Bạn đang xem bài viết Tổng Quát Giải Phẫu Bệnh được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những bệnh ác tính do clone của tế bào tạo máu gốc. Tế bào non hoặc tế bào tương đương với tế bào non chiếm ≥ 20% tế bào có nhân trong máu ngoại biên hoặc trong tủy xương.
2. PHÂN LOẠI AML THEO TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI WHO 2008:
2.1/ Bạch cầu cấp dòng tủy với những nhiễm sắc thể bất thường đặc hiệu (Acute myeloid leukamia with recurrent genetic abnormalities):
Bạch cầu cấp dòng tủy với chuyển vị ( 8;21) [AML with ( 8;21) (q22;q22) ; RUNX1-RUNX1T1]
Bạch cầu cấp dòng tủy với đảo vị hoặc chuyển vị (16) [AML with inv (16) (p13.1,q22); CBFB-MYH11]
Bạch cầu cấp với chuyển vị (15;17) [Acute promyelocytic leukemia with t (15;17) (q22;q120, PML- RARA]
Bạch cầu cấp với chuyển vị (9;11) [AML with t(9;11) (p22,q23) ; MLLT3-MLL]
Bạch cầu cấp với chuyển vị (6;9) [AML with t(6;9)(p23;q34); DEK-NUP214]
Bạch cầu cấp với đảo vị hoặc chuyển vị (3) [AML with inv(3)(q21;q26.2) or t(3;3)(q21;q26.2); RPN1-EV11]
Bạch cầu cấp với chuyển vị (1:22) [AML (megakaryoblastic) with t(1;22)(p13;q13); RBM15-MKL1]
Đề nghị : Bạch cầu cấp dòng tủy với đột biến NPM1 (AML with mutated NPM1)
Đề nghị : Bạch cầu cấp dòng tủy với đột biến CEBPA (AML with mutated CEPBA)
Bạch cầu cấp dòng tủy có độ biệt hóa tối thiểu (M0) (AML with minimal differentiation)
Bạch cầu cấp dòng tủy không trưởng thành (M1) (AML with no maturation)
Bạch cầu cấp dòng tủy trưởng thành (M2) (AML with maturation)
Bạch cầu cấp dòng tủy và dòng mono (M4) (Acute myelomonocytic leukemia)
Bạch cầu cấp dòng mono (M5) (Acute monoblastic/monocytic leukemia)
Bạch cầu cấp dòng hồng cầu (M6) (Acute erythroid leukemia)
Bạch cầu cấp dòng mẫu tiểu cầu (M7) (Acute megakaryoblastic leukemia)
Bạch cầu cấp dòng basophils (Acute basophilic leukemia)
Tăng sinh cấp toàn bộ tủy với xơ tuy đi kèm (Acute panmyelosis with myelofibrosis)
3. NGUYÊN NHÂN :
Cơ địa được xem là nguyên nhân góp phần tạo nên bạch cầu cấp như: hội chứng Down, nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp tăng 10-20 lần, nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng mẫu tiểu cầu tăng hơn 500 lần.Thiếu máu Fanconi. Một số những bệnh di truyền hiếm gặp khác cũng có tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp. Môi trường cũng là nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp. Các yếu tố môi trường gồm nhiễm Phóng xạ, xạ trị, hóa trị, chất hóa học như Benzene,… bên cạnh đó Tiền căn về những bệnh tạo máucũng là một trong những nguyên nhân gay bạch cầu cấp như Hội chứng loạn sinh tủy, những bệnh tăng sinh tủy, những bệnh loạn sinh/tăng sinh tủy đều có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy.
4. SINH LÝ BỆNH:
Do sự tích tụ của nhiều đột biến gene. Các đột biến được chia làm hai loại gồm loại một là những dấu hiệu của tiền tăng sinh, ví dụ : FLT3, NPM1, KIT và loại hai là những bất thường trong quá trình trưởng thành, ví dụ : PML-RARA, CEBPA, RUNX1-RUNX1T1.
Tần suất bệnh: Khoảng 3,4/100.000 người, Ở Mỹ có khoảng 10.000 trường hợp mới mỗi năm.
Diễn tiến tự nhiên: Có diễn tiến lâm sàng nhanh
6. LÂM SÀNG:
Những triệu chứng như mệt mỏi (thiếu máu), xuất huyết ( giảm tiểu cầu ), nhiễm trùng (giảm bạch cầu đa nhân). Những biểu hiện ngoài tủy như U, nốt ở da, phì đại nướu răng, sarcoma tủy.
8. YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO CHẨN ĐOÁN:
Những yếu tố cần thiết để chẩn đoán bạch cầu cấp trong tất cả trường hợp như máu ngoại biên và/hoặc mẫu hút tủy và / hoặc mẫu sinh thiết tủy, dấu ấn miễn dịch, di truyền học, bệnh sử hoàn chỉnh và chính xác, tiền sử có nhận hóa trị và/hoặc xạ trị, tiền căn về các bịnh tạo máu khác (như hội chứng loạn sinh tủy).
Những yếu tố cần được bổ sung tùy theo từng trường hợp gồm hóa tế bào, FISH (nếu karyotype không thành công, Một số bất thường ẩn không thể phát hiện bằng karyotype), Sinh học phân tử ( Karyotype bình thường : FLT3,NPM1,CEBPA …Karyotype bất thường : tùy từng bịnh viện, tùy những phát hiện mới, tùy phác đồ điều trị ….).
9. GIẢI PHẪU BỆNH:
Lam máu ngoại biên: Đối với lam máu ngoại biên, chúng ta xét tế bào non hoặc tế bào tương đương với tế bào non trên 200 bạch cầu.
Lam hút tủy: Đối với lam hút tủy không có bệnh khác đi kèm, chúng ta cũng xét tế bào non hoặc tế bào tương đương với tế bào non trên 500 tế bào có nhân không, kể cả tế bào của bệnh đi kèm (như tương bào trong đa u tuy, lympho bào trong bạch cầu mãn dòng lympho).
Đặc điểm tổng quát về các loại tế bào non hoặc tế bào tương đương với tế bào non:
Nguyên tủy bào (Myeloblasts):Bào tương có hạt ưa azure và/hoặc que Auer (Hình 1)
Nguyên bào mono (monoblasts) : Kích thước lớn, bào tương có màu xám pha lẫn xanh da trời, có thể có hạt ưa azure mịn. (Hình 2).
Nguyên mẫu tiểu cầu (megakaryoblasts): Bào tương có nhú hoặc có những mảnh vỡ của tương bào, nhưng không đặc hiệu (Hình 3)
Tiền tủy bào (promyelocytes): Chỉ được xem là tế bào non trong bạch cầu cấp tiền tủy bào (acute promyelocytic leukemia). Nhân có một hoặc hai thùy. Bào tương có nhiều hạt hoặc không có hạt. Có thể có nhiều que Auer (tế bào bó củi, Faggot cells). (Hình 4)
Tiền mono bào (promonocytes): Bào tương có màu xanh da trời pha lẫn màu xám. Nhân có nhiễm sắc chất mịn. Màng nhân xếp nếp
Nguyên bào hồng cầu (erythroblasts): Chỉ được đếm như tế bào non trong bạch cầu cấp dòng hồng cầu, bào tương có màu kiềm đâm và có thể có không bào bao quanh nhân. (Hình 6)
Thường có bất thường về công thức máu như giảm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đa nhân. Sự hiện diện và % của tế bào non hoặc tế bào tương đương với tế bào non.
