Bệnh Cường Giáp Mèo / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Cường Giáp Ở Mèo Là Gì?

Bệnh tuyến giáp có thể xảy ra ở mèo giống như nó xảy ra ở người. Bệnh này thường xảy ra ở mèo từ độ tuổi trung niên trở đi, điều này có nghĩa là bạn phải theo dõi chặt chẽ hơn đối với bệnh cường giáp nếu Hoàng thượng của bạn đang ở độ tuổi trên.

Mèo ở độ tuổi nào có nguy cơ nhiễm bệnh và những dấu hiệu nào để nhận biết?

Bệnh cường giáp phổ biến hơn ở những mèo trung niên đến mèo già và hầu hết các trường hợp được nhìn thấy ở độ tuổi 10 trở lên.

Hầu hết những con mèo có kết quả dương tính với bệnh cường giáp thường giảm cân nhanh chóng và cho dù mèo có ăn bao nhiêu, chúng cũng không thể tăng cân. Theo dõi trọng lượng của con mèo của bạn và nếu chúng có vẻ quá gầy, hãy gọi bác sĩ thú y ngay. Thay đổi tính cách cũng rất phổ biến ở những con mèo cường giáp mới mắc bệnh, chúng có vẻ gắt gỏng hoặc thậm chí trở nên hung dữ. Bộ lông của những con mèo này cũng có vẻ ngoài nhếch nhác. Lượng nước tăng, đi tiểu nhiều, nôn mửa và tiêu chảy cũng rất phổ biến.

Phải làm gì nếu con mèo của bạn bị cường giáp?

Trên hết, việc kiểm tra mèo của bạn là rất quan trọng và xây dựng kế hoạch điều trị nếu chúng được chẩn đoán mắc bệnh cường giáp. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh cường giáp sẽ gây ra tổn thương cho tim và những con mèo này có thể bị chết đột ngột vì tim ngừng đập.

Bệnh cường giáp được điều trị như thế nào?

Bệnh cường giáp không thể chữa khỏi, tuy nhiên, nó có thể được điều trị và duy trì. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ thú y của bạn sẽ kê đơn thuốc cho con mèo của bạn. Để điều trị có hiệu quả, bạn cần điều trị cho mèo của bạn theo quy định. Sau một tháng hoặc lâu hơn, bác sĩ thú y của bạn rất có thể muốn kiểm tra lại máu của mèo để biết mức độ tuyến giáp để xem có cần phải điều chỉnh liều hay không. Bệnh tuyến giáp ở mèo không phải là một thử thách hiếm gặp, do đó, có nhiều cách khác nhau để sử dụng thuốc, chẳng hạn như thuốc viên, chất lỏng và một loại kem tiện dụng có thể được sử dụng tại chỗ bên trong tai mèo. Thực phẩm cụ thể cũng có thể được khuyến nghị bởi bác sĩ thú y của bạn.

Liệu pháp Radioiodine, còn được gọi là Điều trị Iốt phóng xạ, là một phương pháp khác được sử dụng để điều trị bệnh cường giáp ở mèo.

Khi con mèo của bạn lên bảy tuổi, hãy thường xuyên theo dõi máu cao của mèo để có được cơ sở bao gồm mức độ thận và tuyến giáp, theo cách này nếu có bất kỳ thay đổi nào, bạn và bác sĩ thú y của bạn sẽ có tài liệu tham chiếu. Hãy chú ý đến những thay đổi và lắng nghe nếu mèo của bạn cố gắng nói cho bạn biết điều gì đó đang xảy ra với cơ thể của chúng! Chỉ có bạn là hiểu chúng tốt nhất!

Cường Giáp Và Suy Giáp

Suy giáp và cường giáp là 2 chứng bệnh tuyến giáp đối ngược nhau. Mặc dù vậy nhưng chúng có chung một nguyên nhân đó là do rối loạn miễn dịch. Bệnh gây ra các triệu chứng trái ngược nhau và để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Tại sao nói: Cường giáp và suy giáp – “Kẻ 8 lạng, người nửa cân”?

