Bệnh Dại Voz / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bệnh Dại Ở Chó Mèo &Amp; Cách Phòng Bệnh Dại

Bệnh dại ở chó mèo là một căn bệnh do virus gây ra, căn bệnh này thường lan truyền đối với tất cả các loài động vật máu nóng như chó, mèo, các loài động vật hoang dã khác và bao gồm cả con người. Bệnh dại là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm gây tử vong 100% khi mắc phải.

Sự nguy hiểm của bệnh dại tiềm ẩn trong nước dãi của chó, mèo hoặc các loài động vật khác, các virus này lây truyền qua vết xước, vết cắn, nó len lỏi trong các tế bào cơ bắp và sau đó lây lan đến các sợi thần kinh gây rối loạn hệ thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho con vật trở nên điên dại và chết. Loại virus này có thể mất đến một tháng để phát triển, nhưng một khi các triệu chứng đã bắt đầu, virus phát bệnh một cách vô cùng nhanh chóng. Đây là căn bệnh cực kì nguy hiểm và gây ám ảnh cho nhiều loài động vật, thú nuôi và cả con người.

Các vi rút bệnh dại là một virus RNA sợi đơn của chi Lyssavirus, trong gia đình Rhabdoviridae. Nó được truyền thông qua việc trao đổi máu hoặc nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh, và rất hiếm khi qua đường thở trong khí thoát ra từ việc phân hủy xác động vật. Nhiễm virus theo cách này là hiếm gặp nhưng nó có thể xảy ra, thường trong các hang động có dân số lớn những con dơi, nơi virus đang lan rộng. Đây có thể là một mối quan tâm cho những con chó săn.

Bệnh dại ở chó mèo do một loại virus dại thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN, loại virus này xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu hoặc tuyến nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh, chúng có thể tồn tại trong cơ thể từ 10 – 30 ngày trước khi khiến con vật tử vong.

Con vật khi bị nhiễm bệnh sẽ không dễ dàng phát hiện dấu hiệu bệnh ngay lập tức mà phải mất khoảng thời gian từ nhiều ngày, lúc này virus bệnh dại sẽ xâm nhập và len lỏi vào các mô cơ của con vật, trong giai đoạn đầu virus sẽ ấp trứng, phải mất từ 2 – 8 tuần để virus lây lan và phá hủy các hệ thần kinh trung ương của con vật một cách nhanh chóng, ở gian đoạn này các dấu hiệu bệnh bắt đầu thể hiện rõ rệt và con vật sẽ chết trong vòng 4 hoặc 5 ngày.

Giai đoạn ủ bệnh: Ở giai đoạn đầu khi con vật bị nhiễm bệnh dại thường không thể hiện những dấu hiệu cụ thể, có thể có một số triệu chứng như bị sốt, sợ ánh sáng và sợ nước, lười ăn và có những hành vi bất thường như hung hăn, bồn chồn, dễ bị kích động hay sợ hãi. Nếu nghi ngờ con vật có khả năng bị nhiễm bệnh thì bạn cần phải đưa chúng đi gặp bác sĩ thú y để kiểm tra tình hình.

Giai đoạn phát bệnh: Ở giai đoạn này con vật đã thể hiện rõ những triệu chứng bệnh một cách rõ rệt mà bạn cần phải chú ý là con chó bắt đầu có những hành vi điên loạn, bị kích động hoặc bị bại liệt. Con vật thường có dấu hiệu khác thường như:

– Bị động kinh, tê liệt, có những hành vi sủa, cắn sủa người lạ hay vật lạ một cách dữ dội, con vật tự cào cắn cơ thể của mình.

– Bỏ ăn, mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi, sùi bọt mép.

– Con vật bỏ nhà đi và thường không trở về.

– Bị liệt, không thể ăn uống, thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, chân sau liệt ngày càng rõ.

– Con vật sẽ chết trong khoảng từ 4 – 5 ngày sau khi có những triệu chứng trên.

Đối với vật nuôi thì bệnh dại thường phổ biến hơn ở loài chó và ít gặp ở loài mèo. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó. Triệu chứng của con mèo khi bị bệnh cũng thường ẩn mình vào chỗ tối, hay kêu, bồn chồn, dễ kích động, cào

Ở giai đoạn đầu con vật ít biểu hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh dại, nếu có nghi ngờ con vật bị nhiễm bệnh, bạn cần sớm gọi bác sĩ thú y để để được kiểm dịch. Tuy nhiên bạn cần phải cẩn thận với con vật không để bị chúng tấn công. Bác sĩ thú y sẽ cách ly con vật trong vòng 10 ngày để theo dõi tình trạng bệnh của con vật, ngoài ra, chúng sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh.

