Xu Hướng 6/2023 # Top 10 Bệnh Có Thể Mắc Phải Khi Nuôi Chó Mèo Bạn Nên Biết 2022 # Top 7 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Top 10 Bệnh Có Thể Mắc Phải Khi Nuôi Chó Mèo Bạn Nên Biết 2022 # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Top 10 Bệnh Có Thể Mắc Phải Khi Nuôi Chó Mèo Bạn Nên Biết 2022 được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chó, mèo là những loài thú cưng thường được nuôi trong nhà. Chúng rất dễ mến và gần gũi với con người. Bên cạnh những cử chỉ đáng yêu, dễ thương thì chúng còn giúp ích cho con người trong một số việc. Chó giúp người chủ giữ nhà, đuổi chuột. Mèo giúp chủ bắt chuột. Ngoài ra, nhiều người còn huấn luyện cho những chú chó một số khả năng đặc biệt khác như đuổi gà, săn thỏ, bắt rắn, bắt trộm,…

Vì là thú cưng nên chó mèo thường được người chủ cho ăn đầy đủ, tắm rửa sạch sẽ, vui đùa, thậm chí là cho chúng ngủ chung. Vài trường hợp thương yêu chó mèo như một con người và thường xuyên hôn hít chúng. Điều này tất yếu dẫn đến nguy cơ lây lan những bệnh từ thú cưng sang con người. Tiếp xúc càng thường xuyên, lâu dài thì nguy cơ càng cao.

Bệnh dại là bệnh do virus dại (Rabie virus) gây ra. Hiện tại, chưa có thuốc điều trị khi một người đã lên cơn dại do nhiễm virus. Khi bùng phát cơn dại, người bệnh thường co giật, kích động, la hét, cào xé, chảy nước bọt rồi tử vong nhanh chóng. Chó mèo nuôi trong nhà dễ mắc bệnh dại và truyền cho người qua việc liếm lên những vết thương của con người hoặc người bị chó, mèo cắn chảy máu. Khi đó, virus dại từ nước bọt của chó mèo sẽ xâm nhập vào máu của người bị cắn, liếm và gây bệnh.

2. Bệnh Toxoplasma

Toxoplasma là một sinh vật đơn bào ký sinh chủ yếu trên chó, mèo. Ngoài ra còn có thể tồn tại trong thức ăn, nước uống, rau sống,…Ước tính trên thế giới có 30% dân số nhiễm Toxoplasma. Biểu hiện của bệnh từ nhẹ đến nặng, có khi rối loạn chức năng dẫn đến tử vong. Trẻ bị nhiễm Toxoplasma từ mẹ truyền sang sẽ dễ bị tật não úng thủy, mờ mắt hoặc mù, chậm phát triển trí tuệ. Bệnh lây nhiễm từ chó mèo sang người thường do người chủ hôn hít chó mèo hoặc vuốt ve chó mèo rồi ăn uống mà không rửa tay.

3. Bệnh nhiễm Leptospira

Bệnh nhiễm Leptospira là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do xoắn khuẩn Leptospira gây nên, lây truyền chủ yếu qua đường da, niêm mạc. Biểu hiện của bệnh gồm sốt cao, rét run, vàng da, xuất huyết, lơ mơ, hôn mê, co giật thậm chí tử vong. Bệnh lây sang người do người tiếp xúc với nước tiểu của chó, mèo bị nhiễm xoắn khuẩn.

4. Bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván (dân gian còn gọi là phong đòn gánh) là một bệnh cảnh co giật do vi khuẩn Clostridium tetanie gây ra. Biểu hiện lâm sàng là cơn co cứng co giật theo một trình tự từ đầu, thân, chân rồi đến tay. Người bệnh thường uốn cong cơ thể trong cơn giật nhưng ý thức tỉnh táo hoàn toàn. Người nuôi chó, mèo có thể bị bệnh uốn ván do bị chó mèo cào chảy máu. Bởi vì móng chân của chó, mèo dễ mang vi khuẩn Clostridium tetanie. Khi cào làm tổn thương da người, vi khuẩn sẽ theo vết thương vào máu và gây bệnh.

