Bệnh Cường Giáp Kiêng Ăn Rau Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Cường Giáp Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?

Nếu bạn bị bệnh cường giáp và sụt cân nhiều, bạn nên chú trọng đến chế độ ăn uống, tăng cường thêm các chất dinh dưỡng, tăng lượng calo ăn vào sẽ giúp tăng cân nặng ở mức cho phép, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại được biến chứng nguy hiểm do bệnh cường giáp gây ra.

Gạo lứt, lúa mạch, bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt

Các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể có khả năng chống lại những bệnh lây nhiễm khác. Do đó, người bệnh cường giáp nên thường xuyên ăn các loại quả này.

Rau họ cải: Bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn có chứa goitrogen có thể làm giảm việc sản xuất hormone tuyến giáp. Người bị cường giáp có thể ăn những loại rau này mỗi ngày.

Vitamin và khoáng chất: Một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho tuyến giáp và có tác dụng cân bằng sản xuất hormone tuyến giáp:

Sắt: Tham gia hoạt động trong nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, gồm cả sức khỏe tuyến giáp. Bên cạnh đó, nếu hàm lượng chất sắt trong cơ thể thấp sẽ gây cản trở hoạt động của i-ốt, dẫn đến rối loạn chức năng tuyến giáp, đặc biệt là cường giáp. Để bổ sung chất sắt đầy đủ cho cơ thể, bạn nên thường xuyên ăn những loại thực phẩm giàu sắt như: Mộc nhĩ (nấm mèo), nấm hương, nấm đông cô, đậu nành, tàu hũ ky, mè, rau câu khô, cần tây, rau đay, rau dền, các loại đậu, gan bò, gan heo, gan gà, mề gà, tim heo…

Selen: Thực phẩm giàu selen có thể giúp cân bằng nồng độ hormone tuyến giáp và bảo vệ tuyến giáp khỏi bệnh tật. Selen còn giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và giữ cho tuyến giáp và các mô khỏe mạnh. Nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng selen cao bao gồm: Hạt chia, các loại nấm, các loại trà thảo mộc, hạt hướng dương, thịt bò, thịt gà…

Kẽm: Cần thiết cho sự chuyển đổi của T3, T4, thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giáp. Ngược lại thiếu hụt hormone tuyến giáp cũng dẫn đến giảm hấp thụ kẽm. Đối với người bệnh cường giáp, cần làm tăng nhu cầu một số chất dinh dưỡng trong đó có kẽm, khoáng chất này giúp cho hệ miễn dịch của tuyến giáp khỏe mạnh. Những thực phẩm giàu kẽm người bệnh cường giáp nên bổ sung hàng ngày như: Sò, trai, hàu, thịt heo nạc, thịt gà ta, lòng đỏ trứng, củ cải, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu phộng, khoai lang, ổi…

Canxi và vitamin D: Bệnh cường giáp làm cho xương yếu, xương giòn, xương sẽ phục hồi trở lại bình thường sau khi điều trị. Tuy nhiên, bạn cũng cần bổ sung vitamin D và canxi vì đây là 2 chất dinh dưỡng cần thiết để xây dựng khối xương khỏe mạnh. –Thực phẩm giàu canxi gồm: Hạt mè (mè đen, mè trắng), nấm mèo, nấm đông cô, cần ta, cần tây, rau răm, rau dền, lá lốt, rau kinh giới, thìa là, cua đồng, rạm tươi, các loại ốc, tép gạo, tép khô, tôm đồng, trai, sò… –Thực phẩm giàu vitamin D được tìm thấy trong những loại nước uống bổ sung như: Nước cam bổ sung vitamin D, ngũ cốc có bổ sung vitamin D, gan bò, cá béo. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng là nguồn cung cấp hàm lượng vitamin D rất cao, tuy nhiên bạn chỉ nên phơi nắng vào buổi sáng từ 7h-9h và buổi chiều từ 16h -18h.