Bệnh dại là một căn bệnh được xếp vào một trong 12 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới, căn bệnh này tiến triển với tốc độ rất nhanh gây tử vong nghiêm trọng, việc điều trị căn bệnh này rất khó khăn và hầu như “vô phương cứu chữa”, vì vậy chỉ có cách phòng bệnh để giữ an toàn đến tính mạng.

Bệnh dại là căn bệnh truyền nhiễm virus ở chó mèo bị bệnh, vì vậy cần phải có các biện pháp phòng tránh bệnh một cách nghiêm ngặt để con vật chống lại với loại virus này.

Đối với các chủ nuôi, bạn cần phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ hàng năm cho thú nuôi. Tiêm mũi đầu khi vật nuôi được được 4 tuần tuổi.

Không nên thả rông vật nuôi ngoài đường mà không có sự kiểm soát, vệ sinh sạch sẽ nơi ở cho vật nuôi.

Khi phát hiện vật nuôi có những biểu hiện bất thường cần ngay lập tức đưa vật nuôi đến các cơ sở thú y để kiểm tra tình trạng. Khử trùng những khu vực xung quanh khu vực vật nuôi bị bệnh.

Biểu Hiện Bệnh Chó Dại Và Cách Phòng Tránh Bệnh Dại!

1. Triệu chứng ở thời kỳ ủ bệnh:

Những biểu hiện chó dại ở thời kỳ ủ bệnh thường không rõ ràng. Điều này làm chúng ta khó phát hiện dấu hiệu chó bị dại.

Tâm trạng thay đổi thất thường, khác với ngày không mắc bệnh. Chú chó sẽ khó chịu hoặc trở nên vui vẻ hơn.

Chú chó có thể ăn nhiều hơn mức bình thường. Triệu chứng đầu tiên có thể xảy đến đó là sốt.

Chú chó thường hay trốn vào chỗ tối. Chó dại tru lên như chó sói hoặc đớp không khí.

Những triệu chứng này khó phát hiện ra nên dễ bị nhầm với bệnh khác. Vì vậy, khi bị cắn ở giai đoạn này rất khó nhận ra. Tuy nhiên, virus dại đã xuất hiện và nhân lên tấn công vào não bộ.

2. Chó dại ở thời kì phát tác bệnh:

Chú chó luôn hoạt động với vẻ kích động hơn, hay nhảy cắn và xua đuổi kẻ thù tưởng tượng. Những triệu chứng này xuất hiện khá thường xuyên và dễ nhận ra.

Bọt mép sùi nhiều hơn bình thường và chảy rất dữ dội. Đôi mắt đỏ ngầu.

Chúng hầu như không nuốt được thức ăn. Tiếng kêu khàn như bị nghẹn, sau đó là một tràng sủa dài và kết thúc bằng tiếng tru ghê rợn. Những chú chó thường bị kích động hơn vào buổi đêm.

Khi bị kích thích mạnh những chú cún rất dễ nổi điên và cắn xé lung tung. Các vết cắn thường rất mạnh và sâu, tạo điều kiện cho virus dại xâm nhập.

Những con chó dại thường bỏ nhà đi bụi. Chúng rúc vào các bãi cỏ, bụi cây hoặc chạy rông ngoài đường. Thời điểm này là thời điểm nguy hiểm nhất, những chú chó dại thường rất hung tợn.

3. Thời kỳ liệt

Chó dại không nuốt được bất cứ thứ gì, lưỡi thè, bọt mép vẫn chảy. Chân sẽ bị liệt dần.

Sau từ 3 ngày đến 1 tuần kể từ ngày phát bệnh, chúng sẽ chết do không ăn uống được gì.

Với thể dại này, chó hầu như không có biểu hiện rõ rệt. Chúng chỉ buồn rầu hơn thường ngày, có thể bị liệt một phần cơ thể (một chân trước hoặc cả hai chân trước,…) hay cả người. Thể dại này cũng làm cho chó sùi bọt mép và thè lưỡi. Chúng sẽ không cắn, tuy nhiên tiếng sủa sẽ chỉ thều thào trong họng.