Bướu cổ có thể gặp phải ở cả bệnh lý cường giáp và suy giáp. Thường gặp nhất là bệnh cường giáp Basedow và suy giáp do viêm tuyến giáp mạn tính. Các bướu cổ có thể không được cải thiện ngay cả khi suy giáp và cường giáp được kiểm soát bằng thuốc tây y. Ngoài biến chứng chung này thì cường giáp và suy giáp có thể gây hậu quả nghiêm trọng trên nhiều cơ quan trong cơ thể.

Đối với thai phụ có bệnh suy giáp không được điều trị, sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.Trẻ sinh ra có thể gặp các vấn đề chậm phát triển trí tuệ và thể chất vì các hormone tuyến giáp rất quan trọng cho sự phát triển của não. May mắn thay, nếu những vấn đề này được giải quyết ngay sau khi sinh, đứa trẻ có thể phát triển bình thường. Trong khi đó, phụ nữ mang thai bị cường giáp lại tiềm ẩn nguy cơ sinh non, tiền sản giật, suy tim và sinh con nhẹ cân.

Suy giáp bất kể loại nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của tim, nguyên nhân là vì bệnh làm tăng mức cholesterol “xấu”. Quá nhiều cholesterol xấu có thể dẫn đến chứng xơ vữa động mạch, làm cứng các động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Suy giáp cũng có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng xung quanh tim, gây tràn dịch màng ngoài tim, có thể làm cho tim khó bơm máu hơn.

Cường giáp lại gây ra tình trạng tăng huyết áp, tăng nhịp tim, cảm giác tức ngực, hồi hội, đánh trống ngực nhiều hơn do hormone tuyến giáp làm tăng cường hoạt động của tim.

Cả cường giáp và suy giáp nếu không được kiểm soát kịp thời đều có thể dẫn đến suy tim.

Cường giáp và suy giáp, mức độ nguy hiểm: “Kẻ 8 lạng người nửa cân”

Cả cường giáp và suy giáp đều có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng và làm giảm khả năng thụ thai của người phụ nữ. Ngay cả khi được điều trị bằng thuốc, không có gì bảo đảm rằng người bệnh được bổ sung đủ lượng hormone tuyến giáp cho các hoạt động của cơ thể.

Các vấn đề về sức khoẻ tâm thần

Bệnh nhân cường giáp và suy giáp đều có thể gặp các vấn đề về tâm thần kinh nếu không được điều trị.

Suy giáp có thể gây ra trầm cảm, mức độ trầm cảm tăng dần nếu suy giáp không được kiểm soát.

Trong khi đó, cường giáp có thể tạo ra sự hưng phấn khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, phấn khích quá độ.

Cường giáp và suy giáp đều cải thiện khi gặp sản phẩm thảo dược này!

Dù cường giáp và suy giáp có nhiều triệu chứng trái ngược nhau, mức độ nguy hiểm bên 8 lạng, kẻ nửa cân, nhưng như đã nhắc đến trên chúng có cùng nguyên nhân là rối loạn miễn dịch. Do đó, việc điều trị cũng sẽ có điểm chung khi các nhà khoa học tập trung vào vấn đề điều hòa miễn dịch để ổn định các vấn đề tuyến giáp, bao gồm cả cường giáp và suy giáp. Kế thừa kinh nghiệm điều trị bướu cổ lâu đời từ hải tảo, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, các chuyên gia nội tiết đã tìm thấy tác dụng tuyệt vời của hải tảo trong việc điều hòa miễn dịch, hiệu quả trong điều trị cả 2 rối loạn của tuyến giáp này. Một thành tựu tiêu biểu của nghiên cứu này là sự ra đời của sản phẩm Ích Giáp Vương , chứa thành phần chính hải tảo , kết hợp với khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, neem, giúp tăng cường công dụng điều hòa miễn dịch của hải tảo. Ngoài ra, sản phẩm giúp điều hòa nhịp tim, giảm cholesterol máu, chống viêm, giảm đau cho tuyến giáp, từ đó góp phần đáng kể vào việc cải thiện triệu chứng và phòng ngừa các hậu quả nghiêm trọng của cường giáp và suy giáp.