Chất béo lành mạnh: Có tác dụng kháng viêm, cân bằng hormone tuyến giáp, bảo vệ tuyến giáp không bị suy yếu. Ngoài ra, các loại chất béo không bão hòa như omega 3, omega 6 có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, giảm chứng xơ vữa động mạch, sản sinh ra hàm lượng cholesterol tốt nuôi dưỡng cơ thể.

Gia vị: Một số loại gia vị và thảo dược có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ và cân bằng chức năng tuyến giáp. Các gia vị cũng có có tác dụng chống oxy hóa, tạo ra hàng rào bảo vệ hàng tỷ tế bào khỏi sự xâm lấn của các gốc tự do. Có thể kể đến các loại gia vị tốt cho chức năng hoạt động của tuyến giáp và sức khỏe gồm: Nghệ, ớt xanh, tiêu đen.

I-ốt: I-ốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormone điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận cơ thể. I-ốt tham gia tạo hormone tuyến giáp trạng T3, T4 bằng liên kết đồng hóa trị. Nhu cầu i-ốt đề nghị cho người trưởng thành là 0,14mg/ngày, ở phụ nữ là 0,1mg/ngày. Tuy nhiên, bệnh cường giáp do dư thừa hàm lượng i-ốt trong cơ thể, vì vậy cần phải hạn chế các thực phẩm giàu i ốt như: muối i-ốt, rong biển, tảo bẹ và một số hải sản.

Cà phê: Caffeine là một trong những chất có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone thyroxin, làm bộ máy cơ thể chạy nhanh bất thường, dẫn đến tỏa nhiều nhiệt nên người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu. Người bị cường giáp không nên dùng.

Sữa tươi nguyên kem: Sữa tươi nguyên kem không được khuyến khích cho bệnh nhân cường giáp vì sữa nguyên kem có lượng chất béo nhiều hơn, trong khi khả năng tiêu hóa của bệnh nhân cường giáp thường không tốt như người bình thường. Nếu tiêu thụ sữa nên chọn loại sữa đã được tách kem.

Bột mì, bột gạo, bột nếp: Chứa ít dưỡng chất và lại khó tiêu hóa hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Đây cũng là loại thực phẩm có đường huyết cao và có thể ảnh hưởng lượng đường cũng như hormone trong máu. ên nếu bị bệnh cường giáp thì hạn chế ăn mì ống, bánh mì.

Đường: Ăn nhiều đường có thể làm tăng mức độ hồi hộp ở những người mắc chứng cường giáp. Do đó, nên tránh các thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt, các loại mứt, thạch.

Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa cao. Người bị cường giáp ăn nhiều thịt đỏ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.

Dầu thực vật hydro hóa: Loại dầu này thường được sử dụng để chế biến, sản xuất các loại thực phẩm. Loại dầu này giàu chất béo chuyển hóa, có thể gây hại đến lượng cholesterol tốt trong cơ thể, có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh cường giáp. Do đó, người bị cường giáp nên hạn chế các loại bánh quy giòn, bơ thực vật vì chứa nhiều dầu hydro hóa.

Thức uống chứa cồn: Người bị cường giáp nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa cồn như bia, rượu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.

Bệnh cường giáp không phải lúc nào cũng phòng ngừa được nhưng có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cũng sẽ giúp người bệnh có thể giảm nhẹ và cải thiện đáng kế tình trạng của bệnh cường giáp.

Bệnh nhân cường giáp nên đến các cơ sở y tế như Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng và Y học vận động NutriHome để được thăm khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng phù hợp. Các chuyên gia dinh dưỡng và tiết chế tại NutriHome sẽ giúp bạn lên thực đơn và cách chế biến các món ăn để bạn không còn gặp khó khăn trước câu hỏi người bệnh cường giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì.

Mộc Linh

Bệnh Gout Kiêng Ăn Rau Gì ?

Trong điều trị bệnh gout (bệnh gút), chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc kiêng cữ các thực phẩm từ động vật, người bệnh gout cũng cần kiêng ăn một số loại rau.