Thể dại câm phát tác rất nhanh. Chú chó sẽ ra đi sau 2 đến 3 ngày kể từ ngày nhiễm dại. Thể dại này hầu như không nguy hiểm. Tuy nhiên trong những thời gian đầu, chúng có thể bất ngờ cắn chủ. Vì vậy, Siêu Pet khuyên bạn nên để tâm thường xuyên dấu hiệu của bệnh dại. Việc đi tiêm phòng là rất cần thiết.

Thể này là thể hiếm gặp nhất, có triệu chứng khá giống với đau dạ dày. Chó sẽ nôn mửa, đau dạ dày và ruột. Chúng không có biểu hiện của hai thể dại trên. Thể ruột phát tác nhanh như thể dại câm.

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH DẠI Ở CHÓ

Để phòng ngừa chó bị dại, cách tốt nhất là tiêm phòng dại cho chó. Khi chó được 4 tuần tuổi, bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú y gần nhất để tiêm phòng. Lặp lại mũi tiêm mỗi năm một lần. Đây là cách phòng dại hiệu quả nhất trên thế giới.

Vệ sinh là một khâu rất quan trọng. Dù là phòng bệnh nào, vệ sinh nơi ở của chó vẫn là điều tất yếu. Nơi ở sạch sẽ tạo một môi trường không cho vi khuẩn và virus phát triển. Nên tắm cho chó theo lịch để ngăn vi khuẩn phát triển lâu dài.

Khi đưa chúng đi dạo, tốt nhất nên có người đi kèm. Việc này sẽ tránh chúng xảy ra xung đột với những con chó bị dại.

Bạn nên lập danh sách quản lý những vật nuôi trong khu dân cư. Xử lý triệt để chó mèo hoang – đây là những mầm bệnh sống lây truyền.

Đối với những chú chó không may tử vong vì bệnh dại bạn cần xử lý đúng cách bằng phương pháp sinh hóa. Nơi chúng đi qua cần phải khử trùng sạch sẽ.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHÓ DẠI CẮN

Bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh? Thông thường, thời gian ủ bệnh trung bình từ 30 đến 90 ngày tùy theo vị trí cắn. Càng gần thần kinh trung ương, dại phát tác càng nhanh. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ, dại có thể phát tác nhanh trong 20 ngày hoặc lâu hơn có thể kéo dài tới 1 năm.

Tiêm phòng chó dại cắn bao nhiêu mũi? Thông thường, chúng ta sẽ tiêm 5 liều, mỗi lần tiêm khá rẻ, chưa tới hai trăm ngàn. Ngoài ra, tiêm nhắc lại vào các ngày chỉ định của bác sĩ cũng góp phần bảo đảm bệnh dại không phát tác bất ngờ.

Khi bị chó dại cắn, bạn cần rửa vết thương bằng xà phòng ngay lập tức, rửa dưới vòi nước xả mạnh ít nhất năm phút. Tiếp theo, bạn cần cạo sạch các mô và thịt thừa trên vết thương. Sau đó, dùng cồn 70 độ rửa vết thương rồi lập tức di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết cắn.

? Bệnh Dại Ở Mèo

Một số chủ sở hữu mèo thậm chí không cho biết những gì nguy hiểm có thể đến từ vật nuôi ngọt ngào và dường như vô hại của họ và không biết liệu con mèo có thể bị nhiễm bệnh dại. Hôm qua, thú cưng ngày hôm sau biến thành một con vật hung dữ, chỉ theo đuổi một mục tiêu – để cắn chủ nhân của nó. Trong số các bệnh truyền từ mèo sang người, bệnh dại được xem là nguy hiểm nhất. Hơn nữa, động vật trở nên lây nhiễm đã có trong thời kỳ ủ bệnh. Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng? Và trong thời gian để nhận ra bệnh trong một con vật cưng?

Nội dung

Cách lây nhiễm cho mèo

Bệnh dại có thể lây truyền sang người như thế nào?

Biểu hiện nhiễm trùng như thế nào

Cách tránh nhiễm trùng

Cách lây nhiễm cho mèo

Tác nhân gây bệnh dại, virus lyssavirus của Rabies, là “nổi tiếng” đối với một số lượng lớn ca tử vong ở người và một trăm phần trăm ở động vật. Một con vật cưng có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với một con vật hoang dã: một con cáo, một con nhím, một con sói, một con dơi. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể là:

vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh,

tiếp xúc với một con vật bị bệnh đã chết vì bệnh dại (ví dụ, khi ăn),

nước bọt trong vết thương hoặc vết nứt trên da.

