Xu Hướng 3/2023 # Tổng Quan Về U Tuyến Yên # Top 5 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tổng Quan Về U Tuyến Yên # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Tổng Quan Về U Tuyến Yên được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

20-03-2012

U tuyến yên là một khối tân sinh bất thường xuất phát từ tuyến yên, một bộ phận của não có nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng các nội tiết tố (hormon) của cơ thể.

– Điều may mắn là đa số các u tuyến yên đều lành tính (adenoma). Khoảng 20% dân số có các loại u tuyến yên. Tuy nhiên, khá nhiều khối u không gây ra triệu chứng gì và vì thế không bao giờ được chẩn đoán trong suốt cuộc đời.

– Tuyến yên là một tuyến nội tiết có kích thước bằng hạt đậu khu trú ở đáy não. Tuyến yên giúp điều hòa sự bài tiết của các hormone từ những tuyến nội tiết khác nhau như tuyến giáp và các tuyến thượng thận. Tuyến yên còn phóng thích những hormone gây ảnh hưởng trực tiếp lên các mô của cơ thể như xương và tuyến tiết sữa. Những hormone này bao gồm:

Hormon kích thích vỏ thượng thận (Adrenocorticotropic hormone=ACTH)

Hormon tăng trưởng (Growth hormone=GH)

Hormon tăng tiết sữa prolactin

Hormon kích thích tuyến giáp (Thyroid-stimulating hormone=TSH)

– Khi khối u tăng trưởng, các tế bào sản xuất ra hormon của tuyến yên có thể bị hủy hoại, gây ra tình trạng suy tuyến yên ( hypopituitarism).

– Nguyên nhân gây ra các khối u ở tuyến yên chưa được biết rõ. Tuy nhiên một số u có thể là một phần của rối loạn di truyền có tên gọi là đa tân sản nội tiết I ( multiple endocrine neoplasia I=MEN I).

Nhiều loại u khác có thể gặp ở cùng vị trí với u tuyến yên:

U sọ hầu (craniopharyngiomas)

U tế bào mầm (germinomas)

U di căn đến từ các bộ phận khác của cơ thể

– Đa số khối u tuyến yên sản xuất một hoặc nhiều hormone với lượng lớn. Do đó, các triệu chứng của một hoặc nhiều tình trạng sau đây có thể xảy ra:

– Các triệu chứng gây ra bởi sự chèn ép của một khối u tuyến yên lớn bao gồm:

+ Nhìn đôi (song thị)

+ Sụp mí mắt

+ Mất thị trường

– Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột và khá nghiêm trọng.

– Khám kỹ lâm sàng. Ghi nhận các vấn đề về song thị và mất thị trường, như mất thị trường ngoại vi (peripheral vision) hoặc mất thị giác ở một số vùng của thị trường.

– Các xét nghiệm về chức năng nội tiết bao gồm:

+ Xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone. Dexamethasone là một steroid ngoại sinh gây phản hồi âm tính (negative feedback) đến tuyến yên để ức chế bài tiết ACTH. Steroid này không thể vượt qua được hàng rào máu não khiến xét nghiệm này giúp đánh giá một phần đặc hiệu của trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận.

+ Xét nghiệm cortisol nước tiểu

Lượng hormon kích thích nang noãn (follicle-stimulating hormone=FSH)

Lượng yếu tố tăng trưởng insulin (insulin growth factor-1=IGF-1)

Lượng luteinizing hormone (LH). LH tiết bởi thùy trước tuyến yên, kích thích sự rụng trứng ở nữ và tiết androgen ở nam.

Lượng prolactin máu

Lượng testosterone/estradiol máu

Lượng hormon tuyến giáp:

+ T4 tự do

– Các xét nghiệm khác giúp xác định chẩn đoán bao gồm:

– U tuyến yên thường không phải là ung thư và do đó không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, khi tăng trưởng, chúng có thể chèn ép lên các thần kinh và mạch máu quan trọng.

– Phẫu thuật để cắt bỏ khối u thường rất cần thiết, đặc biệt khi khối u gây chèn ép thần kinh thị giác, và có thể dẫn đến mù lòa.

– Trong đa số trường hợp, u tuyến yên được cắt bỏ qua đường mũi hoặc qua các xoang. Tuy nhiên một số u không thể phẫu thuật được bằng các đường kể trên và phải mổ cắt bỏ u xuyên qua sọ.