Nguồn cung cấp purine cho cơ thể tới từ các thực phẩm ăn hàng ngày, không chỉ thực phẩm từ động vật ( thịt bò, nội tạng động vật,…) mà một số thực phẩm từ thực vật cũng có hàm lượng purine rất cao. Do đó, người có nguy cơ mắc bệnh gout (acid uric máu cao) và người đã mắc bệnh gout, bên cạnh việc kiêng cữ thực phẩm có hàm lượng purine cao từ động vật thì cần kiêng cữ những loại rau sau:

Đậu Hà Lan

Đậu hà lan là loại thực phẩm rất quen thuốc hiện nay, nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng bởi nó cung cấp lượng lớn vitamin C, K1, B, acid folic…tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trong đậu hà lan lại có chứa các thành phần làm kích hoạt các protein, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Mà khi lượng protein được chuyển hóa mạnh sẽ càng sinh ra nhiều acid uric hơn, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là tái phát dù đã chữa khỏi bệnh. Chính vì thế khi đang mắc bệnh thì bạn cần tránh sử dụng thực phẩm này.

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu hũ, tương…)

Đậu nành và các chế phẩm được làm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ… mặc dù cực tốt cho sức khỏe con người thế nhưng chúng lại chứa nhiều đạm và dễ dàng gây tổn thương đến các đầu khớp nối với nhau trong cơ thể, gây ra cảm giác tê dại, đau nhức, nếu để lâu bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Giá đỗ

Giá đỗ là thực phẩm cực giàu dinh dưỡng, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin khác nhau như vitamin B1, B2, C, E, các amino acid, protein, khoáng chất…tốt cho sức khỏe. Nhưng với người bị bệnh gout thì nên tránh xa giá đỗ bởi giá đỗ có chứa rất nhiều protein (ta gọi là đạm thực vật), nên có nhiều nhân purin – là thủ phạm gây ra bệnh gout. Vì vậy ở những người mà đang mắc bệnh mà tiếp tục ăn sẽ càng làm tăng nồng độ acid uric, khiến tinh thể urate lắng đọng nhiều hơn tại xương khớp, người bệnh sẽ thường xuyên phải gánh chịu những cơn đau nhức nghiêm trọng.

Nấm

Nấm cũng là thực phẩm giàu chất đạm hơn nhiều so với các loại rau của quả khác, vì thế đối với những người bị bệnh gout thì không hề có lợi bởi khi bạn ăn nhiều nấm sẽ làm tăng các triệu chứng bệnh gout, khiến cho các chỉ số AU trong máu tăng cao, các triệu chứng bệnh cũng sẽ phát triển nặng hơn. Người đang trong giai đoạn điều trị mà ăn nấm sẽ khó chữa khỏi, thời gian điều trị lâu, thậm chí còn dễ tái phát sau điều trị.

Măng tây

Không chỉ giá đỗ, dọc mùng, đậu hà lan mà người bị gout cũng không nên ăn măng tây khi đang bị gout. Măng tay được xếp vào nhóm thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh, mặc dù có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, giúp chống lão hóa và ngừa ung thư…nhưng nó lại chứa thành phần nhân purin cực kỳ cao, thậm chí là cao ở mức ngất ngửng (150mg/100g thực phẩm) khiến cho bệnh gout tiến triển mạnh hơn, vì thế bạn tuyệt đối không được ăn thực phẩm này.

Dọc mùng (bạc hà)

Dọc mùng hay còn gọi là rau bạc hà, là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích trong bữa ăn, thường dùng để nấu canh chua. Dọc mùng cực kỳ giàu dinh dưỡng như vitamin B2, PP, C, bột đường, kali, magie, sắt, canxi, protein…rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh gout thì lại khác, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều sẽ làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu khó kiểm soát hơn, thậm chí acid uric còn dễ kết tinh lại với nhau tạo nên các khối u tophi tại các khớp, khiến bệnh nhân thấy đau nhiều hơn, khớp sưng tấy hơn, vì thế bạn không nên ăn loại rau này.