© shutterstock

Có hai dạng vi rút bệnh dại: rừng và thành phố. Khi nói đến bệnh dại ở mèo, chúng có nghĩa là hình thức đô thị. Nguy cơ phát triển bệnh dại ở mèo xảy ra nếu động vật có quyền tự do ra đường. Thời kỳ ủ bệnh của mèo kéo dài từ 2 đến 6 tuần, nó thường không có triệu chứng, nhưng mèo đã là một mối nguy hiểm cho chủ sở hữu và các động vật khác.

Tất cả những người máu nóng, kể cả con người, đều có thể bị bệnh dại. Đặc biệt dễ bị nhiễm trùng là những người làm việc gần gũi với động vật hoang dã. Nhóm bệnh dại dễ bị tổn thương bao gồm thợ săn, thợ săn, bác sĩ thú y và khách du lịch.

Bệnh dại có thể lây truyền sang người như thế nào?

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 50 nghìn người chết vì bệnh như bệnh dại. Với cái chết của một người đàn ông dẫn sơ suất của chính mình. Nguyên nhân chính gây tử vong ở một người từ bệnh dại được coi là việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế bị trì hoãn, vi phạm lịch tiêm chủng, việc chấm dứt tiêm chủng trái phép trước thời hạn. Để bắt bệnh dại từ mèo là khá đơn giản. Một loại virus nguy hiểm có thể xâm nhập vào cơ thể với một con mèo bị bệnh nhiễm nước bọt ngay cả qua một vết thương nhỏ hoặc màng nhầy. Bạn cũng có thể bị bệnh dại từ mèo qua vết trầy xước.

Biểu hiện nhiễm trùng như thế nào

Khi vi rút xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh từ 10 ngày đến 1 năm bắt đầu. Thời gian của nó bị ảnh hưởng bởi vị trí của vết cắn. Càng đến gần đầu thì bệnh càng phát triển nhanh. Khi thời kỳ ủ bệnh kết thúc, bệnh bắt đầu tiến triển. Căn bệnh này đi qua ba giai đoạn và có những dấu hiệu như vậy.:

Giai đoạn ban đầu kéo dài từ 1 đến 3 ngày. Có những cảm giác khó chịu trong khu vực của vết cắn, nôn mửa, yếu đuối và tiêu chảy xuất hiện, nhiệt độ cơ thể tăng lên đến các đơn vị subfebrile. Bệnh nhân trở nên thờ ơ, ảo giác bắt đầu hành hạ anh ta.

Giai đoạn kích thích (2-3 ngày). Nó được biểu hiện bằng cách thường xuyên nôn mửa. Một người trở nên bạo lực, cáu kỉnh. Giữa các cuộc tấn công có những cải tiến. Một triệu chứng đặc trưng của giai đoạn này là kỵ nước.

Giai đoạn liệt (từ 12 giờ đến vài ngày). Nhiệt độ cơ thể tăng lên đáng kể đến 40-42 °. Các nhóm cơ riêng lẻ bị tê liệt và co giật xảy ra. Tử vong do tê liệt cơ tim hoặc đường hô hấp.

© shutterstock

Điều trị hiệu quả bệnh dại trong việc phát triển các triệu chứng lâm sàng, thật không may, không tồn tại, việc giới thiệu vắc-xin dại không hiệu quả. Bạn chỉ có thể giúp một người trong thời gian ủ bệnh.Hơn nữa, kết quả có hiệu quả phụ thuộc trực tiếp vào tốc độ bắt đầu điều trị.

Khi các triệu chứng của bệnh đã xuất hiện, chỉ có các loại thuốc có triệu chứng mới có thể làm giảm bớt tình trạng của bệnh nhân: các chất ma tuý, thuốc hạ sốt, thuốc chống co giật. Người bị nhiễm bệnh được đặt trong một hộp bệnh truyền nhiễm bệnh, cung cấp cho anh ta hoàn toàn hòa bình và yên tĩnh. Dù thao tác y tế, bệnh sẽ kết thúc trong cái chết.

