Xu Hướng 10/2023 # Tổn Thương Dây Chằng Chéo Trước Khớp Gối: Chẩn Đoán Và Điều Trị # Top 13 Xem Nhiều | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Tổn Thương Dây Chằng Chéo Trước Khớp Gối: Chẩn Đoán Và Điều Trị # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tổn Thương Dây Chằng Chéo Trước Khớp Gối: Chẩn Đoán Và Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khớp gối chủ yếu là khớp kiểu bản lề, các xương kết nối với nhau bởi hệ thống dây chằng, gồm dây chằng bên trong (MCL), dây chằng bên ngoài (LCL), dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng chéo sau (PCL).

Dây chằng chéo trước chạy chéo giữa khớp gối, giữ xương chầy không bị trượt ra trước và xoay trong. Bề mặt chịu tải của khớp gối là lớp sụn khớp bao bọc đầu trên xương chầy (mâm chầy) và đầu dưới xương đùi (lồi cầu đùi). Lót giữa lồi cầu đùi và mâm chầy là hai sụn chêm. Sụn chêm có vai trò như giảm xóc, phân tán và hấp thụ bớt trọng lực dồn lên khớp gối.

2. Đứt dây chằng chéo trước Đứt dây chằng chéo trước là loại tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương khớp gối. Nguyên nhân thường do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, và tai nạn sinh hoạt. Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 200.000 người bị tổn thương dây chằng chéo trước, trong hơn nửa số đó phải điều trị bằng phẫu thuật. Khoảng 50% những tổn thương dây chằng chéo trước có kèm theo các tổn thương khác như rách sụn chêm, bong sụn khớp, tổn thương dây chằng chéo sau và phù tủy xương…

3. Nguyên nhân Có khoảng 70% tổn thương dây chằng chéo trước do nguyên nhân chấn thương gián tiếp, trong khi khoảng 30% do chấn thương trực tiếp.

Tổn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra trong các tình huống chấn thương như sau: – Chấn thương trực tiếp vào mặt trước gối, hay gặp trong cú va chạm trong tình huống cản bóng; tai nạn giao thông (tổn thương trực tiếp)

– Đang chạy, dừng đột ngột và chuyển hướng nhanh chóng (tổn thương gián tiếp). – Xoay người sang phía đối diện trong lúc bàn chân giữ nguyên (tổn thương gián tiếp) – Cú nhảy cao, rơi một chân tiếp đất trong tư thế không thuận (tổn thương gián tiếp)

4. Triệu chứng lâm sàng * Sưng và đau vùng gối. Bệnh nhân có thể cảm nhận được tiếng “rắc” ngay khi chấn thương. Sau đó gối sưng đau và hạn chế vận động. Dù bệnh nhân có điều trị hay không thì tình trạng sưng đau dần cũng tự hết.* Lỏng gối. – Bệnh nhân có cảm giác chân yếu khi đi lại. – Khó khăn khi đứng trụ một chân bên gối lỏng. – Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân, dễ vấp ngã. – Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng, dễ có cảm giác trẹo gối. – Lên cầu thang cảm giác không thật chân, khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang.* Teo cơ. Đùi bên chấn thương nhỏ dần do teo cơ, do đó chân càng này càng yếu, nhất là khi cơ đùi teo nhiều. Teo cơ dễ xẩy ra ở những người ít hoạt động như dân văn phòng, học sinh… Tuy nhiên với vận động viên thể thao, triệu chứng lỏng gối thường biểu hiện không rõ ràng vì cơ đùi rắn chắc làm cho gối vững giả tạo mặc dù dây chằng chéo trước đã đứt hoàn toàn.* Các nghiệm pháp giúp chẩn đoán. Các nghiệm pháp được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện giúp chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo trước như: dấu hiệu Ngăn kéo trước, dấu hiệu Lachman, dấu hiệu Pivot shift đều dương tính.

5. Chẩn đoán hình ảnh

Chụp Xquang thông thường để đánh giá tình trạng xương, chỗ bám của dây chằng chéo trước.

Chụp MRI (cộng hưởng từ): ngoài giúp chẩn đoán có tổn thương dây chằng chéo trước, phim MRI còn cho biết các tổn thương khác kèm theo như sụn chêm, sụn khớp và các dây chằng khác.

6. Diễn biến tự nhiên sau đứt dây chằng chéo trước Diễn biến tự nhiên sau tổn thương dây chằng chéo trước (nếu không phẫu thuật) tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tuổi, mức độ hoạt động của người bệnh.

Đứt một phần dây chằng chéo trước (căng giãn, đứt không hoàn toàn): phần lớn là tốt nếu được tập phục hồi chức năng đúng, đủ thời gian, thường ít nhất là 3 tháng. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân mặc dù tổn thương không hoàn toàn nhưng gối vẫn mất vững.

Đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước: phần lớn tiên lượng kém nếu không được phẫu thuật. Người bệnh bị lỏng gối nhiều, không thể bước đi bình thường, mất khả năng chơi thể thao.

Chỉ định bảo tồn: * Đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước, gối vững * Đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước ở bệnh nhân: – Không có triệu chứng, hoặc không có nhu câu chơi thể thao hoặc sẽ từ bỏ chơi thể thao. – Ít hoạt động, người già. – Trẻ em (còn sụn phát triển).