Lời kết

Nếu Quý vị còn thắc mắc gì về bệnh chế độ dinh dưỡng của bệnh gout, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của Y Khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn Miễn phí – 0967888943

Đặc biệt, nếu Quý vị có nhu cầu khám và điều trị bệnh gout, xin vui lòng đăng ký trước để được ThS. BS Vũ Thịnh với nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh gout thăm khám và điều trị trực tiếp – Điện thoại đặt hẹn: (028) 62675991

Bệnh Gút (Gout) Nên Kiêng Ăn Rau Gì?

Bệnh gout là căn bệnh viêm khớp gây nên bởi tình trạng lắng đọng acid uric tại các khớp gây tình trạng viêm, sưng nóng, đỏ đau. Mà một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gout là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá nhiều các thực phẩm giàu nhân purin.

Bệnh nhân gout kiêng ăn rau gì?

1. Măng tây

Măng tây là một trong số những loại rau xanh mà người bệnh gút nên kiêng ăn rau. Trong măng tây chứa nhiều nước, rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất. Trong măng tây có chứa nhiều các chất chống oxy hóa tự nhiên, chất giải độc, chống ung thư hiệu quả. Ăn măng tây đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên đối với người bệnh gout thì măng tây lại là một loại rau nên kiêng. Bởi măng tây nằm trong danh sạch những loại thực phẩm giàu nhân purin nhất khoảng trên 150mg/100g thực phẩm. Việc sử dụng nhiều măng tây sẽ khiến tăng lượng purin trong cơ thể từ đó gây tăng acid uric huyết khiến bệnh gout nặng hơn.

2. Giá đỗ

Giá đỗ là một trong những loại thực phẩm khá quen thuộc với chúng ta trong các bữa cơm hàng ngày. Trong giá đỗ rất giàu vitamin như vitamin C, B1, B2, PP, B6, E cùng nhiều khoáng chất như Ca, Fe… cùng protid, glucid… tuy nhiên với bệnh nhân gout thì giá đỗ cũng là loại rau nên hạn chế sử dụng.

3. Các loại nấm

Các loại nấm với hàm lượng dinh dưỡng cao, rất giàu protein và các loại vitamin, khoáng chất, acid amin… nên nấm được ví như loại thịt thực vật, chính bởi vậy nên đối với bệnh nhân gout nên hạn chế sử loại rau này trong thực đơn hàng ngày của mình.

4. Dọc mùng

Dọc mùng là một trong những loại rau rất quen thuộc của người Việt. Đặc biệt trong các món bún sườn, bún giò, hay canh chua, canh cá thì không thể thiếu đi rau dọc mùng. Trong rau dọc mùng có chứa hàm hượng protein, carbohydrat, vitamin, khoáng chất. Đồng thời rau dọc mùng chứa rất nhiều chất xơ, giúp thấm hút chất béo, cholesterol trong ruột. Tuy nhiên với người bệnh gout nên kiêng ăn rau, hạn chế sử dụng rau dọc mùng. Bởi ăn nhiều rau dọc mùng làm tăng lượng acid uric trong máu khiến bệnh gout tiến triển nặng hơn.

5. Các loại đậu: như đậu hà lan, đậu nành

Các loại đậu, chế phẩm từ đậu là những loại rau bệnh gout nên kiêng bởi trong các loại đậu chứa hàm lượng chất purin khá cao.

Một số loại rau xanh tốt cho người bệnh gout

Bên cạnh những loại rau chứa nhiều nhân purin người bệnh gout nên kiêng thì có rất nhiều loại rau xanh tốt, người bệnh gout nên ăn như:

Rau cần: rau cần là loại rau có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, khu phong, lợi thấp, đặc biệt hầu như không chứa nhân purin nên rất tốt cho người bệnh gout.

Súp lơ: là loại rau chứa rất ít nhân purin có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu nên có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân gout.

Ngoài ra còn một số loại rau xanh khác như dưa chuột, cải bắp, cà, khoai tây, củ cải… cũng là những loại thực phẩm, rau xanh bệnh gout nên ăn.