Thực tế những người sử dụng Ích Giáp Vương đã cho thấy kết quả đáng mừng:

Chị Mai Trang (sinh năm 1974, ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh), một người bị suy giáp sau phẫu thuật tuyến chia sẻ: “Sau 2 tháng uống Ích Giáp Vương, chị đã thấy chuyển biến rõ rệt, tóc không rụng nữa, da sáng hơn, miệng cảm giác sạch sẽ, tự tin, thấy cơ thể khỏe mạnh hẳn ra… Các triệu chứng của suy giáp cứ đỡ dần. Chị thấy mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, làm được nhiều việc, ăn ngủ ngon hơn,…”.

Không chỉ cải thiện tình trạng suy giáp hiệu quả, Ích Giáp Vương còn đem lại nhiều tin vui cho những người bị các rối loạn tuyến giáp khác như cường giáp. Cùng lắng nghe hành trình vượt qua cường giáp của anh Lê Hữu Anh (sinh năm 1985, trú tại ấp Trung Bình, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang):

Phản hồi tiêu biểu của người dùng qua số hotline của nhãn hàng Ích Giáp Vương:

Lắng nghe PGS. TS Trần Đình Ngạn phân tích tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương đối với bệnh tuyến giáp

THS. Doãn Thị Hương phân tích thành phần và tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương

Cuối cùng, để bệnh nhân cường giáp và suy giáp có được những kiến thức điều trị bệnh tốt nhất, người bệnh cần am hiểu về các triệu chứng bệnh và các rủi ro mà mình có thể gặp phải. Từ đó, giúp người bệnh kiểm soát tốt sức khỏe.

Để được tư vấn về bệnh tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ hotline: (miễn phí cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Bệnh Thai Phụ Cường Giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp bài tiết quá nhiều nội tiết tố giáp làm cho cơ thể tăng hoạt động, ví dụ: tim đập nhanh, thở nhanh, nóng nực…

Mẹ mang thai bị cường giáp, nguyên nhân do đâu?

Thường gặp nhất gây ra cường giáp là bệnh Basedow (hay bệnh Grave) do hệ thống miễn dịch của bệnh nhân kích thích tuyến giáp hoạt động quá mạnh tiết ra nhiều nội tiết tố giáp.

Một số nguyên nhân khác: bướu giáp đa nhân hóa độc, u độc tuyến giáp, viêm giáp…

Lưu ý khi uống thuốc điều trị cường giáp

– Bác sĩ có thể cho uống thuốc làm tuyến giáp giảm bài tiết nội tiết tố giáp [propylthiouracil, thiamazole (methimazole)] trong thời gian kéo dài khoảng 15 tới 18 tháng

– Uống đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám định kỳ

– Không nên tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều thuốc khi thấy đỡ

– Không nên ăn muối iod hay các thức ăn có nhiều iod (rau câu, rong biển …) trong thời gian điều trị cường giáp.

– Ở một số rất ít người dùng thuốc propylthiouracil, methimazole có thể gây giảm bạch cầu làm giảm sức chống đỡ vi trùng, do đó cần phải đi khám lại ngay khi bị đau họng hay sốt.

Cường giáp khi mang thai

Khi mang thai chị lưu ý: Cường giáp làm tăng tỷ lệ thai chết lưu do đó cần theo dõi đánh giá tình trạng thai trong 3 tháng cuối – thai bị ngạt sau đẻ do bướu tuyến giáp của thai chèn ép đường thở – tuy hiếm nhưng đầu thai có thể khó lọt khi chuyển dạ và cần phải mổ.

Phụ nữ bị bệnh mà mang thai cần được thầy thuốc chuyên khoa nội tiết và thầy thuốc sản khoa phối hợp theo dõi. Nếu có nghi ngờ về kết quả điều trị ở nơi đang chữa thì có thể đến các cơ sở y tế ở tuyến trên; ở Hà Nội có bệnh viện nội tiết là tuyến cao nhất của chuyên khoa này (phố Thái Thịnh).

Tìm Hiểu Về Bệnh Lý Cường Giáp Và Cường Giáp Trong Thai Kỳ

23-04-2012

Cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến hậu quả là sản xuất hormon giáp T4 và hoặc T3 nhiều hơn bình thường, dẫn tới gia tăng nồng độ hormone lưu hành trong máu. Từ đó gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá.

