Bệnh An Lao Hạch / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Điều Trị Lao Hạch, Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Nguyên Nhân Gây Lao Hạch

Bệnh lao hạch là thể lao ngoài phổi còn gặp khá phổ biến ở nước ta và bệnh lao hạch ở trẻ em đang có xu hướng tăng mạnh. Lao hạch ngoại biên là thể lao thường gặp nhất với các vị trí như hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn. Ngoài ra bệnh lao hạch có thể gặp ở các hạch ở các hạch ở nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo…

Trước khi tìm hiểu bệnh lao hạch có lây không, bệnh lao hạch có nguy hiểm không, cần khẳng định rằng đây là bệnh ít nguy hiểm, không gây tử vong, có thể chữa khỏi nhưng khá phổ biến và diễn biến kéo dài. Tuy nhiên bệnh lao hạch gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, thường để lại nhiều di chứng, sẹo dị dạng gây mất thẩm mỹ nên người bệnh không nên chủ quan.

Hiện nay, có hai thể lao hạch phổ biến: lao hạch khí phế quản chỉ gặp ở trẻ em và lao hạch ngoại vi phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh lao hạch thường xuất hiện ở thanh thiếu niên, nữ giới mắc lao hạch cao gấp 2 lần nam giới. Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh lao hạch cũng tương đối lớn và xuất hiện ở mọi đối tượng như ở Việt Nam.

Đường lây truyền bệnh Lao hạch

Không giống với lao phổi, trong bệnh lao hạch vi khuẩn lao chỉ khu trú trong hạch viêm, không rò rỉ ra bên ngoài nên bệnh lao hạch không lây trực tiếp từ người sang người, đặc biệt là những người trực tiếp chăm sóc người bị bệnh lao hạch. Như vậy bệnh lao hạch không phải là một bệnh lây nhiễm.

Tuy nhiên, cách điều trị lao hạch cũng tương tự lao phổi là chủ yếu dùng phương pháp nội khoa như dùng các loại thuốc điều trị theo các giai đoạn để ức chế dẫn đến tiêu diệt vi khuẩn lao. Nhìn chung, bị lao hạch cần đi khám và áp dụng đúng chỉ định điều trị, không ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Triệu chứng bệnh Lao hạch

Khi bị lao hạch, người bệnh có biểu hiện chính là sưng to một hoặc nhiều hạch. Hạch tăng kích thước dần dần nên người bệnh thường không biết rõ hạch xuất hiện từ thời điểm nào. Hạch to dần, không đau, mật độ chắc, bề mặt nhẵn, da vùng hạch sưng to không nóng, không tấy đỏ. Thường thấy nhiều hạch cùng bị sưng, tập hợp thành một chuỗi, cũng có khi chỉ gặp một hạch đơn độc vùng cổ sưng to.

Hạch lao phát triển qua 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu hạch bắt đầu sưng to, không đều nhau di động còn dễ vì chưa dính vào nhau và chưa dính vào da. Bệnh có thể chỉ dừng ở giai đoạn này hoặc chuyển sang giai đoạn viêm hạch và viêm quanh hạch.

Giai đoạn sau gọi biểu hiện viêm hạch và viêm quanh hạch. Lúc này các hạch lớn hơn, do có viêm các tổ chức quanh hạch nên có thể dính với nhau thành mảng hoặc chuỗi, hoặc dính vào da và các tổ chức xung quanh làm hạch hạn chế di động.

Giai đoạn nhuyễn hóa: các hạch mềm dần, sờ thấy lùng nhùng, da vùng hạch sưng tấy đỏ, không nóng và không đau, có thể thấy đỉnh mũ. Khi đã hóa mủ hạch dễ vỡ tạo những lỗ rò lâu liền, miệng lỗ rò tím ngắt và tạo thành sẹo nhăn nhúm, lồi hoặc những dây chằng xơ gây mất thẩm mỹ. Mủ chảy ra thường có màu xanh nhạt, không dính, trong mủ có bã đậu lổn nhổn.