– Xạ trị được dùng để giảm thể tích khối u. Có thể phối hợp xạ trị với phẫu thuật hoặc sử dụng xạ trị đơn độc ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật.

– Các thuốc sau đây có thể giúp giảm thể tích một số loại u:

Bromocriptine hoặc cabergoline là trị liệu đầu tay cho các khối u tiết prolactin. Các thuốc này giúp giảm lượng prolactin và làm teo nhỏ khối u.

Octreotide hoặc pegvisomant đôi khi được dùng cho các khối u tiết hormone tăng trưởng (GH), đặc biệt khi việc phẫu thuật ít có khả năng chữa khỏi

Tiên lượng khá tốt nếu có thể phẫu thuật và bóc tách được toàn bộ khối u.

6. Các biến chứng có thể gặp

– Biến chứng nghiêm trọng nhất là tình trạng mất thị lực hoàn toàn xảy ra khi thần kinh thị giác bị hủy hoại nặng.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

– Bản thân khối u hoặc việc cắt bỏ khối u có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết vĩnh viễn. Cần xử trí bằng liệu pháp bổ sung hormon.

Tổng Quan Về Hội Chứng Williams

Hội chứng Williams mà một rối loạn di truyền được đặc trưng bởi sự chậm phát triển và một số biểu hiện khác như các vấn đề về tim và sự co giãn của tế bào. Những người mắc hội chứng này cũng thường khá tốt về các kĩ năng ngôn ngữ, tính cách hướng ngoại và tình yêu dành cho âm nhạc. Nguyên nhân gây ra là do nhiễm sắc thể bất thường, ảnh hưởng đến cách mà chúng ta lớn lên và phát triển.

Triệu chứng

Những người mắc hội chứng Williams thường có những đặc điểm khuôn mặt độc đáo và rất dễ nhận ra. Những bạn trẻ thường có trán rộng, mũi ngắn, cằm đầy và miệng rộng, môi dầy. Khi những trẻ này mọc răng, răng của chúng có thể nhỏ, cong vẹo, khoảng cách mọc xa nhau. Trẻ lớn hơn và người lớn có thể khuôn mặt sẽ gầy gò, hốc hác.

Không chỉ khác biệt về ngoại hình, những người mắc hội chứng Williams còn có thể có nhiều khác biệt so với những người cùng độ tuổi: họ có thể chậm phát triển và gặp khó khăn trong học tập.

Các vấn đề thường gặp bao gồm:

Tim mạch: chẳng hạn như hẹp động mạch chủ tăng áp (SVAS) và tăng huyết áp.

Tăng canxi huyết-mức canxi cao trong máu ở trẻ sơ sinh.

Trọng lượng sơ sinh thấp, tăng cân chậm.

Khó khăn khi cho ăn.

Đau bụng/khó chịu.

Bất thường về răng.

Bất thường về thận: một số người mắc hội chứng này có thể có vấn đề về cấu trúc/chức năng thận.

Thoát vị bẹn và rốn.

Nhạy cảm với âm thanh.

Khả năng tăng cơ thấp.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây nên hội chứng này là do sự thiếu hụt 26-28 gen trên nhiễm sắc thể số 7. Sự thiếu hụt này có thể đến từ trứng hoặc tinh trùng, và sẽ hiện ra trong khoảng thời gian thụ tinh. Theo đánh giá, cứ 7.500 đến 10.000 người sẽ có 1 người mắc hội chứng Williams.

Trong đa số các trường hợp, hội chứng này xảy ra một cách ngẫu nhiên không do bất kỳ tiền sử gia đình nào cả. Tuy nhiên, một người mắc chứng này có đến 50% cơ hội di truyền nó cho những đứa trẻ của mình.

FISH test

Lấy 5ml máu của trẻ và sử dụng test để kiểm tra phân tích nhiễm sắc thể bằng các đầu dò elastin chuyên dụng được chuẩn bị đặc biệt. Nếu bệnh nhân có hai bản sao của gen eslatin (một trên nhiễm sắc thể số 7), họ sẽ không mắc hội chứng này. Nếu họ chỉ có một bản sao, chẩn đoán sẽ được xác nhận.

Kết quả của xét nghiệm này có thể mất vài tuần và nó chỉ có thể thực hiện tại các phòng thí nghiệm đặc biệt.

Microarray test

Một phương pháp khác để chẩn đoán đó là tiến hành một DNA chip sử dụng các dấu hiệu để xác định xem có thiếu hay thừa các mảnh DNA ở bất kỳ đâu trên nhiễm sắc thể của người.

Xét nghiệm này cũng chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm nhất định đặc biệt.

Liệu pháp và điều trị

Vì hội chứng Williams là một rối loạn di truyền nên đến nay vẫn không có thuốc điều trị giúp người bệnh khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có rất nhiều liệu pháp giúp hỗ trợ gia đình và đứa trẻ. Những người giúp đỡ sẽ hỗ trợ các bạn nhỏ các kỹ năng mà trẻ đang gặp khó khăn để trẻ trở nên độc lập, hòa nhập hơn với môi trường và cộng đồng.

Tổng Quan Về Bệnh Suy Giáp

Đây là một bệnh tuyến giáp rất nguy hiểm bởi bệnh có thể gây ra tử vong trong thời gian ngắn nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể được ngăn chặn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ di chứng, biến chứng không thể phục hồi của bệnh khá cao, người bệnh không được phép chủ quan.

Hiện nay, bệnh suy giáp được thống kê có tỷ lệ ở nữ giới cao hơn ở nam giới. Đối tượng dễ bị bệnh tấn công nhất là phụ nữ trên 60 tuổi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào, chúng ta không nên chủ quan với bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh:

– Suy giáp do teo tuyến giáp là nguyên nhân số 1 gây bệnh

– Suy giáp do viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto

– Biến chứng khi điều trị cường giáp

Ngoài ra, bệnh còn có thể do việc thiếu Iod trong ăn uống hàng ngày hoặc yếu tố di truyền. Suy giáp cũng có thể đến từ nguyên nhân thứ phát sau khi bệnh ở tuyến yên và vùng dưới đồi.

3. Triệu chứng thường thấy của bệnh suy giáp

Triệu chứng của bệnh suy giáp khác nhau ở mỗi người. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các triệu chứng bên ngoài bộc lộ ra khác nhau. Nhiều khi các triệu chứng không rõ ràng hoặc triệu chứng giống như một số bệnh thông thường nên người bệnh dễ bỏ qua.

Triệu chứng chung đầu tiên của suy giáp phải kể đến tình trạng tăng cân và mệt mỏi kéo dài. Hai triệu chứng này gặp phải ở rất nhiều người, kể cả những người không mắc bệnh về tuyến giáp. Do đó nhiều người đã bỏ qua triệu chứng này khi chúng xuất hiện. Ngoài ra, một số triệu chứng chung của bệnh có thể kể đến tình trạng sợ lạnh, hay quên, trầm cảm và chậm chạp.

Khi bệnh tiến triển, sẽ xuất hiện một số biểu hiện đặc trưng như sau:

– Chán ăn, ăn không ngon miệng, lượng thức ăn nạp vào cơ thể ít nhưng lại tăng cân thấy rõ.

– Tình trạng táo bón kéo dài

– Da mặt tái xanh, làn da khô và dễ bị nhiễm lạnh

– Giọng nói đột ngột trở nên khàn và trầm hơn bình thường

– Nhịp tim thay đổi kèm theo thở gấp

– Các cơ và khớp đau nhức

– Phụ nữ bị bệnh có khả năng cao bị rối loạn kinh nguyệt

– Người bệnh giảm sút ham muốn tình dục

– Khi bệnh trở nặng lưỡi sẽ sưng to, phù toàn thân, da mặt và tay chân sậm màu, có lớp biểu bì xù xì.

Triệu chứng của bệnh suy giáp sẽ tiến triển dần dần trong vòng nhiều năm. Khi chức năng của tuyến giáp càng suy giảm thì các triệu chứng trên càng rõ ràng và dễ nhận ra hơn. Nếu bệnh có các biểu hiện trên hoặc nghi ngờ mình mắc suy giáp, hãy đến địa chỉ khám bệnh suy giáp uy tín để được khám và điều trị kịp thời.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh suy giáp có nguy cơ mắc cao ở các đối tượng sau:

– Phụ nữ trên 60 tuổi

– Người bị rối loạn chức năng tự miễn dịch

– Trong gia đình có người mắc chứng suy giáp hoặc rối loạn chức năng miễn dịch

– Đã thực hiện xạ trị bằng Iod hoặc thuốc ức chế khả năng tuyến giáp

– Có tiền sử chiến bức xạ ở cổ hoặc phần ngực trên, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp

– Người từng phẫu thuật tuyến giáp

– Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con dưới 6 tháng tuổi

Tuy nhiên, không phải chỉ những người không nằm trong nhóm đối tượng trên mới có nguy cơ mắc suy giáp. Tất cả mọi người cần phải phòng và khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời.