5. Bệnh hen phế quản

Lông của chó, mèo là những dị nguyên có tính dị ứng rất mạnh, đồng thời còn là nơi trú ngụ của những loài sinh vật đơn bào lơ lửng trong không khí. Nếu người chủ có cơ địa dễ bị dị ứng, khi hít phải lông chó, mèo trong thời gian dài sẽ rất dễ mắc bệnh hen phế quản. Biểu hiện của bệnh này là những cơn khó thở khi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng. Cơn hen đáp ứng tốt với thuốc dãn phế quản.

6. Bệnh viêm phổi

Cũng như bệnh hen phế quản, lông của chó mèo có thể chứa các vi khuẩn như Staphylococci, Streptococci, Haemophilus influenzae,… và một số vi nấm. Khi con người hít phải lông tơ của chó mèo sẽ dễ mắc bệnh viêm phổi. Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh là trẻ em, người bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng,…

7. Bệnh giun ký sinh

Nếu người chủ không quản lý kỹ chó mèo thì chúng rất dễ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm trứng giun từ bùn đất, bãi cỏ, bụi cây,…Khi người tiếp xúc với thú cưng mà quên rửa tay trước khi ăn thì mầm bệnh sẽ theo đó xâm nhập vào cơ thể và gây nên bệnh giun ký sinh đường ruột.

8. Bệnh sán chó

Tác nhân gây bệnh sán chó là Toxocara cati. Đây là một loài giun tròn ký sinh trong cơ thể của chó, mèo. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em do đùa nghịch với đất cát đã nhiễm phôi của sán chó. Biểu hiện của bệnh gồm mệt mỏi, ngứa, nổi ban, khó thở, đau bụng, có thể giảm thị lực, sa sút trí tuệ. Tỷ lệ nhiễm Toxocara cati ở một số nơi trên thế giới rất cao như Bali 63,2%, 86% ở Saint Lucia, 43% ở Srilanca.

9. Bệnh viêm da dị ứng

Tương tự như bệnh hen phế quản, đối với những người có cơ địa dị ứng, hen suyễn, nổi mề đay, da của họ rất dễ bị viêm khi tiếp xúc với lông chó, mèo. Biểu hiện lâm sàng rất rõ bao gồm da nổi mề đay, mẫn đỏ, hoặc mụn nước, bóng nước ở những nơi tiếp xúc với lông chó, mèo. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ngứa tăng lên khi ra mồ hôi, khi trời nóng.

10. Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng

Chó mèo thường tiếp xúc với những khu vực dễ bị ô nhiễm như đất cát, bụi rậm, bãi rác,…Khi con người tiếp xúc, vuốt ve chúng, những vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sẽ dính vào tay người và xâm nhập vào cơ thể nếu việc ăn uống, chế biến thức ăn không hợp vệ sinh. Một số vi khuẩn gây tiêu chảy thường gặp là thương hàn, Shigella, Salmonella.

Căn Bệnh Lepto Ở Chó Các Chủ Nuôi Nhất Định Phải Biết

Lepto ở chó là bệnh gì?

Do một loại vi khuẩn hình xoắn lò xo, còn gọi là “xoắn khuẩn” gây bệnh dịch không những ở chó, mèo, động vật hoang dã: cáo, chồn, chuột,… mà còn nguy hiểm lây sang người với các triệu chứng sốt giống như bệnh cúm, tổn thương gan, thận, phổi thậm chí gây viêm não, báng bụng, vàng da. Ở lợn còn gọi là bệnh “lợn nghệ” do viêm gan, rối loạn tiết mật, vàng da là màu của sắc tố mật trong máu.