Trong quá trình mắc bệnh lao hạch, tổng trạng không bị ảnh hưởng nhiều, đôi khi có sốt nhẹ hay mệt mỏi. Ngoại trừ bị bội nhiễm hay kèm theo tổn thương lao ở các cơ quan khác như phổi, xương… Triệu chứng toàn thân sẽ biểu hiện nặng nề hơn.

Bệnh lao hạch ở thể khối u hay còn gọi là viêm hạch lao phì đại thường có biểu hiện: xuất hiện khối u ở cổ, thấy một hay vài hạch nổi to, sau dính thành một khối, không đau, không đỏ, di động, sờ chắc. Khối u to dần, chiếm gần hết vùng cổ làm biến dạng cổ bệnh nhân. Các hạch ở những nơi khác như dưới hàm, mang tai… Cũng bị phì đại. Viêm hạch lao phì đại thường rất khó điều trị dứt điểm. Thể bệnh này rất ít gặp.

Phòng ngừa bệnh Lao hạch

Để phòng bệnh lao hạch, cần tuân thủ:

Nâng cao sức đề kháng, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.nhất là đối với trẻ em,

Cần vệ sinh răng miệng, nhổ hoặc chữa răng sâu.

Khi đã được chẩn đoán là lao hạch, cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa lao để điều trị dứt điểm, tránh để vi khuẩn lao xâm nhập và gây bệnh ở những cơ quan khác.

Các biện pháp điều trị bệnh Lao hạch

Bệnh lao hạch có chữa khỏi không? Nhìn chung bệnh lao hạch dễ điều trị hơn các bệnh lao khác. Các phương pháp điều trị bệnh lao hạch bao gồm:

Điều trị nội khoa

Nguyên tắc tương tự như khi điều trị bệnh lao nói chung. Cần phối hợp các thuốc chống lao, ít nhất từ 3 thuốc trở lên.Thời gian điều trị lao hạch có thể kéo dài từ 4-12 tháng tùy thể bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân. Lao hạch ở trẻ em thường đáp ứng tốt khi kết hợp việc dùng thuốc với giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt như vệ sinh răng miệng, nhổ hoặc chữa răng sâu. Ở giai đoạn hạch hóa mủ và sắp vỡ, có thể hút mủ chủ động để tránh tạo đường dò hoặc sẹo xấu, dùng thuốc kháng sinh và tiếp tục dùng rimifon vài tháng dù không còn biểu hiện bệnh. Hầu hết các thuốc điều trị lao đều gây tổn thương gan do đó nên kết hợp thêm các thuốc hay sản phẩm có tác dụng bảo vệ gan, hạ men gan.

Điều trị ngoại khoa

Mổ lấy toàn bộ hạch: khi hạch hóa mủ nhưng không đáp ứng khi được chọc dò và điều trị kết hợp với kháng sinh hoặc trong trường hợp u lympho lao hạch, lao không thành mủ, khu trú. Tốt nhất nên điều trị lao trước khi phẫu thuật để tránh lan tràn vi khuẩn.

Mổ và nạo vét sạch mủ bã đậu và đắp kháng sinh chống lao cũng là cách điều trị có hiệu quả.

Không nên cắt bỏ hạch sớm ở trẻ em vì hạch có vai trò bảo vệ chống sự xâm nhập của trực khuẩn lao.

Về điều trị, cần chú ý chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với trẻ em, tránh để viêm hạch mạn tính.

Bệnh thường gặp ở vùng cổ, xuất hiện nhiều ở trẻ em.