Cách tránh nhiễm trùng

Bệnh dại chỉ lây từ mèo sang người nếu mèo bị nhiễm vi-rút. Nhiễm trùng trong không khí được loại trừ. Vì vậy, cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại là tiêm chủng. Để không bị lây nhiễm từ mèo, bạn cần chủng ngừa hàng năm. Nếu muốn, bác sĩ có thể làm cho mèo một loại vắc-xin đa thành phần bảo vệ mèo và người đàn ông, không chỉ từ bệnh dại mà còn từ các bệnh nguy hiểm khác.

Bệnh Dại (Bệnh Sợ Nước)

Tên khác; bệnh sợ nước

Bệnh do virus từ động vật truyền sang người, gây viêm não-tuỷ, gây tử vong.

Virus dại (lyssavirus) là một rhabdovirus có trong nước bọt động vật bị dại. Chó bị dại thường hung hãn (vật vã, giãy giụa, sùi bọt mép, rồi bị liệt) hay có các thể “tiềm tàng” (chó vô cảm, tiết nhiều nước bọt). Trong cả hai thể, chó bị chết trong vòng 10-15 ngày. Mèo bao giờ cũng bị thể “hung hãn”. Động vật truyền bệnh từ 3-5 ngày trước khi có triệu chứng xuất hiện cho đến lúc chết. Xác chết vẫn còn khả năng truyền bệnh (cần xử lý cẩn thận).

Từ 1990, số trường hợp bị dại ở các nước châu Âu đã giảm do các chiến dịch cho động vật hoang dã uống thuốc phòng dại.

Bệnh lây truyền do bị động vật bị dại cắn, do nước bọt con vật bị dại tiếp xúc với vết thương có ở da hoặc ở niêm mạc. Bệnh dại ở thành phố là do động vật nuôi không được tiêm phòng (do chó, hiếm hơn là do mèo và các động vật nuôi cảnh). Thể hoang dã có ở miền Nam châu Âu và là thể chủ yếu ở Pháp là do cáo. Bệnh có thể truyền sang động vật nuôi (chó, bò) rồi sang người. Vectơ truyền bệnh ở Đông Âu và ở vùng Bắc cực có thể là chó sói; ở Nam Phi và Caribe là cầy hôi; ở Mỹ Latinh là một số loài dơi. Động vật gậm nhấm, thỏ rất ít khi bị dại. Những nước không có bệnh dại thường là các quốc đảo: Anh, Australia, Nhật bản, Hawaii, Haiti; các nước này chỉ cho nhập động vật sau khi đã cách ly 4-6 tháng.

Tại châu Phi, các virus có họ hàng với virus dại (virus Mokala, Duvenhage) gây bệnh tương tự ở người. Đã có một số trường hợp bị dại truyền qua ghép giác mạc.

Giải phẫu bệnh

Virus dại có tính hướng thần kinh và đi theo các dây thần kinh ngoại biên tối tủy sống và não rồi nhân lên ở đó. Một số tới tuyến nước bọt và ra theo nước bọt.

Trong não có hiện tượng lympho thâm nhiễm xung quanh mạch máu, tế bào não “bị ăn” và có thể nhìn thấy được các thể Negri trong các tế bào thần kinh, ở sừng Ammon, trong tiểu não và ở các hạch.

Triệu chứng

ủ BỆNH: trung bình 1 đến 2 tháng (từ 10 ngày đến nhiều tháng). Nếu bị cắn sâu hay ở gần đầu thì thời gian ủ bệnh ngắn và bệnh tiến triển rất nhanh.

CƠN DẠI: ngứa, kiến bò, loạn cảm, đau ở quanh chỗ bị cắn. Bệnh nhân lo âu, sốt, vật vã. Đôi khi có hoang tưởng và thao cuồng. Thở ngắt quãng, nhiều nước bọt, có những cơn co thắt thanh quản và họng rất đau đón. Chỉ cần nhìn thấy một cốc nước là làm xuất hiện các cơn co thắt (“sợ nước”). Bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện cơn co thắt. Sau giai đoạn có các cơn co đến giai đoạn liệt, có tổn thương hành não và chết sau 2-4 ngày do liệt hô hấp. Giai đoạn có các cơn co (dại “bại liệt”) có thể không có.

Bệnh dại cũng có thể – nhất là ở người đã được tiêm phòng dại- biểu hiện như một hội chứng Guillain- Barré hay liệt lên cao của Landry (dại “yên tĩnh”).

