Bệnh Béo Phì Có Hại Không / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Những Tác Hại Bệnh Béo Phì

Những người mắc bệnh béo phì rất dễ bị rối loạn cơ xương vì các đốt sống thắt lưng phải chịu gánh nặng quá mức dẫn đến tổn thương. Béo phì còn làm tăng nguy cơ thấp khớp (khớp gối và háng). Các bệnh về xương khiến bệnh nhân giảm hoạt động thể lực, làm nặng thêm bệnh béo phì.

Béo phì là trạng thái thừa cân do tăng khối lượng mỡ. Nếu mỡ thừa phân phối đều toàn thân, đó là trường hợp béo phì toàn thân. Nếu mỡ thừa tập trung chủ yếu ở bụng, mông, đùi, đó là béo phì hướng tâm, rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến rối loạn mỡ máu. Các chuyên gia thường dùng chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio-WHR) để đánh giá béo phì. WHR ở nam lớn hơn 0.95 và ở nữ lớn hơn 0,85 là đã ở mức báo động. Chỉ số BMI cũng thường được dùng để đánh giá thể trọng, BMI lớn hơn 25 được coi là béo phì. Có khi chỉ cần đo vòng eo là đủ xác định béo phì (nam hơn 90cm, nữ hơn 80cm).

Bệnh béo phì có thể dẫn đến các hậu quả sau:

– Bệnh tim: Mổ bọc lấy tim làm cho tim khó co bóp. Mỡ cũng làm hẹp mạch vành, cản trở máu đến nuôi tim dẫn đến nhồi máu cơ tim.

– Tăng huyết áp.

– Rối loạn mỡ máu: Béo phì làm tăng nồng độ triglycerid và LDL – cholesterol, làm giảm nồng độ HDL – cholesterol trong máu. Người béo bụng dễ bị rối loạn mỡ máu.

– Tiểu đường: Béo phì toàn thân và béo bụng là yếu tố nguy cơ cho tiểu đường. Phụ nữ béo phì có nguy cơ tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với người bình thường.

– Đột quỵ: Người có chỉ số BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh mạch máu não, Nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu) thì đột quỵ có thể xảy ra với người có BMI thấp hơn (25,0 – 29,9).

– Giảm khả năng sinh sản: ở người béo phì, mô mỡ làm rối loạn buồng trứng, hàng tháng trứng không lớn lên và chín rụng được, chất lượng trứng kém, rối loạn kinh nguyệt. Mỡ quá nhiều sẽ lấp kín buồng trứng và gây vô kinh. Béo phì cũng dễ gây hội chứng đa u nang, khó thụ tinh, dễ sẩy thai. Cần lưu ý khi mãn kinh, một số phụ nữ dễ tăng béo bụng.

– Giảm chức năng hô hấp: Mỡ tích ở cơ hoành, làm cơ hoành kém uyển chuyển, sự thông khí giảm, gây khó thở, khiến não thiếu oxy, tạo hội chứng Pìckwick (ngủ cách quãng suốt ngày đêm, lúc ngủ lúc tỉnh). Ngừng thở khi ngủ cũng là vấn đề hay gặp ở người béo phì nặng, nhất là khi béo bụng và có cổ quá lớn.

– Tăng viêm xương khớp: Các khớp chịu đựng sức nặng quá mức sẽ dễ đau. Lượng acid uric ở người béo tăng, dễ gây bệnh gút. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định, khi chỉ số BMI tăng, lượng acid uric huyết thanh tăng theo.

– Ung thư: Nam giới béo phì dễ bị ung thư đại trực tràng, còn nữ giới dễ bị ung thư đường mật, vú, tử cung, buồng trứng.

* Bệnh đường tiêu hóa: Người béo phì dễ bị bệnh túi mật, có bất thường về gan, gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm (gây đầy hơi, táo bón); hệ mạch ở ruột bị cản trỏ, gây trĩ,

Đối với trẻ em, chứng béo phì cũng có tác hại rất lớn. Những trẻ này dễ bị béo phì khi trưởng thành; nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao (bệnh mạch vành: gấp đôi; xơ vữa mạch máu: gấp 7; tai biến mạch não: gấp 13 lần).

Những Tác Hại Bệnh Béo Phì Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe

Tác hại bệnh béo phì gây ra nhiều nguy hiểm trong cơ thể. Béo phì hiện là bệnh lý hiện đang rất phổ biến ở nhiều người, có nhiều cách để theo dõi bệnh béo phì nhưng tự chúng ta cũng có thể nhận biết bằng cách đơn giản nhất đó là thông qua chỉ số cân nặng và chiều cao.

Khi chiều cao cân đối nhưng trọng lượng lại quá cỡ dẫn tới di chuyển khó khăn, luôn mệt mỏi gây khó khăn trong việc sinh hoạt hoàng ngày thì đó là bệnh béo phì.

Ở Việt Nam khái niệm béo phì còn rất mơ hồ, ngay khi nuôi con nhỏ những bậc phụ huynh thường cho con ăn càng nhiều càng tốt. Cứ như thế cơ thể thích ứng với việc ăn nhiều và là nguyên căn của bệnh béo phì.

Có những người ngay cả khi không đói vẫn có thói quen thèm ăn. Việc này là do thói quen, cơ thể thích ứng với việc ăn liên tục nên ngay cả khi không đói vẫn cảm thấy muốn ăn.

Ăn nhiều không có hại nhưng ăn không đúng cách dẫn tới dư thừa chất kèm với quá trình thiếu vận động nảy sinh ra thừa mỡ. Béo phí không nguy hiểm nhưng những biến chứng béo phì gây ra lại rất nguy hiểm. Vậy tác hại béo phì là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Một số tác hại bệnh béo bì gây ra

Suy giảm thị lực

Đối với người bệnh mắc béo phì, Lượng đường trong máu rất cao, các động mạch đè lên dây thần kinh thị giác khiến thị giác bị ảnh hưởng.

Tê tay chân

Các mô mỡ gây chèn áp các cơ bắp khiến người bệnh thường hay bị tê ( chuột rút ) nhất là vào đêm và khi ngủ dậy.

Rối loạn cương dương

Đối với nam giới mắc bệnh béo phì có đến 35-75% mắc chứng rối loạn cương dương không kiểm soát.

Cao huyết áp

Lượng đường trong máu cao sẽ gây ức chế dòng máu và sản sinh ra lượng cholesterol cao là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh cao huyết áp.

Đau tim

Lưỡng mỡ trong máu chèn ép các động mạch hoặc khiến máu đông lại trong động mạch khiến quá trình vận chuyển máu lên tim bị gián đoạn. Với những người béo phì thường có cảm giác đau tim đột ngột hoặc tim đập không đều.

Tăng nguy cơ ung thư

Lượng mỡ trong máu quá cao dẫn tới những biến chứng. Những biến chứng này là căn nguyên của ung thư trong đó nam giới béo phì dễ dẫn đến ung thư đại trực tràng, còn nữ giới dễ bị ung thư đường mật, vú hay tử cung, buồng trứng.

Đột quỵ

Bệnh tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch là do dòng máu lưu thông lên não không đủ hoặc máu đông lại rồi vỡ ra khiến não không tiếp nhận đủ oxy. Đây chính là nguyên nhân bệnh đột quỵ và nếu không được cấp cứu kịp thời dẫn tới tử vong.

Giảm khả năng sinh sản

Ở nữ giới mô mỡ làm rối loạn buồng trứng, khiến trứng không lớn lên và chín rụng được, cũng như chất lượng trứng kém, hay rối loạn kinh nguyệt. Nếu lượng mỡ quá nhiều có thể sẽ lấp kín buồng trứng và gây vô kinh.

Gout

Nguyên căn của gout là thừa đạm. Tỉ lệ bệnh gout với người béo phì chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn người bình thường.

Bệnh Béo Phì Là Gì?

Bệnh béo phì không những khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là cách hiệu quả giúp bạn “tống khứ” mỡ thừa trong cơ thể.

1. Bệnh béo phì là gì?

Béo phì gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe, cũng như ảnh hưởng xấu đến ngoại hình. Bệnh béo phì là hậu quả của việc mô mỡ xuất hiện và tích tụ quá nhiều, tùy theo mức độ mà có thể là béo phì cục bộ hoặc toàn cơ thể.

Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng của bệnh nhân mà còn làm tăng nguy cơ bệnh tật và vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường và huyết áp cao…..

Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 25 là thừa cân, ở mức 30 hoặc cao hơn là béo phì và ở mức 40 hoặc cao hơn là béo phì nghiêm trọng. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một cách để biết một người có thừa cân hay không. Công thức tính BMI là: BMI (body mass index) = Cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (m).

Đối với hầu hết mọi người, BMI giúp ước tính lượng chất béo hợp lý trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ số BMI không trực tiếp đo lượng chất béo trong cơ thể. Ví dụ như ở một số người, cụ thể là vận động viên thể hình có thể có chỉ số BMI ở mức béo phì do cơ bắp của họ phát triển quá nhiều nên chiếm khối lượng lớn mặc dù họ không có chất béo dư thừa trong cơ thể. Cho nên nếu chỉ dựa vào chỉ số BMI sẽ không phản ánh chính xác tình trạng béo phì của bạn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu bạn có thắc mắc về chỉ số BMI của mình.

* Cảm giác đói thường xuyên: Béo phì khiến glucose khó đi vào tế bào, từ đó ảnh hưởng quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể, vì vậy cảm giác đói sẽ thường xuyên diễn ra trong ngày kể cả khi thực sự lượng thức ăn nạp vào cơ thể đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng.

* Bị tê tay chân thường xuyên: Các mô mỡ quá nhiều sẽ chèn ép hệ thống mao mạch trong cơ thể, lượng đường trong máu cao khi bị béo phì cũng gây hại đến dây thần kinh và các mạch máu, vì vậy người bị béo phì thường dể bị tê tay chân hơn người bình thường.

* Rối loạn cương dương: đây là dấu hiệu thường thấy ở nam giới bị bệnh béo phì, theo thống kê thì có đến 35% – 75% nam giới béo phì mắc hiện tượng rối loạn cương dương.

* Hay lẫn lộn và bối rối: Béo phì có ảnh hưởng tới sự nhanh nhẹn và độ tập trung. Vậy nên người béo phì thường hãy lẫn lộn và khó tập trung hơn người bình thường.

* Luôn khát nước: Biểu hiện thường thấy ở người bệnh béo phì, người bệnh còn bị khô miệng thường xuyên.

* Khó thở: Nếu bạn thấy khó thở trong một thời gian dài thì có thể bạn đang bị béo phì. Sự tích tụ chất béo quanh cổ gây ảnh hưởng tới sự lưu thông không khí và các cơ quan hô hấp gây tình trạng khó thở. Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng và biểu thị sự khởi đầu của nhiều vấn đề khác.

* Đau lưng: Đau lưng là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo béo phì. Cấu trúc xương người chỉ chịu được một khối lượng nhất định. Khi xương phải chịu áp lực quá lớn do trọng lượng cơ thể, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng đau lưng. Ngoài ra, béo phì có thể làm cho cột sống cong quá sâu vào phía trong. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, béo phì có thể phá hủy cột sống.

* Giãn tĩnh mạch: Khi các thành mạch máu yếu đi, có sự giãn nở của các mạch máu, gây ảnh hưởng đến sức mạnh tổng thể của cơ thể. Giãn tĩnh mạch là sự xuất hiện của các tĩnh mạch màu tím hoặc xanh được bao quanh bởi các mao mạch đỏ. Nếu bạn thấy mình bị giãn tĩnh mạch, đây là lúc bạn nên giảm cân.

* Ngáy: Người bị béo phì thường bị ngáy nhiều hơn những người có cân nặng bình thường. Sự gia tăng nhanh chóng về cân nặng có thể làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ và khiến những người này có xu hướng ngáy to hơn.

* Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Béo phì có thể ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản của phụ nữ. Sự hiện diện của các lớp chất béo dư thừa trong cơ thể làm rối loạn nội tiết tố và khiến kinh nguyệt xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn so với dự kiến.

Phòng khám Quốc tế EXSON722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.Điện thoại: 028 38 570 670

Nguyên Nhân Béo Phì Ở Trẻ Em? Chữa Bệnh Béo Phì

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em là sự thay đổi cân bằng năng lượng ( năng lượng thu vào nhiều hơn, vượt xa lượng tiêu hao )

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em là gì? chữa bệnh béo phì

Hôm nay chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giúp các bạn lý giải bệnh béo phì ở trẻ em là gì và cách chữa bệnh hiệu quả như thế nào đang được áp dụng hiện nay. Bởi vì, chuyên gia nhận thấy rằng bệnh béo phì ở trẻ em khá nguy hiểm, là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe, trong số đó phải kể đến bệnh trĩ.