Có thể thấy, bệnh suy giáp là một bệnh nội tiết nguy hiểm nhưng lại dễ bị bỏ qua bởi các triệu chứng bệnh không rõ ràng. Để phát hiện bệnh sớm nhất, bạn cần có thói quen khám sức khỏe thường xuyên 6 – 12 tháng một lần. Hãy chọn một địa chỉ khám bệnh uy tín để có kết quả chính xác nhất!

Bản quyền thuộc về chúng tôi Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Tổng Quan Về Bệnh Sốt Xuất Huyết

Sốt xuất huyết (SXH), sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành quanh năm ở Việt Nam nhưng thường tăng cao từ tháng 6 đến tháng 11. Tuy nhiên, năm nay dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn. Trong tháng 7 ghi nhận 5.561 trường hợp mắc, 2 trường hợp tử vong. Tính từ đầu năm đến hết tháng 7, cả nước ghi nhận 44.859 trường hợp mắc tại 46 tỉnh, thành phố, trong đó có 15 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2015 (17.229 ca/12 tháng) số mắc tăng 2,6 lần.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm qua con đường trung gian là muỗi đốt

Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gặp phải biến chứng tràn dịch màng phổi, rối loạn nguyên tố đông máu như chảy máu cam, rong kinh, sốt xuất huyết dạ dày, đường tiêu hóa… Nhiều ca sốt xuất huyết dẫn tới những biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng và có thể để lại những hậu quả nặng nề sau này thậm chí tử vong.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

– Bệnh thường khởi phát với triệu chứng sốt cao đột ngột, thời gian sốt từ 2 – 7 ngày, kèm những biểu hiện như đỏ bừng mặt, da sung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Trong một số trường hợp, bệnh nhân kèm biểu hiện đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Sốt, xuất huyết dưới da là những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết

– Tiếp sau đó, bệnh nhân có thể có dấu hiệu xuất huyết như: chấm xuất huyết, còn gọi là petechiae (những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào) thường ở tay, chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu chân răng, đi cầu ra máu. Ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo.

– Từ ngày thứ 3 – 7 của bệnh, bệnh nhân giảm sốt hoặc hết sốt hẳn, tuy nhiên giai đoạn này cũng rất cần chú ý vì nó làm cho nhiều người bệnh chủ quan tưởng rằng đã khỏi bệnh nhưng đây là thời kỳ rất nguy hiểm, cần theo dõi nếu thấy người mệt mỏi, li bì, đau bụng vùng gan, tiểu ít,… cần vào viện ngay. Một số trường hợp có thể diễn tiến đến sốc SXH rất nguy hiểm. Có trường hợp biểu hiện tổn thương các cơ quan nội tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim hoặc xuất huyết trầm trọng, có thể kèm hoặc không kèm theo tình trạng cô đặc máu và sốc.

– Qua giai đoạn này, bệnh nhân sẽ có biểu hiện hồi phục dần dần như tỉnh táo, ăn uống ngon miệng, tiểu nhiều…

Người mắc sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không?

Các chuyên gia cho biết: triệu chứng tiêu chảy cấp bắt nguồn từ khả năng miễn dịch của từng cơ thể người bệnh. Không phải trường hợp mắc sốt xuất huyết nào cũng bị tiêu chảy.

Triệu chứng tiêu chảy là dấu hiệu bệnh đang trở nên trầm trọng. Nguyên nhân mà người mắc bệnh sốt xuất huyết bị tiêu chảy là do phản ứng viêm của cơ thể. Khi các cơ quan trong cơ thể người bệnh nhiễm siêu vi trùng sốt xuất huyết , nhất là ở đường tiêu hóa thì gây ra triệu chứng tiêu chảy.

Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt”.

Như vậy, việc tiếp xúc trực tiếp giữa người khỏe mạnh và người bệnh sốt xuất huyết không làm lây bệnh. Thủ phạm lây truyền và có thể tạo thành dịch bệnh là muỗi Aedes.

Đặc điểm nhận dạng loại muỗi Aedes là màu đen, thân và chân có những đốm trắng nên thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi đốt người bị nhiễm virus mang mầm bệnh theo cơ chế hút máu. Virus phát triển trong con muỗi khoảng một tuần rồi truyền lên tuyến nước bọt. Sau thời gian này, muỗi đốt có khả năng truyền bệnh cho người lành.

Chẩn đoán phát hiện sớm sốt xuất huyết

+ Tiểu cầu giảm <100.000/mm (tiểu cầu càng giảm thì nguy cơ xuất huyết càng cao).

+ Xét nghiệm chức năng gan, thận, điện giải đồ, khí máu: đánh giá mức độ bệnh.

+ Xét nghiệm dengue fever IgM; IgG: NS1 có thể chẩn đoán sớm sốt xuất huyết dengue từ ngày đầu tiên của sốt.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số dịch vụ khác như:

+ Siêu âm ổ bụng.

+ Chụp X quang tim phổi để đánh giá mức độ bệnh, tìm biến chứng tràn dịch ổ bụng và tràn dịch màng phổi.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh SXH. Việc sử dụng thuốc người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể không tự ý mua thuốc về uống. Các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin tuyệt đối không được dùng, vì rất có hại trong bệnh nhân bị SXH. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol đơn chất, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ.

Khi sốt, bệnh nhân dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống làm cho bệnh nhân dễ thiếu nước thêm, vì vậy chúng ta nên chú ý bổ sung thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500 – 1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi và người lớn khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày.

Không nên uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có gas như nước xá xị, nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở dạ dày có màu nâu đỏ và nước trái cây khi người bệnh bị có nôn ói.

Bệnh nhân nên ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu.

Bệnh nhân cần tái khám hàng ngày, tuân thủ thực hiện các lời dặn của bác sĩ, không nên tự ý ngừng tái khám, vì có những trường hợp bệnh nhân hết sốt là biểu hiện của bệnh SXH đang trở nặng.

Có 5 dấu hiệu trở nặng cần nhận biết sớm để đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, nôn nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát, lạnh.

Sốt xuất huyết có nên truyền dịch, truyền nước không?

– Ưu tiên bù nước dịch bằng đường uống: Người bệnh SXH rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu SXH ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù nước bằng đường uống (oresol).

– Chỉ truyền dịch khi cần thiết: Khi SXH ở cuối độ II hay đầu độ III, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhiều, thể tích máu trong lòng mạch giảm sút, sốt cao làm mất nước, làm cho sự giảm sút này tăng thêm, máu bị cô đặc lại, huyết áp tụt xuống, tim nhanh dẫn đến trụy tim mạch cho nên cần truyền dịch tại các cơ sở y tế uy tín có đầy đủ trang thiết bị hiện đai.

– Trong quá trình truyền dịch, nước người bệnh cần được theo dõi sát khi thấy có hiện tượng rét run, nhiệt độ tăng thì phải bỏ ngay việc truyền dịch, nước, nếu không có thể bị sốc và dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi được không?

Theo các chuyên gia cho biết: Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, 1-3 ngày đầu toàn trạng bệnh nhân khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng. Giai đoạn nguy hiểm thường diễn ra vào ngày thứ 3 đến ngày từ 7 kể từ khi mắc bệnh, trong giai đoạn nguy hiểm người bệnh có thể sốt hay giảm sốt và có thêm biểu hiện thoát huyết tương với các hiện tượng như tràn dịch màng phổi, màng bụng, mi mắt bị phù nề, gan to và đau. Khi bệnh nhân bị thoát huyết tương nhiều thì sẽ bị dẫn tới tình trạng bị sốc có các biểu hiện ra bên ngoài như vật vã, bị bứt rứt, da lạnh, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm đột ngột).

Bệnh diễn biến tự khỏi, các thuốc sử dụng cho bệnh nhân SXH chủ yếu để điều trị triệu chứng như hạ sốt, bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn (nếu có).

Sốt xuất huyết có tái phát không?

Nhiều người cho rằng sốt sốt huyết chỉ bị 1 lần trong đời. Đây là một quan điểm sai lầm. Sốt xuất huyết không phải là bệnh miễn dịch suốt đời. Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 type huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Khi mắc sốt xuất huyết 1 lần, cơ thể sẽ chỉ tạo ra kháng thể bảo vệ đối với 1 type virus các týp vi rút còn lại thì không. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể mắc sốt xuất huyết trở lại, mỗi người có thể mắc tối đa 4 lần sốt virus.

Biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết

Hiện chưa có thuốc tiêm phòng sốt xuất huyết. Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Quan Về U Tuyến Yên trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!