Nguyên nhân

Bệnh Lepto ở chó do virus Leptospira gây ra. Đây là một loại virus nguy hiểm, có hình xoắn lò xo nên còn được gọi là “xoắn khuẩn” nên bệnh này còn được gọi là bệnh xoắn khuẩn. Bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa hè, mùa thu, nhất là sau những trận lũ lụt.

Đường lây bệnh? Bệnh Lepto ở chó có lây sang người không?

Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, nhưng trầm trọng nhất là vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Tuy không lây lan mạnh và làm chết nhiều chó như dịch Carre, Parvo nhưng nếu mắc nhiễm sẽ bị viêm gan, báng bụng, vàng da rối loạn toàn thân và tử vong.

Phương thức lây truyền của bệnh là từ nước tiểu động vật hoặc từ nước hoặc đất nhiễm nước tiểu động vật thâm nhập vào cơ thể qua vết xước trên da, mắt, mũi, hoặc miệng. Ngoài ra, chó có thể mắc bệnh do ăn thịt sống, tiếp xúc với chó bị bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Leptospira sẽ vào hệ thống tuần hoàn để sinh sản, phát triển, tiết độc tố phá hủy hồng cầu làm cho niêm mạc nhợt nhạt, con vật thiếu máu, đái ra máu hoặc huyết sắc tố. Độc tố Leptospira phá hủy thành mạch quản dẫn đến hiện tượng xuất huyết, thấm tương dịch gây phù nề, thủy thũng ở tổ chức liên kết dưới da. Từ máu, xoắn khuẩn Leptospira đến gan, thận.

Nguy cơ lây bệnh cho người (chủ nuôi) rất cao qua đường bài tiết nước tiểu của chó, vi khuẩn Lepto phát tán, tiếp xúc qua da xâm nhập vào cơ thể người. Nước tiểu động vật mang trùng Lepto theo đường nước mưa tự nhiên vào sông, suối, nước ngầm môi trường, chó mèo, động vật khác hoặc người bơi lội, tắm hoặc uống phải cũng phát dịch bệnh.

Triệu chứng bệnh Lepto ở chó ?

Bệnh thường xảy ra ở chó dưới 2 năm tuổi và động vật non, mèo thì hãn hữu mới bị. Khó nhận biết triệu chứng ban đầu bệnh Lepto ở chó vì không có các triệu chứng đặc trưng, rất dễ lẫn với dấu hiệu của nhiều bệnh khác. Thậm chí vài trường hợp, lúc đầu chó cũng không hề có triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 5-14 ngày, thậm chí tới 30 ngày.

Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là: Sốt 40-41 độ C, bỏ ăn, nôn ói, đau bụng dữ dội, mệt mỏi, ủ rũ. Lâu ngày có thể phát hiện màu vàng ở niêm mạc mắt, vùng da bụng ít hoặc không có lông. Bụng phình như có bầu sắp sinh báng nước, thể bệnh mãn tính chó vẫn ăn uống nhưng rất gầy, gồ nhô sống lưng, tiêu chảy kéo dài, đái ít, nước tiểu sánh đặc màu nâu sẫm. Chó sẽ chết do có những rối loạn, suy sụp toàn thân, trụy hô hấp, tim mạch. Cụ thể ta có thể chia làm 2 thể:

Thể thương hàn: Vật bệnh có biểu hiện xuất huyết trầm trọng viêm kết mạc mắt với những điểm xuất huyết ở da và niêm mạc, ói ra máu và phân sậm màu có máu, thú bị mất nước rất nhanh và chết trong 24 ngày cùng với giảm thấp thân nhiệt, thường thấp hơn bình thường. Xuất huyết da và các niêm mạc.

Thể hoàng đản: Chó bệnh có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hoàng đản, vàng da khó thở tăng dần cùng với kém ăn, ói mửa, nếu không chữa trị trong giai đoạn cuối chó có sự tăng cao nhiệt độ khó thở, hơi thở hôi. Tiêu chảy đôi khi xuất huyết và những biểu hiện viêm não trước khi hắt hơi, thú chết trong khoảng 5-8 ngày mắc bệnh. Da vàng ở bụng, gang bàn chân, lỡ tai, niêm mạc vàng.