Xét nghiệm cận lâm sàng

Lấy bệnh phẩm ở động vật hay người bị nghi ngờ mắc (nước bọt, dịch não tuỷ, chất tiết ở vết thương). Lấy bệnh phẩm ở não khi mổ tử thi.

Phát hiện kháng nguyên dại bằng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (cho kết quả sau 2 giờ) hay bằng phương pháp RREID (chẩn đoán nhanh dại bằng miễn dịch enzym, Rapid Rabies Enzyme Immunodiagnosis).

Phân lập virus bàng cách tiêm truyền vào não chuột con hay vào các dòng tế bào sinh nơron của người.

Đã bị động vật cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị nghi ngờ.

Lo âu, vật vã, mê sảng.

Tiết nhiều nước bọt, co giật, liệt và rối loạn hô hấp.

Xác định chẩn đoán bằng xét nghiệm não động vật bị nghi ngà.

Chẩn đoán phân biệt với: các bệnh khác được truyền qua vết động vật cắn. Nếu không có thì chẩn đoán phân biệt với uốn ván, viêm màng não, viêm não cấp, liệt sau tiêm vacxin. Có thể có cơn hysteri do sợ hãi sau khi bị động vật cắn làm nhầm lẫn với cơn dại.

Bệnh dại đã lên cơn bao giờ cũng gây tử vong. Nếu áp dụng biện pháp phòng ngừa ngay lập tức sau khi bị động vật dại cắn thì tỷ lệ tử vong trung bình là dưới 1%.

Thuốc an thần như với uôn ván, hô hấp viện trợ. Không có trị liệu chữa khỏi bệnh.

Phòng dại sau khi bị động vật nghi mắc dại cắn: Nếu có thể, tới trung tâm phòng dại hay cơ sở thú y để có lời khuyên và biện pháp hợp lý nhất, tuỳ theo thông tin về dịch tễ học và về tiền sử.

KHÁM TẠI CÁC TRUNG TÂM CHUYÊN KHOA: phần lớn các nước có các cơ sở y tế công ở tuyến trung ương hoặc địa phương chuyên trách phòng trừ bệnh dại. Khi bị súc vật cắn hay khi nghi ngờ, bác sĩ cần hỏi ý kiến các trung tâm này để có chỉ dẫn thích hợp nhất dựa trên tiền sử và hoàn cảnh.

1

Do tiếp xúc, cho động vật ăn, động vật liếm trên da lành lặn.

Không cẩn nếu tiền sử là đáng tin

II

Da hở, có vết cắn.

Vết cào hay vết xước không chảy máu. Liếm trên phần da bị trầy trợt.

Tiêm vaccln ngay lập tức.

Ngừng trị liệu nếu sau 10 ngày theo dõi hay sau khi làm xét nghiệm với các kỹ thuật phù hợp thấy động vật không bị dại 2.

III

Vết cắn hay vết cào xuyên qua da. Niêm mạc bị nhiễm nước bọt.

Tiêm ngay lập tức gammaglobulin và vaccin dại.

Ngừng trị liệu nếu sau 10 ngày theo dõi hay sau khi làm xét nghiệm với các kỹ thuật phù hợp thấy động vật không bị dại 3.

Điều trị tại chỗ: biện pháp bảo vệ có hiệu quả nhất là lau rửa vết thương hay vết cắn bằng xà phòng rồi bôi cồn hoặc dung dịch có iod. Không được khâu kín ngay vết thương; nếu cần thì tiêm ngay các globulin miễn dịch.

Tiếp xúc với động vật gậm nhấm, thỏ hay thỏ rừng không đòi hỏi phải điều trị đăc hiệu chống dại.

Nếu chó hoặc mèo tỏ ra mạnh khoẻ, ở một vùng (t có nguy cơ bị dại hoặc từ vùng ít bị dại tới và được theo dõi thì có thể bắt đầu trị liệu muộn hơn.

Thời gian theo dõi này không áp dụng cho chó hoặc mèo. Trừ các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hay bị đe doạ tuyệt chủng, các động vật nuôi và động vật hoang dại bị nghi ngờ là mắc dại phải được gây mê và xét nghiệm các mô bởi các kỹ thuật labô thích hợp.

ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ: lau rửa vết thương bằng nước xà phòng 20%. Không khâu kín vết thương nếu không thật cần thiết. Bôi tại chỗ một chất sát khuẩn có ammonium bậc 4. Phong bế vaccin dại quanh vết thương và tiêm nhắc lại vaccin chống uốn ván. Nếu vết thương nặng nên dùng thêm penicillin.