Tác nhân gây bệnh lao hạch là trực khuẩn lao, phổ biến nhất là Mycobacterium tuberculosis. Các hạch viêm ngoại vi là vị trí mà vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú và dẫn đến lao hạch. Trực khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp vào đường bạch huyết qua thương tổn ở niêm mạc miệng, hoặc do sang chấn, nhiễm khuẩn hoặc bệnh có thể do nhiễm khuẩn lao toàn cơ thể (như trong lao phổi), gây viêm hạch nhiều chỗ.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lao hạch

Chẩn đoán xác định

Dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm như:

Chẩn đoán phân biệt

Viêm hạch cấp hoặc mạn tính do vi khuẩn hoặc virus là chẩn đoán cần phân biệt hàng đầu. Nếu sưng nóng, đỏ, sờ đau, mật độ mềm và đáp ứng với điều trị kháng sinh thì đó là hạch viêm do nhiễm khuẩn

Bệnh Hodgkin và Non-Hodgkin: sinh thiết hạch và làm tủy đồ giúp phân biệt

Hạch di căn ung thư: sinh thiết hạch và biểu hiện lâm sàng của ung thư nguyên phát

Các u lành tính: u mỡ, u xơ, u thần kinh, u nang bạch huyết,…

Copyright © 2019 – Sitemap

Những Biểu Hiện Của Bệnh Lao Hạch

Bệnh lao hạch hình thành do quá trình người bệnh tiếp xúc với các bệnh nhân lao, bị vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, M.bovis, M.africannun, chủ yếu là M.tuberculosis xâm nhập qua các vùng họng, amidan lan tràn đến hạch. Ví dụ, vi khuẩn lao hạch gây 1 ổ đầu tiên tại amidan rồi từ từ gây viêm hạch góc hàm. Những hạch này được gọi là lao hạch tiên phát.

Vi khuẩn lao hạch lan tràn trong cơ thể theo 3 đường: máu, bạch huyết, tiếp cận. Cơ chế của nó gồm tái hoạt động nội lai và tái nhiễm ngoại lai.

Bệnh lao hạch là một thể lao ngoài phổi, được bắt gặp nhiều ở trẻ em. Ví trí của lao hạch thường xuất hiện ở cổ, nách, bẹn, một số khác xuất hiện ở các bộ phận nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo,… những loại hạch này thường khó phát hiện hơn.

Biểu hiện toàn thân của lao hạch là ít sốt, sốt nhẹ về chiều hoạc gai gai rét, sốt không rõ nguyên nhân, dùng kháng sinh thông thường không hết sốt, người mệt mỏi, sút cân, ra mồ hôi đêm.

Triệu chứng tại chỗ thường xuất hiện 1 hạch hoặc 1 nhóm hạch có đường kính từ 1 đến vài cm, chắc, di động, có thể hơi đau, đôi khi có viêm xung quanh hạch. Thường là một nhóm hạch bị sưng to, hạch sẽ sưng to dần và người bệnh không biết hạch to từ lúc nào, không đau, không nóng, không tấy đỏ. Nếu không điều trị, hạch bị viêm nhũn ở giữa. Sau đó toàn thể hạch bị nhuyễn hóa, da bên ngoài bị phù nề, màu đỏ, tím rồi vỡ mủ màu vàng. Nếu được điều trị tốt, người bệnh có thể khỏi sớm, ngăn chặn được di chứng.

Hạch lao thường phát triển qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: hạch bắt đầu sưng to, các hạch không đều nhau, chưa dính vào nhau, chưa dính vào da nên di động dễ.

– Giai đoạn 2: Hạch chuyển sang viêm hạch và viêm quanh hạch. Các hạch có thể dính vào nhau, dính vào da nên khó di động.

– Giai đoạn 3: Là giai đoạn nhuyễn hóa, các hạch mềm dần, da sứng tấy đỏ, không nóng, không đau. Hạch hóa mủ thì dễ vỡ. Nếu vỡ thì gây những lỗ rò lâu liền, miệng lỗ tím ngắt tạo thành sẹo nhăn, lồi, sùi trắng hoặc những dây chằng xơ.

Lao hạch là bệnh không lây, thời gian điều trị từ 4-7 tháng tùy theo mức độ nặng của bệnh. Khi đã được chẩn đoán bệnh, người bệnh cần phải tuân thủ điều trị theo chỉ định của thầy thuốc, phối hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Ngoài 2 địa chỉ này chúng tôi tạm thời chưa có địa chỉ nào khác. Nếu có địa chỉ nào khác thì chỉ là mạo danh ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI.