Làm gì khi nghi chó mắc bệnh Lepto?

Mang đến phòng khám để điều trị và tư vấn ngay bởi chỉ có bác sỹ thú y đã qua huấn luyện và dày dặn kinh nghiệm mới có khả năng tiến hành những phép chẩn đoán thích hợp để xác định bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Dựa vào những chẩn đoán, bác sỹ sẽ kê toa thuốc phù hợp.

Nhốt riêng cách ly, quản lý chặt chẽ nguồn phân, nước tiểu của chó. Tránh để chất thải của chó tiếp xúc trực tiếp vào da của người, không cho trẻ con chơi đùa với chó nghi bệnh Lepto.

Bệnh Lepto ở chó có chữa được không?

Hiện nay, bệnh Lepto ở chó có thể chữa được nhưng chỉ hiệu quả khi bệnh được phát hiện sớm. Tốt nhất là nên đưa chó đến phòng khám thú y luôn để được điều trị. Trước tiên chó sẽ truyền dịch bù điện giải để cơ thể không bị mất nước cũng như bổ sung vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng khoa học. Người ta dùng kháng sinh Penicilline hoặc Doxycycline tiêm bắp hoặc truyền vào tĩnh mạch. Nếu chó của bạn bị nôn, chúng có thể uống thuốc chống nôn và dùng ống thông dạ dày để cho chó ăn nếu chó không ăn được hoặc ăn vào là nôn.

Cách phòng bệnh

Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh. Tuy nhiên các chủ nuôi cần lưu ý hiện nay có vaccine phòng bệnh Lepto, trên nhãn lọ vaccine ghi chữ “L” viết tắt chữ cái đầu tên bệnh “Leptospirosis” không an toàn bằng các loại vaccine khác, vaccine Lepto có thể gây phản ứng dị ứng cho chó sau khi tiêm. Tiêm 1 năm 1 lần, ở những vùng nguy hiểm có dịch Lepto xảy ra thường xuyên thì tiêm 6 tháng 1 lần. Vì Xoắn khuẩn Lepto có nhiều chủng (serotype) nên tiêm vaccine Lepto chế từ chủng nào chỉ miễn dịch với chủng đó, nghĩa là khả năng tiêm phòng rồi, chó vẫn bị nhiễm bệnh do chủng xoắn khuẩn khác tấn công.

Không được để chó bơi lội ở những ao, vũng, sông suối bởi đây là nơi cư trú yêu thích của mầm bệnh.

Huấn luyện các thói quen tích cực cho chó, không để nó thực hiện những hành vi bản năng như ngửi mùi nước tiểu, phân của các loại động vật khác.

Vệ sinh nơi ở, khử trùng chuồng trại thường xuyên bằng các dung dịch tẩy rửa.

Cung cấp, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để chó có sức đề kháng tốt nhất.

Hạn chế để nó tiếp xúc với những khu vực công cộng, môi trường ẩm ướt, nhất là sau những trận mưa lớn, lũ lụt.

Không tiếp xúc với chó bị bệnh.

Lời kết

Bệnh Lepto ở chó tuy không nguy hiểm và gây tử vong hàng loạt như Parvo hay Care song chúng vẫn đe dọa sức khỏe, tính mạng của vật nuôi nếu không được điều trị kịp thời và đặc biệt có thể lây lan sang người. Do đó, mỗi chủ nuôi cần có biện pháp phòng ngừa và bảo vệ chú chó của mình khỏi căn bệnh này bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cún mà còn đe dọa đến sức khỏe của chính gia đình bạn. Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết này đã phần nào đó hỗ trợ bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn trước sự tấn công bất ngờ của xoắn khuẩn Lepto.