Quan sát hồng cầu để đánh giá tình trạng đông máu nội mạch lan tỏa (DIC)
Yêu cầu lam tủy giàu tế bào và nhuộm đẹp.
Một số hình ảnh tế bào non ( blast) của các type bạch cầu cấp dòng tủy.
Yêu cầu phải đủ kích thước và nhuộm đẹp.
Nhận diện tế bào non hoặc tế bào tương đương với tế bào non bằng cách sử dụng hóa mô miễn dịch nếu cần.
Những điểm cần lưu ý như không phải tất cả tế bào non đều dương tính với CD34, đặc biệt là bạch cầu cấp tiền tủy bào, nguyên mẫu tiểu cầu , nguyên bào mono, tiền mono bào và nguyên hồng cầu. Hóa mô miễn dịch không nhạy cảm bằng dấu ấn miễn dịch.
Đánh giá loạn sinh của mẫu tiểu cầu. Đánh giá những bệnh lý đi kèm như bệnh tế bào mast, những bệnh lý khác.
Esterase không đặc hiệu:
Nếu dương tính chúng ta xác định dòng mono, nhưng nếu âm tính chúng ta vẫn không loại trừ được dòng mono.
11. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: a/ Tác dụng phụ của Granulocyte Colony-stimulating Factor (GCF)
– Tế bào non có thể có hơn 20% trên mẫu tuy có mật độ tế bào thấp
– Hiện tượng thoáng qua, không có “clone”, không có que Auer
b/ Tế bào non trong giai đoạn cấp tính của bệnh tủy có trước, cần có bệnh sử.
12. CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN GIẢI PHẪU BỆNH a/ Dấu ấn miễn dịch (DAMD)
Nên thực hiện ở tất cả trường hợp bạch cầu cấp dòng tủy trong lần chẩn đoán đầu tiên. Giúp xác đinh dòng tủyGiúp thiết lập những “dấu ấn” miễn dịch để theo dõi trong tương laiNhững marker của tế bào non như CD34 nhưng không phải tất cả tế bào non đều dương tính với CD34. CD117 xác định tiền mono bào và tế bào mast cũng dương tính. TdT dương tính trong một số ít trường hợp bạch cầu cấp dòng tủy. Những marker của dòng tủy như MPO, CD13, CD33những marker của dòng mono như CD14, CD36/CD64, CD163, CD4 ( yếu ), CD33 (mạnh)Những marker của dòng mẫu tiểu cầu như CD31, CD41, CD42b, CD61. Những marker của dòng hồng cầu như Glycorophin A, hemoglobin A, CD 71 (không đặc hiệu).
b/ Di truyền học phân tử
Di truyền học nên thực hiện ở tất cả các trường hợp bạch cầu cấp dòng tủy trong lần chẩn đoán đầu tiên. Giá trị về mặt chẩn đoán trong bạch cầu cấp dòng tủy với những nhiễm sắc thể bất thường đặc hiệu. Bên cạnh đó còn có giá trị tiên lượng như nhóm nguy cơ thấp, trung bình và cao.
Fish thực hiện trong một số trường hợp theo sự gợi ý của hình thái hoặc di truyền học
Sinh học phân tử thực hiện tùy theo bệnh viện, phác đồ, rất hữu ích trong theo dõi tồn lưu tối thiểu (Minimal residual disease, MRD). Nói chung, trong trường hợp karyotype bình thường, nên kiểm tra những đột biến của FLT3, CEBPA, và NPM1.
13.NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CHẨN ĐOÁN
1/ Sử dụng GCF như một thành phần trong điều tri bạch cầu cấp dòng tủy: Khó đánh giá tồn lưu bệnh dựa trên số lượng tế bào non
2/ Bạch cầu cấp dòng tủy có số lượng tế bào non thấp (<20%): Chẩn đoán dựa vào sự hiện diện của những bất thường nhiễm sắc thể đặc hiệu [ t(15;17) ; t(8;21); inv (16)/t(16;16)]
4/ Tăng tiền hồng cầu đáng kể: Loạn sinh tủy bậc cao hay bạch cầu cấp dòng hồng cầu. Bạch cầu cấp dòng hồng cầu thường có nguyên bào hồng cầu là chính. Loạn sinh tủy thường gồm tất cả những giai đoạn khác của dòng hồng cầu . Cần loại trừ những bệnh không ác tính như thiếu chất ( vitamin B12, folate, đồng) hay điều trị với erythropoietin.
5/ Xơ tủy: Thường không hút được tủy. Phải dựa vào HDMD để đánh giá số tế bào non như: CD34,CD117. Cần loại trừ khả năng chuyển giai đoạn từ những bịnh tạo máu có trước.
6/ Bạch cầu mãn hay bạch cầu cấp dòng tủy và mono: Đòi hỏi chất lượng lam và nhuộm đẹp. Tủy thường có số lượng tế bào non cao hơn trong máu.
14. TIÊN LƯỢNG Bảng 01: Phân loại tiên lượng bạch cầu cấp theo của gene 15. TƯỜNG TRÌNH KẾT QUẢ:
Yêu cầu tối thiểu phải có áp dụng bảng phân loại WHO 2008, sử dụng bảng tóm tắt kết quả của CAP, tường thuật kết quả của những xét nghiệm đặc biệt bao gồm những yếu tố chẩn đoán và tiên lượng.
Thông báo kết quả bằng cách gọi điện thoại thông báo với bác sĩ lâm sàng càng sớm càng tốt, những trường hợp chẩn đoán mới, tái phát bất ngờ, nghi ngờ bạch cầu cấp tiền tủy bào (APL), có đông máu nội mạch lan tỏa đi kèm.
16. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
[01] . Carla S. Wilson, MD, PhD (2012). Overview of acute myeloid leukemia. In: Reichard, Kaaren K.M.D, 1stedition, 9-114-119. Amirsys Publishing, Inc. Canada
[02] . WHO (2008). Acute myeloid leukemia, not otherwise specified. In:D.A. Arber el al. World Health Organization classification of Tumours of the Hematopoietic and Lymphoid Tissues , 4th edition, pp 130-140. International Agency for Research on Cancer, Lyon
LÊ THANH TÚ
Giải Phẫu Bệnh Học: Bệnh Lý Buồng Trứng
Giải phẫu bệnh học: Bệnh lý buồng trứng
Bệnh lý thường gặp nhất ở buồng trứng là các u. Bệnh lý viêm rất hiếm gặp.
U buồng trứng có thể là nguyên phát hoặc thứ phát (Hình 33).
U nguyên phát của buồng trứng xuất phát từ:
Biểu mô bề mặt buồng trứng (surface epithelial tumors) (65 – 70%)
Mô đệm – dây sinh dục (sex cord – stromal tumors) (10%)
Tế bào mầm (germ cell tumors) (15 – 20%)
U thứ phát của buồng trứng: do di căn từ ung thư nơi khác (5%)
Hình 33: Phân loại các u buồng trứng theo nguồn gốc xuất phát
U BUỒNG TRỨNG NGUYÊN PHÁT U BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG (epithelial tumors):U xuất phát từ lớp tế bào trung mạc phủ trên bề mặt buồng trứng (còn gọi là biểu mô bề mặt) hoặc từ những nang trong mô đệm (được hình thành do biểu mô bề mặt bị vùi vào mô đệm sau khi trứng rụng). Những tế bào này có khả năng chuyển sản và tăng sinh thành nhiều loại u biểu mô bề mặt khác nhau, có thể giống biểu mô cổ trong CTC (u dịch nhầy), biểu mô nội mạc tử cung (u dạng nội mạc), biểu mô vòi trứng (u dịch trong).
