3 thế kỉ và hoành hoành ở nhiều nước như Ý, Pháp, Anh, Nga.

Đại dịch lần thứ ba bắt đầu từ Hồng Kông năm 1894 và kéo dài đến thế kỉ XX.

Tình hình bệnh dịch ở Việt Nam:

Quá trình xâm nhập bệnh dịch hạch vào Việt Nam

Bệnh dịch hạch được ghi nhận đầu tiên ở Nha Trang từ Hồng Kông nhập vào bằng hệ thống đường thuye, khoảng tháng 6 – 11 năm 1898.

1906 bệnh xuất hiện ở Sài Gòn do tàu từ Quảng Đông và Hồng Kông mang vào.

Năm 1907 bệnh dịch hạch bắt đầu lan đến các tỉnh thành theo đường giao thông.

1962 – 1966 dịch hạch lan rộng ra 30 tỉnh miền Nam. Theo thống kê của viện Pasteur từ năm 1964 đến năm 1974 các tỉnh miền Nam có 31.313 người mắc bệnh và 1432 người chết vì dịch hạch.

Từ 1975 đến 1980 bệnh vẫn lưu hành ở các tỉnh phía Nam nhưng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong giảm hơn so với trước.

ở miền Bắc: bệnh xuất hiện lẻ tẻ vào đầu thế kỉ XX.

1908 xảy ra dịch ở Hà Nội làm chết 80 người.

1909 dịch xảy ra ở Kỳ Lừa Đồng Đăng làm 109 người chết. Từ 1911 đến 1922 dịch lan ra ở nhiều tỉnh phía Bắc.

Từ 1923 đến 1977 không có trường hợp nào.

Sau giải phóng dịch lại xuất hiện ở miền Bắc.

Tháng 12/1977 dịch xảy ra ở nhà máy xay xát Hà Nội.

Tháng 4/1978 có 31 người mắc dịch.

Nguồn bệnh là loài gặm nhấm hoang dã, trong tự nhiên có khoảng 200 loài khác nhau như sóc, cầy, cáo… quan trong j nhất là các loài chuột (chuột cống, chuột đồng, chuột nhắt…). dịch hạch xảy ra gây tử vong hàng loạt cho loài chuột và thường gây dịch hạch ở người sau 7-18 ngày.

Là người đang mắc bệnh hoặc vừa khỏi bệnh dịch hạch.

Loài gặm nhấm hoang dại là vật chủ chính gây nên ở dịch thiên nhiên, chúng truyền bệnh cho nhau làm duy trì ỏ dịch thiên nhiên rồi từ đó truyền cho chuột đồng sang chuột nhà và gây bệnh cho người.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: dịch tễ học bệnh dịch hạch

Bộ Y Tế Yêu Cầu Tăng Cường Phòng, Chống Bệnh Whitmore

(Tieudung.vn) – Sau mưa lũ, các tỉnh miền Trung ghi nhận số ca mắc bệnh Whitemore ngày càng gia tăng. Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai công tác phòng, chống bệnh Whitmore.

Cụ thể, từ đầu tháng 10 đến nay, các tỉnh miền Trung ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore) do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Khu vực này vừa trải qua các cơn mưa lũ kéo dài khiến vệ sinh môi trường tại các vùng dân cư bị ô nhiễm. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận gần 30 bệnh nhân Whitmore trong 1,5 tháng qua, trong khi 9 tháng đầu năm chỉ có 11 ca. Đây cũng là căn bệnh khiến vị chủ tịch của một xã tỉnh Quảng Bình tử vong khi cứu hộ người dân trong bão lũ.

Phó giáo sư Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, ngày 19/10 cho biết từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân Whitmore. Riêng từ đầu tháng 11 đến nay có 6 bệnh nhân trong đó ba người đã ra viện.

Một bệnh nhân Whitmore điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới.

“3 trường hợp mắc bệnh Whitmore còn lại đang điều trị, đến từ Sơn La, Nghệ An và Hà Tĩnh. Các bệnh nhân này đều trên 50 tuổi và có tiền sử bị đái tháo đường, sưng đau khớp gối, nhiễm trùng nặng. Do có biểu hiện lâm sàng đa dạng, Whitmore rất dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác khiến việc điều trị không hiệu quả’, Phó giáo sư Đỗ Duy Cường cho biết.

Để chủ động phòng, chống bệnh Whitmore, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, gửi công văn tới lãnh đạo 9 tỉnh, thành ở miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) chủ động có phương án đối phó.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh bệnh Whitmore, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp mắc và xử lý điều trị trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh Whitmore. Tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế mức thấp nhất các trường hợp tử vong.

Bộ cũng yêu cầu các Sở Y tế phải chỉ đạo các đơn vị y tế tổ chức điều tra, phân tích về dịch tễ các trường hợp mắc bệnh, phân tích nguy cơ và các biện pháp phòng chống bệnh, đồng thời, phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc và các biện pháp phòng chống bệnh Whitmore để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh; đưa các trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị, đặc biệt chú ý đối với các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925 tại Thành phố Hồ Chí Minh sau đó xuất hiện rải rác ở một số địa phương và gần đây được ghi nhận gia tăng tại một số địa phương.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch…

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh whitmore. Để chủ động phòng bệnh whitmore, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp như bảo đảm vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không bảo đảm vệ sinh, làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín, uống chín, khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phá t hiện và điều trị kịp thời.