Chuẩn Đoán Và Điều Trị Lao Hạch

I. Chẩn Đoán:

1. Lâm Sàng:

1.1 Lao Hạch Ngoại Biên:

– Hơn 90% lao hạch ngoại biên được phát hiện ở vùng đầu và cổ. Thứ tự tần suất thường gặp là nhóm hạch ở vùng cổ; hạch thượng đòn; hạch dưới hàm; hạch nách; hạch bẹn và ở những nơi khác.

-Tiến triển hạch lao ở ngoại biên được chia thành 5 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Hạch lao phì đại, chắc, di động, rời rạc, biểu hiện sự tăng sản phản ứng không đặc hiệu.

+ Giai đoạn 2: Hạch chắc, lớn hơn và dính vào mô xung quanh do viêm quanh hạch.

+ Giai đoạn 3: Hoại tử bã đậu ở trung tâm hạch lao.

+ Giai đoạn 4: Vỡ và xì mủ hạch ra da.

+ Giai đoạn 5: Tạo thành đường dò ra da có bờ mỏng và tím tái.

– Phần lớn các trường hợp sờ thấy hạch lao ở giai đoạn 2 và 3.

– Dưới 20% lao hạch có triệu chứng như sụt cân, sốt, biếng ăn, mệt mỏi, khó chịu và đau.

1.2 Lao Hạch Sâu:

Bao gồm lao hạch trung thất hay lao hạch ổ bụng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV -Lao hạch trung thất:

Thường là hạch quanh phế quản hoặc cạnh khí quản.

Ở trẻ em phì đại hạch trung thất thường chèn ép phế quản gây triệu chứng hô hấp.

Đôi khi khối hạch to ở cổ chèn vào thực quản gây khó nuốt và cảm giác đau nặng sau xương ức.

Hạch có thể gây tắc ống ngực làm tràn dịch màng phổi dưỡng trấp.

-Lao hạch ổ bụng

Những triệu chứng thường gặp: sốt nhẹ, đau bụng mạn tính do hạch bị viêm lao ở vùng sau phúc mạc kích thích gây đau; vàng da do hạch chèn ép gây tắc nghẽn đường mật.

Hạch vùng bụng trên có thể làm tắc ống ngực gây tràn dịch màng bụng dưỡng trấp hay tiểu dưỡng trấp.

2. Cận Lâm Sàng:

– Phản ứng lao tố ở da dương tính (IDR) hơn 90% trường hợp lao hạch,

– Xét nghiệm tìm AFB và cấy tìm vi khuẩn lao trong mủ hạch. Khi nghi ngờ lao hạch kháng thuốc nên làm thêm kháng sinh đồ.

– FNA hạch (Fine Needle Aspiration) là chọc dò hạch bằng kim nhỏ để làm tế bào học và vi trùng học.

– Sinh thiết hạch: Làm giải phẫu bệnh phát hiện tổn thương có nang lao hoặc cấy mẫu mô tìm vi khuẩn lao.

– X-quang lồng ngực có thể có tổn thương lao đang hoạt động (ở người lớn 30%).

– Chụp phim CT Scan ngực hay bụng .

– Siêu âm vùng cổ phát hiện hạch cổ nằm sâu, phân biệt hạch do ung thư di căn

– Siêu âm bụng có thể phát hiện hạch ổ bụng, chẩn đoán phân biệt với lymphoma

– Nội soi trung thất hay nội soi ổ bụng để sinh thiết hạch trong trường hợp hạch sâu khó chẩn đoán.

3. Chẩn Đoán Xác Định:

– Tìm được AFB hoặc cấy dương tính trong mủ hạch.

– Sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh có nang lao và cấy tìm được vi trùng lao.

– FNA hạch thấy được nang lao.

II. Điều Trị Lao Hạch:

Hiện nay lao hạch được điều trị theo phác đồ của Chương trình chống lao quốc gia

Phác đồ I : 2SRHZ/6HE điều trị đối với bệnh nhân lao hạch mới :

Phác đồ II : 2SRHZE/1RHEZ/5R3H3E3 điều trị đối với bệnh nhân lao hạch thất bại phác đồ 1 hay tái phát.

Thời gian tấn công có thể kéo dài thêm 1- 2 tháng đối với hai phác đồ trên nếu đáp ứng lâm sàng không cải thiện hay cải thiện chậm. liều thuốc lao thường dùng theo qui định CTCL Quốc gia:

Can thiệp ngoại khoa khi hạch phì đại quá mức, hạch đã hóa mủ, bệnh nhân cần được phẫu thuật lấy trọn hạch hay rạch dẫn lưu thoát mủ và thay băng mỗi ngày cho đến khi vết mổ lành.

III. Theo Dõi Điều Trị:

– Thời gian điều trị lao hạch là 8 tháng, bệnh nhân cần được theo dõi về tình trạng dung nạp thuốc lao và các tác dụng phụ của thuốc lao trong những tuân lể đầu điều trị.

– Bệnh nhân được tái khám hàng tháng để xem xét tình trạng hạch, nếu hạch to lên hay áp xe hóa mủ (sau 2-3 tháng điều trị), khi đó bệnh nhân sẽ được can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật nạo hạch hay dẫn lưu mủ. Nên thực hiện xét nghiệm giải phẫu bệnh hay tìm AFB và cấy làm kháng sinh đồ để xem xét lại chẩn đoán.

Lưu ý: Phản ứng ngược (paradoxical reaction) (23-30% ở bệnh nhân lao hạch HIV âm tính) xảy ra trong quá trình điều trị lao hạch thường xuất hiện trong 2 tháng đầu và đôi khi ở những tháng cuối hay đã chấm dứt điều trị, hạch to ra và nhuyển hóa và dò mủ, nguyên nhân do phản ứng miễn dịch của cơ thể với vi trùng lao đã chết, nhưng khi sinh thiết hay xét nghiệm vi trùng học không tim thấy bằng chứng về lao. Điều này giáp chẩn đoán có lao hạch tái phát hay thất bại điều trị hay không . Đối với bệnh nhân lao hạch nhiễm HIV không có điều trị ARV phản ứng ngược xảy ra có tỉ lệ 7% so với 36% ở người có điều trị ARV. Không dùng corticoide điều trị phản ứng ngược, có thể phẫu thuật cắt bỏ hạch hay dẫn lưu hạch.

– Sau 8 tháng điều trị lao, hạch không phát triển hay nhỏ đi hoặc không sờ thấy, khi đó việc điều trị được xem như hoàn thành.

– Sau 8 tháng điều trị lao, hạch vẫn to ra hoặc hạch vẫn còn dò mủ, lâm sàng không cải thiện: mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân.. .Bệnh nhân được sinh thiết hạch lại, kết quả giải phẫu bệnh có nang lao, hay AFB(+) mủ hạch. Khi đó việc điều trị lao hạch được xem như thất bại, bệnh nhân cần được chuyển sang phác đồ khác, nên thực hiện kháng sinh đồ tại thời điểm này vì nguy cơ cao kháng thuốc.

– Sau đánh giá hoàn thành điều trị. hạch phát triển trở lại và có bằng chứng vể lao ( Giải phẫu bệnh có nang lao hay AFB(+) trong mủ hạch), bệnh nhân được xem là lao hạch tái phát và việc điều trị sẽ được chuyển sang phác đồ khác.

Bệnh Lao Hạch Thường Có Triệu Chứng Của Bệnh Như Thế Nào?

Lao hạch là bệnh thứ phát, nó xuất hiện sau bệnh lao ở nơi khác trong cơ thể, như là lao sơ nhiễm hoặc lao phổi. Vi trùng lao sau khi vào phổi, chúng sẽ gây tổn thương ở đây (lao phổi) rồi di chuyển tới hạch và ra gây lao hạch.

TRIỆU CHỨNG CỦA LAO HẠCH NHƯ THẾ NÀO?

Muốn biết bị lao hạch có nguy hiểm không thì cần phải xác định thể lao hạch. Lao hạch chia làm 3 thể:

Thể viêm hạch thông thường,

Thể viêm hạch và viêm quanh hạch,

Thể khối u

Với mỗi thể khác nhau, bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau.

Viêm hạch thông thường

Những tổn thương ở răng, miệng, mũi… tạo điều kiện để vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú tại đó và gây ra bệnh lao hạch. Viêm hạch thông thường thì các hạch rất nhỏ (bằng hạt thóc, hoặc hạt bắp…) và nhỏ lẫn trong các mô xung quanh. Khi hạch nổi ngoài da có thể sờ thấy, lúc đó hạch đã sưng to. Viêm hạch thông thường thì sờ vào hạch không thấy đau, hạch cũng phát triển chậm (trong nhiều tháng) và mềm căng. Điều trị lao hạch bao lâu là còn tùy thuộc vào thể lao.

Viêm hạch và viêm quanh hạch (viêm hạch do nhiễm khuẩn)

Khi hạch sưng to, đỏ, sờ vào thấy đau, dùng kháng sinh thấy bớt sưng đau, thể tích hạch giảm dần thì đó là hạch viêm do nhiễm khuẩn. Hoặc hạch nếu lúc sưng lúc giảm, lúc đau lúc không có thể là hạch viêm do nhiễm khuẩn thông thường.

Hạch khối u

Nếu hạch cứng, to và phát triển nhanh, gốc hạch có chân lan tỏa như rễ cây lan vào các tổ chức xung quanh, thì có nguy cơ đây là hạch ung thư hoặc hạch di căn ung thư.

Bệnh lao hạch không lây truyền trực tiếp từ người sang người

BỆNH LAO HẠCH CÓ LÂY KHÔNG?

Không giống như lao phổi, các vi khuẩn lao chỉ khu trú trong hạch vì thế chúng gây viêm và không rò rỉ ra bên ngoài, vì thế, bệnh lao hạch không lây truyền trực tiếp từ người sang

BỆNH LAO HẠCH CÓ CHỮA KHỎI KHÔNG?

Bệnh lao hạch có thể được điều trị nội khoa dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Một số các loại thuốc điều trị lao hạch như: rimifon, rifampicin, pyrazinamid, ethambutol… liên tục trong vòng khoảng 9 tháng là tối thiểu. Liều dùng này còn tùy thuộc vào cân nặng và tuân theo phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa quyết định.

Bị lao hạch có phải mổ không cũng được xem là một thắc mắc của nhiều người. Bệnh lao hạch được điều trị ngoại khoa, phẫu thuật – mổ lấy toàn bộ hạch khi hạch hóa mủ tuy nhiên nó lại không đáp ứng khi chọc dò và điều trị kết hợp với kháng sinh, hoặc là bị u lympho lao hạch, lao không thành mủ, khu trú. Tiến hành mổ và nạo vét sạch mủ bã đậu ở hạch và đắp kháng sinh chống lao cũng được xem là một cách điều trị có hiệu quả.

Lao hạch chính là một căn bệnh cũng rất dễ gặp ở trẻ em. Khi điều trị cần lưu ý không nên cắt bỏ hạch sớm bởi vì hạch có vai trò bảo vệ chống sự xâm nhập của vi trùng lao. Cần phải chăm sóc trẻ cần tránh để tình trạng viêm hạch mạn tính.

Điều trị lao hạch tốt nhất đó là nên điều trị bệnh lao trước khi phẫu thuật để tránh lây lan vi khuẩn lao.

Qua bài viết trên, Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược khuyên mọi người do lao hạch không phải là bệnh lây nhiễm vì thế mà cách phòng bệnh lao hạch chủ yếu là cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để điều trị dứt điểm bệnh lao, nhằm mục đích tránh tình trạng vi khuẩn lao xâm nhập và gây bệnh ở những cơ quan khác trong cơ thể.