U biểu mô buồng trứng có thể lành, ác hoặc giáp biên ác. U giáp biên ác là những u có cấu trúc mô và tế bào tăng sinh không điển hình trông có vẻ ác tính, nhưng đa số lại có diễn tiến lành tính, không xâm nhập và di căn. U ác biểu mô chiếm 90% các u ác của buồng trứng.
U biểu mô buồng trứng xảy ra ở người trên 20 tuổi. Phân biệt 5 loại:
U dịch trong buồng trứng (serous tumors):
Là loại u buồng trứng thường gặp nhất, chiếm 20-50% tất cả các loại u buồng trứng; trong đó 60% là lành tính, 15% giáp biên ác và 25% ác. U dịch trong ác tính là loại u ác thường gặp nhất của buồng trứng.
U lành thường gặp ở lứa tuổi 30-40 tuổi, u ác thường gặp ở lứa tuổi 45-65 tuổi.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: u có kích thước trung bình 5-10 cm, có khi rất lớn, khoảng 30 cm. U lành thường có dạng bọc, vỏ bọc mỏng, trơn láng, chứa dịch trong. 25% trường hợp u lành có ở hai buồng trứng. Đối với u ác tính, tỉ lệ có u ở hai buồng trứng cao hơn, vỏ bọc u có nhiều nhú và đám đặc.
Vi thể: Trong u lành, vách bọc được lót bởi biểu mô trụ đơn tiết dịch trong có lông chuyển. Trường hợp ác tính, lớp biểu mô tăng sản nhiều lớp, tế bào dị dạng, tạo nhú, xâm nhập vào mô đệm bên dưới và đặc biệt hay thấy có các thể cát (psammoma). (Hình 34)
Hình 34: U dịch trong lành có vách trơn láng (A); U giáp biên ác, vách có chồi nhú (B); U ác tính, nhiều nhú và đám đặc (C); Ở u lành, vách bọc lót bởi biểu mô trụ đơn có lông chuyển (D); U giáp biên ác, nhú tăng sản phức tạp nhưng không xâm nhập mô đệm (E); U ác, xâm nhập mô đệm, có thể cát (F).
U dịch nhầy buồng trứng (mucinous tumors):
Chiếm 15-25% tất cả u buồng trứng, 80% lành tính, 10% giáp biên ác, 10% ác. U dịch nhầy ác tính chiếm 10% các ung thư buồng trứng.
Lứa tuổi mắc bệnh thường gặp giống như u dịch trong buồng trứng.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: u có kích thước trung bình lớn hơn u dịch trong và là loại u lớn nhất trong các u buồng trứng. U dạng bọc, mặt ngoài láng, mặt trong có nhiều vách ngăn chia bọc thành nhiều khoang nhỏ chứa dịch nhầy đặc giống keo. U giáp biên ác và u ác có nhiều chồi nhú và nốt đặc. 5% u lành có ở 2 buồng trứng, tỉ lệ này ở u ác là 20%. (Hình 35-ABC)
Hình 35-ABC: U dịch nhầy lành có vách trơn láng, ngăn nhiều bọc nhỏ (A); U giáp biên ác, vách có chồi nhú (B); U ác tính, nhiều nhú và đám đặc (C).
Vi thể: trong u lành, vách bọc lót biểu mô trụ đơn tiết nhầy. Trường hợp ác tính, lớp biểu mô tăng sản nhiều lớp, tế bào dị dạng, tạo nhú, xâm nhập vào mô đệm bên dưới. (Hình 35-DEF)
Hình 35-DEF: U dịch nhầy lành có vách bọc lót bởi biểu mô trụ đơn tiết nhầy (D); u giáp biên ác tăng sản tạo nhú, nhân tăng sắc không điển hình nhưng chưa xâm nhập mô đệm (E); U ác xâm nhập mô đệm (F).
U dạng nội mạc tử cung (endometrioid tumour):
Chiếm 5% u buồng trứng, khác với u dịch trong và u dịch nhầy buồng trứng; hầu hết u dạng nội mạc tử cung của buồng trứng là u ác tính, chiếm 15-25% ung thư buồng trứng. Trong 30% trường hợp, u có ở cả hai buồng trứng. U thường gặp ở lứa tuổi 40-50.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: u có kích thước 10-20 cm, dạng đặc, mềm; hoặc dạng bọc chứa dịch nâu có chồi nhô vào lòng bọc.
Vi thể: u dạng nội mạc tử cung ác (còn được gọi là carcinôm tuyến dạng nội mạc của buồng trứng) có hình vi thể giống carcinôm tuyến nội mạc của tử cung (hình 36).
Hình 36: U dạng nội mạc tử cung, có vùng đặc, vùng nang (a); Vi thể giống carcinôm nội mạc tử cung (B)
U tế bào sáng (clear cell tumor):
Chiếm 5-10% các ung thư buồng trứng.
Hầu hết u tế bào sáng là u ác tính. U lành và u giáp biên ác rất hiếm gặp. Rất hay đi kèm với lạc nội mạc tử cung ở vùng chậu. Tuổi mắc bệnh trung bình là 57 tuổi, bệnh nhân thường đã mãn kinh.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: u có kích thước trung bình 15 cm, nửa đặc nửa nang, thường có xuất huyết hoại tử trong vùng đặc; trong 40% trường hợp, u có ở hai buồng trứng.
Vi thể: trong carcinôm tuyến loại tế bào sáng, tế bào u hình đa diện, bào tương nhiều và sáng, xếp thành cấu trúc ống, nhú, hoặc đám đặc nằm trên mô đệm sợi mạch hoặc mô đệm hyaline hoá. (Hình 37)
Hình 37: U tế bào sáng ác tính dạng chồi sùi xuất hiện trong 1 bọc lạc nội mạc ở buồng trứng (A); tế bào u có bào tương sáng, xếp thành ống nằm trên mô đệm hyalin hoá (B)
U Brenner (Brenner tumors):
Chiếm 2% u buồng trứng. Hầu hết là u lành (98%), u giáp biên ác và u ác rất hiếm gặp.
Lứa tuổi thường gặp là 30-60 tuổi. Trong 8% trường hợp, u có ở cả hai buồng trứng
Hình thái tổn thương:
Đại thể: u thường có kích thước nhỏ < 2 cm, chỉ có 10% u lớn hơn 10 cm. U dạng đặc, giới hạn rõ, mật độ chắc, vàng nhạt, đôi khi có những bọc nhỏ.
Vi thể: u Brenner cấu tạo bởi các đám tế bào biểu mô giống như biểu mô chuyển tiếp của đường tiết niệu, nhân có rảnh dọc như hạt cà phê, bào tương nhiều, trên nền mô đệm sợi. Các đám tế bào u tạo thành đám đặc, có các lòng nhỏ rải rác chứa chất bắt màu ái toan. U Brenner thường phối hợp với các u khác, thường gặp nhất là với u bọc dịch nhầy lành tính. (Hình 38)
Hình 38: U Brenner có giới hạn rõ, màu vàng nhạt (A); Đám tế bào u giống tế bào chuyển tiếp, có hốc nhỏ chứa dịch.
U TẾ BÀO MẦM (germ cell tumors):U nghịch mầm (dysgerminoma):
Tương ứng với u tinh bào ở tinh hoàn. U chiếm 2% các ung thư buồng trứng và 50% u ác của tế bào mầm.Tuổi mắc bệnh thường gặp là 10-30 tuổi.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: u thường ở một buồng trứng (80-90%), đặc, mặt cắt mềm ướt, trắng vàng đến xám hồng.