THEO DÕI ĐỘNG VẬT BỊ NGHI NGỜ: không giết động vật bị nghi ngờ mà phải nhốt lại và theo dõi. Nếu trong vòng 10 ngày, động vật không có biểu hiện gì thì có thể loại trừ bị dại. Nếu là động vật hoang hay động vật có dấu hiệu nghi ngờ thì phải giết ngay và mang não đi xét nghiệm để tìm kháng thể huỳnh quang chống dại. Kỹ thuật nhanh này thay thế cho xét nghiệm tế bào tìm thể Negri.

MIỄN DỊCH CHỦ ĐỘNG (VACCIN) VÀ THỤ ĐỘNG (globulin miễn dịch kháng dại hay nếu thiếu không có thì dùng huyết thanh chống đại): nói chung, kết hợp miễn dịch chủ động với miễn dịch thụ động.

Vaccin phòng dại (xem vaccin này): nên tiêm vào cơ delta, sẽ cho lượng kháng thể nhiều hơn.

Globulin miễn dịch kháng dại: tiêm ngay lập tức một liều 20 đơn vị/kg một nửa liều xung quanh vết cắn; còn một nửa liều thì tiêm vào bắp thịt ở chỗ khác chỗ đã tiêm vaccin (cơ bụng hay cơ mông). Nếu không có thì tiêm huyết thanh chống dại có nguồn gốc động vật (ngựa) với liều 40 đơn vị/kg. Huyết thanh thường gây bệnh huyết thanh và có thể cần phải tiêm theo phương pháp Besredka cho người bị mẫn cảm.

Phòng bệnh: tiêm phòng cho chó, diệt chó hoang. Giảm số lượng cáo (săn bắn và phun hơi vào hang cáo trong vùng có bệnh lưu hành). Tiêm phòng và kiểm soát động vật cảnh nhập (một số nước quy định phải cách ly 4 tháng). Tiêm phòng cho những người có nguy cơ do nghề nghiệp (thú y, kiểm lâm, nhân viên phòng xét nghiệm) và kiểm tra kháng thể sau khi tiêm phòng. Thông báo cho cơ quan y tế nếu thấy có động vật bị nghi ngờ dại.

Bệnh Dại Là Bệnh Gì?

Tìm hiểu chung Bệnh dại là bệnh gì?

Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus dại. Bạn sẽ bị nhiễm virus dại sau khi bị động vật đã nhiễm bệnh dại cắn. Bệnh dại tồn tại chủ yếu ngoài hoang dã, hầu hết phần lớn thường ở chồn hôi, gấu trúc Mỹ, dơi và cáo. Thú nuôi bao gồm chó và mèo cũng có thể bị nhiễm bệnh. Một khi bị cắn và xuất hiện các dấu hiệu hay triệu chứng bệnh dại, hầu hết bệnh nhân sẽ bị tử vong. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy mình có nguy cơ mắc bệnh dại, bạn nên tiêm phòng bệnh dại trước khi xuất hiện triệu chứng.

Triệu chứng thường gặp Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dại?

Thời gian từ lúc nhiễm virus đến khi có triệu chứng đầu tiên mất trung bình từ 35 tới 65 ngày. Triệu chứng đầu tiên có thể là sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức, kèm theo đó là chán ăn, buồn nôn, đau hoặc tê nơi vết cắn và có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày.

Sau đó, những triệu chứng ở hệ thần kinh xuất hiện, bao gồm bị kích động, lú lẫn và lo lắng kèm theo sự hiếu động thái quá, những hành vi bất thường và mất ngủ. Chứng ảo giác, sợ nước, co giật cơ và tê liệt cũng có thể xảy ra.

Đáng tiếc rằng, nếu bệnh dại không được điều trị sớm ngay sau khi bệnh nhân bị nhiễm, bệnh hầu như luôn dẫn đến hôn mê, co giật và tử vong, thường từ 4 đến 7 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu trở nặng.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến ngay bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất nếu bạn bị bất kỳ loài động vật nào cắn, kể cả vật nuôi. Dựa trên điều kiện và tình trạng vết cắn, bác sĩ sẽ quyết định xem liệu có nên cho bạn chích vắc xin ngừa dại hay không.