8. Điều trị bằng phẫu thuật Phẫu thuật khâu lại dây chằng chéo từ lâu đã không mang lại hiệu quả, vì vậy, tái tạo lại dây chằng chéo trước bằng một mảnh gân khác thay thế qua nội soi là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay. Các vật liệu thay thế (mảnh ghép) có thể là: – Gân bánh chè tự thân (của chính bệnh nhân) – Gân Hamstring tự thân (gân cơ thon và cơ bán gân) – Gân cơ tứ đầu tự thân – Gân đồng loại (lấy từ người hiến tặng): gân A-sin, gân bánh chè, gân chầy sau, gân mác bên dài…

Bệnh nhân được mổ tái tạo lại dây chằng chéo trước có tỷ lệ thành công từ 82-95% (theo tài liệu của Mỹ).

Mục đích của phẫu thuật là giải quyết lỏng gối, phục hồi lại chức năng của dây chằng chéo trước, từ đó làm vững gối, giúp người bệnh trở lại sinh hoạt và chơi thể thao bình thường. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến người bệnh cân nhắc, quyết định mổ hay bảo tồn.

Yếu tố cân nhắc.

Những người trưởng thành có nhu cầu hoạt động nhiều; các vận động viên thể thao; người lao động chân tay thì nên phẫu thuật.

Những người có tuổi nhưng nhu cầu hoạt động còn cao, nên cân nhắc khi quyết định phẫu thuật.

Trẻ em đang tuổi phát triển, nên cân nhắc khi phẫu thuật vì có thể làm tổn thương sụn phát triển, lúc này phẫu thuật viên nên trì hoãn phẫu thuật cho tới khi có những cải tiến về kỹ thuật hoặc đã giảm nguy cơ làm tổn thương sụn phát triển của trẻ.

Những người tổn thương dây chằng chéo trước mất vững, có nguy cơ dễ tái chấn thương cũng nên cân nhắc.

Có những kỹ thuật mổ khác nhau: một bó hai đường hầm, hai bó ba đường hầm, hai bó bốn đường hầm.v.v. Mỗi kỹ thuật đều có những ưu và nhược điểm riêng, lựa chọn kỹ thuật nào tùy thuộc vào quan điểm và kinh nghiệm của từng phẫu thuật viên, nhu cầu và sự phù hợp với từng đối tượng người bệnh.

9. Phục hồi chức năng sau mổ (đọc bài “Chế độ tập luyện sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước”).

Thạc sĩ Dương Đình Toàn

Đứt Dây Chằng Chéo Trước Khớp Gối, Điều Trị Thế Nào?

Khớp gối là khớp bản lề, là một khớp yếu nhất của cơ thể. Khớp gối gồm 3 khớp là khớp chày-đùi, khớp chè-đùi và khớp chày-chè. Sự vững khớp gối được bảo đảm bởi các yếu tố cân cơ, dây chằng, bao khớp…

Về mặt dây chằng, khớp gối có 4 dây chằng là: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong. Do khớp gối là khớp lỏng lẻo nên rất hay bị chấn thương như: trật khớp, gãy xương, đứt dây chằng, tổn thương sụn… trong đó đứt dây chằng chéo trước là tổn thương hay gặp nhất. Theo thống kê ở Mỹ mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp tổn thương dây chằng chéo trước.

Dây chằng chéo trước bị đứt khiến mâm chày sẽ bị di lệch ra trước so với xương đùi, làm cho khớp gối bị mất vững khiến người bệnh đi lại khó khăn. Tình trạng lỏng khớp kéo dài dẫn đến các tổn thương khác như: teo cơ, rách sụn chêm, thoái hóa khớp…

Về mặt giải phẫu dây chằng chéo trước gồm 2 bó là: bó trước trong và bó sau ngoài. Bó trước trong là bó chính có tác dụng giữ vững gối khi gấp, bó sau ngoài là bó phụ có tác dụng giữ vững gối khi duỗi.

1- Nguyên nhân: có 2 loại

– Chấn thương trực tiếp chiếm khoảng 30% xảy ra khi va chạm trực tiếp vào vùng gối hay gặp ở các môn thể thao đối kháng: bóng đá, bóng chuyền… hoặc tai nạn giao thông té đập gối.

– Chấn thương gián tiếp là loại hay gặp nhất như trong trường hợp đang chạy thì dừng hoặc chuyển hướng đột ngột trong lúc bàn chân giữ nguyên..

2- Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán:

+ Hỏi bệnh sử, có thể bệnh nhân nghe thấy tiếng “rắc” sau chấn thương, sau đó gối sưng nề và hạn chế vận động do chảy máu trong bao khớp gối. Dù có được điều trị hay không thì các triệu chứng cũng tự hết sau vài tuần.

+ Lỏng gối– Bệnh nhân có cảm giác chân yếu khi đi lại.– Khó khăn khi đứng trụ một chân bên gối lỏng.– Khi chạy nhanh có cảm giác sụm chân, dễ vấp ngã.– Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng, dễ có cảm giác trẹo gối.– Lên cầu thang cảm giác không thật chân, khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang.