Vi thể: tế bào u đồng dạng, nhân tròn nằm chính giữa với 1 hoặc nhiều hạch nhân; bào tương nhiều, sáng; tế bào xếp thành đám hoặc bè, ngăn cách nhau bởi các dải sợi collagen thấm nhập nhiều limphô bào. (Hình 39)
Điều trị bao gồm phẫu thuật phối hợp với xạ trị và và hoá trị. U rất nhạy với xạ và hoá nên tỉ lệ sống thêm 5 năm vẫn có thể đạt đến 80% cho dù phát hiện ở giai đoạn muộn.
Hình 39 : U nghịch mầm đặc, màu xám hồng. B : Đám tế bào u và dải sợi thấm nhập limphô bào.
U quái (teratoma):
U cấu tạo bởi nhiều thành phần xuất phát từ cả 3 lá phôi do tế bào mầm biệt hoá theo hướng mô trong phôi. Phân biệt 3 nhóm u quái sau: u quái trưởng thành lành tính, u quái trưởng thành hoá ác, u quái chưa trưởng thành.
U quái trưởng thành (mature teratoma):
Là loại u tế bào mầm thường gặp nhất, chiếm khoảng 58% các u lành của buồng trứng. Hầu hết u quái trưởng thành có dạng nang. Có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng thường nhất là ở nhóm tuổi hoạt động sinh dục. Dạng u đặc ít gặp, chủ yếu ở nhóm bệnh nhân trẻ < 20 tuổi.
U có ở 2 buồng trứng trong 10-15% trường hợp; có 1% bị chuyển dạng ác tính gọi là u quái trưởng thành hoá ác.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: u có kích thước trung bình 15 cm, dạng nang, bề mặt láng, chứa tóc và chất bã. Nốt đặc trong nang chứa mô mỡ, răng, xương, nhô vào trong lòng nang.
Vi thể: u gồm nhiều thành phần mô khác nhau xuất phát từ 3 lá phôi, tất cả đều trưởng thành: biểu mô lát tầng với các phần phụ của da như nang lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi, biểu mô hô hấp, biểu mô tiêu hoá, mỡ, sụn, xương, tuyến giáp, mô thần kinh đệm, v.v. (Hình 40)
Hình 40: U quái trưởng thành có lông tóc, mô mỡ và răng (A); trên vi thể có có mô sụn (1), mô thần kinh đệm (2), biểu mô hô hấp (3) (B)
U quái trưởng thành hoá ác (teratoma with malignant transformation):
Khoảng 1% u quái trưởng thành hoá thành ác tính. U có cấu tạo tương tự u quái trưởng thành nhưng có một thành phần chuyển thành ác tính, như carcinôm (thường gặp nhất là carcinôm tế bào gai) hoặc sarcôm.
U quái chưa trưởng thành (immature teratoma):
Chiếm 3% các u quái của buồng trứng, 1% các ung thư buồng trứng và 20% các u tế bào mầm ác. Tuổi mắc bệnh trung bình là 18 tuổi, Ít gặp ở phụ nữ lớn tuổi.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: u có kích thước lớn, trung bình 18 cm, đặc, mặt cắt như thịt, hoặc có nhiều nang nhỏ, nhiều vùng hoại tử xuất huyết.
Vi thể: U gồm nhiều thành phần mô khác nhau xuất phát từ ba lá phôi. Thành phần chưa trưởng thành thường gặp nhất là mô thần kinh non (các ống thần kinh non); ngoài ra còn có thể gặp mô mỡ, sụn, xương chưa trưởng thành, nguyên bào cơ vân, v.v. Phân độ ác tính của u quái chưa trưởng thành thường dựa vào số lượng thành phần mô thần kinh non nhiều hay ít. (Hình 41)
Hình 41: Mặt cắt u quái chưa trưởng thành cho thấy kết hợp mô đặc và bọc (A); Trên vi thể có mô thần kinh non với các ống thần kinh non (1), mô sụn non (2) (B); Một ống thần kinh non phóng đại lớn (C)
U túi noãn hoàng (Yolk sac tumor):
U tuy hiếm gặp nhưng là loại u ác tế bào mầm đứng hàng thứ 2, chỉ sau u nghịch mầm. Thường gặp nhất ở lứa tuổi 10-20 tuổi. Bệnh nhân có hàm lượng alpha – fetoprotein (AFP) trong máu cao do tế bào u sản xuất.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: kích thước trung bình của u là 15 cm. U ở một buồng trứng, vỏ bao rõ, bề mặt trơn láng, mặt cắt đặc, rải rác có các bọc và ổ xuất huyết.
Vi thể: hình ảnh đặc trưng là các tế bào u hình vuông hoặc dẹt xếp thành các cấu trúc dạng ống hoặc phủ lên các nhú liên kết có chứa mao mạch ở giữa. Các nhú này có thể thò vào trong lòng các ống trên, gọi là thể Schiller – Duval. (Hình 42)
Hình 42: U túi noãn hoàng đặc, vỏ bao rõ, có xuất huyết và thoái hoá bọc (A) ; cấu tạo vi thể cho thấy thể Schiller – Duval (mũi tên, B).
Carcinôm đệm nuôi (choriocarcinoma):
U hiếm gặp, chiếm <1% các u tế bào mầm; thường gặp dưới dạng phối hợp với các u tế bào mầm khác. Tuổi mắc bệnh thường gặp là trong 3 thập niên đầu. Ở phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ, cần phân biệt với carcinôm đệm nuôi có liên hệ với thai kỳ, từ tử cung di căn lên. Bệnh nhân có hàm lượng HCG trong máu rất cao do tế bào u sản xuất.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: u có kích thước lớn 4-25 cm, xuất huyết hoại tử, ở một buồng trứng.
Vi thể: u gồm các đơn bào nuôi và hợp bào nuôi dị dạng tương tự như carcinôm đệm nuôi xuất phát từ nhau thai (Xem trên).
Khác với carcinôm đệm nuôi xuất phát từ nhau thai, carcinôm đệm nuôi của buồng trứng có tiên lượng xấu hơn, thường không đáp ứng với hoá trị thông thường và có tỉ lệ tử vong cao.
Carcinôm phôi (embryonal carcinoma):
U hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 3% u tế bào mầm của buồng trứng; thường gặp ở người trẻ, tuổi trung bình là 15 tuổi. U có kích thước lớn, trung bình 17 cm và ở 1 buồng trứng. U có mật độ chắc, mặt cắt vàng nâu, thường có xuất huyết và hoại tử. Cấu tạo vi thể tương tự carcinôm phôi tinh hoàn, gồm các tế bào rất non xếp thành đám hoặc lót những khoang giống tuyến (Xem carcinôm phôi ở chương bệnh lý sinh dục nam).
U MÔ ĐỆM – DÂY SINH DỤC (sex cord – stromal tumours):U xuất phát từ dây sinh dục hoặc mô đệm của tuyến sinh dục nguyên thủy. U chiếm 10% các u buồng trứng, gồm nhiều loại khác nhau từ lành đến ác, có thể biệt hoá theo hướng các cấu trúc của nữ (tế bào hạt và vỏ) hoặc của nam (tế bào Leydig – Sertoli). Thường gặp nhất là:
U sợi (fibroma)
Là u mô đệm thường gặp nhất, chiếm 4% các u buồng trứng. U lành, thường gặp ở lứa tuổi quanh mãn kinh. Đại thể u đặc, chắc, màu trắng. Vi thể u gồm các tế bào hình thoi giống như nguyên bào sợi xếp thành các bó. (Hình 43)
Hình 43: U sợi có mặt cắt đặc, trắng (A), tế bào hình thoi xếp thành bó (B).
