Bệnh Cường Giáp Là Như Thế Nào / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Cường Giáp Nên Ăn Uống Như Thế Nào?

Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc bởi một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm các triệu chứng và hạn chế phần nào những biểu hiện khó chịu do bệnh cường giáp gây ra.

Tuyến giáp giúp tạo ra các hormone quan trọng đối với sự trao đổi chất, năng lượng và sức khỏe của bạn. Nếu bạn bị cường giáp, điều đó có nghĩa là tuyến giáp đang tạo ra quá nhiều hormone. Các triệu chứng cho thấy tuyến giáp đang hoạt động quá mức gồm căng thẳng, nhịp tim bất thường, run rẩy, giảm cân không chủ ý và thay đổi tâm trạng. Bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Khi mắc phải bệnh này, ngoài việc điều trị y tế, chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bạn.

Tác dụng của một chế độ ăn phù hợp

Một chế độ ăn phù hợp có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu và củng cố các phương thức điều trị mà bạn đang dùng, chẳng hạn như thuốc.

Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?

Chế độ ăn cho người bị cường giáp nên chứa các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

1. Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Các nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân cường giáp nên ăn nhiều các loại trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa như kiwi, trái cây họ cam quýt, mận đỏ, cà chua, rau chân vịt, cải xoăn, ớt chuông và bí đỏ. Các chất chống oxy hóa tự nhiên được tìm thấy trong các loại thực phẩm này giúp cải thiện khả năng miễn dịch, hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp.

2. Có các bữa ăn nhỏ trong ngày

Để đảm bảo rằng bạn không bị mất chất dinh dưỡng và khoáng chất vì sự trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, hãy ăn những bữa ăn nhỏ suốt cả ngày. Hãy nhớ rằng khoảng cách giữa hai bữa ăn không nên vượt quá ba giờ để giúp cơ thể của bạn có đủ sức mạnh và duy trì sự cân bằng dinh dưỡng tối ưu.

3. Chọn rau một cách thông minh

Đối với những người bị suy giáp, rau cải là một sự lựa chọn tồi tệ trong khi đối với cường giáp thì hoàn toàn ngược lại. Ăn nhiều bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, những thực phẩm thuộc nhóm goitrogen này được biết đến là giúp giảm hormone tuyến giáp trong cơ thể. Tuy nhiên, dùng quá nhiều các loại thực phẩm này lại có thể dẫn đến suy giáp. Vì vậy, bạn chỉ ăn vừa đủ các loại thực phẩm này trong chế độ ăn của mình.

4. Các thực phẩm giàu kẽm

Đây là khoáng chất rất cần thiết vì tuyến giáp hoạt động quá mức có thể làm cạn kiệt khoáng chất này. Thiếu kẽm trong chế độ ăn có thể cản trở sự phân chia tế bào, sự tăng trưởng và phân hủy carbohydrate. Thực phẩm giàu protein là nguồn cung cấp kẽm tốt. Ngoài ra, còn có các loại hạt khác như hạnh nhân, quả óc chó, hạt bí ngô, hạt lanh.

5. Các sản phẩm làm từ sữa

Rối loạn chuyển hóa canxi máu là vấn đề thường gặp ở những người bị cường giáp. Để xử lý vấn đề này, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương. Điều này có thể dẫn đến loãng xương. Để ngăn ngừa, bạn hãy ăn các các sản phẩm làm từ sữa để bù đắp. Sữa chua, sữa ít chất béo, phô mai là lựa chọn tốt nhất. Trong trường hợp bạn không dung nạp lactose, hãy ăn những thực phẩm giàu canxi như rau xanh.

6. Các thực phẩm giàu vitamin D

Bạn cần vitamin D để cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Vì vậy, dành 15 phút mỗi ngày để phơi mình dưới ánh nắng mặt trời để có được lượng vitamin D cần thiết. Nếu không, bạn có thể bổ sung vitamin D theo khuyến cáo của bác sĩ. Một số loại thực phẩm như cá hồi, trứng và nấm cũng có rất giàu vitamin D.