+ Teo cơĐùi bên chấn thương nhỏ dần so với bên lành do teo cơ. Triệu chứng này thường xuất hiện muộn nguyên nhân vì khớp gối lỏng lẻo dẫn đến bệnh nhân ít vận động do đau.Teo cơ dễ xảy ra ở những người ít hoạt động như dân văn phòng, học sinh… Tuy nhiên đối với vận động viên thể thao, triệu chứng lỏng gối thường biểu hiện không rõ ràng vì cơ đùi rắn chắc làm cho gối vững giả tạo, mặc dù dây chằng chéo trước đã đứt hoàn toàn.

+ Các nghiệm pháp giúp chẩn đoán:Các nghiệm pháp được bác sĩ thực hiện giúp chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo trước gồm: ngăn kéo trước, Lachsman, Pivot shift đều dương tính tùy mức độ phụ thuộc vào mức tổn thương dây chằng.Khi có các triệu chứng trên các bác sĩ sẽ cho chỉ định chụp X-quang và MRI khớp gối. Chụp X-quang giúp chẩn đoán các trường hợp bong dứt điểm bám và tình trạng xương. Chụp cộng hưởng từ khớp gối ngoài giúp chẩn đoán đứt dây chằng còn giúp phát hiện các tổn thương kèm theo như sụn chêm, sụn khớp, dây chằng chéo sau, dây chằng bên…

3.1 Điều trị bảo tồn:

3.1.1 Chỉ định:– Đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước, khớp gối còn vững– Đứt dây chằng chéo trước ở bệnh nhân lớn tuổi.– Đứt dây chằng chéo trước ở trẻ em còn sụn tăng trưởng

3.1.2 Điều trị: chủ yếu dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, tập vật lý trị liệu tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi.

3.2 Điều trị phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi tái tạo lại dây chằng chéo trước đứt là phẫu thuật phổ biến hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới.Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là sau 3 tuần kể từ khi bị chấn thương.

Phẫu thuật viên có thể dùng mảnh ghép bằng gân khác thay thế dây chằng chéo trước khớp gối đã bị đứt, có thể là mảnh ghép tự thân hoặc đồng loại. Tuy nhiên do hiện nay ở Việt Nam các ngân hàng mô chưa phát triển nên chủ yếu vẫn là dùng các mảnh ghép tự thân là chính. Các mảnh ghép tự thân hiện nay hay được sử dụng là: mảnh ghép gân hamstring, mảnh ghép gân bánh chè, mảnh ghép gân mác dài, mảnh ghép gân tứ đầu đùi…

Việc sử dụng mảnh ghép nào là tùy theo sở thích và kỹ năng được đào tạo của từng phẫu thuật viên, tuy nhiên mảnh ghép hamstring vẫn là mảnh ghép được ưa thích và hay dùng hơn cả.

Có nhiều kỹ thuật mổ nội soi tái tạo lại dây chằng chéo trước khớp gối. Hiện nay tại khoa Y học thể thao Bệnh viện Nhân dân 115 chúng tôi có thể triển khai tất cả các kỹ thuật đó như: 2 bó 3 đường hầm, 2 bó 4 đường hầm, 1 bó 2 đường hầm và cho kết quả rất tốt. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào là tùy theo từng đối tượng bệnh nhân, kinh nghiệm và kỹ năng được đào tạo của từng phẫu thuật viên.

Sau mổ bệnh nhân sẽ được bất động chân phẫu thuật bằng nẹp Zimmer ở tư thế duỗi và đi 2 nạng không chống chân đau trong vòng 3 tuần. Sau mổ bệnh nhân sẽ được các kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn chườm đá chống sưng nề và tập vật lý trị liệu:

Quá trình tập vật lý theo từng giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: 2 tuần đầu sau mổMang nẹp Zimmer 24/24h trừ khi tập, chườm đá gối chấn thương ngày 2-3 lần, mỗi lần từ 5-10 phút, tập lắc xương bánh chè, tập day sẹo vết mổ để chống dính, tập gồng cơ tĩnh, tháo nẹp tập gấp gối tới 60 độ. Tập nâng chân khỏi mặt giường.

+ Giai đoạn 2: từ tuần thứ 3 – tuần thứ 4Tập gấp gối tăng dần, tiếp tục tập gồng cơ đùi và cẳng chân với lực cản tăng dần. Sau 3 tuần có thể bỏ nạng và nẹp Zimmer, tập đạp xe trong phòng.

+ Giai đoạn 3: sau 4 tuần Tiếp tục tập gấp duỗi gối, tập gồng cơ với kháng lực tăng dần, tập lên xuống cầu thang, tập nhún đùi. Tập dáng đi bình thường.

Bệnh nhân chỉ trở lại với thể thao 9 tháng sau mổ.

BS.CK2 Trần Văn DươngPhụ trách khoa Y học thể thao – Bệnh viện Nhân dân 115

Tài liệu tham khảo 1-Benvennuti JF(1998), “Objective assesement of anterior tibial translation in Laschman test position”.2-Miller MD, Cole BJ,(2008), “Textbook of Arthroscopy”, Elsivier, 3-Murray MM at al(,2013), “The ACL handbook: Knee Biology,Mechanics, and Treatment”, Springer Science + Business Media Newyork4-Prentice W E, Voigh ML(2001), Rehabilitation of the knee, Techniques in musculoskeletal Rehabilation5- Nguyễn Văn Quang (1997), “Khám lâm sàng khớp gối”, Tạp chí y học Tp. Hổ Chí Minh, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.