U tế bào vỏ (thecoma):
Là u lành, thường gặp ở tuổi mãn kinh. Trong nhiều trường hợp, u tiết ra hormôn estrogen hoặc androgen. Ở phụ nữ chưa mãn kinh, u tiết ra estrogen có thể gây rối loạn kinh nguyệt. U thường phối hợp với u sợi, gọi là u sợi – vỏ. U tế bào vỏ đặc, mặt cắt màu vàng, kích thước 5-10 cm. Trên vi thể, u cấu tạo bởi các tế bào vỏ hình thoi, có nhân bầu dục, bào tương sáng do có không bào chứa lipid. (Hình 44)
Hình 44: U tế bào vỏ,mặt cắt đặc, mầu vàng (A); tế bào u hình thoi, bào tương có không bào chứa lipid (B)
U tế bào hạt (granulosa cell tumor):
Chiếm khoảng 5% u buồng trứng, thường xảy ra ở phụ nữ đã mãn kinh. U tế bào hạt là u ác với độ ác tính thấp vì có khả năng tái phát và lan tràn tại chỗ. Trong 3/4 trường hợp, u sản xuất ra estrogen, gây tăng sản nội mạc tử cung.
Hình thái tổn thương: (Hình 45)
Hình 45: U tế bào hạt đặc, màu vàng nâu, có chỗ hoá bọc (A); Thể Call – Exner (mũi tên, B).
Đại thể: u thường ở một buồng trứng, kích thước thay đổi 5-10 cm, có vỏ bọc. Mặt cắt màu vàng, có chỗ hoá bọc.
Vi thể: u cấu tạo bởi các tế bào nhỏ, hình vuông hoặc đa giác, hợp thành các dải hoặc đám đặc. Trong một số trường hợp, có thể tìm thấy các cấu trúc dạng tuyến đặc trưng cho loại u này, gọi là thể Call – Exner.
U tế bào Sertoli – Leydig
U xuất phát từ các tế bào mô đệm của tuyến sinh dục nguyên thủy nhưng do một cơ chế chưa rõ, lại biệt hoá theo hướng nam giới. U có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gây ra triệu chứng nam hoá như chứng rậm lông, phì đại âm vật, biến đổi giọng nói. Đây là một loại u có tiềm năng ác tính, có thể cho di căn hoặc tái phát trong một số ít trường hợp.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: u có dạng đặc, ở 1 buồng trứng, mặt cắt màu vàng.
Vi thể: u cấu tạo bởi các tế bào giống tế bào Sertoli và tế bào Leydig. Tùy theo mức độ biệt hoá tốt hoặc kém, chúng có thể kết hợp thành cấu trúc dạng ống hoặc thành các đám đặc tương tự sarcôm. (Hình 46)
Hình 46: U tế bào Sertoli – Leydig đặc, mắt cắt màu vàng (a); tế bào Sertoli xếp thành ống (1), chen giữa là các đám tế bào Leydig với bào tương nhiều ái toan (2) (B) .
U DI CĂNU di căn đến buồng trứng (theo xuất độ giảm dần) thường từ ung thư đại tràng, ung thư vú, limphôm, u carcinoid và ung thư dạ dày. U Krukenberg là một ung thư buồng trứng do di căn từ ung thư đường tiêu hóa: cả hai buồng trứng đều bị xâm nhập bởi các tế bào ung thư tuyến tiết nhầy dạng mặt nhẫn. (Hình 47)
Hình 47: U Krukenberg do di căn từ ung thư dạ dày, có dạng bọc, nhầy (A); Tế bào tuyến dạng mặt nhẫn di căn, xâm nhập vào mô buồng trứng (mũi tên, B).
LIÊN HỆ LÂM SÀNG
Về xuất độ, ghi nhận ung thư tại chúng tôi và Hà nội gần đây (2004-2008) cho thấy ung thư buồng trứng xếp hàng thứ 6 và thứ 8 trong 10 loại thư thương gặp ở giới nữ. Bệnh nhân lúc được chẩn đoán có tuổi trung bình là 55 tuổi. Ở Mỹ ung thư buồng trứng đứng hàng thứ 4 và là loại ung thư phụ khoa gây tử vong hàng đầu.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ gồm có ung thư buồng trứng có tính gia đình (chiếm khoảng 5% ung thư buồng trứng, phụ nữ trong các gia đình này có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn bình thường); tình trạng không có con.
Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc hiệu như rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết âm đạo bất thường, táo bón, rối loạn tiểu tiện. Khi rờ thấy u thì thường đã trễ, u quá lớn, phá vỡ vỏ bao và có thể đã di căn vào khoang bụng.
Chẩn đoán dựa vào thăm khám phụ khoa và siêu âm, CT để đánh giá khối u vùng chậu và sự lan tràn của u trong ổ bụng; định lượng các chất đánh dấu u như CA-125, HCG và AFP để có hướng phân biệt giữa các loại u buồng trứng.
Xếp giai đoạn lâm sàng tuỳ theo mức độ lan rộng của u ác, gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: u còn giới hạn ở buồng trứng, chưa phá vỡ vỏ bao.
Giai đoạn 2: u bắt đầu ăn lan vào các cơ quan lân cận vùng chậu như tử cung, vòi trứng.
Giai đoạn 3: u lan ra ngoài vùng chậu, di căn vào mạc nối và các hạch sau phúc mạc, hạnh bẹn.
Giai đoạn 4: u đã cho di căn xa đến phổi, gan…
Tỉ lệ bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn 1, 2, 3, 4 lần lượt là 15%, 15%, 65%, 5% với tỉ lệ sống thêm 5 năm tương ứng là 80%, 60%, 30%, 5%. Như vậy, đa số bệnh nhân được phát hiện khi u đã lan rộng, gây khó khăn cho điều trị và ảnh hưởng đến tiên lượng sống còn.
Ung thư buồng trứng được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ u cùng với tử cung và 2 phần phụ, kết hợp với xạ trị và hóa trị .
Những Thông Tin Tổng Quát Nhất Về Căn Bệnh Đau Dây Thần Kinh Tọa
Dây thần kinh tọa hay còn gọi với tên khác là dây thần kinh hông to chạy dọc từ sau lưng dưới tới phía sau của hai chân. Vai trò quan của rất thần kinh rất quan trọng trong việc chi phối cảm giác, khả năng vận động của lưng và chân.
Khi dây thần kinh này vì một nguyên nhân nào đó mà bị tổn thương, chèn ép khiến người bệnh cảm thấy đau nhói ở phần thắt lưng, lan tới hông, mông. Thuật ngữ y khoa gọi là đau thần kinh tọa.
Bệnh thường gặp ở nam giới từ 30 – 60 tuổi. Đối tượng hay mắc bệnh đau thần kinh tọa thường là người có đặc thù công việc phải mang vác nặng, nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều,…
Triệu chứng đau dây thần kinh tọa thường gặp nhấtMột số dấu hiệu nhận biết khi bị thần thần kinh tọa điển hình gồm có:
Người bệnh thường cảm thấy đau dọc thắt lưng xuống hai bên hông, mông và xuống cả gót chân. Tùy vào sự tổn thương của dây thần kinh tọa bên trái hay bên phải sẽ xuất hiện cơn đau ở bên đó.
Cơn đau âm ỉ và tăng dần lên khi vận động.