7. Các loại thực phẩm giàu protein và axit béo omega-3

Cá rất giàu axit béo omega-3, giúp làm dịu hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, còn có các nguồn cung cấp axit béo omega-3 khác là quả óc chó, hạt lanh…

Các loại thực phẩm nên tránh khi bị cường giáp

1. Những loại thực phẩm gây dị ứng

Ăn nhiều các loại thực phẩm khiến bạn bị dị ứng có thể làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Các triệu chứng này gồm phát ban, khó thở, đau bụng và tiêu chảy. Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng thực phẩm thì nguyên nhân có thể là do các sản phẩm làm sữa, bột mì căn, đậu nành, ngô và phụ gia nhân tạo. Nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm làm từ sữa thì hãy thêm các loại thực phẩm giàu canxi khác vào chế độ ăn như hải sản, sữa hạnh nhân… Ngoài ra, thay vì dùng lúa mì, bạn có thể sử dụng các loại tinh bột không chứa gluten như bột yến mạch không chứa gluten, gạo lứt và khoai lang.

2. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến việc chuyển hóa carbohydrate và kiểm soát lượng đường trong máu. Để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường, bạn nên hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa lượng đường cao, có tác động đáng kể lên lượng đường trong máu. Các loại ngũ cốc chế biến, kẹo, nước trái cây, ngũ cốc ít chất xơ, bánh gạo và khoai tây ăn liền có chỉ số đường huyết cao. Thay vì chọn những loại thực phẩm này, bạn nên chọn các nguồn giàu chất xơ như lúa mạch, bột yến mạch, khoai mỡ và đậu lăng.

3. Chất béo không lành mạnh

Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có thể làm cho các triệu chứng viêm trở nên trầm trọng và làm hạn chế các loại thuốc điều trị. Ăn ít thịt đỏ, các loại thực phẩm chiên, chế biến, các sản phẩm sữa có chứa chất béo bão hòa. Chất béo chuyển hóa thường dễ tìm thấy trong các loại bánh quy, bánh ngọt và khoai tây chiên.

4. Rượu và caffeine

Rượu và caffeine có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng tâm trạng, giấc ngủ, chức năng tuyến giáp và thuốc điều trị tuyến giáp. Trước khi dùng các sản phẩm có chứa caffeine như nước ngọt, cà phê và trà, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên uống nước hoặc các loại thức uống không chứa cồn như sữa ít chất béo, trà thảo mộc để giữ ẩm cho cơ thể.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Cường Giáp Và Suy Giáp: Khác Nhau Như Thế Nào? Avanta Pharma

Bạn từng nghe về các bệnh của tuyến giáp, về các triệu chứng của bệnh cường giáp và suy giáp? Tuy nhiên bạn chưa hiểu biết rõ ràng về những loại bệnh này cũng như cách phân biệt các triệu chứng xảy ra của bệnh? Dù là suy giáp hay cường giáp cũng sẽ khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng đáng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Với kế hoạch điều trị đúng đắn, bạn có thể quản lý được tình trạng sức khỏe và cải thiện bệnh lý của mình.

Tuyến giáp của bạn có thể tạo ra nhiều loại hormone để cơ thể hoạt động tốt và kiểm soát mọi khía cạnh của quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trong bệnh suy tuyến giáp, việc sản xuất hormone tuyến lệ sẽ chậm lại. Điều này làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn khiến bạn mệt mỏi và tăng cân.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giáp là do viêm tuyến giáp Hashimoto. Khi bị viêm, hệ miễn dịch của cơ thể bạn sẽ tự tấn công chính nó và làm cho tuyến giáp ngừng sản xuất hormone. Giống như nhiều bệnh tự miễn, viêm tuyến giáp Hashimoto xảy ra thường xuyên ở phụ nữ hơn so với nam giới.