Biểu Hiện Đứt Dây Chằng Chéo Trước Khớp Gối Bạn Không Thể Không Biết

1. Đứt dây chằng chéo trước cấp tính:

Trong thể thao, đứt dây chằng chéo trước xảy ra khi có lực tác động bất thường vào gối làm dây chằng căng quá mức dẫn đến đứt rách, ví dụ té ngã, va chạm, chơi xấu, mất trụ..

Khoảng 40% bệnh nhân có nghe được tiếng kêu ‘ rắc ‘ ngay khi chấn thương và rất đau. Những trường hợp này đa số phải khiêng cáng ra khỏi sân. Thường vận động viên sẽ không thể tiếp tục thi đấu và gối sẽ sưng to do tràn máu sau vài giờ trong 70% trường hợp.

Những chấn thương nhẹ hơn ví dụ rách sụn chêm, hay rách đứt các dây chằng bên ngoài gối sẽ rất hiếm khi có tràn máu khớp gối gây sưng to khớp gối. Điều này cũng có nghĩa là khi một chấn thương mà không gây sưng gối (từ vừa đến rất nhiều) thì có thể nghi ngờ không bị đứt dây chằng

Lưu ý phải có chấn thương đủ mạnh thì dây chằng mới có thể bị đứt.

Giai đoạn này thì những dấu hiệu trên không còn nữa, bệnh nhân cũng ít đau, thay vào đó là các dấu hiệu lỏng gối: lỏng lẻo khi chạy nhảy, chân có cảm giác bán trật ra ngoài khi đi trên đường gồ ghề, không thể trụ bằng một chân đau khi đứng hay nhảy, cơ tứ đầu đùi thường teo nhanh.

Có nghĩa là trong giai đoạn mãn tính này, biểu hiện chủ yếu của đứt dây chằng chéo trước là lỏng gối, teo cơ đùi trước và đau do thoái hoá khớp.

Ngay tại hiện trường cũng có thể đánh giá được có tổn thương dây chằng chéo trước, cần phải khám theo trình tự nhìn sờ đo vận động như các chấn thương cơ xương khớp khác. Có thể thấy bầm tím quanh gối, gối sưng to mất các chỗ lõm bình thường, chạm xương bánh chè dương tính do tràn dịch.

Các nghiệm pháp khám dây chằng chéo trước gối dựa trên cơ sở sự xoay và trượt của mâm chày trên lồi cầu tăng lên bất thường khi dây chằng chéo trước bị tổn thương. Có thể tóm tắt đánh giá tổn thương dây chằng chéo trước bằng các nghiệm pháp sau:

– Nghiệm pháp Lachman: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tổn thương dây chằng gối, có thể thực hiện cả giai đoạn cấp lúc gối đang sưng đau. Nghiệm pháp này có độ nhạy đến 87 – 98% . Cách khám như sau: bệnh nhân nằm, thả lỏng chân, gối gập 20-30 độ, người khám cố định đùi bệnh nhân bằng tay hoặc giữ giữa một tay và gối của mình, tay kia nắm và di chuyển mâm chày ra trước. Nghiệm pháp dương tính khi nhìn thấy và cảm giác được mâm chày di chuyển ra trước nhiều hơn bình thường. Kết quả: độ 1 (1+) khi mâm chày di chuyển ra trước 3 – 5mm, độ 2 (2+): 6 – 10mm, độ 3 (3+): trên 10mm.

– Nghiệm pháp ngăn kéo trước: ít nhạy hơn Lachman. Cách làm cũng như trên nhưng gối gập 90 độ. Đánh giá kết quả tương tự.

– Các nghiệm pháp phát hiện dấu bán trật – xoay bao gồm: Nghiệm pháp gập xoay (flexion-rotation-drawer test), pivot shift, MacIntosh, và Losee test (Silbey and Fu). Nghiệm pháp dương tính khi mâm chày ngoài sẽ bị bán trật và xoay trong so với lồi cầu ngoài tại vị trí gối gập 30-40 độ khi chuyển từ gấp sang duỗi hoặc ngược lại.

– Chụp X-quang: X-Quang thẳng – nghiêng cho thấy các thương tổn khác như gãy xương, dị vật, u bướu…Trước đây khi chưa có MRI thì chụp X quang gối có cản quang bơm vào khớp gối để có thể phát hiện những thương tổn phần mềm của khớp nhưng hiện nay không còn sử dụng.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, nó rất có ý nghĩa trong chẩn đoán tổn thương phần mềm của khớp gối. MRI giúp đánh giá sự liên tục của dây chằng và các tổn thương khác kèm theo như rách sụn chêm, thương tổn sụn khớp, dây chằng bên, dây chằng chéo sau. MRI còn cho thấy phù tủy xương trong 80% các trường hợp. Đối với chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước khớp gối, cộng hưởng từ có độ nhạy từ 98% đến 99%, độ đặc hiệu 96,7%, độ chính xác 97%.