– Cường giáp thường gặp ở nữ giới (tỉ lệ 8 nữ :1 nam)trong độ tuổi 20-50 tuổi

II. Các thể cường giáp

– Theo triệu chứng lâm sàng: Thể tim; thể tăng thể trọng nghịch thường; Thể suy mòn; -Thể tiêu hoá; Thể thần kinh; Rối loạn tâm thần

– Theo triệu chứng sinh hoá đặc biệt: Do tăng T3; Do tăng T4, t3 bình thường

– Thể theo cơ địa: Chu sinh – Trẻ em; Phụ nữ có thai; – Người lớn tuổi

– Dễ xúc động, tính khí thất thường, dễ cáu gắt. Hiếm gặp hơn là rối loạn tâm thần

– Ra nhiều mồ hôi,

– Hay than đánh trống ngực, khó thở lúc gắng sức.

– Cảm giác sợ nóng, da nóng, sốt nhẹ 37,5 – 38

– Uống nhiều, tiểu nhiều

– Gầy sút nhanh mặc dù ăn uống bình thường.

– Tiêu chảy không kèm đau bụng.

– Run tay, có thể teo cơ, yếu cơ

– Đỏ mặt từng lúc

IV. Bác sĩ chẩn đoán cường giáp như thế nào ?

Với các triệu chứng làm bạn phải đi thăm khám như trên, BS sẽ thăm khám lâm sàng để xác định các dấu hiệu ở tuyến giáp như khám thấy u tuyến giáp. Một số xét nghiệm cần phải được tiến hành định lượng các hormon tuyến giáp nhất là các chỉ số T3 & T4, đo độ tập trung I-ốt phóng xạ tại tuyến giáp, đo nồng độ chất TSH (Thyroid Stimulating Hormon) là chất gây ra gia tăng hoạt động sản xuất hormon tuyến giáp; Siêu âm tuyến giáp; Xạ hình tuyến giáp… Xét nghiệm cần làm khác : công thức máu, chức năng gan, iondo, ECG , siêu âm tim

V. Các biến chứng có thể xảy ra

Gồm 3 triệu chứng chủ yếu:

– Triệu chứng tăng chuyển hoá

– Triệu chứng tim mạch

– Triệu chứng cơ thần kinh

– Biến chứng hay gặp :rối loạn về nuốt, suy tuần hoàn cấp.

Tử vong khoảng 20% (Hazard-Perlemuter)

2. Biến chứng tim xảy ra khi bênh nhân cường giápđiều trị không đầy đủ, cường giáp không được chẩn đoán, trên bệnh nhân đồng thời có bệnh tim được điều trị bằng amiodarone

3. Tăng calci máu, loãng xương, nhiễm calci ở thận có thể xảy ra.

4. Giảm libido, bất lực, số lượng tinh trùng giảm, vú to nam giới.

V. Nguyên nhân gây bệnh cường giáp là gì? Theo thứ tự thường gặp là

1.Bệnh Basedow (Bệnh Grave)

– Bướu giáp lan toả

– Hội chứng cường giáp không ức chế được

– Các biểu hiện ở mắt: xảy ra khoảng 20-40% bệnh nhân Grave, mà lồi mắt là đặc hiệu nhất; thường là cả 2 mắt; thể một bên hiếm gặp, tuy nhiên không bắt buộc phải có. Bệnh thường gặp ở phụ nữ(80%) tuổi từ 20-50 trong gia đình thường có người có bệnh lý ở tuyến giáp

2. U tuyến độc giáp (Toxic Adenoma):

Bướu giáp nhân;

Nhiễm độc giáp tố: Biểu hiện ở mắt: không khi nào có lồi mắt.

3. Viêm tuyến giáp (Thyroiditis):

Viêm giáp bán cấp;

Viêm giáp hashimoto;

Viêm tuyến giáp không đau

4. Nhiễm các thuốc có chứa IOD

– Uống thường xuyên những thuốc có chứa iodur: có thể gây ra những độc giáp tố ở những bệnh nhân có bướu giáp từ trước.