Các triệu chứng của suy tuyến giáp thường không rõ ràng. Hơn nữa, bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi nên có nhiều biểu hiện tương tự như suy giảm sức khỏe tuổi già như:

Táo bón

Ăn không ngon miệng

Suy giảm trí nhớ

Trầm cảm

Nhịp tim không đều, thở gấp

Đau cơ, khớp

Giảm ham muốn tình dục

Một số triệu chứng nghiêm trọng của bệnh suy tuyến giáp như: phù nề toàn thân, da xù xì do lớp sừng phát triển, lưỡi to ra. Nhay khi có những dấu hiệu này, bạn hãy mau chóng gặp bác sĩ để điều trị tốt nhất.

Cường giáp xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bao gồm:

Nguyên nhân gây nên cường giáp bao gồm:

Viêm tuyến giáp

Hạch tuyến sản xuất quá nhiều hormone T4

Tình trạng tự miễn dịch được gọi là bệnh Graves.

Khi mắc bệnh cường giáp, sự kích thích tuyến giáp cho phép quá nhiều hormone tuyến giáp xâm nhập vào máu của bạn khiến bạn đau và khó chịu. Viêm tuyến giáp cũng có thể xảy ra trong thai kỳ của phụ nữ.

Các nốt tuyến giáp thường gặp trong cả cường giáp và suy giáp.

Trong bệnh cường giáp, những nốt này có thể làm gia tăng kích thước tuyến giáp hoặc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp T4. Để chữa trị cường giáp, bạn có thể sẽ được điều trị qua thuốc, iốt phóng xạ, hoặc phẫu thuật. Nếu không được điều trị, cường giáp có thể gây mất xương, tăng huyết áp hoặc nhịp tim không đều.

Sự Khác Nhau Giữa Cường Giáp Và Suy Giáp

Trong khi suy giáp gây ra các triệu chứng như chậm chuyển hóa, mệt mỏi và tăng cân vì có một tuyến giáp hoạt động kém. Thì với bệnh cường giáp, trái ngược lại, bạn có thể thấy mình nhiều năng lượng hơn, tăng cân không lý do.

Vậy cường giáp và suy giáp bệnh nào nguy hiểm hơn? Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà mỗi người đều có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên bệnh cường giáp khá phổ biến và thường gây lo lắng hơn bởi các triệu chứng như tăng huyết áp, tăng nhịp tim có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.

Bệnh Cường Giáp Và Suy Giáp Nên Ăn Gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để chữa trị các vấn đề về bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống bởi vì có sự khác biệt giữa người bị cường giáp và suy giáp.

Đối với người bị bệnh suy giáp, ngoài các loại thực phẩm cần bổ sung như trái cây, cá, các loại ngũ cốc, rong biển… Những loại thực phẩm người bị suy giáp nên tránh:

Các loại rau cải như súp lơ, bông cải, cải bắp…

Thực phẩm chứa gluten như các loại bột, lúa mạch, lúa mì, yến mạch…

Thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, soda, kẹo, bánh quy…

Không ăn nhiều chất xơ mỗi ngày (dưới 35g chất xơ)

Các loại thực phẩm tốt cho người bị cường giáp: bông cải xanh, sữa chua, cá hồi. Các loại thực phẩm người bị cường giáp nên tránh:

Bia rượu và caffein

Các loại thực phẩm chứa nhiều carbon như nước trái cây, nước ngọt có ga…

Đậu nành

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ về bệnh cường giáp hoặc suy giáp, bạn cần thăm khám bác sĩ và kiểm soát bệnh chặt chẽ. Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe toàn diện, phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là phương pháp bảo vệ sức khỏe hàng đầu. Bằng việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, rèn luyện thể dục thường xuyên, bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe mỗi ngày… Bạn sẽ nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Bệnh Cường Giáp Ảnh Hưởng Như Thế Nào Với Mẹ Đang Mang Thai.

Hiện nay các bệnh về nội tiết như cường giáp, suy giáp trạng hay basedow…là những bệnh rất phổ biến và thường gặp nhất hiện nay. Bệnh về tuyến giáp gặp mội lứa tuổi và cũng khá phổ biến với phụ nữa mang thai, do không hiểu biết nên một số người rất lo lắng khi gặp tình trạng này, kể cả một số thầy thuốc còn chưa hiểu rõ về các nguy cơ cũng như cách thức theo dõi và điều trị căn bệnh này. Sự thiếu hiểu biết đã khiến cho nhiều ngời quyết định sai lấm là bỏ thai khi biết mình bị bệnh cường giáp hay cac bệnh về tuyến giáp.