– Dụng cụ đo độ di lệch giữa mâm chày: Dụng cụ này được Daniel và cộng sự nghiên cứu sản xuất năm 1982, đây là dụng cụ cho ta biết chính xác độ dãn và mức độ thương tổn dây chằng chéo trước khớp gối một cách khách quan, cả trước mổ và sau mổ. Khi có chênh lệch giữa bên bệnh và bên lành lớn hơn 5mm thì khẳng định dây chằng chéo đã bị đứt. Những loại máy hiện hành là KT 1000, KT 2000, CA 4000.

+ Các nghiệm pháp chẩn đoán tổn thương sụn chêm kèm theo:

Nghiệm pháp Mc Murray, nghiệm pháp Appley

Nghiệm pháp Thessaly

Một câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm ” Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ gấp hay không ?

Đứt Dây Chằng Chéo Trước: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Đứt dây chằng chéo trước là một trong những tổn thương phổ biến ở khớp gối. Những vận động viên tham gia những môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng chuyền… thường dễ bị tổn thương hơn. Có nhiều phương pháp điều trị đứt dây chằng chéo trước. Có thể là nghỉ ngơi, điều trị phục hồi chức năng, thậm chí phải phẫu thuật. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương và cường độ hoạt động của bạn. Vì vậy, hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị đứt dây chằng chéo trước là rất quan trọng.

1. Dây chằng chéo trước là gì?

Khớp gối được cấu tạo bởi 3 xương: xương chày, xương đùi, xương bánh chè. Các xương kết nối với nhau bới các dây chằng. Có 4 dây chằng chính ở khớp gối. Đó là dây chằng chéo trước và sau, dây chằng bên trong và ngoài. Chúng hoạt động như những sợi dây thừng vững chắc để liên kết các xương với nhau và giữ cho khớp gối ổn định.

Dây chằng chéo trước chạy chéo từ phía ngoài vào trong, từ sau ra trước. Hướng đi của nó giống như hướng khi bạn đặt bàn tay vào túi quần vậy. Nó có vai trò cố định khớp gối theo trục trước sau. Đồng thời, nó giữ chặt xương chày, không cho xương này xoay lệch vào trong so với xương đùi.

Dây chằng chéo trước có thể bị tổn thương theo nhiều cách khác nhau. Có thể là:

Thay đổi hướng đột ngột

Dừng lại đột ngột

Tiếp đất không đúng cách từ một cú nhảy

Tiếp xúc trực tiếp hoặc va chạm với lực mạnh. Ví dụ: dùng chân cản một quả bóng, té đập đầu gối

Thông thường, nam giới thường bị tổn thương nhiều hơn nữ giới.

3. Triệu chứng đứt dây chằng chéo trước là gì?

Bạn có thể nghe tiếng “rắc” trong khớp gối khi đứt dây chằng chéo trước. Nhưng nó không xảy ra ở hầu hết các trường hợp. Các triệu chứng thường gặp là:

Đau: Bạn có thể cảm thấy đau chói vùng gối. Nếu tổn thương nhỏ, bạn có thể không thấy đau. Một vài trường hợp gặp khó khăn đi đứng trên chân bị thương.

Sưng: Thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu. Bạn có thể giảm sưng bằng cách chườm đá, nâng cao chân.

Khó khăn trong đi lại: Nếu chân của bạn không thể chịu được áp lực, thì việc đi lại sẽ gặp khó khăn. Bạn cảm thấy đau hay khó chịu khi đi nhanh, leo cầu thang, chạy nhảy. Một vài trường hợp thấy khớp gối trở nên lỏng lẻo hơn.

Giảm tầm hoạt động khớp gối: Nếu bị đứt dây chằng chéo trước, có thể bạn không gấp hay duỗi khớp gối như bình thường được.

4. Đứt dây chằng chéo trước có tự lành được không? 5. Đứt dây chằng chéo trước có đi được không?

Trong nhiều trường hợp, bạn vẫn đi lại được. Khi đi, bạn có thể cảm thấy đau hoặc dáng đi bất thường, khó khăn trong leo cầu thang, chạy nhảy. Vì vậy, đứt dây chằng chéo trước có thể bị bỏ sót.

6. Điều trị đứt dây chằng chéo trước

Điều trị dây chằng chéo trước bao gồm phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp nào cần xem xét nhiều yếu tố như: mức độ tổn thương, nhu cầu hoạt động. Ví dụ, vận động viên chơi những môn thể thao cần sự nhanh nhẹn có thể cần phẫu thuật để chơi thể thao một cách an toàn. Ngược lại, những người ít hoạt động, như người già, có thể không cần phẫu thuật.

6.1 Không phẫu thuật

Như đã nói, khi dây chằng chéo bị đứt hay rách thì không tự lành nếu không phẫu thuật. Nhưng điều trị không phẫu thuật có thể hiệu quả cho những bệnh nhân già hoặc mức độ hoạt động rất thấp. Nếu sự ổn định tổng thể của khớp gối nguyên vẹn, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn không phẫu thuật.

Nẹp giúp giữ vững khớp gối của bạn. Để giữ vững hơn nữa, bạn có thể cần đến nạn. Việc dùng nạn giúp bạn không đặt áp lực lên chân bị thương.

Khi tình trạng sưng giảm bớt, một chương trình phục hồi chức năng an toàn được khởi động. Các bài tập được thiết kế giúp làm mạnh cơ, lấy lại được tầm hoạt động bình thường của khớp gối.