Cột sống cứng, rất khó khi vận động , nhất là khi có động tác cúi hay nghiêng người về một phía.
Bệnh chuyển nặng, người bệnh khó vận động, các khớp ở hông, ngón chân khó linh hoạt.
Bệnh để lâu ngày sẽ có triệu chứng teo cơ đùi, mông, chân. Không chỉ vậy mà còn xuất hiện các dấu hiệu tê bì chân tay, rối loạn đại tiểu tiện,..
Vậy bệnh đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? Người mắc bệnh nếu không điều trị ngay, lâu dần sẽ tiến triển thành mãn tính, khó có thể chữa trị dứt điểm. Các cơn đau sẽ tăng dần gấp nhiều lần khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Nghiêm trọng hơn nếu để bệnh nặng sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: Biến dạng xương, dây thần kinh thực vật bị rối loạn, teo cơ,… Điều đó cho thấy rằng, đau dây thần kinh tọa rất nguy hiểm tới sức khỏe. Do vậy, khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, người bệnh cần tới cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt để thăm khám và có phương pháp trị liệu kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọaXác định rõ nguyên nhân gây đau thần kinh tọa do đâu sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng để định hướng được phương hướng điều trị phù hợp, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Một số nguyên nhân gây bệnh có thể kể tới như:
Nguyên nhân khách quan:
Do tuổi tác: Tuổi cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới xương khớp bị lão hóa, thoái hóa dễ bị tổn thương trước những tác động gây ra hiện tượng đau lưng và thần kinh tọa.
Do chấn thương: Nhiều người bệnh bị bệnh đau dây thần kinh tọa là do ảnh hưởng của chấn thương xương ở phần hông, nhiễm trùng nhưng không có cách xử lý kịp thời do vậy làm xuất hiện cơn đau thần kinh tọa.
Do lao động quá sức, tư thế ngồi sai: Nhiều người bệnh do lao động nặng nhọc, ngồi sai tư thế trong thời gian dài cũng khiến cột sống bị chèn ép, tổn thương và làm xuất hiện những cơn đau nhức.
Mang thai: Ngoài ra, bà bầu cũng là đối tượng hay mắc bệnh này rất cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do trọng lượng cơ thể phụ nữ mang thai ngày càng nặng, tử cung phát triển nhanh làm chèn ép dây thần kinh hông to, dẫn tới những cơn đau nhức dai dẳng. Tuy nhiên, các bạn không nên quá lo lắng vì bệnh sẽ tự mất đi sau khi sinh nở xong.
Mô sẹo: Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau thần kinh tọa là các mô sẹo. Theo đó, tình trạng mô sẹo hay xơ hóa màng cứng gây áp lực lên các rễ thần kinh thắt lưng và dẫn đến hiện tượng này.
Nguyên nhân bệnh lý:
Do thoát vị đĩa đệm: Bệnh nhân có tiền sử mắc thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến gây ra những tổn thương cho dây thần kinh tọa. Do tổn thương của đĩa đệm, khiến bao xơ bị rách và tràn nhân nhầy ra ngoài, khô cứng vô tình đã chèn ép lên rễ dây thần kinh tọa, dẫn tới tình trạng đau nhức, tê liệt.
Gai xương: Gai xương là các xương nhỏ hình thành dọc hai bên của xương, có xu hướng hình thành tại các điểm kết nối của xương, chính là các khớp. Tuy nhiên nếu các xương nhỏ này xuất hiện trên cột sống sẽ cản trở hoạt động, từ đó gây đau dây thần kinh tọa.
Hội chứng cơ hình lê hay cơ tháp: Hồi chứng cơ hình lê hay cơ tháp gây kích thích lên dây thần kinh tọa vì các cơ này nằm ở phần dưới của cột sống, kết hợp với xương đùi và hỗ trợ vòng xoay hông. Khi mắc hội chứng cơ tháp, cơ bắp sẽ co thắt mạnh gây ra đau nhức.
Chẩn đoán bệnh thần kinh tọaKhi thấy mình có những dấu hiệu nghi ngờ về bệnh đau thần kinh tọa, người bệnh nên sớm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Để đưa ra phác đồ chữa bệnh phù hợp với tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cần phải thực hiện nhiều khâu khám xét, chụp chiếu kỹ càng. Tuy nhiên, bước đầu tiên luôn là khám lâm sàng, thăm hỏi về các triệu chứng, tiền sử mắc bệnh… của bệnh nhân.
Sau đó, người bệnh sẽ có thể được thực hiện một bài test kiểm tra phản ứng của dây thần kinh tọa. Trên cơ sở những thông tin thu thập ban đầu, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định bệnh nhân làm những xét nghiệm, chụp chiếu phù hợp. Kết quả của giai đoạn này sẽ cho ra những kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh của từng người. Các hình thức chẩn đoán đau dây thần kinh tọa sẽ bao gồm:
Xét nghiệm máu: Nhằm xác định xem tình trạng đau nhức có xảy ra do các bệnh lý như viêm nhiễm, để có chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Chọc dò dịch não tủy: Phương pháp này dùng để đo hàm lượng protein trong não tủy. Nếu hàm lượng này tăng thì người bệnh đang bị tổn thương rễ thần kinh. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dây thần tọa.
Chụp X quang: Được chỉ định thực hiện để loại trừ các trường hợp bị đau nhức xương sống, khớp xương do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa.
Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp sử dụng nam châm và sóng vô tuyến mạnh để thu được hình ảnh cắt ngang của lưng. Hình ảnh này sẽ giúp cho các bác sĩ thấy rõ các xương và các mô mềm của các vùng có dây thần kinh tọa chạy qua. Từ đó xác định được cụ thể các dạng tổn thương, vị trí, mức độ của bệnh.
Chụp cắt lớp vi tính (CTscan): Do chụp MRI thường có chi phí cao nên với một số trường hợp bệnh nhân không có điều kiện, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT để thay thể cho MRI. Chi phí tiết kiệm hơn nên giá trị chẩn đoán sẽ kém hơn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc cản quang vào tủy sống, sau đó phóng tia X để ghi lại hình ảnh của tủy sống và dây thần kinh cột sống.
Đo điện cơ: Phương pháp này được thực hiện để đo lường các xung điện do các dây thân kinh và phản ứng của cơ bắp tạo ra. Chúng sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra các hoạt động bất thường của cơ và đánh giá mức độ tổn thương của các rễ thần kinh.
Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa Chữa đau thần kinh tọa theo Tây yVới sự phát triển hiện đại của y học hiện nay, để điều trị bệnh đau thần kinh tọa không còn là điều quá khó. Sau khi người bệnh được thăm khám sẽ được bác sĩ tư vấn về cách chữa phù hợp với tình trạng bệnh như sau:
Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp cần áp dụng trong điều trị đặc trị và duy trì. Mục đích của phương pháp này là giảm đau, giảm co cứng cơ. Các biện pháp được thực hiện gồm chườm nóng, từ trường, chiếu tia hồng ngoại, diễn dẫn thuốc, tắm bùn, tắm suối khoáng….
Dùng thuốc: Đối với bệnh nhân mới mắc bệnh, các triệu chứng mới ở giai đoạn đầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc chữa đau dây thần kinh tọa. Các loại thuốc được dùng chủ yếu là thuốc giảm đau và giãn cơ, chống viêm có vai trò khôi phục lại chức năng dây thần kinh, giúp người bệnh có thể hoạt động lại như bình thường. Thuốc tây dễ sử dụng, tiện lợi và có thể cho hiệu quả rất tốt.
Một thuốc trị đau thần kinh tọa được dùng phổ biến như:
Thuốc chống viêm không steroid như Mobic, Voltarel, Tilcotil…
Thuốc giảm đau như Paracetamol, Di-antalvic, Efferal – gancodein…
Phẫu thuật: Phương pháp này chỉ được thực hiện khi bệnh nhân điều trị nội khoa sau 6 tháng không có kết quả. Hoặc có dấu hiệu biến chứng như teo cơ, rối loạn cơ tròn, đau dữ dội hoặc tái phát nhiều lần.
Cách chữa đau thần kinh tọa bằng Đông yChữa bệnh đau thần kinh tọa theo đông y là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng. Nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền là thông kinh hoạt lạc, khu phong, trừ thấp. Theo đó, Đông y có 2 phương pháp gồm dùng thuốc và không dùng thuốc như sau:
Uống thuốc sắc: Thuốc Đông y phần lớn đều là thảo dược thiên nhiên, không có tác dụng phụ. Kiên trì áp dụng trong thời gian dài sẽ giúp người bệnh giảm đau hiệu quả đồng thời ngăn ngừa triệu chứng bệnh quay lại. Có rất nhiều bài thuốc được áp dụng trong điều trị bệnh, tùy vào từng thể trạng, mức độ bệnh thầy thuốc sẽ kê đơn và sử dụng thuốc phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Không dùng thuốc: Để giúp khí huyết lưu thông, giảm đau, giảm co cứng cơ y học cổ truyền dùng các phương pháp sau: Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, bài tập dưỡng sinh.
Lưu ý: Bệnh nhân có thể được kết hợp song song giữa y học hiện đại và cổ truyền để đạt được hiệu quả cao nhất.
Những lưu ý quan trọng cho người bệnhCâu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Để ngăn ngừa tình trạng đau thần kinh tọa ngay từ bây giờ bạn nên có biện pháp phòng ngừa hơn là đợi bệnh xuất hiện mới đi điều trị. Một số cách giúp bạn phòng tránh bệnh như:
Làm việc và lao động đúng tư thế. Không mang vác quá nặng hay hoạt động quá sức.
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng với những thực phẩm tốt cho xương khớp. Ăn uống đủ chất sẽ giúp xương khớp được chắc khỏe hơn từ đó tăng đề kháng với các chứng bệnh về xương. Đồng thời, người bệnh cần tránh những đồ ăn thức uống được xem là yếu tố khiến bệnh trầm trọng hơn như: rượu, bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
Thường xuyên tập thể dục tăng cường sức khỏe hệ thống xương khớp, giúp các khớp được dẻo dai hơn.
Tình trạng bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể điều trị được nếu người bệnh sớm có cách chữa kịp thời. Chính vì đó, ngoài việc áp dụng những cách phòng tránh bệnh thì cũng cần lưu tâm tới những dấu hiệu bất thường và khám chữa bệnh kịp thời.
Cập Nhật Bảng Giá+ Địa Điểm Khám Sức Khỏe Tổng Quát Tốt Nhất 2023
Khám sức khỏe tổng quát gồm: khám thể lực, lâm sàn, xét nghiệm máu+ nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng với chi phí 2-3 triệu/ gói cơ bản, 4-8 triệu gói đầy đủ ở các bệnh viên tư nhân.
Khám sức khỏe tổng quát để làm gì?Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là nhằm phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để có hướng điều trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên khám và xét nghiệm thế nào thế nào là đủ và đúng? Bên cạnh đó, hiện một số phòng khám chuyên “vẽ ra chuyện” hoặc có xu hướng lạm dụng xét nghiệm và kỹ thuật cao cũng khiến người ta e dè.
Vậy khám sức khỏe tổng quát là khám những gì?Khám sức khỏe tổng quát bao gồm các bước khám thể lực, khám lâm sàng tổng quát, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng. Sau đó dựa trên các kết quả khám, bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát sẽ kết luận tình trạng sức khỏe của người tham gia khám. Cụ thể như sau:
Khám thể lựcKhám thể lực gồm đo chiều cao, cân nặng, mạch đập, huyết áp.
Khám lâm sàng tổng quátKhám lâm sàng tổng quát bao gồm đánh giá biểu hiện lâm sàng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận-tiết niệu, nội tiết, cơ-xương-khớp, hệ thần kinh, tâm thần, mắt, tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, da liễu. Bên cạnh đó có thể mở rộng phạm vi khám một số chuyên khoa khác như phụ khoa, nam khoa, lão khoa, ung bướu,… tùy vào đặc điểm và yếu tố nguy cơ của mỗi người.
Xét nghiệm máu, nước tiểuCó 5 xét nghiệm cần làm như sau:
Xét nghiệm công thức máu để xác định định lượng các thành phần của máu (hồng cầu, bạch cầu,…) và một số tính chất của chúng (ví dụ như độ lớn, lượng hêmôglôbin) trong mẫu thử máu thường lấy ra từ mạch máu gần khuỷu tay. Nó cho ta biết cơ thể có gì bất thường không: bị nhiễm trùng, bệnh ung thư máu,… Ngoài số lượng hồng cầu, bạch cầu, người ta còn đếm số lượng bạch u trung tính và bạch huyết bào.
Xét nghiệm cơ bản nước tiểu
Xét nghiệm cơ bản nước tiểu cho thông tin không chỉ về hoạt động của thận, mà qua đó còn biết về hoạt động của các bộ phận khác (ví dụ gan và tụy). Nó cũng cho biết trong hệ thống bài tiết nước tiểu có viêm nhiễm không.
Xét nghiệm đường máu giúp xác định nồng độ đường trong máu (nhằm xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường). Việc lấy máu phải được thực hiện sau ít nhất 8 giờ nhịn đói. Chế độ ăn những ngày trước khi làm thử nghiệm phải bình thường. Không được hút thuốc trước khi lấy máu.
Xét nghiệm mỡ máu nhằm đo hàm lượng cholesterol và triglycerid, trong đó có lượng cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt).
Xét nghiệm này giúp chẩn đoán tăng cholesterol máu được đặt ra nếu hàm lượng chất này trong máu cao hơn 2,50 g/l. Triglycerid được coi là cao nếu tăng quá 2 g/l.
Đó là các men alanine amino transferase (ALAT hoặc SGPT) và men aspartate amino transferase (ASAT hoặc SGOT). Những thông số này cho phép chẩn đoán bệnh ở gan (do virus, rượu hoặc ung thư), tuy nhiên nồng độ các men này cũng tăng ở bệnh viêm tuyến tụy hoặc nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, còn một số xét nghiệm nên làm định kỳ như: xét nghiệm kiểm tra chức năng thận, kiểm tra axit uric, các xét nghiệm chẩn đoán ung thư sớm,…
Chẩn đoán hình ảnhCác chẩn đoán hình ảnh thường quy là chup X Quang (nhiều vị trí như lồng ngực, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khung chậu,… tùy theo đặc điểm và yếu tố nguy cơ từng người); siêu âm ổ bụng,…
Thăm dò chức năngTùy vào yếu tố nguy cơ để có sự lựa chọn phù hợp như: điện tâm đồ, điện não đồ, đo loãng xương,…
Lưu ý: Khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, do phải làm xét nghiệm về máu nên các bạn không nên ăn sáng.