Cường giáp có nguy cơ gì cho mẹ?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp ở các phụ nữ có thai là bệnh Basedow, chiếm tới 80-85% các trường hợp, với tỷ lệ 1/ .500 phụ nữ có thai. Các nguyên nhân gây cường giáp khác cũng có nhưng hiếm gặp hơn như bướu nhân độc tuyến giáp… Bên cạnh đó những người bị ốm nghén nặng và có nồng độ hCG cao cũng có thể gây cường giáp thoáng qua.

Bệnh Basedow có thể xuất hiện hoặc nặng lên (ở người đã có bệnh Basedow cũ) trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bên cạnh các nguy cơ cổ điển của cường giáp như suy tim, loạn nhịp tim, lồi mắt… nếu không được điều trị tốt thì các thai phụ mắc bệnh cường giáp có thể bị sảy thai sớm hoặc các biến chứng nặng khác như nhiễm độc thai nghén, sản giật.

Ngoài ra, những phụ nữ có thai khi mà bệnh Basedow của họ vẫn đang tiến triển nặng thì có nguy cơ rất cao bị cơn cường giáp cấp hay còn gọi là cơn bão giáp với tỷ lệ tử vong cao. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mức độ cường giáp thường có giảm nhưng bệnh sẽ lại nặng lên sau đẻ. Với những phụ nữ bị bệnh Basedow muốn có thai thì tốt nhất là hãy đợi đến khi điều trị khỏi bệnh.

Tuy nhiên nếu trong khi đang điều trị bệnh mà họ có thai ngoài ý muốn thì hoàn toàn có thể giữ được thai, điều quan trọng là họ phải đi khám ngay chuyên khoa nội tiết để có được lời khuyên tốt nhất. Những trường hợp muốn bỏ thai khi đang bị cường giáp nặng thì nên điều trị cường giáp cho tới khi tạm ổn định mới được phép bỏ thai để hạn chế các biến chứng, nhất là cơn cường giáp cấp.

Cường giáp ở người mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Sự phát triển của thai nhi ở các bà mẹ bị bệnh cường giáp có thể bị ảnh hưởng do 3 cơ chế sau:

– Cường giáp ở người mẹ không được kiểm soát tốt, nồng độ các hormon tuyến giáp trong máu người mẹ cao, hậu quả là nồng độ tuyến giáp trong thai nhi cũng cao và làm tăng nhịp tim thai, thai nhi nhẹ cân so với tuổi, đẻ non, thai chết lưu. Khả năng cường giáp gây dị tật cho thai có thể xảy ra. Đó chính là một nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao phải bắt buộc điều trị và kiểm soát được tình trạng cường giáp ở người mẹ.

– Nồng độ globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp rất cao trong máu. Các kháng thể này có vượt qua hàng rào nhau thai và kích thích tuyến giáp của thai nhi gây ra cường giáp thai nhi, và hậu quả cũng làm thai nhi bị nhẹ cân, tim đập nhanh và có nguy cơ bị đẻ non…

– Ở những người mẹ bị Basedow được điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp như methimazole, carbimazole, thyrozole hay propylthiouracil (PTU). Các loại thuốc này đều qua được nhau thai với mức độ khác nhau và có thể ức chế hoạt động tuyến giáp, dẫn đến sự hình thành bướu giáp ở thai nhi. Dựa trên kết quả các nghiên cứu, PTU là thuốc thường được lựa chọn để điều trị cường giáp ở phụ nữ có thai vì nó qua nhau thai ít hơn so với các thuốc khác. Theo các khuyến cáo, chỉ sử dụng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp ở liều thấp nhất có hiệu quả để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi.