6.2 Điều trị phẫu thuật (tái tạo dây chằng chéo trước)

Hầu hết, đứt dây chằng chéo trước không thể khâu lại được. Vì vậy, dây chằng cần được tái tạo. Nghĩa là, bác sĩ sẽ thay thế dây chằng của bạn bằng một mảnh ghép khác. Mảnh ghép này hoạt động như một nền tảng cho một dây chằng mới phát triển.

Mảnh ghép thường được lấy từ những vị trí khác trong cơ thể. Ví dụ: gân gót, gân cơ tứ đầu đùi, gân cơ thon….

Hiện nay, phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước được thực hiện bằng nội soi. Phương pháp nội soi ít xâm lấn và thời gian hồi phục nhanh hơn. Sau phẫu thuật, bạn cũng cần đến phục hồi chức năng – vật lí trị liệu để trở lại hoạt động như bình thường.

7. Quá trình điều trị bao lâu thì lành?

Nếu điều trị không phẫu thuật, bạn có thể quay trở lại sinh hoạt và chơi thể thao sau 3 tháng. Nếu phẫu thuật, thời gian kéo dài hơn, từ 6 – 9 tháng. Con số này chỉ mang tính chất tham khảo. Nó còn phụ thuộc vào cơ địa, việc tuân thủ điều trị của bạn.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Nhận Biết Dấu Hiệu Đứt Dây Chằng Chéo Trước

Chấn thương đứt dây chằng chéo trước là gì?

Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng chéo trước

Vì sao nhiều người thường bỏ sót chấn thương đứt dây chằng chéo trước?

Khi có triệu chứng đứt dây chằng chéo trước, bạn cần làm gì?

Té ngã sau một lần va chạm mạnh, cơn đau xuất hiện vài ngày rồi hết, nhưng về lâu dài lại gặp khó khăn khi đi nhanh, chạy nhanh, thậm chí phần đùi bị teo cơ. Đó là những dấu hiệu đứt dây chằng chéo trước nhưng có rất ít người biết.

Chấn thương đứt dây chằng chéo trước là gì?

Cấu trúc khớp gối có 4 dây chằng: dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng chéo sau (PCL), dây chằng bên ngoài (LCL) và dây chằng bên trong (MCL).

Dây chằng chéo trước (ACL) nằm ở trung tâm của gối, giữa khoang lồi cầu của xương đùi, làm nhiệm vụ kết nối xương đùi với xương chày, giữ xương chày không bị trượt ra trước và xoay trong, đảm bảo khớp gối hoạt động vững chắc.

Đứt dây chằng chéo trước là tổn thương phổ biến nhất, thường xảy ra khi va chạm mạnh, té ngã chống chân xoay người chuyển hướng đột ngột, khi chơi thể thao (bóng đá, bóng rổ, võ thuật…) hoặc bị ngã từ trên cao. Dây chằng chéo trước bị đứt khiến mâm chày di lệch ra trước so với xương đùi, hậu quả là khớp gối lỏng lẻo và ảnh hưởng xấu đến sụn chêm và sụn mặt khớp, tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Sau khi chấn thương:

– Người bệnh nghe thấy tiếng “rắc” phát ra từ đầu gối.

– Gối đau và sưng phù nề do dây chằng vừa đứt, dẫn đến chảy máu và tổn thương cấu trúc bên trong của khớp (bao khớp và các dây chằng bên). Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi vận động mạnh hoặc vẫn tiếp tục di chuyển. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ giảm và mất dần sau 2 – 3 tuần.

Một thời gian sau, bệnh nhân có những dấu hiệu:

– Có cảm giác kẹt khớp: Người bị đứt dây chằng chéo trước có cảm giác khớp như bị trật và kẹt ở một tư thế nào đó, phải cử động hoặc duỗi gối thì khớp mới trở về trạng thái bình thường được.

– Khớp gối mất vững: Người bệnh khi di chuyển nhanh hoặc chạy rất dễ té ngã do không trụ được chân, tình trạng này mọi người thường gọi là bị “sụm” gối. Ngoài ra, khi lên cầu thang có cảm giác không vững, không kiểm soát được khớp gối, đồng thời khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang, từ đó giảm hẳn khả năng vận động.

– Teo cơ: Kích thước đùi bị chấn thương nhỏ dần, do teo cơ tứ đầu (cơ đùi trước), vì vậy hoạt động của chân này cũng yếu dần. Đối với đối tượng nữ, nhân viên văn phòng hoặc người ít vận động thì tình trạng teo cơ càng dễ xảy ra và tiến triển nhanh hơn.

Vì sao nhiều người thường bỏ sót chấn thương đứt dây chằng chéo trước?

Khi dây chằng bị tổn thương, cơn đau thường sẽ hết vài ngày sau đó. Vì vậy, nhiều người nhầm tưởng rằng đây chỉ là tổn thương nhẹ như bong gân nên không cần đến bác sĩ thăm khám cụ thể. Hoặc có trường hợp bệnh nhân chỉ chụp X-quang thông thường, không phát hiện gãy xương nên càng chủ quan và chỉ uống thuốc giảm đau. Do vậy, các tổn thương dây chằng, nhất là đứt dây chằng chéo trước thường bị bỏ sót. Đặc biệt với phụ nữ nhu cầu vận động không cao (ít chơi thể thao, ít vận động mạnh) nên rất khó phát hiện..