Bệnh Lậu Là Gì Và Những Nguy Hiểm Mà Bạn Có Thể Gặp Phải Khi Mắc Bệnh

Bệnh lậu là gì?

Hiện nay, bệnh lậu hay còn được gọi là bệnh lậu mủ là một trong những bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu trên thế giới.

Bệnh do lậu cầu Neisseria gonorhoeae gây ra. Đây là song cầu Gram âm, chỉ có vật chủ là người thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, mắt, đặc biệt là đường niệu đạo của nam giới. Theo các chuyên gia, bệnh lậu thường lây trực tiếp khi tiếp xúc tình dục.

Bệnh lậu ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, chúng có thể tác động đến niệu đạo, trực tràng, cổ họng, mắt, khớp. Thậm chí là ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của nữ giới nếu chúng xuất hiện ở cổ tử cung.

Thời gian ủ bệnh lậu tùy vào đối tượng nam và nữ. Nam giới sẽ ủ bệnh từ 3-5 ngày, còn nữ giới không rõ ràng, thông thường khoảng 10 ngày.

Bệnh lậu diễn ra theo hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Giai đoạn cấp tính biểu hiện rõ ràng hơn. Lậu mãn tính là giai đoạn sau của bệnh lậu cấp tính. Triệu chứng bệnh lúc này không rõ rệt, dễ tái phát.

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội hàng đầu trên thế giới

Đối tượng nào dễ mắc bệnh nhất?

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở những người trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, nam giới mắc bệnh lậu thường xuyên hơn so nữ giới.

Trẻ sơ sinh cũng là một đối tượng mắc bệnh lậu do người mẹ mắc bệnh truyền bệnh cho bé trong quá trình sinh.

Những nguyên nhân gây bệnh lậu

Bệnh lậu được gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus. Hoặc bạn có thể mắc bệnh bởi bất cứ hình thức quan hệ tình dục nào, bao gồm:

Một số yếu tố nguy cơ khiến bạn gia tăng tỉ lệ mắc bệnh như:

Triệu chứng của bệnh lậu

Thông thường, các triệu chứng của bệnh lậu sẽ xuất hiện từ 1-14 ngày sau khi tiếp xúc với nhiễm trùng. Bệnh lậu triệu chứng sẽ có sự khác nhau nhất định giữa nam và nữ giới, cụ thể như sau:

Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới: Đi tiểu nhiều là biểu hiện bệnh lậu ở nam giới Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới:

Âm đạo có dịch bất thường;

Đau khi quan hệ tình dục;

Đau họng;

Âm hộ sưng;

Chảy máu sau khi quan hệ tình dục;

Nôn, đau bụng, đau vùng chậu;

Tiểu đau và thường xuyên hơn;

Sốt;

Đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt giống mủ;

Đau khớp…

Bệnh lậu lây qua những đường nào?

Cũng giống như các bệnh xã hội khác, bệnh lậu hoàn toàn có thể lây truyền sang người khác thông qua những con đường nhất đinh. Theo các chuyên gia, có 5 con đường lây nhiễm chính của bệnh lậu, bao gồm:

Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không? Câu trả lời là không. Vì vậy, nếu chẳng may bạn bè của bạn mắc phải căn bệnh này thì có thể ăn uống thoải mái, tránh việc vô tình tạo nên sự khoảng cách và cảm giác kỳ thị với người bệnh.

Ngoài ra, bệnh lậu có thể lây nhiễm qua đường nước bọt nếu bạn có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua quan hệ bằng miệng, hôn, dùng chung bàn chải đánh răng…

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

So với các bệnh xã hội khác, bệnh lậu được điều trị dễ dàng hơn nhưng chúng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị sớm.

Với nữ giới, bệnh lậu có thể gây ra các vấn đề phụ khoa nghiêm trọng như: Viêm tuyến Bartholin, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu, viêm tuyến Skène. Đặc biệt bệnh có thể gây chửa ngoài tử cung, vô sinh.