– Sau khi ngưng dùng iode, nhiễm độc giáp tố có thể lui dần nhưng đôi khi vẫn tồn tại

5. NHIỄM ĐỘC GIÁP TỐ GIA

Có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng,thường là do uống các thứ thuốc có chứa hormone giáp một cách cố ý

6. NHỮNG NGUYÊN NHÂN HIẾM GẶP KHÁC NHƯ:

Chửa trứng- Carcinoma điệm nuôi;

Cường giáp do hội chứng cận ung thư: ít được công nhận;

Cường giáp do khối u tuyến yên tiết qúa nhiều TSH; Cường giáp do carcinoma tuyến giáp:

Cường giáp do u quái gíap buồng trứng…

VI. Điều trị

Không chỉ định điều trị nào là lý tưởng cho mọi trường hợp. Để chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất, các bác sĩ cần phải cân nhắc ở mỗi trường hợp cụ thể. Các phương pháp điều trịnói chung có 3 phương pháp

1- Điều trị nội khoa: dùng một số thuốc như Lugol 1% hay 5%; Cc thuốc kháng giáp tổng hợp như Nhóm thuốc Thiouracil (methyl-thiouracil(MTU); propyl thiouracil (PTU); benzyl thiouracil(BTU); Nhóm thuốc Imidazole (methimazole; carbimazole). Một số tai biến có thể gặp do thuốc kháng giáp bao gồm:

– Khoảng 0,5% có thể mất bạch cầu xảy ra trong 3 tháng đầu.

– Rối loạn tiêu hoá ít gặp và thường chỉ thoáng qua

– Hội chứng hoàng đản : tắc mật trong gan hoặc viêm gan, thức tế hiếm gặp, có thể xảy ra ở những bệnh nhân thể trạng quá yếu.

2- Điều trị ngoại khoa 3- Điều trị bằng đồng vị phóng xa I 131

– Là phương pháp an toàn đối với bệnh nhân trên 40 tuổi, thể trạng yếu không cho phép phẩu thuật.

– Nguy cơ lớn nhất :gây suy giáp.

Khoảng 25% suy giáp xảy ra sớm nhưng tạm thời. Còn nếu suy giáp xảy ra nhiều năm sau khi dùng iode phóng xạ, thì cókhả năng suy giáp không hồi phục và phải điều trị thay thế suốt đời.

Các nguy cơ khác là triệu chứng mắt có thể nặng lên .

Chú ý: Liệu pháp này không được dùng với phụ nữ có thai, trẻ em (tuyệt đối), vì nguy cơ đột biến gen, đối với người trẻ tuổi khác cần cân nhắc

CƯỜNG GIÁP VÀ THAI KỲ

– Cường giáp thai kỳ nhẹ có thể xảy ra trong suốt 4 tháng đầu thai kỳ, tỉ lệ 2,4/1900

– Tần suất cường giáp ở thai kỳ hầu hết do bởi bệnh Grave là khoảng 0,2%.

Nếu basedow điều trị chưa ổn sản phụ dễ bị tiền sản giật, bão giáp, suy tim, sinh non, thai nhi chậm tăng trưởng, hoặc thậm chí thai chết lưu .

– Cường giáp bẩm sinh xảy ra 1% trường hợp nữ có thai bị basedow hay viêm giáp hashimoto. Nếu không điều trị, tỉ lệ tử vong là 10%.

– Thai kỳ không làm tăng khả năng có bướu tuyến giáp nhân.

– Không có bằng chứng chắn chắn là mẹ dùng thuốc KGTH trong thời kỳ mang thai sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não của trẻ sau này

– Tác dụng phụ của KGTH : tuyệt lập bạch cầu xảy ra khoảng 0,1% trường hợp.

Mẹ mang thai uống thuốc KGTH khoảng 1% con sinh ra có thể bị suy giáp bẩm sinh hoặc có một bướu giáp nhỏ.

– Suy giáp bào thai hiếm xảy ra nếu mẹ dùng liều 50-150mg/ngày.

– Siêu âm thai ở tuần thứ 32 có thể thấy bướu giáp thai nếu có

– Trong suốt quá trình cho con bú, PTU không ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp em bé. Không có tác dụng phụ như ngứa, giảm bạch cầu, rối loạn chức năng gan xảy ra cho em bé bú mẹ. Liều khuyến cáo mỗi ngày < = 20mg/ngày đối với methimazole, < =450mg/ngày đối với PTU, uống ngay sau cho bú.

Chuyên Khoa Nội tiết – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn