Bệnh Án Tim Mạch Ycantho / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bệnh Án Nội Tim Mạch 1

BỆNH ÁN NỘI KHOA Tim mạch- Nội tiết

A. PHẦN HÀNH CHÍNH: – Họ và tên: NGUYỄN THỊ HỒNG T , Nữ, 26 tuổi – Dân tộc: Kinh – Nghề nghiệp: nội trợ – Địa chỉ: Mỹ Khánh 1, Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long. – Nhập viện: lúc 10 giờ 30 phút ngày 17/11/2009 – Địa chỉ người thân: chồng Nguyễn Văn Lạc (cùng địa chỉ)

B. PHẦN CHUYÊN MÔN: 1. Lý do vào viện: Đau ngực T và khó thở. 2. Bệnh sử: Cách nhập viện một tuần vào buổi trưa khi đang ngồi rửa chén thì bệnh nhân cảm thấy đau ngực T, khó thở và kèm theo lói xương sườn P cùng lúc.Cơn đau kéo dài khoảng 30 phút,đau như siết chặt bên trong. Bệnh nhân cảm thấy khó thở thì thở ra, khi lên cơn đau bệnh nhân ngồi nghĩ thì cả 3 triệu chứng trên đều giảm nhưng không hết hẳn. Khoảng chiều cùng ngày thì bệnh nhân bị lói ra sau lưng. Khi đó bệnh nhân có đi chích thuốc ở bác sĩ tư thì được cho uống thuốc (không rõ loại) thì bệnh nhân cảm thấy hết hẳn. Nhưng khi nằm nghĩ đầu thấp thì bệnh nhân lại cảm thấy khó thở nên bệnh nhân phải nằm đầu cao. Và khuya khoảng 1 giờ thì bệnh nhân lại thấy đau ngực T cũng kèm theo khó thở và lói xương sườn P làm bệnh nhân phải ngồi dậy ở tư thế bình thường thì đỡ đau. Một ngày bệnh nhân đau khoảng 2 lần (những lúc nằm nghĩ). Mỗi lần đau ngực đều kèm theo khó thở và lói xương sườn P. Đến ngày 13/11/2009 (tức cách khởi phát 3 ngày) bệnh nhân lại bị đau ngực T kèm theo khó thở và lói xương sườn P nên bệnh nhân xin nhập viện đa khoa Bình Minh. Tại đây bệnh nhân được cho uống thuốc và được cho đo điện tim, siêu âm tim, chụp xoang tim phổi thẳng thì được h là rối loạn nhịp tim nên bệnh nhân được chỉ lên bệnh viện Đa Khoa Trung Ương cần Thơ. * Tình trạng lúc nhập viện: – Bệnh tĩnh, tiếp xúc tốt. – Thể trạng trunh bình, sốt nhẹ. – Nhịp tim nhanh. – Mệt, thở nhanh. – Ban đỏ ở mặt. * Diễn tiến bệnh phòng : Qua một ngày theo dõi và điều trị tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ (17/11/2009 – 18/11/2009). – Ban đỏ ở mặt (hình cánh bướm) – Sốt nhẹ – Tim nhanh, thở nhanh. – Ho khan * Tình trạng hiện tại : – Bệnh tĩnh, tiếp xúc tốt. – Bệnh nhân không đau ngực. – Không khó thở. 3. Tiền sử : a, Bản thân : – Chưa có đau ngực như lần này trước đây. – Cách đây 3 năm bệnh nhân bị lupus ban đỏ được điều trị tại bệnh viện Da Liễu Cần Thơ. – Cách đây 2 năm bệnh nhân bị suy thận được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh. – Bệnh nhân có thai 3 lần nhưng mất đứa thứ 2 ngay sau khi sinh do bệnh nhân đang bị lupus ban đỏ. Và lần mang thai thứ 3 thì bệnh nhân sốt do nhiễm trùng tiểu được điều trị tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ cách đây một năm. – Bệnh nhân có thói quen tiểu đêm 2-3 lần. – Bệnh nhân bị mất kinh cách đây khoảng 3 tháng. b, Gia đình : Ông nội bị cao huyết áp lúc 77 tuổi và đang được điều trị liên tục.

4. Khám lâm sàng : lúc 7 giờ ngày 18/11/2009. 4.1. Khám tổng quát : – Tổng trạng :trung bình – Bệnh tĩnh, tiếp xúc tốt. – DHST : + Mạch 80 lần / phút + Huyết áp : 120/80 mmHg + Nhịp thở : 26 lần / phút + Nhiệt độ : 37,50C – Da niêm hồng, tóc thưa dễ rụng. – Ban đỏ ở mặt (hình cánh bướm) – Tuyến giáp không to – Hạch ngoại vi sờ không chạm – Tĩnh mạch cổ không nổi. 4.2. Khám tim : – Mõm tim ở liên sườn V Trái đường nách trước . – Không có ổ đập bất thường. – Tim nhanh đều, Tần số 102 lần / phút T1,T2 rõ. – Không có âm thổi. 4.3. Khám phổi : – Lồng ngực cân đối đều hai bên, di động theo nhịp thở. – Rung thanh 2 bên dưới. – Phổi gõ đục P 2/3 dưới phổi. – Rì rào phế nang giảm 2/3 dưới phổi P 4.3. Khám bụng: – Bụng thon, di động đều theo nhịp thở, có vết mỗ ở vùng hạ vị dài 10cm do sinh mỗ cách đây 5 tháng. – Có nhu động ruột. – Gan to cách hạ sườn P 2cm, mềm, đau – Lách sờ không chạm. 4.5. Khám tiết niệu – sinh dục: – Chạm thận (-). – Bập bềnh thận (-). 4.6. Khám thần kinh: – Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt. – Không có dấu hiệu thần kinh khu trú. 4.7. Khám cơ – xương – khớp: chưa ghi nhận bất thường. 5. Tóm tắt bệnh án: Bệnh nhân nữ 26 tuổi, vào viện vì đau ngực T và khó thở, qua thăm khám lâm sàng, hỏi bệnh sử và tiền sử ghi nhận: – Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt. – Ban đỏ ở mặt hình cánh bướm. – Sốt nhẹ. – Tim nhanh, đều, ts 100 lần/phút, T1, T2 rõ. – Thở nhanh, nông. – Rung thanh 2 bên giảm. – Phổi gõ đục ở 2/3 dưới phổi P. – Rì rào phế nang giảm ở 2/3 dưới phổi P. 6. Chẩn đoán sơ bộ: Suy tim độ III (NYHA) do lupus ban đỏ có kèm tràn dịch màng phổi. 7. Chẩn đoán phân biệt: – Viêm cơ tim – Viêm màng ngoài tim – Thiếu máu cơ tim 8. Biện luận chẩn đoán: – Em nghĩ nhiều đén suy tim độ III (NYHA) do BN có các triệu chứng: nhịp tim nhanh, khó thở khi nằm đầu thấp, gan to, mỏm tim lệch sang T 2cm. Để làm rõ chẩn đoán em đề nghị CLS: siêu âm tim. – Em nghĩ đến tràn dịch màng phổi do BN khó thở và có hội chứng 3 giảm ở phổi. Nên em đề nghị chụp Xquang tim phổi thẳng. – Chẩn đoán phân biệt viêm cơ tim vì BN có sốt, tim nhanh, khó thở, đau ngực T, gan to. Nhưng trên BN này có T1, T2 đều, rõ và không có T3. Trên lâm sàng em không có đủ cơ sở để loại trừ viêm cơ tim. Nên đề nghị đo ECG và định lượng men tim. – Chẩn đoán phân biệt viêm màng ngoài tim vì BN đau ngực pahir ngồi dậy mới giảm đau, kèm theo sốt. Nhưng em không nghĩ nhiều đến vì BN không có tiếng cọ màng tim, cũng như hội chứng tràn dịch màng tim ( sờ mỏm tim đập yếu hoặc không đập, gõ diện đục tim to, nghe tiếng tim mờ xa xăm). Để làm rõ hơn chẩn đoán đề nghị đo ECG, siêu âm tim. – Chẩn đoán phân biệt thiếu máu cơ tim do BN có đau ngực kéo dài 30 phút. Nhưng em không nghĩ nhiều đến thiếu máu cơ tim do BN nữ, trẻ tuổi, không có tiền sử CHA hay đái tháo đường. Để làm rõ hơn em đề nghị đo ECG. Cận lâm sàng đề nghị: – CTM, SHM, TPTNT – ECG – Siêu âm tim – Xquang tim phổi thẳng – Định lượng men tim. – CRP (đánh giá tình trạng viêm)

Nhóm làm bệnh án: Ngọc Lợi, Tuấn Khải, Phương Duy

Bệnh Án Nội Khoa Tim Mạch Mẫu

Bệnh án nội khoa tim mạch mẫu

Họ và tên: NGUYỄN THỊ HỒNG T , Nữ, 26 tuổi

Dân tộc: Kinh

Nghề nghiệp: nội trợ

Địa chỉ: Mỹ Khánh 1, Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long.

Nhập viện: lúc 10 giờ 30 phút ngày 17/11/2009

Địa chỉ người thân: chồng Nguyễn Văn Lạc (cùng địa chỉ)

1. Lý do vào viện: Đau ngực T và khó thở.

Cách nhập viện một tuần vào buổi trưa khi đang ngồi rửa chén thì bệnh nhân cảm thấy đau ngực T, khó thở và kèm theo lói xương sườn P cùng lúc.Cơn đau kéo dài khoảng 30 phút,đau như siết chặt bên trong. Bệnh nhân cảm thấy khó thở thì thở ra, khi lên cơn đau bệnh nhân ngồi nghĩ thì cả 3 triệu chứng trên đều giảm nhưng không hết hẳn. Khoảng chiều cùng ngày thì bệnh nhân bị lói ra sau lưng. Khi đó bệnh nhân có đi chích thuốc ở bác sĩ tư thì được cho uống thuốc (không rõ loại) thì bệnh nhân cảm thấy hết hẳn. Nhưng khi nằm nghĩ đầu thấp thì bệnh nhân lại cảm thấy khó thở nên bệnh nhân phải nằm đầu cao.

Và khuya khoảng 1 giờ thì bệnh nhân lại thấy đau ngực T cũng kèm theo khó thở và lói xương sườn P làm bệnh nhân phải ngồi dậy ở tư thế bình thường thì đỡ đau. Một ngày bệnh nhân đau khoảng 2 lần (những lúc nằm nghĩ). Mỗi lần đau ngực đều kèm theo khó thở và lói xương sườn P. Đến ngày 13/11/2009 (tức cách khởi phát 3 ngày) bệnh nhân lại bị đau ngực T kèm theo khó thở và lói xương sườn P nên bệnh nhân xin nhập viện đa khoa Bình Minh.

Tại đây bệnh nhân được cho uống thuốc và được cho đo điện tim, siêu âm tim, chụp xoang tim phổi thẳng thì được h là rối loạn nhịp tim nên bệnh nhân được chỉ lên bệnh viện Đa Khoa Trung Ương cần Thơ.

* Tình trạng lúc nhập viện:

Chưa có đau ngực như lần này trước đây.

Cách đây 3 năm bệnh nhân bị lupus ban đỏ được điều trị tại bệnh viện Da Liễu Cần Thơ.

Cách đây 2 năm bệnh nhân bị suy thận được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh nhân có thai 3 lần nhưng mất đứa thứ 2 ngay sau khi sinh do bệnh nhân đang bị lupus ban đỏ. Và lần mang thai thứ 3 thì bệnh nhân sốt do nhiễm trùng tiểu được điều trị tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ cách đây một năm.

Bệnh nhân có thói quen tiểu đêm 2-3 lần.

Bệnh nhân bị mất kinh cách đây khoảng 3 tháng.

Ông nội bị cao huyết áp lúc 77 tuổi và đang được điều trị liên tục.

4. Khám lâm sàng : lúc 7 giờ ngày 18/11/2009.

4.1. Khám tổng quát :

Tổng trạng :trung bình

Bệnh tĩnh, tiếp xúc tốt.

4.3. Khám phổi :

4.3. Khám bụng:

4.5. Khám tiết niệu – sinh dục:

4.6. Khám thần kinh:

4.7. Khám cơ – xương – khớp: chưa ghi nhận bất thường.

Bệnh nhân nữ 26 tuổi, vào viện vì đau ngực T và khó thở, qua thăm khám lâm sàng, hỏi bệnh sử và tiền sử ghi nhận:

6. Chẩn đoán sơ bộ: Suy tim độ III (NYHA) do lupus ban đỏ có kèm tràn dịch màng phổi.

– Em nghĩ nhiều đén suy tim độ III (NYHA) do BN có các triệu chứng: nhịp tim nhanh, khó thở khi nằm đầu thấp, gan to, mỏm tim lệch sang T 2cm. Để làm rõ chẩn đoán em đề nghị CLS: siêu âm tim.

– Em nghĩ đến tràn dịch màng phổi do BN khó thở và có hội chứng 3 giảm ở phổi. Nên em đề nghị chụp Xquang tim phổi thẳng.

– Chẩn đoán phân biệt viêm cơ tim vì BN có sốt, tim nhanh, khó thở, đau ngực T, gan to. Nhưng trên BN này có T1, T2 đều, rõ và không có T3. Trên lâm sàng em không có đủ cơ sở để loại trừ viêm cơ tim. Nên đề nghị đo ECG và định lượng men tim.

– Chẩn đoán phân biệt viêm màng ngoài tim vì BN đau ngực pahir ngồi dậy mới giảm đau, kèm theo sốt. Nhưng em không nghĩ nhiều đến vì BN không có tiếng cọ màng tim, cũng như hội chứng tràn dịch màng tim ( sờ mỏm tim đập yếu hoặc không đập, gõ diện đục tim to, nghe tiếng tim mờ xa xăm). Để làm rõ hơn chẩn đoán đề nghị đo ECG, siêu âm tim.

– Chẩn đoán phân biệt thiếu máu cơ tim do BN có đau ngực kéo dài 30 phút. Nhưng em không nghĩ nhiều đến thiếu máu cơ tim do BN nữ, trẻ tuổi, không có tiền sử CHA hay đái tháo đường. Để làm rõ hơn em đề nghị đo ECG.

Cận lâm sàng đề nghị:

Bệnh Tim Mạch Và Những Cách Điều Trị Tốt Cho Tim Mạch

Bệnh tim mạch là gì? Các nguyên nhân gây bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là bệnh liên qua đến sự hoạt động quá sức của tim và gây suy yếu khả năng hoạt động của tim, tiêu biểu như các bệnh: bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.

Bệnh tim mạch còn có thể dẫn đến tử vong do không cung cấp đủ ô-xy đến các cơ quan trong cơ thể khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch:

Cholesterol cao: Khi lượng Cholesterol trong máu lên quá cao, chúng sẽ bám vào thành động mạch, kể cả động mạch vành. Lòng động mạch bị hẹp lại, làm cản trở lưu thông máu và làm giảm lưu lượng máu đến nuôi các cơ quan và tổ chức trong cơ thể, dẫn tới thiếu máu cơ tim.

Bệnh cao huyết áp: Khi huyết áp quá cao, trái tim phải làm gắng sức nhiều hơn để đưa máu nuôi cơ thể. Tim sẽ mau suy yếu, nhất là khi động mạch vành bị tắc nghẽn, không cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng.

Hút thuốc lá: Thuốc lá tăng rủi ro bị bệnh tim và cơn suy tim.

Bia rượu: Rượu sẽ đưa tới tăng huyết áp, tăng lượng chất béo triglyceride, giảm chất béo tốt HDL, tăng rủi ro vữa xơ động mạch. Hậu quả là bệnh tim mạch, tai biến não, cơn suy tim.

Những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Người cao tuổi: Tuổi già là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim. Khi con người già đi thì trái tim cũng có xu hướng già đi. Các thành mạch trái tim có thể dày lên, các động mạch có thể cứng lại và tim không thể bơm máu đến các cơ bắp của cơ thể. Bởi vì những thay đổi này, nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên cùng tuổi tác. Nhìn chung, nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn phụ nữ.

Phụ nữ mãn kinh: Tuy nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn phụ nữ nhưng sự khác biệt thu hẹp sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Khi đến giai đoạn mãn kinh, sự suy giảm hormone estrogen tự nhiên có thể là một yếu tố gia tăng bệnh tim ở phụ nữ bởi Estrogen được cho là có tác động tích cực trên các lớp bên trong của thành động mạch, giúp giữ cho mạch máu linh hoạt.

Người béo phì: Việc tăng cân sẽ dẫn đến tăng tổng lượng cholesterol, huyết áp cao và tăng nguy cơ bệnh động mạch vành cho bạn.

Người ít vận động: Ít vận động, ngồi lâu có thể gây ra giảm độ nhạy cảm về insulin cũng như giảm các enzym đốt cháy chất béo. con người sẽ không tiêu thụ hết năng lượng nạp vào, từ đó gây ra tình trạng béo phì, thừa cân, kéo theo hàm lượng cholesterol trong máu cao, kèm theo đó là hàm lượng mỡ máu khiến động mạch xơ cứng, gây tăng huyết áp.

Người hút thuốc, uống nhiều rượu bia: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc lá làm tăng nhịp tim, thắt chặt các động mạch chính, và có thể tạo ra những bất thường về thời gian giữa các nhịp tim, tất cả điều này làm cho tim hoạt động nhiều hơn bình thường. Hút thuốc cũng làm tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người đã bị huyết áp cao.

Lạm dụng rượu bia sẽ làm tăng áp lực cho tim và làm cho tim quá tải, đập nhanh hơn, khiến con người đối mặt với nguy cơ đột quỵ, đau tim và nhiều vấn đề tim mạch khác

Người bị căng thẳng thường xuyên: Lượng hormone và chất béo đư­ợc huy động trong những căng thẳng thần kinh không đ­ược tiêu thụ hết và dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim quá mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn tới sự rối loạn về huyết động, làm áp lực tại thành động mạch tăng lên, đặc biệt có thể xảy ra ở mạch vành – mạch máu nuôi tim. Theo thời gian, những thay đổi này sẽ dẫn đến quá trình xơ vữa ở động mạch vành.

Người mắc bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ làm trầm trọng thêm bệnh động mạch vành do tổn thương bên trong thành mạch và dễ hình thành các mảng xơ vữa hơn mà sẽ chặn sự lưu thông máu đến tim, não và các cơ quan khác. Vì bản chất lây lan của xơ vữa động mạch ở người bị tiểu đường, nên dễ gây ra sự suy giảm của chức năng tim, tăng khả năng tử vong.

Các triệu chứng của bệnh tim mạch

Đau thắt ngực: Triệu chứng phổ biến của bệnh tim mạch là đau thắt ngực. Đau thắt ngực là cơn đau ngực hoặc khó chịu xảy ra khi cơ tim không nhận đủ máu giàu oxy.

Khó thở:Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Khó thở cũng có khi xảy ra vào ban đêm, lúc bạn đang ngủ, đó là do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở.

Cảm giác nặng trong ngực hoặc tức ngực:Những cơn đau ngực là dấu hiệu của bệnh tim. Người bệnh có cảm giác đau thắt ngực ở khu vực dưới xương ức, phía trước, cơn đau thường kéo dài 10 phút và hay lặp lại.

Hiện tượng phù: Hiện tượng suy tim xuất hiện cùng lúc với hiện tượng phù, cơ thể có dấu hiệu tích nước

Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức:Mệt mỏi không rõ nguyên nhân thường xuất hiện do các bộ phận trong cơ thể của bạn không nhận được đủ oxy cần thiết do tim bị suy giảm chức năng co bóp.

Choáng váng, ngất xỉu: Bệnh tim mạch thường khiến người bệnh choáng váng, ngất xỉu, nhất là các rối loạn về nhịp như nghẽn nhĩ thất (do những tín hiệu thần kinh được truyền nhịp nhàng từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị gián đoạn). Lúc đó tim sẽ đập rất chậm, không đủ khả năng đưa máu và dưỡng khí lên nuôi bộ não. Ngược lại, vì một lý do nào đó khi tim đập quá nhanh (nhiều hơn 150 lần trong một phút), khả năng bơm máu lên não của tim bị giảm sút cũng có thể gây ngất.

Cách điều trị bệnh tim mạch

Thay đổi lối sống: Đảm bảo ít nhất 30 phút tập luyện vừa phải trên hầu hết các ngày trong tuần, tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu…

Ăn uống lành mạnh:Thay đổi chế độ dinh dưỡng bao gồm ăn ít chất béo, giảm muối. Một chế độ ăn cho sức khỏe tim dựa trên các loại trái cây, rau và ngũ cốc – và ít cholesterol bão hòa, chất béo và natri – có thể giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp và cholesterol. Ăn uống một hoặc hai bữa cá một tuần cũng có lợi cho sức khoẻ tim mạch.

Sử dụng thuốc: Nếu thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh là không đủ, thì người bệnh có thể dùng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng để điều trị và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng của bệnh.

Ngoài ra, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và đặc biệt nếu nhà bạn có tiền sử gia đình bị bệnh tim, thiếu máu não, nhồi máu não …

Phòng khám đa khoa Sài Gòn 15 năm xây dựng một niềm tin Nằm ở vị trí thuận tiện

Chúng tôi hiểu rằng, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Nhưng hiện nay, khi chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, thì bệnh tật lại ngày càng trẻ hóa và trở nên rất khôn lường, vì vậy nhu cầu khám nhằm phòng tránh cũng như chữa bệnh kịp thời đang trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người.

Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân thành phố, Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn đã mở thêm Cơ sở 2 tại 132 – 134 Lý Thái Tổ – Phường 2 – Quận 3 – TP HCM tọa lạc tại vị trí ngay trung tâm sài gòn, thuận tiện cho việc đi lại của bệnh nhân, cũng như để giải quyết tình trạng quá tải và mang những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất đến với Quý khách hàng.

Trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, hiện đại – Phòng xét nghiệm đạt chuẩn an toàn sinh học cấp 2

Năm 2023, Khoa Xét nghiệm Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn đã được Sở Y Tế TP. HCM cấp chứng nhận đạt An Toàn Sinh Học cấp II. Muốn được cấp giấy chứng nhận, các Phòng Xét Nghiệm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, thực hành, phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học. Việc đáp ứng các yêu cầu này phải được thể hiện trong bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học.

Đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, 100% bác sĩ người Việt

Đội ngũ y Bác sĩ, Điều dưỡng tài giỏi, có chuyên môn cao, tận tâm, chu đáo vì sức khỏe của bệnh nhân. Tập thể cán bộ nhân viên thân thiện, hòa đồng, tôn trọng và hết lòng vì bệnh nhân

Với phương châm “Đem y tế kỹ thuật cao về với mọi nhà”, phòng khám Đa Khoa Sài Gòn của chúng tôi xin giới thiệu những gói khám được thiết kế phù hợp với mục đích của từng cá nhân cũng như tổng thể công ty. Sau khi được khám sức khỏe sẽ có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị chính xác.

Đặt lịch hẹn vui lòng liên hệ

Phòng khám đa khoa Sài Gòn

3A35 Trần Văn Giàu, Phạm Văn Hai, Bình Chánh – chúng tôi (028) 3877 2969 – 3768 2222

132 – 134 Lý Thái Tổ, Phường 2, Quận 3 – chúng tôi (028) 3830 6677 – 3833 5177

Bệnh Tim Mạch Vành Với Nguyên Nhân Triệu Chứng Bệnh Tim Mạch Vành

Bệnh tim mạch vành với nguyên nhân, triệu chứng bệnh tim mạch vành. Bệnh tim mạch vành có mấy loại? Đối tượng mắc bệnh tim mạch vành. Cách chẩn đoán, điều trị bệnh tim mạch vành bằng Đông y, nấm lim xanh. Bệnh tim mạch vành nên ăn và kiêng ăn gì?

Bệnh tim mạch vành là căn bệnh nguy hiểm đối với con người. Nguyên nhân hình thành bệnh do việc lưu thông máu bị tắc, không cung cấp đủ Oxy để bơm máu. Những triệu chứng của bệnh tim mạch vành rất khó có thể nhận biết; nhưng chúng lại gây biến chứng cho sức khỏe con người. Bệnh tim mạch vành thường dễ gặp ở những đối tượng như người béo phì, cao huyết áp, người già,… Vì vậy, mọi người cần phải có phương pháp chuẩn đoán và điều trị tim mạch vành kịp thời. Cách chuẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch vành bằng Đông y, nấm lim xanh sẽ giúp bệnh tình phát triển khá quan. Bên cạnh đó, bệnh tim mạch vành nên ăn và kiêng gì là điều cần thiết.

Bệnh tim mạch vành là gì?

Bệnh tim mạch vành là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Bệnh tim mạch vành là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu Việt Nam. Căn bệnh này nếu không được phát hiện sớm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Bệnh tim mạch vành là tên gọi của một vài bệnh tim do mạch máu vành tim bị tắc nghẽn. Điều này dẫn đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Một số tên gọi khác của căn bệnh này cụ thể như sau:

Bệnh mạch vành.

Bệnh động mạch vành.

Bệnh tim do xơ vữa động mạch.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Bệnh động mạch vành (tim mạch vành) là căn bệnh gây ra tử vong nhanh nhất cho con người. Hiện nay, số người mắc phải căn bệnh này lên đến mức đáng báo động. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan và coi thường bệnh. Việc phòng chống bệnh tim là điều cần thiết để bảo vệ cơ thể chúng ta được khỏe mạnh.

Triệu chứng của bệnh tim mạch vành

Triệu chứng của bệnh tim mạch vành là vấn đề được nhiều người tìm kiếm trên các trang mạng. Bởi bệnh tim mạch vành giống như “quả bom nổ chậm” trong cơ thể chúng ta. Căn bệnh này chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn dễ cướp đi sinh mạng con người bất cứ lúc nào. Vì thế, chúng ta cần nhận biết bệnh mạch vành dựa vào những dấu hiệu cụ thể như sau:

Cảm thấy nặng nề ở vùng ngực.

Có cảm giác bị đè nén ở tim.

Đau ran ở vùng ngực.

Nóng rát.

Tê vùng ngực.

Đầy bụng.

Có cảm giác tim bị bóp chặt.

Ngực đau âm ỉ.

Cảm thấy khó thở, hụt hơi.

Biểu hiện của bệnh tim mạch vành được nhận biết qua những dấu hiệu nêu trên. Khi có những triệu chứng đó, cần phải đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Bệnh động mạch vành rất nguy hiểm và khó lường; vì thế chúng ta cần có những cách phòng chống bằng chế độ ăn và luyện tập phù hợp.

Bệnh tim mạch vành có mấy loại?

Bệnh tim mạch vành có mấy loại là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm và quan tâm. Bệnh tim mạch vành sẽ có những biểu hiện khác nhau ở từng giai đoạn. Điều này tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ của bệnh. Hiện nay, người ta chia bệnh tim mạch vành thành các loại cụ thể như sau:

Đau thắt ngực ổn định:

Cơn đau ngực mang tính chất tương tự nhau.

Cơn đau xuất hiện khi hoạt động dùng nhiều sức lực.

Đau ngực ổn định giảm dần khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn mạch.

Thường đau ở ngực, dưới xương ức, cảm giác bóp chặt lồng ngực.

Cơn đau lan sang cổ, vai, hàm, lưng, cánh tay.

Kèm triệu chứng khó thở, mệt mỏi, toát mồ hôi, căng thẳng.

Cơn đau thắt ngực ổn định thường xuất hiện vào buổi sáng.

Đau thắt ngực không ổn định:

Nhồi máu cơ tim:

Động mạch vành hoàn toàn bị tắc nghẽn.

Vùng cơ tim phía sau bị hoại tử.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim: đau thắt ngực.

Bệnh động mạch vành (tim mạch vành) được chia làm 3 loại cụ thể dựa vào biểu hiện bệnh. Mức độ bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu chúng ta không phát hiện kịp thời. Mọi người nên dùng máy đo nhịp tim và huyết áp thường xuyên để theo dõi sức khỏe bản thân. Điều này giúp cơ thể của chúng ta được bảo vệ khỏi những căn bệnh nguy hiểm trong cuộc sống.

Nguyên nhân hình thành bệnh tim mạch vành

Nguyên nhân hình thành bệnh tim mạch vành là điều mà nhiều người muốn tham khảo. Bệnh mạch vành tạo nên từ rất nhiều yếu tố trong cuộc sống. Điều đó không ai có thể lường trước được nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch vành đến cơ thể con người. Một vài nguyên nhân gây bệnh được liệt kê sau đây:

Do yếu tố di truyền trong gia đình.

Tim không nhận đủ Oxy để bơm máu đến cơ thể.

Sự lắng đọng các chất béo như Cholesterol.

Thành mạch hẹp gây tắc nghẽn mạch máu.

Lượng đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu.

Huyết áp cao gây nên nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến mạch vành.

Khói thuốc lá là nguyên nhân hình thành máu đông, gây hại thành mạch.

Nguyên do hình thành bệnh mạch vành được giới y học nghiên cứu và xác minh. Căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa do lối sống thiếu khoa học ở nhiều người. Mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này cần được mọi người xung quanh biết đến. Trong mọi trường hợp “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là nguyên tắc bất di bất dịch của cuộc sống.

Biến chứng của bệnh tim mạch vành

Biến chứng của bệnh tim mạch vành như thế nào? Bệnh tim mạch vành ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống. Căn bệnh này gần như đang thống trị bảng xếp hạng về tỷ lệ gây tử vong cho con người. Khi căn bệnh này tiến triển theo hướng tiêu cực; chúng có thể gây ra mức độ nguy hiểm cao hơn với cơ thể. Điển hình như:

Di chứng của bệnh tim mạch vành làm cho cơ thể con người bị nguy hiểm. Nhiều trường hợp không thể cứu chữa bởi bệnh tình đã di căn sang cấp xấu hơn. Vì vậy, mọi người không nên coi thường căn bệnh nguy hiểm này; cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để có được cơ thể luôn khỏe mạnh.

Đối tượng mắc bệnh tim mạch vành

Người cao tuổi (nam trên 50 tuổi và nữ trên 55 tuổi).

Gia đình có tiền sử người mắc bệnh tim mạch vành.

Những người mắc bệnh béo phì.

Người lười vận động.

Người mắc bệnh cao huyết áp.

Người mắc bệnh đái tháo đường.

Rối loạn mỡ máu rất dễ mắc bệnh mạch vành.

Những người hay ăn đồ chứa nhiều chất béo.

Người hút thuốc lá dễ mắc phải bệnh tim mạch vành.

Người hay căng thẳng, stress.

Người mắc bệnh động mạch vành thường có sức đề kháng kém hơn so với người bình thường. Hiện nay, bệnh tim mạch vành ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Giới trẻ mắc phải căn bệnh này chiếm con số đáng báo động. Bởi một phần do lối sống sinh hoạt và ăn uống chưa khoa học. Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân tác động đến việc hình thành bệnh tim mạch.

Cách chẩn đoán bệnh tim mạch vành

Cách chẩn đoán bệnh tim mạch vành được áp dụng theo công nghệ hiện đại. Do nhu cầu khoa học phát triển, nhiều trang thiết bị tiên tiến được đưa vào sử dụng trị bệnh. Hiện nay, việc điều trị tim mạch vành không còn gặp nhiều khó khăn. Khi có những biểu hiện của bệnh nên đến khám bác sĩ để làm xét nghiệm cần thiết như:

Phương pháp chẩn đoán bệnh tim mạch vành giúp việc trị bệnh trở nên dễ dàng hơn. Nhờ vào cách kiểm tra bằng hệ thống hiện đại nên nhiều trường hợp phát hiện bệnh kịp thời. Điều đó giúp cơ thể chúng ta luôn được bảo vệ và có khả năng phòng ngừa bệnh sớm nhất.

Cách điều trị bệnh tim mạch vành

Cách điều trị bệnh tim mạch vành như thế nào hiệu quả là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Con người được nuôi sống bằng trái tim, giúp bơm máu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Việc tim bị tổn thương là yếu tố nguy hiểm nhất đối với quá trình hoạt động của cơ thể. Bệnh tim mạch vành là một trong số những căn bệnh về tim phổ biến nhất. Thế nên, chúng ta cần thực hiện những việc sau đây để điều trị và phòng ngừa bệnh tốt nhất:

Điều trị bệnh tim mạch vành bằng thay đổi lối sống:

Ngưng hút thuốc lá và tránh khói thuốc.

Không sử dụng các chất có cồn như rượu, bia,…

Hạn chế các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.

Ăn ít muối và ít đường giúp tốt cho tim mạch.

Bổ sung vào thực đơn như ngũ cốc, rau xanh, trái cây, hạt,…

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

Kiểm soát các bệnh lý thường xuyên như huyết áp, đường huyết,…

Hình thành lối sống tích cực, vui vẻ, tránh căng thẳng.

Điều trị bệnh tim mạch vành bằng y học:

Phương pháp điều trị bệnh tim mạch vành giúp mang lại kết quả tích cực. Khi phát hiện bệnh cần phải đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, luyện tập thể dục hàng ngày sẽ giúp tránh xa các nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, chế độ sinh hoạt và ăn uống đúng cách sẽ giúp cơ thể con người khỏe mạnh hơn.

Cách điều trị bệnh tim mạch vành bằng Đông y

Cách điều trị bệnh tim mạch vành bằng Đông y có hiệu quả không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Bệnh động mạch vành rất nguy hiểm với cơ thể con người dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Hiện nay, người ta tìm đến Đông y để trị bệnh mạch vành giúp mang lại kết quả tích cực. Có thể kể đến một số dược liệu hỗ trợ điều trị căn bệnh này như sau:

Đan sâm giúp ngăn chặn việc tắc mạch vành, bảo vệ cơ tim.

Hoàng đằng trì hoãn sự phát triển bệnh tim mạch vành.

Trà xanh giúp giảm Cholesterol trong máu hiệu quả.

Hoa dâm bụt chống lại các bệnh tim mạch rất hữu hiệu.

Sử dụng tỏi giúp tan máu đông, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu.

Củ nghệ giúp ngăn chặn việc hình thành máu đông.

Hành có tác dụng làm loãng máu, chống tắc nghẽn mạch máu.

Phương pháp chữa bệnh tim mạch vành bằng Đông y mang lại kết quả tích cực cho người bệnh. Nhiều bài thuốc nam đã trở thành “thần dược” hỗ trợ điều trị các căn bệnh về tìm hữu hiệu. Hiện nay, điều trị bệnh động mạch vành hay tim mạch vành bằng Đông y đang trở thành xu hướng. Bởi những công dụng mà phương pháp này mang lại rất hiệu quả và an toàn.

Chế độ luyện tập cho người bệnh tim mạch vành

Chế độ luyện tập cho người bệnh tim mạch vành như thế nào? Chế độ luyện tập thể thao thường xuyên sẽ rất tốt cho tim mạch. Chúng đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện bệnh tật theo hướng tích cực. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng; tập luyện thể dục thể thao cho người mắc tim mạch vành sẽ làm bệnh tình thuyên giảm. Một số bài tập mà người bệnh có thể áp dụng như sau:

Đi bộ khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

Chạy chậm là cách luyện tập rất hiệu quả cho người bệnh.

Bơi lội giúp cơ thể được thư thả, nhẹ nhàng.

Bóng bàn, cầu lông là môn thể thao mang lại hiệu quả rất tốt.

Khí công, yoga có tác dụng hữu hiệu đến tim mạch.

Tập erobic cũng là cách luyện tập tốt cho tim.

Kế hoạch luyện tập cho người bệnh tim mạch cần thực hiện với cường độ vừa phải. Người bệnh không nên lạm dụng tập thể thao quá sức sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều. Vì thế, khi tập cần phải có kế hoạch, ghi chép cụ thể để theo dõi bệnh được cụ thể. Việc tập thể thao đúng cách giúp sức khỏe ngày càng được tăng cường.

Bệnh tim mạch vành nên ăn gì?

Bệnh tim mạch vành nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người muốn tham khảo. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tim mạch vành. Việc lên thực đơn khoa học sẽ ngăn ngừa sự phát triển của các mảng bám Choresterol gây tắc mạch. Các chuyên gia tim mạch đưa ra lời khuyên với người bệnh nên sử dụng các thực phẩm sau đây:

Các loại quả hạch như hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó,…

Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bột yến mạch.

Các loại dầu thực vật như đậu nành, hướng dương, ô liu, mè,…

Các loại rau xanh như súp lơ, rau cải, cà chua,…

Nên ăn các loại quả như dâu tây, cam, dưa hấu, mận,…

Ăn các loại cá như cá ngừ, cá trích, cá thu, cá hồi,…

Các loại củ như gừng, nghệ, tỏi, hành tây,…

Uống trà xanh rất tốt cho tim mạch.

Sử dụng các loại nấm như nấm lim xanh giúp trị bệnh rất tốt.

Bệnh mạch vành nên ăn những thực phẩm ít chất béo. Thực đơn giàu chất xơ sẽ giúp làm giảm hấp thu Cholesterol hiệu quả. Đồng thời, các loại rau củ trên chứa nhiều chất ngăn máu đông, giúp lưu thông mạch máu rất tốt. Việc ăn nhiều rau xanh sẽ giúp cơ thể chống lại các loại bệnh khác.

Bệnh mạch vành nên ăn và kiêng gì để tốt nhất cho sức khỏe

Bệnh tim mạch vành không nên ăn gì?

Bệnh tim mạch vành không nên ăn gì là câu hỏi gây thắc mắc cho nhiều người. Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến tim. Bởi nhiều nguyên nhân xấu tác động lên thành mạch. Đặc biệt quá trình hình thành Cholesterol tăng do chế độ ăn uống không hợp lý. Vậy nên, những thực phẩm chúng ta cần tránh khi mắc bệnh tim mạch vành, cụ thể là:

Các loại thực phẩm giàu Natri.

Không ăn các đồ ăn chiên, rán, nướng,…

Các thực phẩm giàu chất béo.

Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn.

Không sử dụng đồ ăn nhanh.

Đồ đóng hộp tuyệt đối phải kiêng.

Không uống các đồ có cồn, có gas,…

Hút thuốc là gây ra bệnh tim rất nhanh.

Bệnh tim mạch vành cần kiêng những thực phẩm làm giàu Cholesterol. Vì một cơ thể không bệnh tật, chúng ta nên áp dụng thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ luyện tập phù hợp cho cơ thể. Việc đi bộ sẽ giúp các mạch máu trong cơ thể được lưu thông dễ dàng.

Nấm lim xanh chữa bệnh tim mạch vành

Nấm lim xanh chữa bệnh tim mạch vành như thế nào là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm. Nấm lim rừng có chứa nhiều dược chất quý được cha ông ta đưa vào làm thuốc. Những dược chất này giúp đẩy lùi các tế bào bệnh lý và căn nguyên bệnh hiệu quả nhất. Nấm lim rừng sơ chế theo phương pháp gia truyền nên dược chất trong nấm được làm giàu tối ưu. Những công dụng mà thảo dược này mang lại cụ thể như sau:

Dược chất Triterpenes trong nấm lim rừng giúp ổn định huyết áp.

Chất Germanium của nấm lim làm tăng tuần hoàn máu cho cơ thể.

Điều hòa lực bơm máu và áp lực máu tác động lên thành mạch.

Tiêu diệt căn nguyên gây ra bệnh tim mạch vành.

Kiểm soát các chỉ số tiêu cực trong hệ tuần hoàn.

Nấm lim xanh hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động ổn định.

Giảm nguy cơ dẫn đến suy tim nhờ nấm cây gỗ lim rừng.

Giảm mỡ máu và nồng độ Cholesterol giúp máu được lưu thông tốt.

Sử dụng nấm lim hằng ngày tốt cho mạch máu.

Tránh tắc nghẽn mạch máu nhờ uống nấm lim.

Ngăn ngừa máu đông ở thành mạch nhờ nấm gỗ lim.

Nấm lim rừng điều trị bệnh tim mạch vành mang lại hiệu quả tích cực cho cơ thể con người. Việc sắc nấm lim xanh để uống sẽ ngăn ngừa sự phát sinh của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Người dùng có thể mua nấm lim xanh chính hãng tại Công ty TNHH Nông lâm sản Tiên Phước. Hiện nay, các nhà thuốc và đại lý trên toàn quốc được công ty phân phối, ủy quyền kinh doanh.

Phòng Ngừa Bệnh Tim Mạch

Ai cũng biết, mạch máu có ở khắp cơ thể của chúng ta. Do đó, bệnh động mạch do xơ vữa là bệnh toàn thân, có thể gặp ở tất cả các động mạch lớn đến trung bình ở tất cả các vị trí như: tim, não, thận, mắt, các chi… Xơ vữa mạch máu gây biến cố nguy hiểm đến tính mạng. Nếu biến cố xảy ra ở động mạch vành thì sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp. Nếu xảy ra ở động mạch não thì sẽ bị đột quỵ nhồi máu não, để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng đến tính mạng cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong khi đó, chỉ cần thay đổi lối sống đã có thể kiểm soát tốt huyết áp và phòng ngừa biến cố bệnh tim mạch do xơ vữa.

Chúng ta biết rằng, mạch máu có ở khắp cơ thể của chúng ta, do đó bệnh động mạch do xơ vữa là bệnh toàn thân, có thể gặp ở tất cả các động mạch lớn đến trung bình ở tất cả các vị trí như: tim, não, thận, mắt, các chi…

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành mảng xơ vữa động mạch?

Tăng huyết áp: Là một nguy cơ chính và độc lập của bệnh xơ vữa động mạch, nhất là bệnh động mạch vành và bệnh động mạch não. Khi tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong bệnh động mạch vành lên gần gấp 2 lần.

Rối loạn mỡ máu: Giảm HDLc (High Density Lipoprotein Cholesterol – Cholesterol Lipoprotein tỉ trọng cao, có vai trò bảo vệ, do đó giảm HDLc là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch do xơ vữa). Tăng Cholesterol toàn phần, tăng LDLc (Low Density Lipoprotein Cholesterol – Cholesterol Lipoprotein tỉ trọng thấp) là các yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch do xơ vữa. Như vậy rối loạn mỡ máu có thể là: giảm HDLc đơn độc, tăng Cholesterol toàn phần, tăng LDLc, tăng Triglyceride máu đơn độc hoặc phối hợp nhiều yếu tố.

Đái tháo đường: Là nguy cơ chính và độc lập của bệnh tim mạch do xơ vữa. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng mảng xơ vữa động mạch ở bệnh nhân có đái tháo đường thường có tổn thương lan tỏa và phức tạp hơn ở bệnh nhân không có đái tháo đường.

Giới tính: Cả hai phái đều có các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa như nhau nhưng nam giới lại phát triển bệnh động mạch vành sớm hơn nữ giới 10 – 15 năm. Ở Hoa Kỳ, vào thời điểm 60 tuổi chỉ có khoảng 6% phụ nữ là có biến cố bệnh động mạch vành trong khi nam giới là 20%. Tuy nhiên, sau 60 tuổi thì bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam lẫn nữ, tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành sau 60 tuổi thì tương đương nhau ở cả hai giới nam và nữ. Đặc biệt ở nữ giới, tình trạng mãn kinh sớm (trước 45 tuổi) do cắt buồng trứng hay tự nhiên thì sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa, nhất là bệnh động mạch vành.

Tuổi tác: Tuổi là một yếu tố nguy cơ mạnh mẽ của bệnh tim mạch do xơ vữa, lại là yếu tố không thay đổi được. Sự phát triển của Xơ vữa động mạch tăng đáng kể theo tuổi đến khoảng 65 tuổi, bất kể giới tính nam hay nữ, bất kể chủng tộc da đen hay da trắng. Mặc dù tuổi là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ của bệnh tim mạch do xơ vữa, nhưng sự ảnh hưởng độc lập của tuổi với bệnh tim mạch do xơ vữa là phụ thuộc vào cholesterol, ở những trường hợp có mức cholesterol < 150 mg% thì biến cố bệnh động mạch vành ở người cao tuổi thấp hơn nhiều.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: tình trạng viêm/nhiễm trùng (tình trạng viêm đóng một vai trò quan trọng trong sự khởi đầu và tiến triển của xơ vữa động mạch), các yếu tố về đông cầm máu (như fibrinogen, tiểu cầu… sự tạo thành thrombin và sự hoạt hóa tiểu cầu đóng vai trò nguyên nhân trong sự gây ra tắc mạch do thrombin trong lòng mạch thông qua xơ vữa động mạch và cũng có vai trò trong việc tiến triển chậm của các sang thương xơ vữa động mạch), homocystein (tăng nhẹ đến vừa homocystein máu là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch do xơ vữa: bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu ngoại biên, động mạch cảnh).

Tại tim: phì đại hoặc dãn buồng tim trái, suy tim, bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim và đột tử.

Tại não, thần kinh: đột quỵ, 85% là nhồi máu não, 10% là xuất huyết não, có thể gặp cơn thoáng thiếu máu não hoặc bệnh não do tăng huyết áp (sa sút trí tuệ).

Tại thận: đứng sau đái tháo đường, tăng huyết á p là nguyên nhân hay gặp của bệnh thận mạn và suy thận giai đoạn cuối.

Tại mắt: tổn thương động mạch võng mạc mắt, có thể gây xơ hóa, hẹp động mạch võng mạc làm giảm thị lực, hoặc nặng hơn là xuất tiết xuất huyết, phù gai thị gây mù.

Tại mạch máu ngoại biên: 30% bệnh nhân tăng huyết áp có biến chứng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch cảnh, động mạch chi dưới, hoặc phình bóc tách động mạch chủ.

Giảm cân nặng nếu thừa cân: nên giữ chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index) trong khoảng 18 – 25 kg/m2. Trong đó: BMI = Cân nặng (kg)/ [Chiều cao (m)]2

Giảm ăn mặn: muối natri trong khẩu phần ăn nên giảm 100 mmol/ngày (<2,4g natri hoặc < 6 g muối ăn); khoảng 75% muối được cung cấp từ thức ăn, do đó nếu có tăng huyết áp nên hạn chế thực phẩm đóng hộp, hạn chế nước chấm; nên xem hàm lượng muối ghi trên các nhãn thực phẩm, muối ăn có tên hóa học là Sodium Chloride, nên chọn các loại thực phẩm có hàm lượng muối thấp (Low Sodium) hoặc không có muối (Free Sodium).

Tăng hoạt động thể lực: hoạt động thể lực đều đặn giúp kiểm soát tốt huyết áp, cải thiện nồng độ Cholesterol trong máu, duy trì mức đường huyết ổn định, tăng lượng oxy đến não và các cơ quan trong cơ thể. Nếu chúng ta chưa có thói quen tập luyện thể lực, có thể khởi đầu khoảng 10 phút – 30 phút đi bộ trong ngày, sau đó tăng dần tùy theo tình trạng sức khỏe của chúng ta.

Chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension): ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ (giảm chất béo toàn phần và loại bão hòa).

Ngưng hút thuốc lá: bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá giúp cải thiện huyết áp, giảm biến cố bệnh động mạch vành, giảm đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên.

Giảm stress: lo lắng căng thẳng có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng các gốc oxy hóa làm tăng quá trình vữa xơ động mạch. Những lúc quá căng thẳng, chúng ta nên dành một ít thời gian để thư giãn như đọc sách báo, đi bộ đếm từng bước chân thư giãn, tập yoga nếu có điều kiện hoặc tham gia hoạt động xã hội từ thiện. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh, khi chúng ta có cuộc sống an vui, hạnh phúc thật sự từ trong nội tâm, thì cơ thể chúng ta sản sinh nhiều chất chống oxy hóa, làm bền và làm chậm diễn tiến của mảng xơ vữa giúp giữ được tuổi “thanh xuân” cho mạch máu, đồng thời các chất chống oxy hóa này cũng giúp hạn chế được quá trình tế bào chết theo chương trình, ngoài ra cũng ngăn được sự tăng sinh tế bào ngoài mong muốn giúp chậm hoặc dừng sự tiến triển của tế bào ung thư.

BS CKII Nguyễn Hữu Đức Viện tim TP. HCM

Theo Tạp Chí Sức Khỏe