(Nguyên nhân béo phì ở trẻ em? chữa bệnh béo phì)

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em là gì?

Bệnh béo phì ở trẻ em là tình trạng trẻ có chỉ số IBWH cao, lớn hơn 120%. Chỉ số BMI = cân nặng đo được chia cho cân nặng trung bình so với chiểu cao rồi nhân với 100%. Bao gồm 2 loại béo phì ở trẻ em là béo phì toàn thân và béo phì cục bộ (ở một hoặc một số vị trí trên cơ thể như bụng, mông, đùi).

Trẻ em bị béo phì do những nguyên nhân sau đây gây ra: thay đổi cân bằng năng lượng (năng lượng thu vào nhiều hơn, vượt xa lượng tiêu hao), suy giáp trạng, cường năng tuyến thận, thiểu năng sinh dục, các bệnh về não, dùng thuốc quá liều trong thời gian dài, tiền sử gia đình, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, thiểu năng trí tuệ, hoạt động ít…

Tại sao bệnh béo phì ở trẻ em có thể là nguyên nhân bệnh trĩ ở trẻ? Bởi vì, bệnh béo phì khiến cho vùng hậu môn trực tràng bị gia tăng áp lực trầm trọng, đồng thời quá trình lưu thông máu trong cơ thể khó khăn, bị cản trở khiến cho các tĩnh mạch bị dồn ép dẫn tới căng phồng, giãn nở quá mức hình thành búi trĩ.

Không những vậy, béo phì ở trẻ còn có khả năng gây ra rất nhiều tác hại, ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm khác đối với sức khỏe, như: bệnh tim, bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, đột quỵ, suy giảm khả năng sinh sản về sau, suy giảm chức năng hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư… Cho nên, béo phì ở trẻ rất cần được phát hiện và chữa trị sớm để bảo vệ an toàn cho sức khỏe.

Chữa bệnh béo phì ở trẻ em như thế nào

Hiện nay có các cách chữa bệnh béo phì ở trẻ em như sau: chữa bằng ăn uống theo khoa học, tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, dùng thuốc, và phẫu thuật.

Chữa béo phì ở trẻ em bằng ăn uống theo khoa học

Là cách chữa béo phì ở trẻ em căn bản nhất mà đa số trường hợp mắc bệnh nên áp dụng. Theo đó, trẻ bị béo phì nên giảm hàm lượng chất dinh dưỡng cung ứng cho cơ thể, đồng thời tăng lượng tiêu hảo, thực hiện một cách từ từ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng.

Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên là một trong các cách chữa bệnh béo phì ở trẻ em rất hiệu quả, cần được áp dụng thường xuyên. Bởi vì, khi hoạt động, cơ thể tiêu tốn một lượng lớn chất dinh dưỡng, calo, giúp giảm lượng lớn mỡ thừa, đồng thời quá trình lưu thông máu trong cơ thể cũng được bảo đảm, tăng cường, trơn tru, hạn chế tình trạng tắc nghẽn.

Chữa béo phì ở trẻ em bằng cách dùng thuốc

Áp dụng đối với trường hợp trẻ bị béo phì đã sử dụng cả 2 cách chữa trị như ở trên trong thời gian dài nhưng vẫn không có hiệu quả. Sử dụng thuốc chữa béo phì cho trẻ cần hết sức cẩn trọng, cần được sự thăm khám, kiểm tra hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Và vẫn cần kết hợp thực hiện với chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể dục thể thao.

Phẫu thuật chữa bệnh béo phì ở trẻ em

Đối với những trường hợp trẻ mắc bệnh béo phì ở mức độ nặng, đã đe dọa tới tính mạng, thông thường có trọng lượng lý tưởng vượt quá 50%, và có độ tuổi. Phẫu thuật cần bác sĩ thực hiện có trình độ cao, đòi hỏi trang thiết bị y tế thực hiện tiên tiến, hiện đại.