Cùng với chế độ ăn nhiều rau xanh, kiêng rượu bia, đồ uống có cồn.

Thưởng thức bột tía tô Akina – xua tan nỗi lo bệnh gout.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng bột tía rắc cơm hàng ngày như cách của người Nhật hay thưởng thức trà bột tía tô giúp phòng và điều trị bệnh gout hiệu quả. Theo các nghiên cứu từ Nhật Bản đã công bố tía tô có tác dụng phòng và điều trị bệnh gout hiệu quả hơn143 loại rau, gia vị thông dụng thường sử dụng và có hiệu quả tương đương như khi sử dụng thuốc Allopurinol trong điều trị bệnh gout.

Người Suy Thận Nên Ăn Rau Gì? Kiêng Ăn Rau Gì Để Mau Khỏi?

Người suy thận nên ăn rau gì, kiêng ăn rau gì là vấn đề không ít bệnh nhân quan tâm. Bởi lẽ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, đầy đủ yếu tố vi lượng cần thiết được các chuyên gia đặc biệt khuyến khích ở những người gặp vấn đề về suy giảm chức năng thận.

Người suy thận nên ăn rau gì?

Phác đồ điều trị bệnh lý suy thận tập trung hoàn toàn vào vấn đề làm chậm tiến triển của các tổn thương đang xảy ra ở thận. Chính vì vậy, những yếu tố cơ bản như lối sống, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn. Trong số những câu hỏi xoay quanh vấn đề này, “người suy thận nên ăn rau gì?” nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ bệnh nhân.

Súp lơ trắng

Súp lơ trắng là nguồn cung cấp dồi dào hoạt chất vitamin C, folate và chất xơ rất tốt cho những người đang bị tổn thương chức năng thận. Không những vậy, trong loại rau này còn chứa rất nhiều glucosinolate, indole và thiocyanates – các hoạt chất giúp thận và gan trung hòa các độc tố có thể gây hại cho mô tế bào cũng như DNA.

Các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên tiêu thụ ít nhất nửa chén cơm súp lơ trắng mỗi ngày. Người bệnh cũng nên áp dụng các cách chế biến súp lơ trắng không giàu mỡ như salad, hấp hay luộc để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhất.

Rau bắp cải tốt cho người bệnh thận

Thực tế, người suy thận nên ăn rau gì, kiêng rau gì cần có sự tư vấn của bác sĩ. Theo các bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết niệu, bắp cải là một loại rau phù hợp.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, rau bắp cải có chứa nhiều hoạt chất phytochemical, các loại vitamin K, C, B6, axit folic và chất xơ. Chính vì vậy, việc tiêu thụ loại rau này hàng ngày có thể giúp cơ thể tiêu diệt các gốc tự do, cải thiện các triệu chứng bệnh suy thận.

Các chuyên gia cũng đánh giá rau bắp cải là thực phẩm tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng ở người bị thận suy đang phải trải qua điều trị lọc máu. Bắp cải có vô vàn cách chế biến, từ salad, hầm súp, xào, đến muối chua, rất ngon miệng và phù hợp với khẩu vị của tất cả mọi người.

Người suy thận nên ăn rau gì? – Ớt chuông

Ớt chuông là loại thực phẩm có hàm lượng kali thấp, rất phù hợp đối với những người đang phải ăn kiêng do suy thận. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất khiến nó trở thành đáp án cho câu hỏi: “Người suy thận nên ăn rau gì?”.

Theo các chuyên gia, trong ớt chuông có chứa rất nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin B6, chất xơ, axit folic và lycopene. Đây đều là những hoạt chất có khả năng tăng cường sức đề kháng, cải thiện triệu chứng bệnh, đặc biệt lycopene còn giúp ngăn ngừa ung thư.

Người bệnh có thể ăn sống ớt chuông với thịt ức gà và các loại nước sốt như một món salad thanh mới và tươi mới. Ớt chuông bỏ lò hoặc xào với thịt bò cũng là những gợi ý rất đáng thử trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân suy thận.