Bệnh có thể gây vô sinh ở nữ giới

Với nam giới, người bệnh có thể mắc viêm mào tinh hoàn, vô sinh nếu viêm cả hai bên; viêm tuyến tiền liệt; viêm túi tinh và ống dẫn tinh.

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe của cả mẹ và bé như: Sinh non, tỉ lệ sảy thai cao, trẻ sinh ra nhẹ cân, trẻ sau khi sinh có thể bị nhiễm trùng mắt nếu tiếp xúc với vi khuẩn, nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.

Cách chẩn đoán bệnh lậu như thế nào?

Để có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và phù hợp việc đầu tiên bác sĩ làm đó chính là tiến hành chẩn đoán bệnh. Bao gồm các cách sau:

Chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng đặc trưng của bệnh;

Xét nghiệm bệnh lậu bằng cách dùng tăm bông kiểm tra mẫu dịch tiết ở khu vực bị ảnh hưởng. Mẫu bệnh phẩm thường lấy ở dương vật, niệu đạo, cổ tử cung, hậu môn và cổ họng.

Kiểm tra mẫu nước tiểu.

Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh lậu cũng như nhiều bệnh lý khác có thể điều trị dễ dàng khi ở giai đoạn đầu, giai đoạn cấp tính và ngược lại. Chính vì vậy, người bệnh cần lưu ý những dấu hiệu bệnh đầu tiên để thăm khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.

Để loại bỏ bệnh lậu cho bạn, có thể áp dụng nhiều phương pháp. Trong đó phổ biến và được sử dụng nhiều hơn cả là thuốc Tây và Đông y. Tùy vào từng trường hợp cũng như mong muốn của người bệnh mà lựa chọn cách khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

1. Chữa bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh

Bệnh lậu thường được điều trị bằng cách tiêm kháng sinh Ceftriaxone hoặc thuốc uống Azithromycin.

Thuốc điều trị bệnh lậu không biến chứng gồm:

Ceftriaxone (rocephin) 250 mg

Spectinomycin (trobicin) 2g.

Cefotaxime 1g.

Doxycyclin 100 mg;

Tetraxyclin 500 mg;

Erythromycin 500 mg;

Azithromycin (zithromax) 500 mg.

Điều trị bệnh bằng cách tiêm kháng sinh

2. Điều trị bệnh lậu bằng thuốc Đông y

Cũng tương tự nhưng phương pháp Tây y, chữa bệnh lậu bằng Đông y cũng cần phải căn cứu vào mức độ bệnh.

Hầu hết bài thuốc Đông y khi sử dụng đều có công dụng mát gan, giải độc, thanh nhiệt, đồng thời hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh gây nên.

Những vị thuốc phổ biến được dùng trong điều trị bệnh là cỏ tranh, cây chó đẻ. Đây đều là loại thảo dược quen thuộc có sẵn xung quanh trong vườn nhà của bạn.

Cách phòng tránh bệnh lậu

Để không phải chịu những triệu chứng khó chịu, phiền toái cũng như biến chứng của bệnh thì ngay bây giờ bạn hãy thực hiện những phương pháp phòng bệnh.

Bệnh lậu là bệnh xã hội phổ biến hiện nay, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua căn bệnh này. Tuy nhiên, để hiểu rõ về nó lại không phải ai cũng biết. Vì vậy, có rất nhiều câu hỏi, vấn đề cần được làm sáng tỏ giúp người bệnh có cái nhìn đúng hơn về bệnh.

1. Bệnh lậu có tự khỏi được không?

Bệnh lậu thường sẽ ủ bệnh khoảng 3 đến 5 ngày với một số biểu hiện như tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu rắt, dịch niệu đạo/ âm đạo bất thường, sưng đau ở bộ phận sinh dục… Bệnh lậu sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không được chữa trị.

Khi sang giai đoạn mãn tính bệnh sẽ dễ tái phát, gây biến chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý.

Theo các chuyên gia, dù ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính bệnh lậu đều không thể tự khỏi nếu không được điều trị đúng cách. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh như: Tiểu đau, dịch tiết âm đạo nhiều, chảy máu bất thường, đau nhức, ngứa/ đau hậu môn, đau khi đại tiện ở cả nam và nữ giới… bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám.

2. Bệnh lậu và sùi mào gà

Sùi mào gà và lậu là 2 trong số những bệnh xã hội nguy hiểm và tốc độ lây lan nhanh. Con đường lây nhiễm chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn dưới bất cứ hình thức nào.

Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm qua việc tiếp xúc với các mầm bệnh tại vết thương hở, đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng. Trẻ nhiễm bệnh từ mẹ mắc bệnh qua quá trình sinh nở.

Tuy nhiên, sùi mào gà không phải do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus giống bệnh lậu mà do chủng vi khuẩn HPV gây nên.

Triệu chứng điển hình của sùi mào gà là xuất hiện các nốt sùi nhỏ li ti ở nhiều vị trí như: Bộ phận sinh dục, mắt, miệng, họng, bàn tay.

Để điều trị bệnh sùi mào bác sĩ có thể dùng thuốc bôi hay dùng phương pháp ngoại khoa như đốt điện, điều trị bằng laser, phẫu thuật cắt bỏ…

3. Bệnh lậu có dẫn đến HIV không?

Nhiều người thắc mắc “bệnh lậu có phải HIV không?” và “bệnh lậu có dẫn đến HIV không?” Theo các chuyên gia, bệnh lậu và HIV là hai căn bệnh khác nhau, nhưng cùng thuộc nhóm bệnh xã hội, bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục.

Còn bệnh lậu có dẫn đến HIV hay không thì đến nay vẫn chưa có một trường hợp bệnh lậu trực tiếp gây nên HIV. Tuy nhiên, thực tế có nhiều bệnh nhân mắc HIV có tiền sử bị bệnh lậu. Nguyên nhân là do lậu cầu khuẩn sau khi tấn công và xâm nhập và cơ thể sẽ phát triển rất nhanh chóng, cứ 15 phút chúng lại sinh sôi và phân chia thành 2 tế bào mới.

Theo đó, nếu bệnh lậu không được chữa trị sớm thì sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, ảnh hưởng đến các bộ phận khác rất cao. Lúc này, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ bị suy giảm, tạo điều kiện cho các virus gây bệnh tấn công, trong đó có virus HIV/AIDS.

Bệnh lậu và Chlamydia là hai bệnh khác nhau nhưng chúng có thể xuất hiện đồng thời. Chính vì vậy, trong phương pháp điều trị bệnh lậu bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc phối hợp với nhau để điều trị bệnh cùng lúc.

Bệnh Chlamydia cũng là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis (CT). Triệu chứng điển hình của bệnh gồm có:

Tiết dịch bất thường từ dương vật/ âm đạo;

Dịch bất thường có màu vàng hoặc trắng, với nam giới thường thấy rõ vào buổi sáng;

Cảm giác nóng rát khi đi tiểu;

Nam giới sưng đau một bên hoặc cả 2 bên tinh hoàn.

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh Chlamydia có thể gây ra những tác động tiêu cực, đặc biệt là gây vô sinh.

5. Bệnh lậu kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh lậu. Nếu ăn những thực phẩm không nên ăn sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt triệu chứng sẽ càng khó chịu.

Do vậy, người bệnh cần lưu ý không nên ăn những thực phẩm sau để cải thiện bệnh nhanh chóng.

Không nên ăn thực phẩm có tính kích thích như: Đồ cay nóng, thực phẩm có tính nóng (thịt chó, thịt dê, rau thơm…);

Không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thậm chí là đồ ngọt vì chúng sẽ tạo điều kiện cho lậu cầu khuẩn phát triển.