Khi bị chấn thương tại vùng khớp gối, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa xương khớp uy tín. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và có thể chỉ định chụp phim cộng hưởng từ (MRI) để xác định bạn có bị đứt dây chằng hay không.

Lưu ý trong các chẩn đoán hình ảnh, chụp X-quang hay chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) không thể đánh giá chính xác hết các tổn thương cấu trúc khớp gối, cụ thể đối với các phần bị che bởi xương sẽ không quan sát được. Tuy nhiên, chụp MRI có thể mô tả rõ nét các phần bị che bởi xương, phát hiện và đánh giá chính xác tổn thương ở xương, dây chằng, sụn chêm và sụn khớp.

Dựa vào các yếu tố: tuổi tác, nhu cầu vận động, mức độ tổn thương dây chằng, các tổn thương phối hợp…bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Không phải lúc nào có triệu chứng đứt dây chằng chéo trước, bác sĩ cũng chỉ định phẫu thuật.

Đối với bệnh nhân lớn tuổi hoặc gặp tổn thương đứt dây chằng không hoàn toàn, mức độ lỏng gối ít, mắc một số bệnh nội khoa hoặc có vấn đề về rối loạn đông máu…thì không nhất thiết phải phẫu thuật, vẫn có thể điều trị hiệu quả theo hướng bảo tồn.

Nhiều bệnh nhân trong nước đánh giá cao trị liệu sóng xung kích Shockwave và chiếu tia laser mô tế bào sâu cấp IV tại phòng khám ACC. Đây là những phương pháp hiện đại được áp dụng trong điều trị các chấn thương, có tác dụng hồi phục các tổn thương cấu trúc khớp gối, tăng quá trình tuần hoàn, hạn chế biến chứng thoái hóa khớp. Ngoài ra nếu có dấu hiệu teo cơ đùi, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu phù hợp nhằm phục hồi cơ nhanh chóng.

Chấn Thương Dây Chằng Đầu Gối: Dấu Hiệu Và Phương Pháp Điều Trị

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Cấu tạo dây chằng đầu gối

Các xương cấu tạo đầu gối sẽ được kết nối với nhau nhờ hệ thống dây chằng chính gồm:

Dây chằng chéo trước (ACL): nằm ở trung tâm của đầu gối, có chức năng điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương chày (xương cẳng chân).

Dây chằng chéo sau (PCL): nằm ở phía sau đầu gối, điều khiển chuyển động ra sau của xương chày.

Dây chằng giữa gối (MCL): kéo dài từ mặt trong của đầu trên xương chày lên mặt trong của đầu dưới xương đùi, giúp giữ ổn định cho đầu gối bên trong.

Dây chằng bên ngoài (LCL): là dây chằng nằm bên ngoài đầu gối tạo thành một góc hẹp ở phía sau, giữ ổn định mặt ngoài đầu gối.

Chấn thương có 3 mức độ phân loại:

Độ 1: Dây chằng bị tổn thương mức độ nhẹ (còn gọi là bong gân đầu gối), khớp gối vẫn được giữ ổn định.

Độ 2: Dây chằng đứt một phần (tổn thương mức độ trung bình), khớp gối bắt đầu có dấu hiệu lỏng lẻo.

Độ 3: Dây chằng đứt hoàn toàn (tổn thương mức độ nặng), khớp gối không còn ổn định mà trở nên lỏng lẻo.

Trên thực tế, hiện tượng dây chằng đứt một phần rất hiếm gặp, chủ yếu là đứt hoàn toàn hoặc đứt gần như hoàn toàn. Các loại chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp là:

Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL)

Chấn thương này xảy ra do trẹo đầu gối khi người bệnh thay đổi hướng quá nhanh, dừng lại đột ngột, tiếp đất không tốt sau một bước nhảy hoặc va chạm với lực mạnh (trong tai nạn xe máy, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày). Chấn thương dây chằng chéo trước phổ biến hơn trong các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền…

Khi dây chằng chéo trước bị tổn thương, bạn sẽ nghe thấy tiếng “rắc” phát ra từ vùng đầu gối, đồng thời cảm thấy vùng này trở nên lỏng lẻo. Một số triệu chứng khác của chấn thương dây chằng chéo trước là:

Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP)

Dây chằng chéo sau lớn và mạnh hơn dây chằng chéo trước nên ít bị tổn thương hơn. Nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương dây chằng chéo sau là do một lực tác động mạnh khiến cơ thể ngã khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên đầu gối, dẫn tới tổn thương dây chằng chéo sau.

Chấn thương dây chằng chéo sau có thể xảy ra cấp hoặc mãn tính. Cấp tính là khi tai nạn đến một cách đột ngột, bất ngờ; còn mãn tính là hiện tượng chấn thương xảy ra từ lâu nhưng người bệnh cố chịu đựng, âm ỉ trong suốt thời gian dài.