Khám sức khỏe tổng quát bao nhiêu tiền? Khám sức khỏe tổng quát ở đâu tốt tại chúng tôiBạn có thể khám sức khỏe tổng quát tại các bệnh viện như: bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân Dân 115, bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Nhân dân Gia Định, Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Hòa Hảo, các tuyến bệnh viện quận/huyện,… mà cụ thể như sau:
Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM
Điện thoại: 08 3855 4137 – 08 3855 4138 – 08 3856 3534
Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Địa chỉ: 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Điện thoại: 08 3841 2692
Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM
Điện thoại: 08 3855 4269
Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Hòa Hảo
Địa chỉ: 254 Hòa Hảo, Phường 4, Quận 10
Điện thoại: 08 3927 0284
Bệnh viện Nhân dân 115
Địa chỉ cổng 1: 88 Thành Thái (520 Nguyễn Tri Phương cũ) Phường 12, Quận 10, TPHCM
Địa chỉ cổng 2: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM
Điện thoại: 08 3865 4249 – 08 3865 5110
Khám sức khỏe tổng quát ở đâu tốt ở Hà Nội? Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04 3574 7788
Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: 78 Giải phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04 3868 9711 – 1900 575758
Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec
Địa chỉ: 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04 3974 3556
Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 04 3728 0888
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Vietsing
Địa chỉ: 83B Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04 3943 8888
tu khoa
khám sức khỏe tổng quát bao nhiêu tiền 2023
xét nghiệm máu tổng quát bao nhiêu tiền
khám bệnh tổng quát tại bệnh viện hòa hảo
bệnh viện hòa hảo có khám bảo hiểm không
Barnhill Giải Phẫu Bệnh Học Da Liễu 3E
Barnhill Giải phẫu Bệnh học Da liễu 3e. Với hàng ngàn hình ảnh màu minh họa đầy màu sắc, cuốn sách này trình bày các nội dung rõ ràng mạch lạc và chi tiết với 37 chương bao trùm hầu hết các bệnh lý da liễu thường gặp trên thế giới.
Với sự cập nhật liên tục các thông tin trong việc phát hiện, các nghiên cứu cơ chế bệnh sinh, phương pháp điều trị bệnh Da liễu tiên tiến trên thế giới bởi các chuyên gia hàng đầu trên thế giới, đây thực sự là một tài liệu tra cứu nghiêm túc khoa học và chất lượng cũng như có độ tin cậy cao cho các bác sĩ da liễu .
Cuốn sách bao trùm một phạm vi rộng lớn tất cả các bệnh da liễu, từ quá trình viêm, không viêm, nhiễm trùng và sự tăng sinh u máu, Ung thư, các rối loạn móng tay móng chân, niêm mạc miệng,…
* Chương mới về thí nghiệm hóa mô miễn dịch để chẩn đoán xác định, giải thích cơ chế bệnh sinh và tiên lượng.
*Cập nhật các thông tin quan trọng về quá trình viêm, nhiễm trùng, u mạch, u lympho, và các khối u xác định khác.
* Các phương pháp nhuộm đặc biệt , các phương pháp xét nghiệm kháng thể đơn dòng và huỳnh quang miễn dịch.
* Dễ dàng truy cập vào các bảng, tóm tắt ở đầu chương và cuối chương.
* Hiện tại đã có ngân hàng hình ảnh trực tuyến bao gồm tất cả các hình ảnh có trong cuốn sách này , bạn có thể truy cập vào trang web chín thức chúng tôi để biết thêm chi tiết .
Dermatopathology: Third Edition
Raymond Barnhill, A. Neil Crowson,Cynthia Magro, Michael Piepkorn
Publisher: McGraw-Hill Professional;
3 edition (January 6, 2023)
Tags: da liễu, giai phẫu, giải phẫu bệnh học, bệnh học da liễu, sách tiếng anh, giáo trình tiếng anh da liễu, da liễu, da lieu, da liễu học, giải phẫu bệnh, Bệnh học da liễu, Da liễu, Da liễu Bệnh da liễuThuộc loại:
SÁCH Y HỌC ” Ebook Nội Khoa
Loại tài liệu:
Portable Document Format (.pdf)
Gửi bởi:
Guest
Kích cỡ:
*******
Mức phí:
50.000 vnd
Lần tải:
*******
Mã tài liệu:
TLD29814
Ngày gửi:
09-02-2023
Hỗ trợ qua Email và Yahoo ChátTHÔNG BÁO: từ tháng 04/2023 vì một số lý do bất khả kháng hệ thống nạp điểm bằng thẻ cào của chúng tôi sẽ buộc phải tạm dừng. Trong thời gian này quý khách nạp điểm vào hệ thống thực hiện bằng cách chuyển Khoản qua tài khoản Ngân hàng hoặc ví điện tử MOMO. HỖ TRỢ 0915.558.890
Thông tin tài khoản Ngân hàng của Chúng tôi:
Tên tài khoản: BÙI QUANG THỤ : Số tài khoản: 0451000273276
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công-Hà Nội
Chuyển tiền qua ví điện tử MOMO
ví điện tử MOMO bạn có thể chuyển điểm qua số điện thoại 0915558890
Nhận Xét Giải Phẫu Bệnh U Màng Não Tủy Sống
Tác giả:Nguyễn Như Bằng, Đặng Văn Quế
Năm xuất bản:1991Số:4Tập:21Trang:26-28
Trong thời gian 3 năm (1987-1989) khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Việt Đức đã chẩn đoán 29 u màng não – tủy sống được dựa trên xét nghiệm bệnh phẩm những ca mổ phiên của khoa Phẫu thuật thần kinh. U màng não tủy sống phần nhiều là u lành, tiến triển chậm, dần dần chèn ép não. Đa số u thuộc nội sọ xuất phát từ tế bào màng mềm, dính vào màng cứng có cấu trúc đặc biệt. U ác tính màng não – tuỷ sống đa số thuộc nội sọ, tiến triển tương đối chậm lan về phía xương sọ, hủy xương. Trái lại u mạch tiến triển nhanh về phía não, dễ tái phát nếu không được lấy hết vì không có vỏ bọc. Còn một loại nữa của u màng não-tủy sống là U hắc tố và u hắc tố lan toả đều rất ác tính, nhưng cũng hiếm gặp. U màng não tủy sống chiếm 15% số u nguyên phát nội sọ và 25% số u nguyên phát cột sống. Riêng u ác màng não tủy sống chỉ chiếm 2% tổng số u nguyên phát nội sọ và cột sống.
Tags: u màng não tủy sống u màng nãoThuộc loại:
Tài Liệu Nội Khoa ” Tài liệu cơ sở
Loại tài liệu:
Portable Document Format (.pdf)
Gửi bởi:
Guest
Kích cỡ:
*******
Mức phí:
10.000 vnd
Lần tải:
*******
Mã tài liệu:
TLD20603
Ngày gửi:
01-12-2023
Hỗ trợ qua Email và Yahoo ChátTHÔNG BÁO: từ tháng 04/2023 vì một số lý do bất khả kháng hệ thống nạp điểm bằng thẻ cào của chúng tôi sẽ buộc phải tạm dừng. Trong thời gian này quý khách nạp điểm vào hệ thống thực hiện bằng cách chuyển Khoản qua tài khoản Ngân hàng hoặc ví điện tử MOMO. HỖ TRỢ 0915.558.890
Thông tin tài khoản Ngân hàng của Chúng tôi:
Tên tài khoản: BÙI QUANG THỤ : Số tài khoản: 0451000273276
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công-Hà Nội
Chuyển tiền qua ví điện tử MOMO
ví điện tử MOMO bạn có thể chuyển điểm qua số điện thoại 0915558890
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Quát Giải Phẫu Bệnh trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!