Thậm chí nếu bạn không chắc chắn liệu mình có bị cắn hay không, bạn vẫn nên gặp bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây ra bệnh dại là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Động vật nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm bệnh dại cho động vật khác hoặc con người thông qua vết cắn. Trong vài trường hợp, bệnh dại có thể được lây nhiễm qua sự tiếp xúc nước bọt với vết thương hở hoặc niêm mạc như miệng hoặc mắt. Ví dụ, bệnh có thể lây nhiễm nếu động vật bị nhiễm bệnh liếm vết thương trên da bạn.

Nguy cơ mắc phải Những ai thường mắc phải bệnh dại?

Những người sống ở khu vực vùng sâu vùng xa, nơi vắc xin không có sẵn ngay lập tức để tiêm phòng nếu bị cắn. Dù mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh dại, nhưng trẻ em dưới 15 tuổi là nhóm người dễ mắc bệnh dại nhất. Những người làm việc ở phòng thí nghiệm – thường xuyên tiếp xúc với virus dại – cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, nhóm người dễ mắc bệnh cũng bao gồm trẻ em sống ở khu vực dễ bị nhiễm bệnh dại, những người đi du lịch ở khu vực vùng sâu vùng xa, nơi điều kiện y tế kém phát triển.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại?

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh dại cao nếu bạn:

Đi đến hoặc sinh sống ở những nước kém phát triển, những nơi mà bệnh dại phổ biến, bao gồm các quốc gia ở châu Phi và Đông Nam Á;

Những hoạt động tiếp xúc với động vật hoang dã mang mầm bệnh dại, như thám hiểm hang động có nhiều dơi sinh sống hoặc đi cắm trại mà không đề phòng việc chỗ ở có cách xa động vật hoang dã hay không;

Làm việc trong phòng thí nghiệm có vi khuẩn dại;

Các vết thương ở đầu, cổ và bàn tay có thể làm cho vi khuẩn dại di chuyển đến não nhanh hơn

Điều trị hiệu quả Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh dại?

Con vật cắn bạn cần phải kiểm tra xem nó có bị nhiễm vi khuẩn dại hay không. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có cách nào để biết liệu con vật có truyền virus bệnh dại cho bạn sau khi cắn không. Vì lý do này, điều trị để ngăn chặn virus bệnh dại lây nhiễm cho cơ thể của bạn luôn được khuyến khích nếu các bác sĩ nghĩ rằng bạn có nguy cơ đã nhiễm virus dại.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh dại?

Nếu bạn bị động vật nghi nhiễm dại cắn, vết thương cần được rửa sạch ngay lập tức với xà phòng, nước, hợp chất iot povidone hoặc những thuốc tương tự. Sau đó, biện pháp chữa trị dựa sẽ vào nguy cơ của bệnh dại. Ví dụ như bạn bị chó hoặc mèo cắn, con vật cần được theo dõi trong vòng 10 ngày, nếu nó khỏe mạnh và không có dấu hiệu của bệnh dại thì không cần điều trị gì. Nếu con vật có triệu chứng bệnh dại, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị bằng globulin miễn dịch dại ở người (HRIG) và vắc xin tế bào lưỡng bội chống bệnh dại ở người (HDCV) cho bạn.

HRIG được tiêm nửa liều một lần ở gần vết thương và nửa liều còn lại vào cơ bắp. HDCV được tiêm 5 liều vào ngày 0,3,7,14 và 28 tính từ mũi tiêm đầu tiên. Điều trị nên tiếp tục thậm chí xuất hiện những phản ứng của vắc xin.

Bạn cũng có thể được tiêm thêm một liều thuốc phòng chống uốn ván.

Chế độ sinh hoạt phù hợp Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh dại?

Nên liên lạc với bác sĩ hoặc nhân viên phòng cấp cứu để thông báo cho trung tâm sức khỏe địa phương và cơ quan kiểm soát động vật về vết cắn của bạn;

Con vật cắn bạn cần phải bị cách ly. Chó và mèo thường được theo dõi trong 10 ngày để xem xét những dấu hiệu của bệnh dại;

Nên gọi bác sĩ nếu bạn có những phản ứng (ví dụ như đau, sưng tấy) khi tiêm vắc xin bệnh dại;

Luôn tuân theo liệu trình chữa trị của bác sĩ, không từ bỏ giữa chừng quá trình tiêm vắc xin.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.