Ngoài ra, người bệnh không sử dụng rượu bia, bởi những thành phần có trong rượu bia, đặc biệt là ga sẽ giảm sức đề kháng của bạn, khiến bệnh phát triển nặng hơn, khó khăn trong điều trị.

Như vậy, bài viết này của chúng tôi đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất về bệnh lậu. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách quan hệ tình dục an toàn, quan hệ khi bạn thực sự sẵn sàng nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, điển hình là lậu.

Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó Mèo Lây Từ Vật Nuôi Sang Người

Bệnh sán chó mèo là một bệnh nhiễm trùng lây truyền từ vật nuôi sang người (zoonosis) do giun tròn ký sinh được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati). Được nhiều người gọi là bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh giun đũa chó.

Bệnh sán chó mèo thường lây bệnh cho người như thế nào?

Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường có tên gọi là sán chó mèo.

mèo sẽ đẻ trứng, trứng theo phân và ra bên ngoài môi trường sau 1 đến 2 tuần lễ, các trứng này sẽ hoá phôi.

Đây là giai đoạn có thể gây nên bệnh cho người nếu nuốt phải trứng giun sán. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất vì do thói quen hay đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun sán nhiều do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó mèo.

Sau khi nuốt trứng vào trong cơ thể, ấu trùng giun sẽ được phóng thích ra ngoài, đi xuyên qua thành ruột và đi theo đường máu để di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể nhiều tháng và sau đó lại phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã để lại hậu quả tổn thương tại các mô.

Tiếp xúc với chó mèo có nhiễm bệnh sán chó mèo không?

Do đặc điểm chó mèo là những vật nuôi rất gần gũi với con người, nên bệnh thường phân bố khắp thế giới và bất kỳ ai trên thế giới cũng đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó mèo.

Bệnh sán chó mèo ở Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, phần vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, phần vì việc làm xét nghiệm phân không được áp dụng được trong bệnh này vì giun không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành để đẻ trứng trong ruột của con người.

Những năm gần đây có nhiều điều tra về huyết thanh học, chủ yếu kỹ thuật Elisa nhưng chỉ được giới hạn ở một số địa điểm cụ thể. Số mẫu chứa nhiều nên các số liệu khó nói lên được tình hình nhiễm chung trong cả nước.

Tuy chưa có số liệu thật chính xác về tình hình của bệnh, nhưng nguy cơ lây nhiễm trứng sán chó mèo ở người tại Việt Nam là rất cao, dẫn đến tình hình bệnh không phải là thấp, do việc nuôi chó mèo trong nhà rất phổ biến và đa số các vật nuôi này không được tắm rửa thường xuyên hay chích ngừa để phòng bệnh.

Thói quen ăn rau sống, hải sản, thịt tái sống, môi trường ô nhiễm, việc nuôi thú cưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc nhiễm ấu trùng giun sán. Dấu hiệu bệnh sán chó mèo hiện nay có tỷ lệ nhiễm rất cao. Do đó những trường hợp bị ngứa lâu ngày cần phải đi khám và làm xét nghiệm máu để chẩn đoán giun sán gây ngứa, dị ứng da. Thông thường thì sau điều trị đặc hiệu giun sán thì bệnh nhân sẽ hết ngứa trong vòng 3 tuần.

Phòng ngừa nhiễm bệnh sán chó mèo

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải lau dọn sạch sẽ, ăn chín uống sôi, ăn rau sống phải rửa sạch và rửa dưới vòi nước đang chảy.

Nên tắm cho chó mèo thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ ở cơ sở thú y và xổ giun theo định kỳ. Thu gom và xử lý phân chó mèo như phân người, không để chó mèo ỉa bậy ở khắp nơi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Top 10 Bệnh Có Thể Mắc Phải Khi Nuôi Chó Mèo Bạn Nên Biết 2022 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!