Các dấu hiệu cho thấy bạn bị chấn thương dây chằng chéo sau gồm:

Chấn thương dây chằng giữa gối (MCL)

Loại chấn thương này hay gặp ở các vận động viên, đặc biệt là những người chơi các môn thể thao cường độ cao, dễ va chạm như bóng đá, bóng chuyền… Rách dây chằng giữa gối thường xảy ra do tác động trực tiếp lên mặt ngoài khớp gối. Lực này khiến mặt ngoài khớp gối cong lại, mặt trong phải mở ra quá mức khiến dây chằng giữa gối bị rách và tổn thương.

Những biểu hiện cho thấy bệnh nhân bị chấn thương dây chằng giữa gối gồm:

Chấn thương dây chằng gối bên ngoài (LCL)

Dây chằng bên ngoài giúp ổn định mặt ngoài của đầu gối. Do đó, chấn thương dây chằng bên ngoài thường xảy ra khi đầu gối bị ép “từ trong ra ngoài” do một lực mạnh tác động vào đầu gối như: va chạm thể thao hoặc tai nạn xe cơ giới. Tổn thương của dây chằng ngoài ít phổ biến hơn so với tổn thương dây chằng giữa, nhưng nghiêm trọng hơn và việc điều trị cũng phức tạp hơn.

Chấn thương dây chằng bên ngoài sẽ gây ra các triệu chứng căng cơ, sưng và đau nhiều. Khớp gối cũng mất đi sự ổn định, khiến người bệnh đi không vững, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Điều trị các chấn thương dây chằng đầu gối thế nào?

Chấn thương dây chằng mức độ nhẹ có thể tự lành nếu được chăm sóc đúng cách. Để khớp gối chóng lành, bạn cần:

Cho đầu gối nghỉ ngơi: Hạn chế di chuyển, cử động mạnh vùng gối, tránh các tác động lên gối để giảm thiểu cơn đau. Nếu được, bạn nên sử dụng nạng cho tới khi không còn đau nhiều nữa.

Trong vòng 24h sau chấn thương, cần chườm lạnh đầu gối từ 20-30 phút sau mỗi 3-4 giờ để giảm sưng và đau. Tiếp tục thực hiện chườm lạnh trong 2-3 ngày sau đó hoặc đến khi hết sưng.

Khi nào cần phẫu thuật chấn thương dây chằng đầu gối?

Sau khi thăm khám, đánh giá mức độ chấn thương, Bác sĩ sẽ quyết định bạn có cần phẫu thuật hay không. Nếu dây chằng bị đứt một phần có thể không cần phẫu thuật. Trong trường hợp dây chằng đứt hoàn toàn hoặc giãn quá giới hạn, phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối là lựa chọn tốt nhất.

Phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng đang được áp dụng tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học Thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có độ an toàn cao, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, ít đau, sẹo mổ nhỏ… Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, đi lại và sinh hoạt bình thường như chưa hề trải qua chấn thương nhờ phối hợp phẫu thuật điều trị và tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Hiện tại, Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học Thể thao Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thực hiện các phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng đầu gối sau:

Cách phòng tránh chấn thương dây chằng đầu gối

Chấn thương dây chằng đầu gối khó có thể ngăn ngừa một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu bạn là người có nguy cơ cao gặp phải các chấn thương này (như vận động viên thể thao chuyên nghiệp và không chuyên), hãy ghi nhớ những cách sau để giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương:

Luôn khởi động kỹ trước khi chơi thể thao;

Thực hành kỹ thuật tiếp đất đúng sau khi bật nhảy;

Tăng cường độ tập luyện lên từ từ để khớp gối quen dần, tránh tập cường độ cao đột ngột;

Không tập luyện cường độ cao liên tục trong thời gian dài. Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khớp gối cũng cần được nghỉ ngơi để duy trì độ linh hoạt, dẻo dai;

Các bài tập với tạ như squat, deadlift rất cần thiết để tăng sức mạnh cho cả cơ và dây chằng. Cơ bắp khỏe sẽ giảm tải bớt áp lực cho dây chằng;

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa chấn thương dây chằng đầu gối , đặc biệt đối với các vận động viên. Chế độ ăn cần tăng cường thực phẩm giàu protein (các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…), canxi (hải sản có vỏ, sữa, đậu phụ…) và vitamin D (cá hồi, cá ngừ, nấm, trứng…) để duy trì cơ, xương, khớp và dây chằng khỏe mạnh.

Quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, đứng đầu là chúng tôi Trần Trung Dũng – chuyên gia phẫu thuật thay khớp và ghép xương – chấn thương chỉnh hình hàng đầu tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học Thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội đã và đang giúp hồi phục vận động cho hàng trăm trường hợp chấn thương dây chằng đầu gối khi chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, đặc biệt lần đầu tiên thay khớp và ghép xương cho bệnh nhân ung thư, các tổn thương do bệnh lý thoái hóa khớp…

Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học Thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được đầu tư trang thiết bị hiện đại và cao cấp phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Trong số đó phải kể đến công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới ARTIS pheno của thương hiệu Siemens, nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức.

Bên cạnh đó, sau phẫu thuật, bệnh nhân còn được hướng dẫn tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao giúp tăng hiệu quả điều trị và nhanh chóng hồi phục.

Để đăng ký khám và điều trị tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, chúng tôi Biên, TP.Hà Nội

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Thiên Lam

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổn Thương Dây Chằng Chéo Trước Khớp Gối: Chẩn Đoán Và Điều Trị trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!