Lựa chọn điều trị cho những phụ nữ mang thai bị cường giáp/Basedow

Trường hợp cường giáp nhẹ (hormon tuyến giáp tăng ít, các triệu chứng nhẹ hoặc không rõ) thường chỉ cần theo dõi chặt mà không cần điều trị gì nếu sức khỏe của mẹ và thai nhi tốt. Trường hợp cường giáp nặng thì cần điều trị bằng các thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, và như đã đề cập ở trên thì thuốc được lựa chọn là PTU. Mục tiêu của điều trị là giữ cho nồng độ FT3 và FT4 của mẹ ở giới hạn cao của bình thường (hoặc hơi cao hơn bình thường) với liều PTU thấp nhất có tác dụng mặc dù nồng độ TSH có thể vẫn thấp. Bằng cách này sẽ hạn chế được các nguy cơ thai nhi bị suy giáp hoặc có bướu giáp. Tuyệt đối tránh để mẹ bị suy giáp vì hậu quả cho con là rất lớn, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ. Muốn vậy các thai phụ cần phải được theo dõi chặt, bệnh nhân phải được khám và làm xét nghiệm FT4 và TSH hằng tháng.

Ở các bệnh nhân không thể điều trị nội khoa được (ví dụ do dị ứng thuốc kháng giáp trạng) thì phẫu thuật là phương pháp điều trị thay thế. Nhưng nhìn chung đây là phương pháp ít khi phải áp dụng cho những phụ nữ mang thai vì nguy cơ của cả phẫu thuật và gây mê có thể xảy ra cho mẹ và thai.

Điều trị iode phóng xạ bị chống chỉ định cho phụ nữ có thai vì iode có thể qua được nhau thai và tấn công tuyến giáp của thai nhi gây phá hủy tuyến giáp, hậu quả là gây suy giáp vĩnh viễn.

Các thuốc beta-blocker như atenolol… có thể được sử dụng tạm thời trong thời gian mang thai để làm giảm các triệu chứng như run tay và hồi hộp đánh trống ngực. Tuy nhiên nên hạn chế nếu có thể vì có nghiên cứu cho thấy nó có khả năng làm giảm sự phát triển của thai khi dùng kéo dài. Thông thường nó chỉ dùng trong thời gian ngắn cho đến khi các thuốc kháng giáp trạng có tác dụng và kiểm soát được cường giáp.

Tiến triển của cường giáp sẽ như thế nào sau khi đẻ?

Bệnh Basedow hay nặng lên sau khi đẻ, thường là trong thời gian 3 tháng đầu sau khi đẻ. Khi đó các bệnh nhân cần phải bắt đầu lại hoặc tăng liều thuốc kháng giáp trạng tổng hợp và theo dõi thường xuyên như khi không có thai.

Chuyên viên nội tiết

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Vận Động Thế Nào Là Phù Hợp Cho Người Cường Giáp

Cường giáp là tình trạng tăng năng tuyến giáp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm giảm đáng kể khả năng vận động các môn thể thao cần nhiều năng lượng.Sự tăng cao nồng độ hormone tuyến giáp trong máu sẽ làm tăng nhịp tim, hay loạn nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thể chất của bạn. Do đó, cần lựa chọn cho mình các hình thức vận động thích hợp để nâng cao sức khỏe và cũng giúp ổn định cường giáp.

Cường giáp có thể gây tác động đáng kể đến khả năng thực hiện các hoạt động thể chất của người bệnh. Ngoài tim đập nhanh và không đều, cường giáp có thể gây ra sụt cân đột ngột, ra mồ hôi, bồn chồn, khó chịu, kinh nguyệt không đều, run và đổ mồ hôi. Một triệu chứng điển hình của bệnh là tăng nhịp tim, còn gọi là nhịp tim nhanh, xảy ra khi tim hoạt động thường xuyên với tốc độ hơn 100 nhịp/ phút. Xét về nhu cầu hoạt động của tim khi chạy bộ, hầu hết bệnh nhân cường giáp được yêu cầu phải tránh loại hình thể dục này trong suốt thời gian điều trị bệnh vì nó có thể làm nhịp tim tăng cao hơn.

Bất kể tình trạng sức khỏe và hoạt động thể dục thể chất của bạn như thế nào thì việc chạy bộ trong khi tình trạng cường giáp không được điều trị là rất nguy hiểm. Kể cả các bệnh nhân trẻ và có sức khỏe phù hợp với việc chạy bộ thì các nguy cơ bệnh lý tim mạch nguy hiểm vẫn có thể xảy ra. Do vậy, bệnh nhân bị cường giáp không kiểm soát được có nguy cơ trải qua rối loạn nhịp tim, hoặc nhịp tim bất thường, giãn nở tim, hay tăng kích thước của khoang tim, cũng có thể gây nguy hiểm cho người chạy bộ. Bệnh nhân có thể gặp tình trạng ngừng tim hoặc tăng huyết áp trong thời gian gắng sức hoặc khi chạy bộ.

Bệnh nhân cường giáp không nên chạy bộ hay vận động gắng sức

Với bệnh nhân cường giáp, nhịp tim lúc nghỉ ngơi cũng hoạt động ở mức 100 nhịp/ phút do đó, người bệnh nên chuyển sang các hoạt động ít tiêu hao năng lượng như đi bộ. Bắt đầu bằng cách đi bộ với tốc độ bình thường từ 15 đến 30 phút mỗi ngày mà không dừng lại.Bạn nên tập luyện cùng một ai đó, để đảm bảo luôn có người trợ giúp khi phải dừng lại và nghỉ ngơi do cảm giác của sự kiệt sức hoặc nhịp tim nhanh.Nếu người bệnh tự tin có thể thực hiện các bài tập với mức độ cao hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể kéo dài thời gian trong một buổi đi bộ và xen kẽ những lúc chạy bộ nhẹ nhàng.Ví dụ: thay vì đi bộ 30 phút, hãy thử đi bộ năm phút và chạy bộ một phút, sau đó lặp đi lặp lại. Một điều quan trọng đối với bệnh nhân cường giáp là luôn theo dõi nhịp tim của mình.

Nếu không điều trị, cường giáp có thể phát triển một loạt các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả giòn xương, vấn đề về mắt, rung nhĩ, và cơn bão giáp.Nếu bạn đã được chẩn đoán là cường giáp, không nên trì hoãn việc điều trị, cần thăm khám và hướng dẫn điều trị của các bác sĩ chuyên khoa nội tiết càng sớm càng tốt. Không nên tham gia vào các hoạt động như chạy bộ hay aerobic quá sức mà không tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.

Bệnh nhân cường giáp bên cạnh việc tuân thủ liều điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp, nên kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược như . Sản phẩm giúp tăng hiệu quả điều hòa hoạt động tuyến giáp và kiểm soát cường giáp, nâng cao thể trạng chung của người bệnh và giúp điều hòa tim mạch cũng như cải thiện các triệu chứng của cường giáp. Hiện nay, đây cũng là sản phẩm được nhiều bệnh nhân cường giáp tin tưởng lựa chọn. Anh Hữu Anh- một bệnh nhân cường giáp cho biết ” Tôi uống Ích Giáp Vương 4 viên/ngày, chia 2 lần như chỉ dẫn của nhà sản xuất thì thấy các triệu chứng của cường giáp cải thiện dần, hiệu quả rõ ràng nhất là sau 3 tháng sử dụng. Tay tôi không run nhiều như trước, không bị hồi hộp đánh trống ngực nữa, sức khỏe cải thiện đáng kể mà không hề thấy có tác dụng phụ gì cả. Gần 1 năm sau (tháng 4/2016), tôi đi xét nghiệm lại thì các chỉ số nội tiết đều nằm trong giới hạn cho phép”. Sản phẩm thảo dược có thể sử dụng kết hợp cùng thuốc tây y mà không gây tương tác, bệnh nhân cũng có thể sử dụng đơn độc sản phẩm khi bệnh ổn định để kiểm soát chức năng tuyến giáp và phòng ngừa cường giáp tái phát. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp một thích hợp cho người cường giáp.

Thảo dược điều trị bệnh tuyến giáp