Hành tây là thực phẩm nên ăn

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khi được hỏi “Người suy thận nên ăn rau gì?” đều có câu trả lời là hành tây. Hành tây vốn là một thực vật thuộc họ Allium, được sử dụng trong rất nhiều món ăn từ tây đến ta.

Theo một số nghiên cứu, trong loại củ này có chứa một hàm lượng lớn quercetin – chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng phòng chống sự phát triển của bệnh thận, bệnh tim và cả ung thư. Không những vậy, hành tây còn chứa hàm lượng kali thấp cùng với đó là hoạt chất crom có khả năng chuyển hóa chất béo và protein, rất tốt cho người bị thận suy mãn tính.

Người bệnh có thể sử dụng bất kỳ loại hành tây nào, từ hành trắng, đỏ đến nâu với đa dạng các cách chế biến. Các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tiêu thụ khoảng nửa củ hành tây mỗi ngày. Riêng các bệnh nhân điều trị tăng huyết áp trong suy thận mạn không nên lạm dụng hành tây.

Ngồng tỏi tươi

Loại rau củ cuối cùng góp mặt trong danh sách này là ngồng tỏi tươi. Trong ngồng tỏi tươi có chứa rất nhiều các hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa, ví dụ như allicin, có tác dụng giảm thiểu một số triệu chứng ở người suy thận như mệt mỏi, suy nhược, chán ăn và sút cân. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn giúp cơ thể hấp thu tốt hơn cholesterol, từ đó ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch và mỡ máu.

Ngồng tỏi tươi nên được sử dụng ngay sau khi thu hoạch để đảm bảo độ tươi ngon và hàm lượng dinh dưỡng vốn có. Người bệnh có thể sử dụng khoảng 50g ngồng tỏi tươi mỗi ngày.

Bệnh suy thận kiêng ăn rau gì?

Củ dền

Mặc dù củ dền là loại thực phẩm giàu khoáng chất và chất xơ nhưng nó không phù hợp với người bệnh suy thận. Nguyên nhân là vì củ dền có chứa quá nhiều kali, kể cả khi đã qua chế biến thì lượng kali này cũng không thuyên giảm. Mà ở những bệnh nhân suy thận, thận của họ đã không còn đủ khả năng hấp thu kali, khiến chúng dư thừa và tích tụ trong máu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Cà chua

Cà chua giống như củ dền, là loại thực vật có hàm lượng kali cao. Theo các chuyên gia, trong 1 quả cà chua tươi có chứa đến 900mg kali. Nếu tiêu thụ quá nhiều, cà chua có thể khiến cho tình trạng triệu chứng của người bệnh thêm tồi tệ hơn, là một trong những nguyên nhân gây suy thận âm.

Khoai tây và khoai lang

Bên cạnh củ dền và cà chua, người bệnh cũng được khuyến cáo hạn chế tiêu thụ các loại khoai, ví dụ như khoai tây và khoai lang. Ước tính trong khoảng 130g khoai lang và khoai tây có chứa đến hơn 500mg kali, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thận.

Nếu muốn sử dụng khoai tây, khoai lang, bác sĩ khuyên rằng nên ngâm rửa chúng trong nước ít nhất 4 giờ hoặc nấu 2 lần để tiêu giảm bớt hàm lượng kali.

Lời khuyên từ các chuyên gia

Lựa chọn và chế biến thực phẩm ít natri/muối: Cả natri có trong thực phẩm cũng như natri có trong muối đều không tốt cho người bị bệnh thận. Chính vì vậy, bác sĩ khuyên người bệnh nên tiêu thụ ít muối cũng như thực phẩm giàu natri.

Ăn đủ và đúng loại protein: Theo các chuyên gia, việc ăn nhiều protein có thể khiến thận phải hoạt động nhiều hơn, điều này ảnh hưởng không tốt đến người suy thận. Bệnh nhân cũng nên lựa chọn các nguồn thực phẩm chứa protein lành mạnh, ví dụ như: Protein động vật (ức gà, thịt cá, trứng), protein thực vật (các loại đậu, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt).